Hôm nay,  

LM Lý Kiên Tâm Trong Nhà Tù CS

12/14/201200:00:00(View: 9667)
(Sau đây là trích từ Bản tin ngày 13-12-2012 của Khối 8406.)

Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 03-12-2012.

Sáng ngày 03-12-2012, anh Nguyễn Công Hoàng và người em họ -khởi hành từ Quảng Biên, Đồng Nai- đã có mặt tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để đón xe đi lên trại tù Nam Hà, thuộc xã Tân Lương, huyện Kim Bảng hầu thăm nuôi Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, là chú ruột của họ, thụ án tù 8 năm, đang bị giam tại đấy.

Khi đến cổng trại -một trại mới mà Lm Lý vừa bị chuyển về hôm 14-8-2012- cả hai trình giấy tờ liên quan cho nhân viên bảo vệ và vào phòng khách chờ cán bộ phụ trách ra đưa vào trại để thăm. Y như ở trại tù cũ, thân nhân của Lm Lý lúc nào cũng được cho gặp tại hội trường hoặc tại một căn phòng đặc biệt, khác với những tù nhân khác (để dễ theo dõi). Lần này cả hai anh em được thăm gặp ở hội trường trên lầu 1 của căn nhà lớn mới xây. Ngồi chờ một lúc, cả hai thấy từ xa Lm Lý được ông “cán bộ quản lý” chở ra bằng xe máy, nên vội chạy xuống và cùng dìu vị tù nhân bước lên thang lầu. Lm Lý một tay vịn lan can cầu thang, còn tay kia đưa cho thân nhân dìu bước. Khuôn mặt rạng rỡ niềm vui, miệng cười hớn hở vì được găp người thân, nhưng chân liệt lê bước nặng nề!

Tay bắt mặt mừng, chào hỏi nhau xong, anh Hoàng báo tin cho Lm Lý biết là Linh mục Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, thành viên Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (mà Lm Lý cũng thuộc về) và là chủ nhiệm bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (mà Lm Lý là đồng sáng lập) vừa qua đời chiều 01 tháng 12 tại Sài Gòn. Vị tù nhân lương tâm tỏ ra xúc động, ngậm ngùi thương tiếc.

Về tình trạng bệnh tật của Lm Lý, anh Hoàng được cho biết: từ ngày 15-9-2012, cán bộ y tế của trại cho ông uống thêm viên Coversyl 5mg mỗi ngày vì huyết áp của ông không được ổn định, có khuynh hướng lên bất thường. Từ khi ông bị lâm trọng bệnh và trong thời gian được về điều trị tại Nhà Chung của Tổng Giáo phận Huế (15-03-2010 đến 25-07-2011), những loại thuốc mà anh Hoàng (vốn là một y sĩ) cho Lm Lý dùng đã giúp ông ổn định huyết áp và tay chân bị liệt đã hồi phục dần. Thế nhưng, khi chưa bình phục hoàn toàn, Lm Lý đã bị Cộng sản tống vào lại nhà giam, nên nay lại bị dao động huyết áp một cách đáng ngại. Anh Hoàng hết sức lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chú mình, mặc dù anh vẫn đều đặn cung cấp các loại thuốc cho Lm Lý dùng kể từ khi ông bị bắt vào tù trở lại.


Sau nghi nghe nhiều thông tin bên ngoài về bằng hữu, Lm Lý gởi lời thăm hỏi và cám ơn tất cả các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, giáo dân và bà con bạn bè gần xa đã luôn lưu tâm cầu nguyện, lên tiếng, vận động cho vị ngục sĩ bất khuất đã 4 lần tù này. Chẳng hạn chiến dịch “Triệu con tim một tiếng nói” đang tiến hành nhằm bênh vực các nhà đấu tranh lâm nạn tại quốc nội, hay thỉnh nguyện thư của Hội Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ vốn cũng đang lấy chữ ký nhằm đòi tự do cho vị Lm tù nhân. Chúng tôi cũng được biết một số thân hữu ngoại quốc tại Canada sẽ đồng loạt gởi thiệp cho Lm Lý tới nhà tù Nam Hà nhân dịp Giáng sinh và Năm mới. Chẳng biết CS có cho nhận không!Sau khoảng 1 giờ thăm gặp, cả hai người cháu đã từ giã Lm Lý trong ngậm ngùi với bao băn khoăn lo lắng…..

Sau đây là 2 tài liệu liên quan

1- Thông báo của ban giám thị trại tù gởi đến cho gia đình biết về «thành tích học tập cải tạo» của tù nhân Nguyễn Văn Lý suốt năm 2012 : Kết quả : «KÉM»! Như vậy là Lm Lý đã giữ vững thành tích có từ năm ngoái, cũng loại «KÉM»!!!

Một điểm đáng lưu ý : theo giấy thông báo này, hộ khẩu thường trú của Lm Lý (vốn tại Nhà Chung, thuộc Tòa Giám mục Huế) đã bị cơ quan nhà nước tự ý chuyển về xã Xuân Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế không biết từ lúc nào! Người thân đã liên lạc với vị có trách nhiệm ở Nhà Chung, tòa TGM Huế để hỏi về vấn đề này và ngài tỏ ra hết sức ngạc nhiên. Một bản sao đã được chuyển cho vị ấy để nắm vững sự kiện.

2- Những lời kinh, tâm tình cảm nghiệm về Thượng Đế trong chốn lao tù mà Lm Lý muốn chia sẻ với bà con bạn hữu gần xa. Thủ bút của chính Linh mục.

Nhóm phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế ngày 13-12-2012 theo lời kể của anh Nguyễn Công Hoàng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới vừa được công bố vào đầu tháng 11: bệnh sởi nguy hiểm hơn ta thường nghĩ, bởi vì nó phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cho người ta có thể mắc thêm những chứng bệnh khác.
Thức ăn nhanh là thích hợp cho cuộc sống bận rộn kiểu Mỹ. Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn chế biến sẵn quá nhiều, bạn có thể sẽ vướng vào một thứ không hay ho gì: bệnh tim.
Sau nước lọc, trà là thức uống phổ thông nhất của loại người. Điều này không phải là tình cờ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có liên hệ đến việc giảm một số rủi ro bị bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer…
Tháng 11 là Tháng Cảnh Giác Ung Thư Tuyến Tụy. Năm nay, Alex Trebek-người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng “Jeopardy!”- đã tham gia cùng World Pancreatic Cancer Coalition xuất hiện trước công chúng để khuyến khích mọi người hãy chú ý đến căn bệnh chết người này.
Theo một nghiên cứu mới công bố ở Mỹ, nhiều người đã trải qua chứng trầm cảm nặng trong những năm tháng cuối đời. Phụ nữ, người nghèo là một trong những giới dễ bị ảnh hưởng.
Kể từ khi mới bước vào Tòa Bạch Ốc để nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump đã phải đối phó với sự tấn công liên tục từ phe Dân Chủ đi tìm dấu vết liên hệ của ông với người Nga qua cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2016.
Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. .. Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.
Năm đó, khi chỉ còn hai tuần là bắt đầu vào năm học cuối của chương-trình tiểu học của tôi thì cha mẹ tôi chuyển nhà. Nhà cha mẹ tôi ở thuộc vùng Nam thành-phố Paris, nay cha mẹ tôi phải dọn nhà về vùng Bắc Paris.
Một thất bại của TC thấy rõ xuyên qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan. Lần này không có mặt TT Trump của Mỹ, TC một mình một chợ với các nước Đông Nam Á [DNA] nhưng đa số không tin, không ưa TC.
Nền kinh tế Nhật Bản gần như tê liệt trong Quý 3 2019, do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung và nhu cầu suy giảm trên thị trường toàn cầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.