Hôm nay,  

Thuyền Nhân Phạm Thanh Phương

28/10/200200:00:00(Xem: 4308)
LTS: Từ khi Ông Nguyễn Hữu Luyện viếng thăm Úc Châu, qúy độc giả Sàigòn Times thường thấy xuất hiện trên Diễn Đàn Độc Giả cũng như trong mục Thơ Thẩn Mà Chơi một tác giả mới tên là Phạm thanh Phương. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi không đầy mấy tháng, những bài viết thẳng thắn, trung thực, có tình có lý, thể hiện thái độ mạnh dạn dấn thân của anh trước những vấn đề nan giải của cộng đồng, đã ảnh hưởng đến tâm tư, ước nguyện của nhiều độc giả. Bên cạnh đó, những bài thơ của anh vừa bắt kịp những tin tức thời sự của cộng đồng, vừa đầy hào khí chính nghĩa của người Việt tỵ nạn CS, đã mang đến cho người đọc sự thích thú và niềm hứng khởi mới lạ. Sàigòn Times chân thành cảm ơn những đóng góp của anh, và nhân dịp CĐNVTD/NSW cùng Tổng Hội Sinh Viên, Thanh Niên Công Giáo, Trường Âm Nhạc Dân Tộc, Nhóm Trẻ Sóng Việt, Võ Đường Thiếu Lâm Quyền... tổ chức Đại Nhạc Hội Vòng Tay Hy Vọng 2 vào Thứ Sáu, 1 tháng 11, để giúp đỡ 2000 người Việt tỵ nạn CS còn kẹt tại Phi, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết mới nhất của anh nhan đề, “Thuyền Nhân”, trong đó anh trình bầy những suy tư, những xúc động của anh dành cho những người Việt tại Phi, cũng như những người, trong đó có LS Trịnh Hội, đã bền bỉ, tích cực giúp đỡ họ trong thời gian qua.

Tưởng cũng nên nói thêm, tuần trước, tại Wollongong, tuy số người Việt không đông, nhưng với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và sự lãnh đạo của BCH cũng như của chị Trần Hương Thủy, bà con ở đó đã tích cực tham dự buổi gây qũy, quyên góp được hơn 2000 đồng giúp đỡ văn phòng làm việc cho người Việt tỵ nạn tại Phi. Hy vọng, qua tấm lòng vị tha của cộng đồng người Việt tại Wollongong và bài viết của anh Phạm thanh Phương, qúy độc giả sẽ cố gắng có những đóng góp dù nhiều dù ít để giúp đỡ đồng bào mình còn kẹt tại Phi. Riêng tại Sydney, chúng tôi cũng tha thiết hy vọng, qúy độc giả sẽ tích cực tham dự Đại Nhạc Hội Vòng Tay Hy Vọng 2, để một mặt giúp đỡ người Việt tỵ nạn tại Phi, mặt khác, trực tiếp khích lệ thế hệ trẻ VN trong việc dấn thân phục vụ cộng đồng.

Ngoài ra, cũng trong tinh thần của những người tỵ nạn tưởng nhớ đến những người tỵ nạn đang bị giam cầm trên đất Úc, chúng tôi xin giới thiệu cùng qúy độc giả, trang 15, bài thơ tiếng Anh nhan đề “We hear the voice of conscience through your mouths” của một người tỵ nạn vô danh bị giam cầm tại Villawood. Bài thơ này đã được đọc tại Hyde Park cũng như trong cuộc biểu tình World Refugee Day tại Canberra.

*

Thuyền nhân, hai chữ thân thương và kinh hoàng của tất cả những người Việt Nam bỏ nước ra đi, nhưng nay đã trở thành mờ nhạt và có lẽ cũng không còn thích hợp để nhắc đến. Sự kiện đã qúa cũ kỹ và có lẽ chỉ còn mang tính cách bàng bạc trong lòng người Việt lưu vong. Mặc dù hai chữ này mới được khai sinh từ hơn hai lăm năm qua.
Sau ngày đất nước hoàn toàn rơi vào tay CS, người dân bàng hoàng, lo âu và sợ sệt. Rồi tiếp tục sau đó là những sự sụp đổ toàn bộ về kinh tế cũng như tinh thần của mọi người dân dưới chính sách hà khắc vô lương của chế độ CS. Chính vì vậy mà người dân phải tìm mọi cách trốn thoát khỏi quê hương mà chính họ không bao giờ muốn.
Thực sự không một ai muốn rời bỏ quê hương mình. Họ không muốn rời bỏ quê cha đất tổ, nơi đã sinh ra họ và cưu mang họ. Họ không muốn bỏ lại gia đình, bạn bè, làng xóm, mồ mả tổ tiên và tất cả những gì thân thương nhất trong cuộc đời. Nhưng không còn con đường lựa chọn nào khác hơn nên họ đành phải tìm đường ra đi, dù biết rằng sẽ phải đối diện với bao nhiêu nghịch cảnh, nghiệt ngã. Họ biết rằng, những đói khát, cướp bóc, hãm hiếp trên đoạn đường và kể cả tử thần đang chờ đón họ, những họ sẵn sàng chấp nhận chỉ vì hai chữ tự do. Có những con thuyền đã vĩnh viễn đi sâu vào lòng đại dương cùng với bao nhiêu linh hồn đau thương khốn khổ và cũng có những con thuyền lang thang mấy tháng trời trên biển cả, đói khát quằn quại... Bao nhiêu tang thương chồng chất, con mất cha, vợ mất chồng ,v,v những tiếng gào thét, những tiếng nấc nghẹn ngào tìm nhau trong vô vọng...
Những người may mắn hơn, đến được những trại tạm cư, họ lại phải tìm cách van xin cầu khẩn lòng nhân đạo của thế giới để mong những vòng tay nhân đạo ấy sẽ mở rộng tiếp nhận và cho họ được phép định cư trên một quê hương mới. Khi đặt chân đến quê hương mới, qua bao ngày vất vả, khốn đốn lao đao với mọi khó khăn như ngôn ngữ, nếp sống.v.v... nhưng rồi tất cả cũng quen dần và qua đi. Họ đã tạo dựng lại được cuộc sống sung túc và thoải mái trong bầu không khí tự do như hiện tại. Tuy nhiên, đó là những người may mắn đi trước. Còn lại những người đi sau thì sao"
Ròng rã nhiều năm, Lòng nhân đạo của tổ chức Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ và thế giới cũng dần dần sa sút và mệt mỏi. Trong khi làn sóng tỵ nạn vẫn tiếp tụïc trào dâng, bởi vì càng ngày người dân càng nhìn thấy bộ mặt ác qủy của bọn CSVN hiện ra mỗi lúc một rõ hơn. Tuy nhiên, lúc này tình trạng thuyền nhân đã đổi khác. Khó khăn hơn, gay cấn hơn. Ngay thực phẩn và các lãnh vực tiếp tế khác cũng bị hạn chế rất nhiều, thêm vào đó phần lo sợ và khủng hoảng tinh thần trong vấn đề thanh lọc. Một số may mắn được đi định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó, còn lại một số phải hồi hương để nhận lãnh những đòn thù từ chính quyền CS. Số còn lại nhiều người phản kháng bằng cách mổ bụng hay tự thiêu nhưng cũng chẳng có kết qủa. Cuối cùng, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn toàn phủi tay và các trại tỵ nạn đã thực sự đóng cửa hoàn toàn vào năm 1996. Từ đấy hai chữ thuyền nhân cứ nhạt dần và đi vào qúa vãng trong lòng mọi người trên thế giới. Có còn chăng nó được đọng lại một cách lác đác trong những tâm hồn một số người Việt lưu vong còn có lòng nghĩ đến quê hương dân tộc mà thôi. Tuy vậy trong số những người Việt Lưu vong trên đất Úc vẫn còn những tâm hồn nhân đạo một cách siêu việt như các anh chị Trịnh Hội, Alison Phan, Linda Phillips, Diễm, Uyên, Vỹ, Vũ, Dominic... cùng qúy vị lãnh đạo tại Úc như ông Đoàn Việt Trung, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến... tất cả đều mỗi người mỗi khả năng, mỗi công việc cùng lo công việc cứu giúp và tranh đấu cho những người Việt tỵ nạn kém may mắn còn kẹt lại tại Phi từ nhiều năm nay mà chính phủ Phi đã nhân đạo không cưỡng bách hồi hương.
Nói đến những đồng bào còn xót lại tại Phi, nhiều người thường mường tượng ra một cái làng Việt Nam, dù là một cái làng với những căn nhà tranh vách đất tả tơi, nhưng ít ra nơi đấy có thể dùng để quy tụ được tất cả đồng bào tỵ nạn quây quần sống bên nhau, họ có thể an ủi và chia xẻ cho nhau những ưu tư lo lắng, những tình cảm mặn nồng trong tình đồng hương mặc dù cuộc sống đầy gian truân khúc khuỷu. Nhưng thực sự không phải thế.


Theo lời anh Trịnh Hội và hai gia đình mới được định cư tại Úc đến từ Phi cho biết qua buổi nói chuyện trên đài VN Sydney Radio do Bảo Khánh phụ trách thì chẳng có cái làng Việt Nam nào cả. Tất cả đồng bào mình phải sống lang thang tản mát trên các hòn đảo tại Phi. Có đảo hai ba gia đình, có nơi chỉ có một gia đình. Tất cả phải tự túc mưu sinh, không nhận được bất cứ nguồn tiếp tế nào từ bất cứ nơi đâu. Đã vậy họ có thể bị bắt và ở tù bất cứ lúc nào vì tình trạng cư trú của họ không được coi là hoàn toàn hợp pháp. Làm ăn buôn bán thì bị chèn ép bởi dân cư địa phương, nếu gặp phải những người cảnh sát địa phương có lòng nhân đạo thông cảm thì còn đỡ, bằng ngược lại thì bị sách nhiễu đủ điều. Vấn đề con cái học hành rất khó khăn, nó tùy thuộc vào kinh tế gia đình. Với cuộc sống gian truân như vậy, nội việc kiếm hai bữa ăn hàng ngày đã khó, còn nói gì đến việc học hành. Nhóm người thiện nguyện của anh Trịnh Hội cũng chẳng giúp đỡ gì cho họ nhiều hơn ngoài việc hướng dẫn thiết lập hồ sơ và kết hợp với những người có lòng hảo tâm tại Úc để tranh đấu cho họ được đoàn tụ với thân nhân, mong giải thoát được những kiếp sống đen tối này. Tất cả mọi quyên góp từ trước đến nay chỉ tạm đủ để thuê mướn một văn phòng giúp đỡ tại Malina mà thôi. Còn những chi phí về di chuyển, sinh hoạt và những phiên tòa tranh đấu cho đồng bào trong việc định cư thì sao, theo chúng tôi được biết nhiều khi nhóm này phải cầu viện ngay chính gia đình và thân nhân họ nữa. Có nghĩa là chính những thiện nguyện viên phải xuất tiền túi mà trang trải. Có một điều đáng hãnh diện là những đóng góp từ mấy năm qua tuy nhỏ, nhưng hầu hết đã quyên góp được từ những tấm lòng hảo tâm của đồng hương chúng ta tại Úc. Khó khăn chồng chất, tuy có được một văn phòng hướng dẫn và giúp đỡ, nhưng đồng bào lại ở rải rác và quá xa nên cũng không đủ phương tiện liên lạc với văn phòng. Nhiều khi anh Trịnh Hội và bạn bè trong nhóm phải đi đến từng nơi để gặp và giúp đỡ họ. Khó khăn quá, làm sao bây giờ. Trước những sự kiện trên chúng tôi lại nhớ đến những ngày trên quê hương trước năm 1975. Mỗi lần có thiên tai xẩy đến cho đồng bào mình như hỏa hoạn hay bão lụt miền Trung, chúng tôi được nhắc nhở lại câu ca dao xúc động như: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Và mỗi lần như vậy là anh chị em sinh viên, học sinh lại đổ xô ra đường đi quyên góp quần áo, lương thực, tiền bạc lo việc cứu trợ mong xoa dịu nỗi đau mất mát của đồng bào mình và chính quyền giúp đỡ họ ổn định lại đời sống sau những cơn hoạn nạn. Lúc ấy ôi sao mà tình người nó đẹp vậy. Bây giờ đồng bào mình bên Phi cũng giống tình cảnh ấy, nhưng thiếu thốn đủ điều và có lẽ câu ca dao trên phải đổi lại hai chữõ cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người chung nòi giống phải thương nhau cùng"...
Thực vậy, không ai có thể thương mình như chính bản thân mình, nói rộng hơn nữa thì không ai thương đồng bào mình hơn chính đồng bào mình... Cũng chính vì thế mà những năm gần đây đồng bào chúng ta còn kẹt lại tai Phi có được nhóm anh Trịnh Hội giúp đỡ sau khi Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ bỏ rơi.
Công việc đấu tranh cho đồng bào tỵ nạn tại Phi thì đã có nhóm anh Trịnh Hội đứng ra lo từ nhiều năm qua và thành quả cũng rất khả quan, tuy rất eo hẹp và hạn chế vì thiếu tài chánh. Theo anh Thịnh Hội cho biết, mặc dù đã vật lộn trong khó khăn, vất vả thiếu thốn, nhưng cuộc tranh đấu cũng đã giải quyết được khoảng hơn 500 người đoàn tụ tại Mỹ, Canada, Úc và các nước Âu Châu. Riêng Úc 260 người được đoàn tụ với thân nhân kể từ năm 1999 đến nay và tổng số đồng bào tại Phi khoảng 2000 người. Trong số này còn lại khoảng 600 người có thân nhân tại Canada, 600 người có thân nhân tại Mỹ và 650 người có thân nhân tại Úc. Theo anh Trịnh Hội cho biết nếu chúng ta có đủ phương tiện và tích cực tranh đấu, hy vọng những người này sẽ sớm đoàn tụ với thân nhân của họ trong những năm tới. Có nhiều người hỏi Trịnh Hội là bao giờ anh ngưng tay, nghỉ ngơi để lo cho cuộc sống cá nhân mình. Anh cho biết có lẽ anh sẽ được nghỉ ngơi để lo cho tương lai cuộc sống của riêng mình như những người khác khi nào không còn đồng bào mình vất vưởng tại Phi nữa và lúc đó anh cũng không phải "năn nỉ" lòng hảo tâm của mọi người trên đài phát thanh Sydney radio như đêm chủ nhật vừa qua. Nhưng không biết bao giờ mới kết thúc được đây"
Khi được xem cuốn phim tài liệu "Limbo" và nghe cuộc nói chuyện của anh Trịnh Hội cùng hai gia đình mới đến Úc từ Phi trên đài phát thanh Sydey Radio do nhóm Bảo Khánh thực hiện, thực sự đã gây rất nhiều người xúc động, nhất là khi nghe những tiếng nghẹn ngào phát ra từ nhân viên phát thanh khiến nhiều người không ngăn nổi dòng lệ của chính mình. Những dòng lệ nóng bỏng ấy đã phát xuất từ tận đáy trái tim của những người còn nghĩ đến và đau xót cho đồng đào mình tại Phi nói riêng và trên mảnh đất quê hương VN tù đày nói chung. Những dòng lệ còn có ý nghĩa cảm phục và kính ngưỡng những người như Trịnh Hội. Một luật sư trẻ ra trường đã tám năm mà không màng đến danh vọng, tiền tài, hạnh phúc cá nhân mình, ngược lại anh đã chọn con đường dấn thân trong gío bụi gian truân suốt mười năm qua. Anh đã hiến trọn quãng đời son trẻ của mình để giúp đỡ và đấu tranh tìm hạnh phúc cho đồng bào mình và lấy những hạnh phúc của họ làm hạnh phúc cho chính mình. Việc làm cao cả của anh quả thực không khác gì việc làm có ý nghĩa của một vị chân tu. Hình ảnh của anh có thể nói là một người đã tận hiến cho tha nhân. Tình yêu ấy nó không thu hẹp trong vòng gia đình thân thuộc mà có thể nói nó bao la "Như biển Thái Bình dạt dào" như lời nhạc của Y Vân trong bài Lòng mẹ. Một thứ tình yêu có lẽ sẽ không có biên giới kể cả lý do chủng tộc. Vì hình ảnh của anh, lời nói của anh đã làm xúc động nhiều người đến nỗi cô Linda Phillips là một người Úc mà nay đã trở thành bạn đồng hành với anh trong công việc đấu tranh và giúp đỡ đồng bào mình chỉ vì qua một bài nói chuyện của anh trên đài truyền hình ABC trước đây.
Nói đến anh chúng tôi không khỏi ngậm ngùi xúc động và hổ thẹn cho chính bản thân mình trong cái cảnh chăn êm nệm ấm mà hai chữ thuyền nhân đang mờ dần trong trí não. Tiện đây cũng xin phép anh được chia xẻ một chút hãnh diện về những người như anh vì chúng ta cùng là người Việt Nam. Viết đến đây lại chợt nghĩ đến bản nhạc "Bên em đang có ta" của cố nhạc sĩ Trầm tử Thiêng ngày nào. Bản nhạc thật hay và nhiều xúc động. Tuy nhiên trên thực tế hình như bên em chưa thực sự có ta vậy. Hay bên em chỉ có nhóm thiện nguyện Trịnh Hội và một số lòng hảo tâm lác đác như một cơn mưa rào không đủ thấm mặt đất khô cằn vì hạn hán quá lâu. Không biết ông nhạc sĩ có tâm huyết này có được yên nghỉ hay còn nhấp nhổm vì bản nhạc của ông đã được trình diễn nhiều lần và rất công phu, nhưng ý nghĩa của nó chưa thực hiện được trọn vẹn. Cũng vì vậy mà các em bé VN còn kẹt tại Phi vẫn còn ngụp lặn trong hoàn cảnh khổ sở vất vưởng. Tiện đây chúng tôi cũng xin thắp lên nột nén hương lòng để tưởng nhớ đếùn ông nhạc sĩ đầy tâm huyết này và cầu mong các em bé VN tại Phi sẽ được hưởng trọn vẹn ý nghĩa bài hát của ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.