Hôm nay,  

Iraq: Những Bài Toán Tái Thiết

19/04/200300:00:00(Xem: 3976)
Tại Iraq, đa số dư luận đều tin rằng Mỹ sẽ thắng trong chiến tranh nhưng dễ bại trong hòa bình. Mỹ đã thắng nhanh bất ngờ, liệu có thể thất bại trong việc tái thiết Iraq hay không, chưa ai nói trước được, nhưng các vấn đề của việc tái thiết thì quả không thiếu...
Năm 1945, khi tướng Douglas MacArthur bước vào nước Nhật bị tàn phá và giải giới, ít ai có thể biết rằng sau này Nhật Bản sẽ thành cường quốc kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Riêng người Nhật thì phải đợi đến năm 1952, khi Hoa Kỳ hoàn toàn trao trả độc lập cho Nhật mới biết là Mỹ không vào đó để xâm chiếm mà để lại một xứ sở phú cường hơn thời trước. Có thể là sáu năm nữa, dân Iraq mới biết là Hoa Kỳ có thành tâm và thành công hay chăng, sau khi đã vào đánh bom cho tan chế độ Saddam Hussein.
Chúng ta không đợi sáu năm nữa để biết là Mỹ sẽ gặp rất nhiều vấn đề tại đây vì Iraq không phải nước Nhật thời Phát xít, hay nước Đức thời Hitler, là những cường quốc kỹ nghệ, có một bộ máy hành chánh vững vàng và trình độ dân trí rất cao, dù đã bị mê hoặc bởi chủ nghĩa Đại Đông Á hay Quốc Xã. Vấn đề của Mỹ vì vậy cũng là vấn đề của chính dân chúng Iraq. Xứ sở có trở thành phú cường và độc lập với Mỹ hay không là tùy ở họ nhiều hơn ở Mỹ.
Thật ngắn gọn thì ta hiểu rằng bài toán trùng tu kinh tế và tái thiết chính trị có quan hệ gắn bó với nhau và viện trợ kinh tế hoặc nguồn lợi dầu hỏa sẽ chẳng giải quyết được gì nếu cơ chế chính trị chưa được phục hoạt. Như nước Nga, Iraq là một xứ giàu tài nguyên mà lạc hậu về chính trị và chậm tiến về kinh tế vì không có cơ chế chính trị thích hợp cho một xứ dân chủ và độc lập.
Khi mở ra chiến dịch Iraq, mục đích của Mỹ là phải trao trả chủ quyền cho dân tộc Iraq càng sớm càng hay, nhưng yêu cầu liên hệ đến mục đích đó là chủ quyền này chỉ có thể thực thi khi Iraq có những định chế hành chánh và chính trị có khả năng. Dân chúng Iraq có thể giải quyết nổi vấn đề này hay chăng thì chưa ai biết. Nhưng, ngay trước mắt, sau khi đã nhục nhã cúi đầu dưới chế độ độc tài Saddam Hussein, từ các lãnh tụ lớn nhỏ lẫn các trưởng giáo đạo mạo, ai ai cũng muốn chứng tỏ là mình yêu nước và trưởng thành, bằng cách chửi Mỹ và đòi Mỹ cút thật nhanh. Phản ứng đó là sự thiếu trưởng thành và báo hiệu những khó khăn trong việc xây dựng định chế sau này.
Những thách đố ưu tiên
Hoa Kỳ sẽ phải giúp xứ này thiết lập cơ chế thể hiện chủ quyền thống nhất trên toàn lãnh thổ để Iraq khỏi tan làm năm ba mảnh và trôi vào nội chiến. Những người chống Mỹ và các nhà lý luận thân cộng rơi rớt từ thập niên 60 cho rằng Mỹ sẽ vào “chia để trị” và sẽ khai thác xứ này cho cạn kiệt, lý luận đó không đứng vững vì tình trạng đó sẽ chỉ nuôi dưỡng khủng bố, vốn là mục tiêu diệt trừ của chính quyền Bush.
Khi tranh cử năm 2000, George W. Bush đã khẳng định rằng mình chống lại tinh thần can thiệp vào xứ khác để giúp xứ khác “xây dựng quốc gia” hoặc dạy cho xứ khác về dân chủ, như chính quyền Bill Clinton đã làm trước đó. Ngày nay, ông đảo ngược lập trường chẳng phải vì phát giác là Iraq có dầu hỏa, mà vì Mỹ bị khủng bố Hồi giáo tấn công.
Việc thiết lập cơ chế cấp quốc gia để bảo vệ chủ quyền Iraq trên toàn lãnh thổ vì vậy là một ưu tiên của Mỹ, và của dân Iraq. Ưu tiên kế tiếp là cơ chế đó phải xây dựng được các định chế thể hiện quyền lợi của mọi sắc tộc hay xu hướng tôn giáo, và các định chế này phải hoạt động được với nhau một cách độc lập mà không cần sự hiện diện hay hướng dẫn của người Mỹ. Như kinh nghiệm Lebanon từ năm 1975 cho thấy, Mỹ phải có mặt trong vùng vì quanh Iraq, nhiều quốc gia muốn xứ này bị tan làm ba mảnh, mỗi mảnh là chư hầu của một lân bang, như Syria, Iran và Turkey, trong khi thực tế là sự phân hóa của Iraq sẽ là những sức ly tâm gây hỗn loạn cho chính các lân bang này và nuôi dưỡng khủng bố nhắm vào Hoa Kỳ.
Chủ quyền quốc gia từ đâu ra"
Cơ chế chính trị sẽ phản ảnh và thực thi chủ quyền quốc gia phải có lý do chính đáng, được đa số dân chúng công nhận, để hành xử quyền hạn của nó. Lý do nào sẽ có giá trị nhất trong thời gian tới" Người ta có thể nhìn ra hai loại lý do căn bản nhất. Đó là tinh thần độc lập của dân tộc Iraq, trước khi bị Saddam Hussein và đảng Baath cưỡng đoạt, hay khả năng ổn định tình hình và ban phát phúc lợi cho dân chúng một cách công bằng" Nhân danh tinh thần độc lập dân tộc để nắm lấy quyền lực và làm dân tộc bị lụn bại, quốc gia kiệt quệ thì có là giải pháp chăng" Các học giả và trí thức thì thiên về trường hợp thứ nhất, với những lý do ngợi ca độc lập hay nền văn minh hoặc văn hóa Iraq. Các nhà kinh tế và hành chánh thì thiên về trường hợp thứ hai, là nếu không thực tế giải quyết được việc quốc kế dân sinh thì quyền lực của chế độ mới cũng vô dụng, dù có dựa trên ba bốn ngàn năm văn hiến mà cũng chỉ mới có độc lập sau thời thực dân Anh, vào đầu thế kỷ 20.

Iraq có một nền văn minh chói lọi thời Thượng cổ, nền văn minh Lưỡng hà của hai con sông Tigris và Euphrates, nhưng thực ra chưa có cơ chế chính trị và hành chánh đủ hiện đại (nền tảng dân chủ về chính trị, tự do về kinh tế và cởi mở về xã hội) như nhiều nước Đông Âu trước Thế chiến II và trước khi bị chủ nghĩa cộng sản cưỡng đoạt. Khi Liên xô tan rã, các nước này đã hồi phục sớm hơn chính Liên bang Nga nhờ nền tảng này. Chế độ Saddam có xây dựng ra một cơ chế chính trị và bộ máy hành chánh nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Baath. Những tàn dư của chế độ cũ có thể được dân chúng chấp nhận và hoàn thành nhiệm vụ quản lý cho dân hay chăng, có lẽ chính dân Iraq cũng chưa biết và việc đó dẫn Hoa Kỳ đến bài toán cụ thể sau đây.
Bài toán “xóa và xây”
Hoa kỳ cần tái thiết Iraq, nhưng với nhân sự nào" Nhân danh việc diệt trừ chế độ Baath, liệu sẽ diệt đảng Baath tới mức nào" Vấn đề này đang gây tranh luận trong giới lãnh đạo Mỹ có trách nhiệm về Iraq và ngay trong quần chúng Iraq. Giải pháp “toàn xá” cho mọi người trừ đám lãnh đạo đầu sỏ quanh Saddam có thể áp dụng được chăng" Hay giải pháp lập ra ủy ban điều tra để hài tội từng người ở từng cấp và vô hình chung mở ra nhiều chiến dịch truy lùng, tố giác và thanh toán nhau" Còn một giải pháp nữa mà chưa chắc Mỹ đã áp dụng, giải pháp “tòa án quốc tế” như đã từng làm tại Đức với tòa án Nurenberg của phe chiến thắng. Nhưng, sau khi đã ngăn Mỹ tiến vào Iraq, nhiều nước Âu châu sau này cũng sẽ lại rất quyết liệt trong việc lập ra một tòa án tương tự để xử các tướng lãnh của chế độ Saddam, kể cả và nhất là các tướng lãnh của Saddam đã từng hợp tác với Mỹ trong chiến dịch Iraq! Vừa là tay sai của độc tài lại là tay sai của đế quốc thì tội nặng đến chừng nào!
Trong một ý nghĩa nào đó, bài toán của Iraq cũng có điểm tương đồng với những gì ta đã thấy tại Việt Nam sau 1975, qua một tấm gương đảo ngược. Khi tiêu diệt chế độ cũ ở trong Nam, Hà Nội đã phá tan luôn guồng máy hành chánh quản lý việc quốc kế dân sinh. Đó là trình bày cho gọn, thực ra, bài học Việt Nam còn bi thảm hơn nhiều. Vì lý do ý thức hệ lẫn quyền lợi hạ cấp cho tay chân đói khát, đảng Cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh và bại trong hòa bình. Vì lý do ý thức hệ (mà đảng nhìn không ra là một sai lầm lớn), Hà Nội nói đến việc xóa và xây như hai mặt của một đồng tiền. Thực chất thì chế độ cộng sản sở trường về xóa, về chiến tranh và mưu trí cướp quyền, chứ hoàn toàn lạc hậu về việc xây dựng. Kết quả chỉ là một sự hủy diệt toàn diện trong sự mù mờ về phương án xây dựng. Nhưng trong tiến trình gọi là “cải tạo” đó, chế độ có giúp cho tay chân cơ hội thổ phỉ bằng thông cáo. Vì vậy, sau khi thấy phá sản về ý thức hệ, chế độ tiến hành “đổi mới” thì phát giác rằng tay chân chỉ là đạo tặc, là tình trạng của ngày hôm nay.
Tại Iraq, người dân có thể muốn hòa giải sau chiến tranh nhưng một số lãnh tụ thì chưa chắc. Cái may mà thành cái rủi cho Mỹ là các lãnh tụ này hiện ít hài tội chế độ Saddam bằng đả kích Hoa Kỳ. Nhờ đó, việc xóa bỏ hận thù có thể dễ dàng tiến hành và bộ máy hành chánh của chế độ cũ, thí dụ như cảnh sát và công chức có thể được lưu dụng trong thời gian đầu. Nhưng, thay vào đó, Hoa Kỳ sẽ gặp tinh thần chống Mỹ, với vài nước Âu châu chủ hòa và khối Hồi giáo hà hơi tiếp sức đằng sau!
Mới chỉ lần giở những trang đầu của “cẩm nang tái thiết Iraq”, người ta đã thấy chóng mặt. Bảo rằng Mỹ chụp lấy cái xương khó nhá đó vì mối lợi dầu hỏa thì quả lý luận đáng buồn cười: theo luật lệ quốc tế, các giếng dầu đang khai thác là tài sản của chính quyền đương nhiệm, lực lượng chiếm đóng có thể lấy được mối lợi từ đó nhưng lại chịu trách nhiệm về việc tái thiết và tuyệt đối chẳng có quyền sở hữu gì đối với các trữ lượng dầu hỏa chưa được khai thác, nên chẳng thể chia chác gì cho các công ty dầu hỏa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.