Hôm nay,  

Tây Nguyên: Bộ Đội Csvn Báo Động, Ghìm Súng

2/8/200100:00:00(View: 4779)

HÀ NỘI (Reuters) - Hai tỉnh trồng cà-phê Cao nguyên Trung phần trong tình trạng căng thẳng hôm thứ tư 7-2 sau nhiều ngày phản kháng bạo động của người Thượng đòi quyền lợi và đòi trả lại đất đai của họ.
Những cuộc phản kháng trong hai tỉnh Daklak và Gia Lai hiện nay là lớn nhất ở Việt Nam dưới quyền cai trị ngặt nghèo của Cộng sản. Một nhà ngoại giao Tây phương ở Hà Nội thuật lại một nguồn tin có thẩm quyền của chế độ nói quân đội Cộng sản đã được đặt trong tình trạng “báo động cao” để sẵn sàng đối phó với mọi sự leo thang biến động.
Nhà ngoại giao này nói: “Họ đã lo sợ rồi”.
Một cư dân ở Buon Ma Thuot, thủ phủ tỉnh Daklak, nói thành phố yên tĩnh sau những cuộc biểu tình phản kháng cuối tuần qua, nhưng ở các huyện lân cận Buon Don, Ea Sup và Ea H’leo tình hình căng thẳng.
Ông này nói: “Có vẻ là sự yên lặng trước cơn giông tố.
“Hôm thứ ba, người Thượng đã tấn công nhà Bưu điện H’leo và phá hủy cơ cấu tiếp nối chuyển số điện thoại.
“Dân chúng các huyện ngủ không yên, sợ bị tấn công và các đường lộ đi Gia Lai cũng như các nơi khác đều còn nguy hiểm vì người Thượng nổi loạn ngăn chặn xe hơi và đánh đập người trên xe”.
Ông nói đa số dân định cư từ miền xuôi có lỗi vì xâm lấn đất đai, họ là mục tiêu các cuộc tấn công và Công an đã phải đặt chướng ngại vật, đóng chốt trên lộ để ngăn không cho người Thượng tiến vào những khu định cư đông đảo của người Kinh.
Dân Thượng đánh nhau với Công an
Dân chúng nói cuộc biểu tình phản kháng khởi sự hôm thứ sáu tuần qua ở Pleiku, thủ phủ tỉnh Gia Lai, nơi đây đã xẩy ra những trận đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và Công an. Dân Thượng hô khẩu hiệu bằng tiếng của họ. Hôm sau họ tràn xuống phía Nam vào tỉnh Daklak.
Dân chúng cho biết hàng ngàn người Thượng đã biểu tình ở Pleiku và các nhà ngoại giao thuật lại những báo cáo cho biết người Thượng có vẻ được tổ chức rất chặt chẽ. Dân chúng địa phương nói những người phản kháng có phôn di động để tổ chức biểu tình.


Sau một thời gian dài im lặng, Sở Báo chí bộ Ngoại giao Hà nỘi đã ra một thông cáo ngắn, nói “vài người” đã tập họp trước trụ sở Ủy ban Nhân dân Gia Lai ngày 29-1 sau khi hai người dân bị bắt, nhưng bây giờ đã giải tán vì hai người đó đã được thả.
Thông cáo không cho biết chi tiết về số người biểu tình và cũng không nói tại sao hai người bị bắt.
Một sĩ quan Công an ở Buon Ma Thuot nói thành phố lúc này yên tĩnh. Ông ta nói “Có vấn đề ở một số làng, nhưng chúng tôi đã phái người đi kiểm soát”.
Ông ta nói những người biểu tình đã chặn quốc lộ 14 giữa Buon Ma Thuot và tỉnh Gia Lai trong 2 tiếng đồng hồ hôm thứ hai, các đường dây điện thoại bị cắt đứt. Ông ta tiếp: “Nhưng bây giờ lưu thông tái lập rồi. Chúng tôi đã đặt nút kiểm soát trên mọi đường lộ của Daklak và chúng tôi đã thông báo cho du khách, nhất là người ngoại quốc, biết về tình trạng không an toàn trong tỉnh. Chúng tôi không ngăn cản họ nếu họ cứ đòi đi, chúng tôi chỉ cảnh giác họ thôi”.
Các giới quân sự ở Daklak và Gia Lai nói họ chưa nhận được lệnh báo động. Các giới quân sự tại Hà Nội không chịu nói gì.
Hôm thứ tư 7-2, Thông tấn xã nhà nước (VNA) loan tin các quan chức Cộng sản tỉnh Gia Lai đã họp với những người đứng đầu tôn giáo tỉnh nhân dịp Tết.
Trong cuộc họp, Ro Cham H Yeo, chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc báo động có những “phần tử xấu” lợi dụng tôn giáo để bóp méo sự thật và gây rối loạn trong dân tộc ít người.
Đài RFI từ Paris loan tin rằng các mục sư Tin Lành tại các tỉnh Tây Nguyên đã bị nhà nước mời họp, xin giúp đỡ trấn an dân chúng. Nhà nước cho rằng phong trào dân vùng này gia nhập đạo Tin Lành trong các năm gần đây, với giúp sức từ các đài phát thanh từ Phi Luật Tân phát bằng tiếng thiểu số, đã là một trong các nguyên nhân chính gây mâu thuẫn với nhà nước.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.