Hôm nay,  

Cuộc Tình Tôi

14/06/201300:00:00(Xem: 10207)
I._Tôi viết về cuộc tình của tôi, để làm kỷ niệm và cũng là để cho những người bạn thân thương của tôi đọc, cũng từ đó tạo cho các Bạn được những niềm vui trong cuộc sống, và cho riêng mình.

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,
Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên. “

Cái năm 1968, cái năm mà định mệnh đã gắn chặt đời tôi với “bu” nó. Thật hạnh phúc cho tôi, năm 1968 tôi lại thi đậu TÚ-TÀI I và cũng sắp có người đẹp nâng khăn sửa túi. Tôi nhớ như in hôm đó là ngày lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời năm 1968 (15/08/ hằng năm) Bố tôi và Bà Mối (nay là Bà Mợ Vợ tôi) dẫn tôi sang thăm gia đình nhà Ông Giáo Tôn. Trước khi đến nhà Ông Giáo Tôn, Bà Mối dẫn tôi đi một vòng càc nhà người đẹp. Người đầu tiên bà dẫn đến là nhà cô Lan, sau đó đến nhà cô Nương (bây giờ là em họ bên Vợ tôi), kế đến là nhà cô Khoa, nhà cô Oanh, nhà cô Mỹ (đến nay những người này đều có bà con với Vợ tôi thế mới khổ chứ. Người là em tôi , người là chị tôi mới oan gia nghiệp chướng chứ lị). Sau đó Bà mối dẫn về điểm cuối cùng, chính là nhà Ông nhạc gia tôi bây giờ (ông Giáo Tôn).

Tôi bước vào nhà với một tâm trạng lo lắng, sợ hãi không biết chào thế nào và cũng chẳng biết ai là Ông Giáo, vì lúc đó nhà đông người quá. Sau này mới biết hôm đó mọi người dự tiệc mừng Lể Đức Mẹ LHvXLT tại nhà Ông Nhạc gia tôi. Tôi chẳng biết chào thế nào, cứ gật đầu chào tá lả, đưa tay bắt tùm lum với mọi người. Rút trong túi bao thuốc lá Capstan mời mỗi người một điều để cho mọi người biết rằng mình dân học ở Tinh chứ đâu phải dân phố Huyện. Đến cuối cùng thưởng cho mình một điếu thì ôi ! thôi rồi, chỉ còn cái bao không! Buồn quá, tôi đến góc giường ngối xuống đó. Lập tức một người chạy đến bên cạnh, kéo tay tôi đứng dậy và giới thiệu với mọi người : Đây là Anh TÂN con Cụ Trùm Được ở kinh 2 sang thăm gia đình tôi. Lúc này tôi đoán ra, đó chính là Ông Giáo Tôn chủ nhà. Tôi cũng đứng dậy và đáp lại Ông lí nhí vài tiếng rồi theo Ông ra ghế ngồi. Có lẽ mọi người chắc đã hiểu chuyện, nên ra về hết trơn, chỉ còn lại có Cha con tôi và Bà Mối.

Câu chuyện bắt đâu từ đây: Bà Mối gọi thật to.

- Hoa ơi ! cho Bà xin bình trà nóng nhé.

- Dạ. tiếng dạ thật to, không phải là của Hoa mà là của Bà Giáo. Thấy vậy Bà Mối nắm lấy tay tôi kéo tôi xềnh xệch xuống bếp, đành phải chạy theo thôi. Xuống đến bếp, thấy ngay cô Hoa đang đun nước, ngẩng đầu lên và chào Bà Mối.

- Con chào Bà MỢ mới qua ạ !
- Ừ ! Mày rót nước vào bình và đưa A Tân mang lên nhé.
- Vâng. Tiếng trả lời của nàng hơi nhỏ. Tôi mau miệng trả lời thay cho nàng.
- Dạ. Bà cứ lên nhà đi, chút xíu cháu mang lên cho.

Còn lại mình tôi với nàng. À quên ! còn cái ấm đang bị thiêu sống trên dàn hỏa nữa chứ. Nàng không dám nói gì cà, vì là dân ruộng chân chất mà. Các nàng được các Cụ dạy là : “Cha Mẹ đặt đâu con ngồi đó” chứ đâu như dân phố chợ, yêu đương cho đã rồi mới theo chàng về dinh, từ đó phát sinh nhiều chuyện. Tôi xin lấy đầu ra bảo đảm là lấy vợ quê là number 1 các bạn ạ ! Tôi chuẩn bị mở lời với nàng thì nghe tiếng Bà Mối gọi :

- Hoa ơi ! Sao có ấm nước mà lâu vậy. Dạ. Con mang lên liền. Tôi đưa cho nàng cái ấm tích, nàng rót nước vào. Lúc này tôi mới nhìn rõ khuôn mặt nàng. Trời ơi!! sao mà đẹp thế. Tôi không ngờ đóa hoa đồng nội lại đẹp đến như vậy. Bàng hoàng quá. Tôi ngồi chết trân dưới bếp, chờ nàng xuống để tâm sự. Khi nàng xuống lại dưới bếp, nhìn tôi và bảo:

- Lên nhà uống nước đi. Tôi bảo rằng:

- Cô ngồi xuống đây mình tâm sự với nhau nhé. Nàng nói tiếp:

- Lên đi không có Bà Mợ la bây giờ.

Nàng vừa nói xong thì tiếng Bà Mối lại vang lên:

- Anh TÂN lên nhà dùng nước đi. Tôi trả lời:

- Vâng ạ. Cháu lên ngay.

Tôi đứng dậy thẫn thờ, như lạc vào động tiên, như Từ Thức đi tìm ngọn Trúc Đào nơi tiên động. Tôi bỏ nàng ở lại dưới bếp, tấm tức đi lên và nguyền rủa bà Mối trong bụng : “ Người ta chưa nói được gì , cứ réo gọi, chán chết đi được “.

Lên nhà trên, chẳng hiểu các Cụ bàn bạc với nhau cái gì, sao tôi thấy mọi người vui vẻ quá, mặt ai cũng hớn hở, như vừa bắt được vàng. Tôi đoán có lẽ 2 Cụ Ông là thích nhất, vì 02 Ông đều được nhận, chứ có mất đi đâu ? bên được rể, bên được dâu, huề cả làng phải không các bạn. Bà Mối thì chắc ăn là được cái đầu heo rồi đó. Nhân đây mình kể cho các bạn câu chuyện về đầu heo nhé: Chuyện có thật 100% thằng bạn mình người Hoa, có cô em gái lấy chồng, hôm sau lại mặt, 2 vợ chồng đội một mâm có con heo quay nằm chảnh chọe trên mâm xôi trông hoành tráng lắm “nói theo kiểu 75 ấy mà”, bao giấy bóng đỏ đẹp tuyệt vời. Thằng rể đặt xuống bàn. Nó mở tấm giấy bóng kiếng màu đỏ ra nhưng nét mặt rầu rầu. Thằng bạn tôi nhìn thấy con heo sao lại có một tai. Sau bữa lại mặt đó, thằng bạn nó hỏi ông già, ông già nói : Theo tục lệ người Hoa mình, đó là một sự sỉ nhuc gia đình nhà mình , không biết dạy con để chưa về nhà chồng đã “mất trinh” rồi. Đấy các bạn thấy chưa ? Cứ đồng nội mà chân chất là tuyệt nhất. Nói vui thôi chứ đâu có phải phố chợ là hư hết đâu.

Xin lỗi các bạn nhé. Đến đâu rồi nhỉ ?

À! Tới đoạn nhận và mất hỉ ? Tôi ngồi một mình chẳng biết nói chuyện với ai, Mà đi coi mắt vợ thì đã coi được rồi. Còn tâm sự thì chưa. Mình có tính mau mắn. Làm gì thì phải xong ngay mới chịu, dang dở bực mình lắm. Đang suy nghĩ mông lung thì Ông già mình xin phép đi về. Mình thấy Ông già mình nói với Ông Giáo:

- Cứ như vậy nhé Ông Giáo. Có gì tôi báo lại Ông sau. Nghe thấy Ông giáo trả lời:

- Dạ không dám. Ông ,Bà và Anh cứ về mọi sự bên này tôi lo liệu, chỉ sợ anh nó bên đó thôi.

Tôi cũng chào Ông Bà Giáo ra về khi bước ra khỏi cửa chính, tôi nhớ là quên chưa chào nàng. Tôi chạy xuống bếp để chào thì thấy nàng đứng nép bên cánh cửa bếp nhìn ra. Tôi nói được vài lời là: Thứ bảy tuần sau, tan học anh về thẳng kinh 3 thăm gia đình nhé. Tôi bước xuống đò, chúng tôi từ già nhau, thật đơn sơ nhưng tạm cho đó là niềm hạnh phúc ban đầu của chúng tôi.

Thời gian một tuần trôi đi rất nhanh và thứ bẩy lại đến. Sau bữa cơm trưa tại nhà trọ, tôi chuẩn bị ra bến xe Hà-Tiên để đón xe về Tân-Hiệp. Tuy gọi là bến xe HT nhưng bán cả vé xe về TH. Ngồi trên xe mà lòng nao nao khôn tả. Lần trước đi với Bố mình tuy có bỡ ngỡ, thẹn thùng, nhưng đỡ sợ, lần này về một mình không biết ứng xử thế nào cho phải phép đây ? Lòng dặn lòng phải can đảm lên, ai ăn thịt đâu mà sợ. cứ suy nghĩ lung tung, vậy mà đến đầu kinh 3 lúc nào không hay. Xe ngừng hẳn, tôi vội bước xuống xe và đi xuống bến đò đầu kinh. Từ đầu kinh 3 vào nhà Ông Bà Giáo còn tới 04 cây số nữa lận. Qua đò xong, tôi chẳng biết lúc đó là mấy giờ, miệng thì khát nước quá, chẳng biết vào đâu mà xin, vì lần đầu tiên vào kinh 3, mà khúc sáu trăm thước thì lại không có người ở. Thôi thì đành chịu khát vậy. Tôi cắm cúi bước đi, lòng suy nghĩ miên man, mình dở thật : Sao không mua cái gì về làm quà cho Ông Bà Giáo nhỉ, thôi thì lần sau vậy. Đi một lúc thì đến nhà thờ xứ Kinh 3. Tôi gặp một cụ già hỏi thăm.

- Cụ ơi gần tới nhà Ông Giáo Tôn chưa ạ ? Cụ chẳng thèm nhìn tôi, Cụ trả lời nhanh gọn:
- Còn chừng 2 cây số nữa.

Tôi cảm ơn Cụ và lại lầm lũi bước đi. Lúc này tôi chỉ mong sao cho mau đến nhà Ông Giáo thôi. Vừa đi vừa đoán giờ, bây giờ chắc khoảng 03 giờ 30 phút thôi, vì Trời còn nắng gắt lắm. Tôi cứ đi và cứ đi rồi cũng về đến cổng nhà Ông Giáo. Kìa ! cái sân đằng trước có mấy cây mảng cầu xiêm mới trồng kia rồi, lại thấy cái mành mành tre buông trước cửa. Tôi bước vào trong sân, tiến đến bậc thềm thì đã thấy Ông Giáo vén mành bước ra chìa bàn tay cho tôi bắt. Tôi chưa kịp lên tiếng thì Ông Giáo đã nói ngay:

- Sao anh về trễ vậy ? ăn cơm chưa ? Tôi nắm chặt tay Ông và đáp:

- Dạ thưa Ông Giáo con ăn trưa ở nhà trọ rồi mới về ạ.

- Mà đi bộ về đây những 4 cây số thì đói rồi còn gì ? Sức con trai mà. Thôi ! vào nhà đi để bảo em nó làm cơm chiều ăn cơm sớm cho khỏi đói.

Tôi theo Ông Giáo vào trong nhà, thì gặp Bà Giáo ở dưới bếp đi lên.

- Con chào Bà Giáo ạ. Bà Giáo trả lời tôi:

- Không dám anh mới về. Tôi dạ một tiếng nho nhỏ. Mắt tôi dáo dác nhìn quanh cố ý tìm xem Cô Hoa ỏ đâu. Hình như Ông Giáo hiểu được ý nghĩ của tôi. Ông Giáo nói:

- Hai chị em nó đi hôi cá ngoài đồng ở cái đìa nhà Bác Q.. gần đây thôi. Nghe xong câu nói cùa Ông Giáo, tôi xin phép chạy ra đồng xem Hoa bắt cá, nhưng Ông Giáo ngăn lại không cho đi. Ông bảo:

- Chắc em nó gần về rồi, ở nhà nằm nghỉ đọc sách cho khỏe, đi bộ về đã mệt.

Ông Giáo lấy gối và đưa cho tôi bốn năm cuốn sách. Nào là Cổ học tinh hoa, Quẳng gánh lo đi mà vui sống, rồi Đắc nhân tâm. Đành phải nghe lời Ông, nằm xuống lật mấy trang trong cổ học tinh hoa, nhưng có đọc được đâu ? đầu óc cứ suy nghĩ về Hoa mà thôi. Không biết mình về cô nàng có mừng hay không ? hay là có người yêu rồi cũng nên. Mình nghĩ quê hay tỉnh thì đâu mà chả có tình yêu. Ở nông thôn dù có người yêu rồi, nhưng Bố Mẹ không cho lấy thì cũng chẳng làm gì được. Điều này làm mình rất hy vọng. Mình thấy 2 Cụ gật gù với nhau hôm tuần trước nom mắt là mình an tâm lắm, nhưng “cẩn tắc vô áy náy”. Đang miên man suy nghĩ, thì có tiếng Bà Giáo hỏi:

-Hai đứa hôi được nhiều cá không ?

Tôi ngồi bật dậy, chạy ra sau bếp xem thế nào thi: Ôi thôi ! người gì mà lấm lem, lấm luốc thé kia, mặt thì bịt kín. Tôi đánh bạo hỏi Hoa:

- Được nhiều cá không ?

Chẳng thấy tiếng trả lời, chỉ thấy nàng xách giỏ cá xuống ao để chao cho sạch bùn. Bà Giáo chạy theo nói với.

- Để Bu rửa cá cho, mau mau đi tắm rửa đi, còn thằng Trọng đâu ?

– Em nó về sau,

Hoa trả lời Bà Giáo. Tôi trở vào nhà với Ông Giáo với niềm vui và hạnh phúc.

Hai Ông con hàn huyên tâm sự, Ông hỏi tôi về chỗ ăn chỗ ở, học hành ra sao ? liệu năm nay có thi đỗ Tú Tài II không ? Ôi chao đủ thứ ! tôi đều trả lời ổn hết, nhưng có một điều tôi sợ nhất là nếu Ông hỏi có thương con gái Ông không thì tôi không biết trả lời sao ? Mà chắc không bao giờ Ông hỏi câu này đâu, tôi đoán như vậy. Tôi và Ông còn đang truyện trò thì nghe tiếng Bà Giáo nói từ nhà bếp vọng lên.

- Hai Ông con nghỉ nói chuyện đi để ăn cơm. Chuyện gì mà lắm vậy,

Bà Giáo trách yêu Ông Giáo. Ông Giáo tủm tỉm cười. Ông Giáo nói:

- Đàn Bà nó vẫn vậy. Thôi ! Ông con mình đi ăn cơm đi.

Bà Giáo bảo

- Hoa ơi ! dọn cơm lên bàn nhà trên ăn cho thoáng mát hơn, dưới bếp chật chội lắm.

Hoa đã dọn bàn ăn xong, cả nhà quây quần bên bàn ăn, duy thiếu có Trọng đi bắt cá chưa về. Bữa cơm tương đối thịnh soạn bằng mấy chú cá Lóc hấp và một con gà trống tơ da vàng suộm.Cả nhà vui vẻ, người nọ gắp thức ăn tiếp cho người kia. Tôi là người được ưu đãi nhất. Ăn hoài mà thức ăn vẫn đầy chén. “Người ta là rể tương lai mà”. Cơm nước xong thì Trời đã chạng vạng, Tôi xin phép Ông Bà Giáo ra về, vì còn phải đi 3 cây số nữa mới về tới nhà, mà đường kinh đòn giông thì cây cối rậm rạp. Tôi chào Ông Bà Giáo xong, Hoa ra tiễn tôi về. Hoa chỉ nói với tôi được một câu duy nhất. Anh chịu khó học, tuần sau Anh về và ở lại sáng thứ hai hãy đi nhé. Ừ ! Tuần sau Anh ở lại, vì tuần này về anh không báo Bố Mẹ anh, sợ Bố Mẹ trông. Anh về nhé, tôi chào xong và vội vàng rảo bước sợ trời tối khó khăn trên đường về.

II.-Ngày ngày tháng tháng lại qua đi,thấm thoát đã gần tết rồi, tôi chuẩn bị bước vào kỳ thi học kỳ 1 của năm học lớp đệ nhất A tức là lớp12A bây giờ. Lòng xốn xang khôn tả, đầu óc cứ quay cuồng, trong đầu tôi toàn là mớ bòng bong, làm sao có thể thi đậu chứ, thêm vào đó Ông Già lại giục cưới vợ. Tôi nản quá chừng, không biết tính thế nào. Nhiều lúc tôi định phó mặc cho Trời, Người muốn định liệu thế nào thì tùy Ngài xử lý. Không- không - không thể như thế được. Đời tôi là của tôi phải do tôi quyết định. Một ý nghĩ thoáng qua đó đã đưa tôi trở về với thực tại, quyết làm lại từ đầu. Tôi lao đầu vào học tập, không ngừng nghỉ. Bạn bè chung nhà trọ với tôi như thằng Loan, thằng Phan, thằng Diệp tụi nó phàn nàn về tôi suốt. Sau những giờ học mệt mỏi, chúng rủ tôi đi ra phố chơi, tôi chẳng thèm đi. Chúng nó bảo tôi:

- Thằng này mai mốt chắc sợ vợ lắm đây ? Chưa cưới mà nó đã vậy, không biết mai này cưới rồi chắc bỏ bạn bè mất.

Tôi mặc kệ bạn bè nói gì thì nói, tôi chỉ lo học mà thôi. Đến cuối tuần lại về thăm gia đình Ông Giáo và Bà Xã tôi bây giờ. Trong thời gian chúng tôi ở nhà trọ, rất nhiều kỷ niệm, vui buồn đều có cả. Có một kỷ niệm mà tôi nhớ nhất đó là gia đình bà bán cháo lòng ở bên cạnh nhà trọ. Thường thì cứ khoảng 02g sáng là tôi đã dậy học bài và chuẩn bị bài buổi sáng trước khi đi học. Lúc đó bên cạnh nhà mẹ con bà bán cháo lòng cũng thức dậy để nấu cháo chuẩn bị bán buổi sáng. Bàn học của tôi ngay sát vách nhà bà, mà bức vách làm bằng vách là, lâu ngày nó cũng hư hỏng, toang hoang ra rồi. Do đó mọi công việc của 02 mẹ con tôi đều thấy hết. Bà mẹ thì đun lại nồi cháo, cô con gái thì thái lòng heo, chặt thịt gà, lòng gà, sắp xếp quang gánh cho bà mẹ gánh đi bán, vì từ nhà đến chợ nhà Lồng RG cũng khoảng hơn cây số nên mẹ con thường dậy sớm như tôi. Nhiều hôm vô tình ngẩng lên, chợt gặp ánh mắt của cô gái, 2 bên đều ngương ngùng rồi cà hai đều quay đi, không dám nhìn nhau nữa. Rồi có một hôm, Bà bán cháo bên cạnh hỏi vọng sang:

- Chú gì ơi ? Dậy học sớm thế có đói không ? tôi múc cho bát cháo lòng ăn cho đỡ đói nhé ?

Tôi trả lời qua tấm vách:

- Dạ. Cảm ơn Bác, cháu không đói,mà học sinh thì nghèo lắm không dám ăn sáng đâu ạ!

Bà nói tiếp:

- Cứ ăn đi, tôi giúp cho, bát cháo có đáng là bao mà Chú sợ. Tôi tiếp lời:

- Dạ. Cháu cảm ơn lòng tốt của bác.

Vừa nói xong, cô con gái đã bưng tô cháu đưa qua tấm vách lá cho tôi và nở nụ cười tươi tắn. ----- Anh cứ ăn đi, Má em tặng anh đó.

Cô gái nói như thế : Đành vậy. Tôi đón lấy tô cháo và cảm ơn cô gái. Tôi ngại chưa dám ăn vội, chờ 2 mẹ con đi rồi mới dám ăn, lúc này tô cháo đã nguội ngắt nguội lơ rồi. Tôi ăn xong bát cháo lúc đó vào khỏang độ hơn 3 giờ sáng, thì thằng Diệp và thằng Phan thức dậy học bài, nó xuống chỗ tôi, nó ngạc nhiên khi thấy cái tô nằm trên bàn học. Nó nói ngay:

-Thằng này ăn mảnh hả ? Tôi bào chữa:

- Đâu có. Bà bán cháo vừa tặng tớ tô cháo, tớ ngại quá, nhưng cô con gái cứ đưa sang. Chắc tớ đăng ký ăn trả tiền tháng quá.

Thằng Phan bĩu môi, nó nói:

- Tao biết mày <cảm> con gái bà ấy rồi.
- Không phải vậy. Tôi trả lời nó.
- Tao chuẩn bị lấy vợ rồi , đâu dám đèo bồng nữa. Thằng Diệp nói luôn một lèo:
- Mày không đèo bồng sao con nhỏ Thơm lại tặng cho mày tới 02 cái nhẫn, mày đeo trên tay đó thôi.
Tôi đành chắp hai tay lạy nó.
- Mày tha tao đi. Tự nó đòi yêu tao chứ tao đâu có dê dẩm nó đâu ? Mày nghĩ xem mỡ mang đến miệng Mèo mà Mèo không ăn mới lạ. Lúc đó tụi mày bảo tao ngu ?

Các bạn biết không cô Thơm này là người ở đối diện nhà trọ mà gia đình chị tôi thuê đó. Hồi ở đó, đêm đêm tôi học bài, thường mở cửa sổ cho thoáng, thì cô bé ấy cứ ở bên nhà nhìn sang, cái kiểu nhìn sang nó kỳ kỳ làm sao ấy. Tôi thấy là lạ. Một hôm , tôi ra chợ mua cái ná bằng nhựa, viết vào đó mấy chữ và bắn sang, sui quá,không lọt vào cửa sổ nhà cô ta, mà trúng ngay thành cửa sổ, kêu đánh<tạch> một cái. Tiêu rồi, tôi sợ quá, ngày mai mẹ cô ta nhặt được thì nguy ! Nhưng không, nghe tiếng động, cô bé bước ra ngoài kiểm tra, cô nàng thấy mảnh giấy và nhặt lên. Tôi thở..phào..nhẹ nhõm. Suy nghĩ mông lung, không biết có hồi âm không hay ngày mai qua méc Chị mình thì nguy. Sau giây phút nghịch ngợm đó, tôi lại tiếp tục học bài.Thình lình một bóng người thoáng qua cửa sổ nhà trọ, một mảnh giấy bay vào bàn học, nằm ngay trên cuốn bài tập toán Vật-Lý của tôi. Mở ra vừa mừng vừa lo, có lẽ ăn chửi đây. Nhưng không : Trong mảnh giấy có mấy chữ như thế này : (Anh chịu khó học thế, năm nay chắc thi đậu. Cho Em làm quen với Anh nhé.) Tôi sững sờ khi đọc hàng chữ đó. Cô bé này dạn ghê ta ? Tôi chẳng thèm để ý, tiếp tục học và quên đi chuyện vừa xảy ra. Thế rồi có một đêm nàng đến bên cửa sổ và hỏi tôi rằng :

- Anh đã nhận thơ em gởi sao không trả lời ?

- À quên mất, tôi trả lời như vậy.

Tôi lại tiếp tục làm nốt bài toán còn dang dở. Tôi cũng chẳng để ý cô nàng còn đứng ngoài cửa hay đi về rồi cũng không chừng ? Tôi chợt nhận ra rằng : nếu mình làm quen với cô ta tức là mình đã làm sai lời Cha Mẹ, có lỗi với Vợ chưa cưới của mình. Tôi cố gắng tự chế lòng mình, không muốn làm quen với cô nàng, nhưng khổ nỗi nhà cô nàng đối diện nhà trọ, nên ra vào thường trông thấy nhau, hình ảnh cô nàng cứ đập vào mắt mình. Đôi lúc giải bài toán Vật-Lý không được, mình lại suy nghĩ lung tung, rồi hình ảnh cô nàng lại hiện về. Ừ. Quen thì đã sao nhỉ? Là bạn thôi không được sao ? Tôi cố quên đi hình bóng cô ta, quyêt -định cuối tuần về thăm vợ tương lai của mình.

Cuối tuần tôi xin nghỉ tiết công dân về sớm cho kịp đò học sinh về. Về tới đầu kinh 03, tôi đã thấy Ông Giáo Tôn đứng trước cửa lớp học nhìn ra đường lộ, dường như Ông đang chờ một ai đó thì phải. Tôi vội bước nhanh xuống xe và rảo bước tới cổng trường Tiểu -học Thạnh-Đông để vào chào Ông Giáo thì Ô Giáo đã chạy ra và nắm lấy tay tôi, với một cử chỉ yêu thương như con ruột của mình. Tôi thấy niềm hạnh phúc dâng lên trong lòng. Sau đó Ông dẫn tôi ra quán ngay đầu kinh 3, đối diện trường học. Ông vào quán bắt tay một ông Cụ già mà Ông gọi là Ô Hai Hí, bắt tay đoạn Ông kêu 02 chai La-ve 33. Hồi đó có 2 loại la-ve : 1 là loại lave con cọp, chai lớn dung lượng cỡ 03 xị ( 250ml một xị ) 2 là loại lave 33 chai nhỏ giống như Heneiken hoặc Tiger chai bây giờ. Hai Ông con ngồi lai rai nói chuyện, sau đó Ông bảo tôi lấy xe đạp của Ông mà về. Tôi thưa lại :

- Thôi để con đi bộ về cũng được. Ông Giáo bảo :

- Tôi đi bộ về còn vào thăm mấy Cụ bạn đau ốm nữa mà, anh cứ lấy xe mà về.

Ông nói xong rồi dặn tôi uống nốt chai bia của Ông, Ông đứng lên bước vội về trường, tôi không kịp phản ứng để trả lời và hỏi Ông rằng xe đạp Ông để ở đâu. Còn lại một mình, buồn quá, cố uống nốt chai bia Ông đang uống dở. Từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ uống bia thế mà hôm nay bị uống gần 2 chai 33, tôi thấy hơi choáng. Tôi ngả lưng vào thành trường-kỷ nhà Ông Hai chủ quán cho đỡ mệt. Khoảng 15 phút thấy nhẹ cái đầu, xin phép Ông Hai tôi ra về, vừa ra đến cửa thì Ông Hai gọi lại bảo : Ông Giáo dặn anh lấy xe Ông Giáo mà về, xe Ổng gởi nhà tôi nè. Tôi cảm ơn và qua bên hông nhà lấy xe về.

Tôi qua đò đầu kinh 03. Vừa bước lên khỏi bến đò, thấy vài ba tay ngó tôi chằm chằm. Một tay ngồi gác chân lên ghi-đông xe hỏi tôi :

- Ông về nhà Ông Giáo Tôn hả ?

Tôi ừ một tiếng và nhày lên xe chạy liền, không thèm ngó lại làm gì ! Đạp một mạch về đến cổng nhà Ông Giáo. Hoa chạy ra hỏi :

- Lấy xe rồi Thầy đi về bằng gì ? Tôi ngượng ngùng nói :

- Anh không dám lấy, nhưng Thầy Giáo bắt cứ lấy xe về. Anh không dám cãi, đành phải lấy xe về thôi. Em không bằng lòng à ?.

Tôi hỏi cho đỡ ngượng. Hoa đón lấy xe, dắt vào nhà, tôi lững thững theo sau. Vào đến cửa thấy Chị Mỹ đang ngồi chỗ bàn máy may, hình như Chị đang may quần áo thì phải. Tôi vén mành cửa bằng trúc và chào Bà Giáo. Bà hỏi;

- Anh mới về à ?
- Vâng. Con mới về. Đạp xe có mệt không ?
- Dạ thưa không. Có 4 cây số ấy mà. Tôi trả lời Bà Giáo. Bà Giáo tiếp lời :
- Ra sau múc nước bể rửa mặt cho mát, nghỉ ngơi một chút rồi ăn cơm.
- Vâng ạ.

Tôi bước nhanh ra sau, đã thấy Hoa múc thau nước, kèm theo cái khăn mặt, đưa cho tôi và nói. ---Anh rửa mặt cho khỏe, Em vào chiên thêm mấy cái trứng gà cho Anh ăn cơm. Bu đoán hôm nay thế nào Anh cũng về, nên Bu mua thịt heo và xương heo rồi. Hoa đi vào bếp nói với ra :

-Chưa làm rể mà Bu đã lo cho Anh rồi . Anh thích nhỉ ? Có nhiều hôm đòi mua thịt mà Bu không mua, Bu dặn là không được ăn hoang. Anh giờ được Bu thương hơn Em rồi đó.

Tôi vừa lau mặt vừa nói. Em là quả bom nổ chậm, nên Bu muốn tống đi sớm chừng nào hay chừng nấy. Em biết không ? Tôi quay vào nhìn Hoa, thấy cái nguýt mà con mắt có đuôi. Tôi không dám nói gì nữa, sợ Hoa giận. Các bạn biết không ? Lúc ăn cơm, tôi không dám nhìn thẳng vào đôi mắt Hoa, vì tôi sợ. Tôi có lỗi khi quen với cô hàng xóm, cô con gái bà bán cháo lòng bên cạnh nhà trọ của chúng tôi. Tôi vừa ăn vừa nghĩ : Mình có tật hay vui, đùa, nên dể bị câu như cá cắn câu vì mồi ngon đó mà. Bụng bảo dạ, nàng có biết đâu mà sợ. Thế rồi tôi quên béng chuyện đó đi, ăn uống vui vẻ như thường. Sau bữa cơm, hai đứa ngồi tâm sự, đủ mọi thứ chuyện trên đời. Phải thật lòng mà nói ; Gái quê thật thà chân chất vô cùng. Chính vì thế mà gái quê dễ bị lừa gạt. Trên báo chí nhan nhản chuyện gái quê bị lừa đủ kiểu đúng không quý vị ?. Cơm nước xong một lúc lâu mà vẫn chưa thấy Ông Giáo đi dạy về. Tôi hỏi Hoa thì Hoa nói : -----Thầy vẫn vậy, đi dạy về ghé thăm hết cụ già này đến cụ già kia, có khi ba bốn giờ chiều mới về. Chúng tôi ra bàn ở gian nhà ngoài ngồi tâm sự một lúc. Sau đó tôi nói với Hoa và Bà Giáo là xin phép ra về. Hoa nói :

-Sao Anh bảo lần sau về ở nhà em cơ mà, sao lại đòi về? Tôi nói :

-Ở lại thì được, nhưng sợ Bố Mẹ Anh buồn, chưa gì mà nó đã bám vợ nó quá rồi. Thôi thì để tuần gần cưới Anh sẽ ở lại. Anh hứa.

Hoa có vẻ hơi buồn, tôi an ủi Hoa vài câu và nét mặt đã tươi tỉnh lại. Tôi xin phép Bà Giáo ra về.

Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường, vì lâu nay không đi bộ xa. Mẹ tôi tưởng tôi bịnh, Bà lại rờ trán tôi và hỏi;

-Con ốm hả ? Không con hơi mệt thôi, tôi trả lời Mẹ như vậy rồi nhắm mắt ngủ một giấc ngon lành tới chiều tối. Đang ngủ ngon lành thì chị Ba tôi gọi dậy ăn cơm tối. Trong bữa cơm, Bố Mẹ tôi nói :

-Gần tết rồi, hôm nào ở RG về mua lấy cái gì sang tết Ông Bà Giáo nhé. Chuyện vợ con của anh tôi đã nói với Bà Niên và Ông Giáo hết rồi. Tôi có đi hội Legio và vào nhà Ông Lang Hoạt trong khu 3 nhờ Ông ấy xem hộ, qua năm ngày tháng nào cưới cho thuận tiện.

Tôi im lặng trong suốt bữa ăn, buồn vô cùng và tự nghĩ :Không hiểu sao Bố Mẹ mình muốn mình cưới vợ sớm thế. Tôi cố gắng ăn vài chén cơm, rồi uể oải đứng dậy ra nhà ngoài uống nước. Độ chừng 5 phút sau, Bố tôi lên nhà, ngồi đối diện với tôi, Ông nói như ra lệnh : Dạo này Mẹ anh hay ốm lắm, mới cách mấy ngày, Mẹ anh phải mời Cha xức dầu đấy, nên anh chuẩn bị tinh thần để lấy vợ, không trì hoãn nữa đâu đấy. Anh ở RG lo mà học, ở nhà Bố Mẹ lo cho tất cả mọi việc. Tôi nghe Bố tôi nói vậy mà lòng buồn rười rượi, thảo nào thấy da dẻ Mẹ mình có vẻ xanh xao quá. Mọi lần về thấy Mẹ vui vẻ lắm, nhưng lần này thấy Mẹ không vui. Tôi chạy xuống bếp, xà vào lòng Mẹ, Mẹ vuốt mái tóc tôi và nói :

- Bố nói gì với con chưa ?

- Dạ, Bố nói với con rồi Mẹ ạ. Nhưng con đang phải lo thi cử cho xong Tú-tài II đã, sao bắt con lấy vợ vội vã thế.

Mẹ bảo :

- Dạo này Mẹ ốm yếu hơn trước, Mẹ mong nhìn thấy đứa cháu nội, rồi có nhắm mắt cũng yên lòng, con biết không : Dòng họ nhà ta hiếm con lắm. Như mẹ đây này, sanh nở 12 bận, nhưng chỉ nuôi được có 3 chị em con, may mà có con là con trai, nếu không thì gia đình ta mất giống đấy. Thôi con ạ, nghe lời Bố Mẹ đi nhé.

- Dạ, con nghe lời Mẹ nhưng hãy để thư thư đã, thi Tú-tài II xong lấy đâu cò muộn gì Mẹ ạ !

Nói xong tôi vùng khỏi tay Mẹ chạy đi tìm nhà anh em bạn tán gẫu. Lúc này trời đã nhá nhem tối, tôi đến nhà thằng Quản Tác con Ông Trùm Điến gần nhà chơi, nhà thằng này cũng có cô em gái, cô ấy là bạn chơi nhảy dây với tôi hồi nhỏ. Vào đến ngõ nhà quản Tác đã gặp Bà Trùm, mẹ hắn ta. Tôi chưa kịp hỏi, Bà mau mắn hơn tôi. Bà hỏi :

- Chú Tân đi học đã về đó hả ?

-Dạ, Cháu về hồi chiều.

Bà mở cổng cho tôi vào nhà. Đến bậc thềm, tôi thấy bóng một cô con gái, hình như không phải là con gái Bà Trùm Điến. Quen như mọi lần , cứ sang là tôi chạy ngay xuống nhà dưới, vì cô bạn thường làm may ở nhà dưới, gần gian ăn cơm của gia đình. Tới cửa, tôi khựng lại, bắt gặp một ánh mắt sắc mê hồn, đang chằm chằm nhìn mình, quay mặt ra sân sau tránh ánh mắt đó thì gặp cô bạn dưới cầu ao đi lên.

- Ủa! ông Tân về bao giờ vậy ? Vô nhà chơi đi, có cái Khuê con Ông Diện Chú mình ở Hố-Nai về chơi mấy bữa nay đấy.

Mình không thể nhận ra được cô gái này lại là con Ông Chánh Diện bạn của Bố mình ngày xưa. Hồi nhỏ ốm yếu gầy còm lắm, thế mà sau hơn chục năm cô bé lọ lem bây giờ sao trông đẹp thế. Mình không dám nhìn thẳng mặt cô nàng nữa. Trong lúc mình đang ngỡ ngàng thì em gái quản Tác hỏi mình.

-Tân có nhớ ngày xưa 3 đứa tụi mình thường nhảy dây không trước sân nhà Ông Diện không ? ---Không – Lâu quá rồi mình không nhớ, khuôn mặt của Khuê mình còn chẳng nhớ nữa là. Mình không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu, Cô Hợp em quản Tác thì nói tía lia, cho nên không khí cũng đỡ tẻ nhạt. Mình chỉ còn nhớ được đôi chút về gia đình Ông Bà Chánh Diện mà thôi, nên cứ im lặng chịu trận. Sau cùng mình đành xin phép rút êm thôi. Cô Hợp thì cứ chèo kéo mình ở lại chơi,mình lấy lý do là đi về mệt, vả lại chẳng biết nói chuyện gì, vì mình bị hớp hồn bởi cô Khuê rồi.

Tôi về đến nhà thì Bố Mẹ và chị Ba tôi đang đọc kinh tối. Tôi lặng lẽ ngồi xuống bộ ngựa, đọc kinh cùng gia đình. Đọc kinh xong Mẹ tôi hỏi :

- Con đến chơi nhà ai về đó?

- Dạ. Con qua nhà Bà Trùm Điến chơi, không có thằng Tác, chỉ có cô Hợp và cô Khuê con Ông Chánh Diện ở Hố-Nai về chơi thôi. Tôi khoe Mẹ tôi :

- Mẹ ơi ! cái Khuê nó đẹp quá Mẹ ạ ! Hay là Mẹ hỏi nó cho con đi Mẹ.

Mẹ tôi vụt đứng dậy và mắng tôi.

- Cha Bố anh, tôi và Bố anh không phải là trẻ con. Đã nói chuyện đàng hoàng tử tế với Ông Bà Giáo Tôn K3 rồi, không nói lôi thôi nữa Người ta là con nhà danh giá, chứ không phải tầm thường đâu. Bao nhiêu người hỏi con bé Hoa cho con người ta mà không được kia kìa ông mãnh. Thôi cứ như vậy đi, đừng nói linh tinh Bố mày biết thì chết đấy con ạ.

Tôi buồn quá, lủi thủi bước đến giường ngủ của mình và đánh một giấc ngon lành cho đến sáng.

Thời gian cứ trôi đi không chờ ai cả. Thấm thoát thế là đã gần đến tết rồi đấy. Viết đến đây tôi chợt nhớ lại một kỷ niệm-buồn, chắc cũng nên kể ra đây cho mọi người biết và tiếc nuối , chia sẻ cùng tôi. Cuộc tình tôi rất nhiều lận đận, số là thế này : Cái niên học 1966-1967 tôi đang học ở trường Nguyễn trung Trực RG thì Mẹ tôi ốm nặng nên Bố tôi gọi tôi về chuẩn bị lấy vợ, tôi buồn lắm, nhưng vẫn phải về. Trước hình ảnh Mẹ đang nằm trên giường bệnh, và những lời dụ ngọt ngào của Bố và các Chị tôi, nên tôi cũng xiêu lòng, chấp nhận lấy vợ. Bố tôi nói : Anh MÂY bảo ở ngoài khu một có con bé anh ấy thấy được lắm, Chúa Nhật này anh ấy dẫn ra xem mắt, mà hình như con bé ấy là con Ông Trùm VỤ thì phải, Bố cũng quen Ông ấy, vì mỗi khi vào trong Tân-hội hái bông “sen” ông ấy thường ghé nhà mình chơi uống nước chè với Bố, Bố cũng thường mua chè của ông ấy nên trước lạ, sau quen, nhưng Bố không để ý đến gia đình ông ta, do đó không biết ông ta có con gái còn đang đi học. Rồi Chúa nhật đến, anh Mây dẫn tôi ra nhà Ông trùm Vụ vào buổi chiều. Vào nhà tôi chỉ thấy có ông trùm thôi, còn chẳng thấy ai nữa. Anh MÂY hỏi ngay : Bà Trùm và cô Hiện đi đâu rồi hả Ông Trùm. Ông mau mắn trả lời : Còn dặm vài chỗ nữa nên Bà Nhà tôi và cháu Hiện đi dặm nốt cho kịp thời vụ đó mà. Tôi đảo mắt nhìn chung quanh căn nhà. Căn nhà chỉ có một phòng khách và một gian buồng. Tôi chợt đoán gian buồng có lẽ là của hai Mẹ con Hiện. Ba người chúng tôi ngồi uống nươc trà được một lúc thì thấy Bà Trùm từ cửa nhà bếp bước lên nhà trên, Bà hỏi :

- Chào Bác Mây. Gớm ! sao hôm nay Bác rảnh rỗi đến nhà tôi chơi thế.

Anh tôi dạ một tiếng và nói.

- Cháu ra chơi mà cũng có việc đấy Bà Trùm ạ ! vừa dứt câu. Bà Trùm nói ngay.

- Việc gì đấy, có quan trọng lắm không? Bà liếc qua tôi và nói thêm.

- À ! Tôi đoán ra rồi : Chắc là mai-mối đây, đúng không ? Anh tôi dạ một tiếng rồi tất cả chúng tôi cười vang. Cùng lúc đó một người con gái bước vào. Tôi đoán ngay là cô Hiện. Vừa rảo mắt cô nàng vừa chào mọi người, ánh mắt cuối cùng có đuôi chĩa thẳng về phía tôi. Gặp ánh mắt sắc như dao thế kia thì ai mà dám nhìn, tôi liền quay đi chỗ khác, vờ như không biết. Sau đó tôi thấy cô nàng bước vô buồng. tôi liền đi theo vào. Tôi hỏi câu đầu tiên có vẻ ngượng ngùng như thế này :

-Sao Chúa-nhật mà Cô Hiện đi làm vậy ? Cô ấy đáp:

-Còn dở ít mạ đã tỉa hôm trước, hôm nay không cấy nốt sợ để ngày mai nó úa vàng , khó cấy. Mà chỉ có Chúa nhật mới rảnh cấy tiếp Mẹ thôi, ngày thường mình bận đi học. Tôi vội hỏi ngay :

- À ! Hiện học đến đâu rồi nhỉ ? ( sau khi hỏi xong, mình thấy câu hỏi ngây ngô quá nhưng cô ấy vẫn trả lời).

- Mình đang học lớp đệ tứ trường số 6 Cha UYỂN đó, còn ông bạn, Hiện hỏi :

- Tân đang học lớp đệ tam trường Nguyễn-trung-Trực RG, trường công lập hả ? Hiện hỏi .

- Tôi nói, đúng rồi sao Hiện biết. Trường đó là trường tốt nhất của tỉnh ai mà không biết, cứ làm như người ta ở huyện không biết gì hay sao ? Tôi vội chữa ngay :

- Mình không có ý đó, thật sự rất nhiều người không biết mà. Còn Hiện giỏi quá nên mới biết thôi. Đang nói những điều ngây ngô chẳng ăn nhập gì đến việc anh em tôi đến hôm nay thì Cô Nàng xin phép đi thay đồ để đi lễ chiều Chúa nhật. Tôi đành bước ra phòng khách ngồi uống nước với anh tôi. Lúc sau anh tôi xin phép ra về, còn xin phép cho chúng tôi gặp nhau để tìm hiểu nữa. Tôi chào Ông Trùm và xin phép Ông hôm nào nghỉ học cháu sẽ ghé thăm gia đình. Tôi vội bước nhanh ra cửa cùng Ông anh đi về nhà, mang theo nỗi niềm suy tư của một anh chàng đi nom mắt vợ chưa có kết quả gì cả. Các bạn biết đấy, cuộc tình buồn này tự nhiên tan vỡ, mà chính tôi và Hiện cũng chẳng hiểu tại sao ? cũng nên viết vào đây chứ, đúng không ?

III.- Tôi chỉ còn học vài buổi nữa là được nghỉ học về quê ăn tết, nên trong lòng chộn rộn khôn nguôi, không biết tính thế nào ? Vì tết này là phải qua nhà Ông Bà Giáo chúc tết đó. Hai bên gia đình đã gắn kết với nhau rồi còn gì. Tôi suy nghĩ không biết phải mua lễ vật gì về để tết. Một ý tưởng lóe trong đầu : Mình sẽ mua 2 chai rượu tây về tết cho nó sang. Đúng ! Đúng ! đúng quá đi mất chứ lị. Ngay chiều hôm đó tôi ra chợ mua 2 chai rượu MARTEL Made in Japan về để biếu. Tôi cảm thấy ngày đêm nó đua nhau dài thêm ra hay sao ấy. Cuối cùng thì ngày đêm không đuổi nhau nữa, chúng ngừng lại cho tôi về thăm vợ tương lai của tôi chứ, phải không ? Trong những ngày tết này, chúng tôi quấn quýt bên nhau từ mùng 2 cho đến mùng 4 tết. Chẳng nói thì mọi người đã bước qua cầu này đều hiểu giống nhau. Bây giờ tuổi trẻ nó khác, chúng tìm hiểu nhau cho chán rồi chúng mới chịu cưới, mà có khi chúng gần gũi nhau hàng chục năm vậy mà chúng vẫn bỏ nhau thế mới lạ chứ ? Thời của tôi bấy giờ cũng yêu nhiều lắm chứ, nhưng thường không vượt quá giới hạn cho phép mà Cha Mẹ cho phép. Chẳng nói thì mọi người cũng biết tôi và Bà Xã quen và lấy nhau là do Cha mẹ xếp đặt, thế mà vẫn hạnh phúc đấy thôi. Thời đại bây giờ chúng còn đòi sống thử mới ghê chứ. Chả thế mà báo chí đăng tùm lum tin tức về phá thai, vứt con trong thùng rác, trước cổng Bệnh Viện đó.

Trở lại cuộc tình của tôi nhé. Thời gian trôi nhanh quá, thấm thoát chúng tôi đã dến với nhau được 8-9 tháng rồi đấy. Bấy nhiêu thới gian cũng đủ để chúng tôi hiểu nhau rồi. Bố Mẹ tôi cũng qua lại nhiều lần bên nhà Ông Giáo dể bàn bạc, định ngày cưới cho chúng tôi. Tôi nửa mừng, nửa lo. Nếu cưới đầu năm thì kẹt kỳ thi Tú-Tài II của tôi, ảnh hưởng đến việc học. Còn cưới sau kỳ thi thì không biết thế nào ? Rớt thì buồn, rồi phải đi lính, chắc là không lấy vợ nữa. Hai Cụ chắc tính trước được điều này, nên mỗi lần về nhà chơi là vấn đề cưới hỏi lại được mang ra bàn và hỏi ý của tôi xem thế nào. Tôi cứ ầm ừ cho qua chuyện. Nhưng việc gì đến phải đến. Vào đầu tháng ba dương lịch năm 1969, tôi về thăm nhà vào chiều thứ bảy, Bố Mẹ thông báo cho tôi biết là ngày cưới của chúng tôi là ngày 21 tháng 04 năm 1969. Tôi giật mình, hoảng hốt nói với Bố Mẹ tôi rằng :

- Như vậy gần ngày thi của con rồi. Bố tôi bảo

- Cưới vợ bận bịu có vài ngày rồi anh lại đi học có sao đâu ? Ngày xưa tôi cưới Mẹ anh tôi cũng vẫn đi học ! Tôi và gia đình Ông Giáo đã tính xong hết rồi. Anh không phải lo, đến sát ngày cưới anh về thôi.

Đến đây tôi chẳng biết viết gì thêm nữa, mọi người cũng biết, lễ cưới sẽ được tổ chức như ý 2 bên gia đình sắp đặt. Vậy là tôi đã có vợ rồi đấy. Một thằng hỉ mũi chưa sạch mà đã có vợ.Trước khi chấm dứt chuyện của chúng tôi : Tôi xin thông báo cho người đọc biết tin buồn đó là : Tôi thi rớt tú tài II. Chuẩn bị gia nhập quân đội. Có ai an ủi tôi không ? Buồn.

PHẠM-VĂN-TÂN Lớp FX62 - Mùa xuân 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.