Hôm nay,  

CSVN Với Được Nga

3/16/201300:00:00(View: 10917)
Tin đáng chú ý. Báo Russia Today cho biết sau cuộc họp kín với Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS Phùng Quang Thanh trong chuyến công du Việt Nam, ngày 6-3-2013, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoigu, tuyên bố Nga sẽ chuyển giao cho VN một hạm đội tàu lặn trong năm nay. Nga còn huấn luyện thêm các chuyên gia cho phía Việt Nam và sẽ bàn việc dùng căn cứ hải quân Cam Ranh trong tương lai gần. Báo của Đảng Nhà Nước CSVN đi tin này như tin chấn động một người sắp chết đuối với được phao cứu sinh.

Thực vậy, vấn đề Biển Đông làm CSVN chưa bao giờ cô đơn như bây giờ. Cô đơn ngay trong lòng dân tộc VN. Người dân Việt coi Đảng Nhà Nước CSVN quá nhu nhược như thông đồng với giặc Tàu để mãi quốc cầu an. Cô đơn trong bang giao. Mỹ trở lại Á châu ngăn đà bánh trướng của TC, VN bị TC xâm lấn nhiều nhứt, cần lá chắn của Mỹ, nhưng Mỹ dù là tay lái bán súng nhứt nhì hoàn cầu cũng không bàn, không giúp vì hồ sơ vi phạm nhân quyền của CSVN quá đen, trái với chính sách cổ võ nhân quyền của Mỹ. Trong hoàn cảnh cô đơn tận cùng cây số đó, may cho CSVN, Nga cũng bắt đầu chuyển trục sang Á châu. “Vợ chồng cũ không rủ cũng đến”. VNCS tập trung nổ lực nhờ Nga để phá thế chiếu bí của Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông và gỡ thế kẹt của CS Hà nội đối với Mỹ vì vấn đề nhân quyền chưa cải thiện Mỹ không bán vũ khí cho Việt Nam được. VNCS dùng tiền nối lại mối duyên xưa, mua vũ khí của Nga, nhiều đến nổi các nhà phân tích quốc tế lượng định số tiền Hà nội mua vũ khí của Nga sẽ lớn hơn của TC. VNCS cũng yên tâm, Nga tạo cho CSVN nước cờ hoá giải thế bí đối với TC và thế kẹt đối với Mỹ mà không sợ mất đất, mất biển vì cả Nga lẫn Mỹ hai nước hoàn toàn khác với TC không có tham vọng đất đai.

Thời cơ đang thuận lợi cho VNCS trong việc phá thế bị của TC. Tuy trong Chiến Tranh VN, CS Hà nội vì nhu cầu tuyên truyền dân vận, Hà nội tố Mỹ là “sen đầm quốc tế”, là “thực dân kiểu mới”, nhưng chính CS Hà nội cũng thấy trong lịch sử thế giới cận đại Mỹ không có tham vọng đất đai, không lấn chiếm đất của nước nào.

Bây giờ giữa lúc TC lấn chiếm nhiều quần đảo và 80% Biển Đông của VN, Mỹ lại chuyển trục quân lực và 60% hải lực sang Á châu Thái bình Dương để bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ tuyên bố là quyền lợi cốt lõi của quốc gia mình. Chiến lược này của Mỹ mặc thị ngăn trở đà bánh trướng trên biển của TC, Mỹ không nói nhưng tạo một vòng vây TC về quân sự. Lần đầu Mỹ đổ quân ở Úc – khoảng 2500 thủy quân lục chiến. Về kinh tế, Mỹ còn mở thêm một vòng vây TC nữa, thành lập hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) qui tụ 12 nước trên bờ đông và bờ tây của Thái Bình Dương. Trong đó có VN theo chế độ CS mà không có Trung Cộng; Hành Pháp đang trình Quốc Hội TPP sẽ hoàn thành trong năm 2013.

Nhưng VN bị kẹt một trở ngại trung tâm, không thể mua vũ khí của Mỹ dù Thủ Tướng chánh phủ, Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS, bày tỏ mong muốn mua vũ khí của Mỹ. Từ Ngoại Trưởng Hillary, Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta, đến TNS McCain đều từ chối khéo, yêu cầu VN phải cải thiện nhân quyền thì mới bán đựơc.

Trong khi đó Nga, nước cầm đầu của Liên bang Xô viết CS, từng là đồng minh “chí cốt” với CS Bắc Việt cũng bắt đầu chiến lược tăng cường tái hiện diện quân sự ở Á châu Thái Bình Dương. Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy cuộc gặp gỡ của hai Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga và VNCS tại Hà nội tạo thành một khúc quanh rất quan trọng cho Hà nội. Việc mua bán vũ khí, giao kết hỗ trợ an ninh quốc phòng quá lớn chưa từng thấy Hà nội làm với nước nào nhiều như thế. Nhiều lần hơn mua của Liên Âu, tiêu biểu là Pháp nước còn một số ảnh hưởng văn hoá ở VN. Lớn đến đổi các nhà quan sát tin rằng tiềm năng mua vũ khí quốc phòng của VNCS đối với Nga trong tương lai gần sẽ vượt qua TC.


Chỉ trong cuộc gặp gỡ này, theo tin của RFI của Pháp, VOA của Mỹ, thông tấn xã RIA Novosti của Nga, sau cuộc hội đàm 6/3/2013, của hai Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên cho biết Nga sẽ giúp Việt Nam thành lập hạm đội tàu lặn và chiếc đầu tiên sẽ được giao trong năm nay. Xin nhấn mạnh một hạm đội chớ không phải ít. Giúp ở đây có nghĩa là VN mua, chớ không phải Nga cho VN.

Chính Bộ Trưởng Nga nói «Năm nay sẽ mở ra một trang mới cho lịch sử hải quân Việt Nam, họ sẽ có một hạm đội tàu ngầm». Các quân trường của Nga sẽ mở cửa đón nhận đào tạo các chuyên gia quân sự cho Việt Nam. Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Còn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói rõ hơn: «Chúng tôi đã xem xét các vấn đề liên quan đến đào tạo sĩ quan Việt Nam tại Nga cũng như hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước. Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với Nga trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục mua vũ khí khí tài của Nga».

Hà nội cũng đồng ý cho cho Nga sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh. Như vậy là VNCS tạo biệt lệ cho Nga, phá lệ với quốc tế. Vì VNCS đã công bố Sách Trắng về Quốc phòng năm 2009: «Việt Nam luôn chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho nước khác đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác».

Theo một số nguồn tin bán chánh thức ẩn danh vì cuộc họp kín, bên cạnh những gì hai bộ trưởng công bố như trên, hai bộ trưởng quốc phòng CNCS và Nga còn mật đàm những đơn VN đặt hàng trong tương lai, bao gồm việc mua 24 máy bay tiêm kích SU-30MK2, các hệ thống hoả tiễn phòng không S-300 cải tiến, trực thăng quân sự và 2 khu trục tàng hình Gepard.

TC cho đến bây giờ là nước mua nhiều nhứt vũ khí quân sự của Nga. Nhưng TC là một bạn hàng không phải như VN. TC hay tái chế, tự sản xuất để xài hay bán lại cho các nước khác, giá rẻ hơn Nga. Còn bán cho VNCS, Nga yên tâm hơn không bị qua mặt, chặt cua như đối với TC.

Thêm vào đó đa số vũ khí của VNCS xài bây giờ là của Liên xô, nội việc VNCS mua cơ phận thay thế, bảo dưỡng, tu trì thì số tiền mua cũng đã lớn rồi.

Còn về con người, tướng tá của VNCS đa số học tham muu, lãnh đạo, chỉ huy chiến thuật, chiến lược của Nga nên dĩ nhiên thích trang thiết bị của Nga.

Thêm vào đó, TC mua vũ khí của Nga, VNCS cũng mua của Nga thì TC không thể than phiền gì VNCS được.

Kết thân lại được với Nga, VNCS cũng núp được bóng của Nga trong vấn đề Biễn Đông. Nga trở lại Á châu, tàu chiến Nga xuất hiện nhiều ở Á châu Thái Bình Dương, cộng với sư hiện diện của Mỹ thì TC khó mà độc bá quyền hành, tự tung tư tác trong vùng này được. Cũng như Mỹ, Nga sẽ phản ứng nếu TC gây trở ngại đối với quyền tư do hàng hải, nhứt là đường hàng hải huyết mạch từ Nam Thái Bình Dương, Ân độ Dương qua eo biền Mã Lai lên Đông Bắc Thái Bình Dương. Nga là một nước hơn phân nửa lãnh thồ năm ở Á châu, bờ biển của Nga trên Thái Bình Dương rất dài và rất quan trong kinh tế Á châu. Nga Mỹ không thể để yên cho TC dùng Biển Đông làm tiền đồn kiểm soát và không chế hải lộ huyết mạch này.

Chiến lược trở lại Á châu của Nga không đụng chạm với Mỹ vì Nga Mỹ đều có quyền lợi chung là bảo vệ tự do hàng hải và không có tham vọng đất đai như TC trên vùng biễn này. Với được Nga, CS Hà nội mừng là phải./.(Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
LOS ANGELES -- Một bản khảo sát ý kiến các giám đốc công ty nhỏ cho thấy 77% trong số họ vẫn sẽ ở lại California trong 3 năm tới.
Kỹ nghệ nông nghiệp 44 tỉ đô la tại California đang đối diện với sự thiếu hụt thợ trầm trọng khi người làm việc tại nông trại có tuổi đã trở về quê ở Mexico và ngày càng có ít di dân mới đến để thay thế họ.
Một trong những phận sự chính của những nhà ngoại giao Bắc Hàn là đổi tiền giả lấy tiền thật và gửi trở về nước, theo một nhà cựu ngoại giao Bắc Hàn bỏ trốn sang Nam Hàn vào năm 2011.
BANGKOK -- Tỷ lệ thiếu nữ vị thành niên có bầu ở Thái Lan đã tới mức cao nhất vùng Đông Nam Á chỉ sau láng giềng Lào Quốc, theo phúc trình Sở Y Tế Thai Sản thuộc Bộ Y Tế Thái Lan.
ATHENS, Hy Lạp - Liên Công Đoàn Thế Giới (World Federation of Trade Unions) tại Hy Lạp nói hôm Thứ Tư rằng 1,426 tỷ phú mang nợ sự thành công của họ đối với người lao động khắp thế giới.
Kinh tế Miến Điện tăng tốc đã giúp tăng thương vụ công ty Hoa Kỳ General Electric trên Miến Điện từ số không tới tương đương 10% thương vụ GE Thailand năm ngoaí, theo lời giám đốc GE khu vực Thái, Lào, Miến Điện là Kovit Kantapasara.
Taipei, Đàì Loan - Gần 80% người được thăm dò ở Nhật Bản nói rằng họ ưa thích Đaì Loan, theo bản tah8m dò của Bộ Kinh Tế Đàì Loan.
Ông Ngô thanh Hải là một người Việt tỵ nạn CS đầu tiên được cử nhiệm làm Thượng Nghị Sĩ [TNS] nước Canada. Đó là một niềm vui dân Việt trước thành công của người Việt hải ngoại đi vào dòng chánh chánh trị của quốc gia định cư. Nhưng có một điều quan trọng hơn, đáng suy nghĩ hơn.
Nếu bạn bị lạc trong thiên nhiên xa lạ, bạn cần phải biết cách làm sao để sống còn. Kiếm một nơi trú ẩn là việc quan trọng trước tiên có thể giúp bạn sống sót, nhưng kể từ khi bạn bị lạc bạn cần phải làm một cái lều làm bằng vật liệu thiên nhiên lấy ở xung quanh.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.