Hôm nay,  

CSVN Với Được Nga

16/03/201300:00:00(Xem: 10983)
Tin đáng chú ý. Báo Russia Today cho biết sau cuộc họp kín với Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS Phùng Quang Thanh trong chuyến công du Việt Nam, ngày 6-3-2013, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoigu, tuyên bố Nga sẽ chuyển giao cho VN một hạm đội tàu lặn trong năm nay. Nga còn huấn luyện thêm các chuyên gia cho phía Việt Nam và sẽ bàn việc dùng căn cứ hải quân Cam Ranh trong tương lai gần. Báo của Đảng Nhà Nước CSVN đi tin này như tin chấn động một người sắp chết đuối với được phao cứu sinh.

Thực vậy, vấn đề Biển Đông làm CSVN chưa bao giờ cô đơn như bây giờ. Cô đơn ngay trong lòng dân tộc VN. Người dân Việt coi Đảng Nhà Nước CSVN quá nhu nhược như thông đồng với giặc Tàu để mãi quốc cầu an. Cô đơn trong bang giao. Mỹ trở lại Á châu ngăn đà bánh trướng của TC, VN bị TC xâm lấn nhiều nhứt, cần lá chắn của Mỹ, nhưng Mỹ dù là tay lái bán súng nhứt nhì hoàn cầu cũng không bàn, không giúp vì hồ sơ vi phạm nhân quyền của CSVN quá đen, trái với chính sách cổ võ nhân quyền của Mỹ. Trong hoàn cảnh cô đơn tận cùng cây số đó, may cho CSVN, Nga cũng bắt đầu chuyển trục sang Á châu. “Vợ chồng cũ không rủ cũng đến”. VNCS tập trung nổ lực nhờ Nga để phá thế chiếu bí của Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông và gỡ thế kẹt của CS Hà nội đối với Mỹ vì vấn đề nhân quyền chưa cải thiện Mỹ không bán vũ khí cho Việt Nam được. VNCS dùng tiền nối lại mối duyên xưa, mua vũ khí của Nga, nhiều đến nổi các nhà phân tích quốc tế lượng định số tiền Hà nội mua vũ khí của Nga sẽ lớn hơn của TC. VNCS cũng yên tâm, Nga tạo cho CSVN nước cờ hoá giải thế bí đối với TC và thế kẹt đối với Mỹ mà không sợ mất đất, mất biển vì cả Nga lẫn Mỹ hai nước hoàn toàn khác với TC không có tham vọng đất đai.

Thời cơ đang thuận lợi cho VNCS trong việc phá thế bị của TC. Tuy trong Chiến Tranh VN, CS Hà nội vì nhu cầu tuyên truyền dân vận, Hà nội tố Mỹ là “sen đầm quốc tế”, là “thực dân kiểu mới”, nhưng chính CS Hà nội cũng thấy trong lịch sử thế giới cận đại Mỹ không có tham vọng đất đai, không lấn chiếm đất của nước nào.

Bây giờ giữa lúc TC lấn chiếm nhiều quần đảo và 80% Biển Đông của VN, Mỹ lại chuyển trục quân lực và 60% hải lực sang Á châu Thái bình Dương để bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ tuyên bố là quyền lợi cốt lõi của quốc gia mình. Chiến lược này của Mỹ mặc thị ngăn trở đà bánh trướng trên biển của TC, Mỹ không nói nhưng tạo một vòng vây TC về quân sự. Lần đầu Mỹ đổ quân ở Úc – khoảng 2500 thủy quân lục chiến. Về kinh tế, Mỹ còn mở thêm một vòng vây TC nữa, thành lập hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) qui tụ 12 nước trên bờ đông và bờ tây của Thái Bình Dương. Trong đó có VN theo chế độ CS mà không có Trung Cộng; Hành Pháp đang trình Quốc Hội TPP sẽ hoàn thành trong năm 2013.

Nhưng VN bị kẹt một trở ngại trung tâm, không thể mua vũ khí của Mỹ dù Thủ Tướng chánh phủ, Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS, bày tỏ mong muốn mua vũ khí của Mỹ. Từ Ngoại Trưởng Hillary, Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta, đến TNS McCain đều từ chối khéo, yêu cầu VN phải cải thiện nhân quyền thì mới bán đựơc.

Trong khi đó Nga, nước cầm đầu của Liên bang Xô viết CS, từng là đồng minh “chí cốt” với CS Bắc Việt cũng bắt đầu chiến lược tăng cường tái hiện diện quân sự ở Á châu Thái Bình Dương. Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy cuộc gặp gỡ của hai Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga và VNCS tại Hà nội tạo thành một khúc quanh rất quan trọng cho Hà nội. Việc mua bán vũ khí, giao kết hỗ trợ an ninh quốc phòng quá lớn chưa từng thấy Hà nội làm với nước nào nhiều như thế. Nhiều lần hơn mua của Liên Âu, tiêu biểu là Pháp nước còn một số ảnh hưởng văn hoá ở VN. Lớn đến đổi các nhà quan sát tin rằng tiềm năng mua vũ khí quốc phòng của VNCS đối với Nga trong tương lai gần sẽ vượt qua TC.


Chỉ trong cuộc gặp gỡ này, theo tin của RFI của Pháp, VOA của Mỹ, thông tấn xã RIA Novosti của Nga, sau cuộc hội đàm 6/3/2013, của hai Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên cho biết Nga sẽ giúp Việt Nam thành lập hạm đội tàu lặn và chiếc đầu tiên sẽ được giao trong năm nay. Xin nhấn mạnh một hạm đội chớ không phải ít. Giúp ở đây có nghĩa là VN mua, chớ không phải Nga cho VN.

Chính Bộ Trưởng Nga nói «Năm nay sẽ mở ra một trang mới cho lịch sử hải quân Việt Nam, họ sẽ có một hạm đội tàu ngầm». Các quân trường của Nga sẽ mở cửa đón nhận đào tạo các chuyên gia quân sự cho Việt Nam. Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Còn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói rõ hơn: «Chúng tôi đã xem xét các vấn đề liên quan đến đào tạo sĩ quan Việt Nam tại Nga cũng như hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước. Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với Nga trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục mua vũ khí khí tài của Nga».

Hà nội cũng đồng ý cho cho Nga sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh. Như vậy là VNCS tạo biệt lệ cho Nga, phá lệ với quốc tế. Vì VNCS đã công bố Sách Trắng về Quốc phòng năm 2009: «Việt Nam luôn chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho nước khác đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác».

Theo một số nguồn tin bán chánh thức ẩn danh vì cuộc họp kín, bên cạnh những gì hai bộ trưởng công bố như trên, hai bộ trưởng quốc phòng CNCS và Nga còn mật đàm những đơn VN đặt hàng trong tương lai, bao gồm việc mua 24 máy bay tiêm kích SU-30MK2, các hệ thống hoả tiễn phòng không S-300 cải tiến, trực thăng quân sự và 2 khu trục tàng hình Gepard.

TC cho đến bây giờ là nước mua nhiều nhứt vũ khí quân sự của Nga. Nhưng TC là một bạn hàng không phải như VN. TC hay tái chế, tự sản xuất để xài hay bán lại cho các nước khác, giá rẻ hơn Nga. Còn bán cho VNCS, Nga yên tâm hơn không bị qua mặt, chặt cua như đối với TC.

Thêm vào đó đa số vũ khí của VNCS xài bây giờ là của Liên xô, nội việc VNCS mua cơ phận thay thế, bảo dưỡng, tu trì thì số tiền mua cũng đã lớn rồi.

Còn về con người, tướng tá của VNCS đa số học tham muu, lãnh đạo, chỉ huy chiến thuật, chiến lược của Nga nên dĩ nhiên thích trang thiết bị của Nga.

Thêm vào đó, TC mua vũ khí của Nga, VNCS cũng mua của Nga thì TC không thể than phiền gì VNCS được.

Kết thân lại được với Nga, VNCS cũng núp được bóng của Nga trong vấn đề Biễn Đông. Nga trở lại Á châu, tàu chiến Nga xuất hiện nhiều ở Á châu Thái Bình Dương, cộng với sư hiện diện của Mỹ thì TC khó mà độc bá quyền hành, tự tung tư tác trong vùng này được. Cũng như Mỹ, Nga sẽ phản ứng nếu TC gây trở ngại đối với quyền tư do hàng hải, nhứt là đường hàng hải huyết mạch từ Nam Thái Bình Dương, Ân độ Dương qua eo biền Mã Lai lên Đông Bắc Thái Bình Dương. Nga là một nước hơn phân nửa lãnh thồ năm ở Á châu, bờ biển của Nga trên Thái Bình Dương rất dài và rất quan trong kinh tế Á châu. Nga Mỹ không thể để yên cho TC dùng Biển Đông làm tiền đồn kiểm soát và không chế hải lộ huyết mạch này.

Chiến lược trở lại Á châu của Nga không đụng chạm với Mỹ vì Nga Mỹ đều có quyền lợi chung là bảo vệ tự do hàng hải và không có tham vọng đất đai như TC trên vùng biễn này. Với được Nga, CS Hà nội mừng là phải./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi tái lập quan hệ ngọai giao giữa hai nước năm 1991, chưa bao giờ an ninh và chủ quyền Biển Đông của Việt Nam bị Trung Cộng đe dọa nghiêm trọng như dưới thời ông Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Bắc Kinh.
"Ba mươi mấy năm mới lại thấy được lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trên bầu trời tự do. Hình ảnh lá cờ phất phơ theo làn gió nhẹ trên nền trời xanh ngắt và mây trắng trôi lờ lững vào giữa và cuối thập niên 1950 mà đất nước lúc đó tương đối thanh bình đã ghi vào tâm khảm tôi một cái gì thiêng liêng, cao quí với một niềm bình an, thanh thản.
Phải nói là quốc nạn đối với dân tộc Việt Nam, vì dân tộc với một số dân cư, có hình thể hình cong chữ S được định vị trên một vùng đất của địa cầu; trên đó có những con người, tốt có, xấu có, đã bị đảo lộn, rối loạn gần một thế kỷ qua, người gây nên cảnh đảo điên, loạn lạc,
Tin từ Santa Ana—Khu Học chánh Đại học Rancho Santiago (Rancho Santiago Community College District, viết tắt là RSCCD) đang tuyển cư dân có khả năng trong khu học chánh vào Uỷ ban Giám sát Quỹ Công khố phiếu Dự luật Q. Uỷ ban được lập ra vì đây là một điều kiện để cử tri thông qua dự luật Q thuộc đề luật 39.
Westminster (Bình sa)- - Chiều Thứ Bảy ngày 16 tháng 3 năm 2013 tại hội trường Nhật Báo Việt Báo, Nhà Văn Huy Trâm đã cho ra mắt tập truyện Nhờ Có Thương Đau do nhà xuất bản Hương Văn phát hành, mặc dù một buổi chiều Thứ Bảy khá bận rộn với nhiều sinh hoạt trong cộng đồng nhưng gần 200 quan khách, một số các Nhà Văn, Nhà Thơ và thân hữu tham dự.
Fountain Valley (Bình sa)- - Chiều Chủ Nhật 17 tháng 3 năm 2013 tại Hội trường Thư Viện Toàn Cầu, Gia Đình Bách Hợp Hướng Đạo Trưởng Niên Họp Mặt Tân Xuân Qúy Tỵ 2013, hiện diên trong buổi họp mặt, ngoài qúy Trưởng trong Gia Đình Bách Hợp còn có Trưởng Nguyễn Xuân Đức, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam, Trưởng Hồ Đăng, Ủy Viên Liên Lạc Trưởng Niên.
BIỂN ĐÔNG -- Căng thẳng thêm: có tin rằng Trung Quốc vào vùng Trường Sa của Philippines, đổ bê tông xây tiền đồn trên các bãi san-hô.
Facebook có vẻ như tăng mạnh tại Việt Nam với khoảng 12 triệu người sử dụng? Câu hỏi này nêu lên từ bản tin RFI, khi tường thuật theo các thông tin từ một trang mạng về Châu Á.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.