Hôm nay,  

Chiến Tranh Đông Dương 3

2/4/200100:00:00(View: 5588)

Quyển "Chiến Tranh Đông Dương 3, chiến tranh biên giới Hoa Việt& Miên Việt" của Ô. Hoàng Dung do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành, làm người đọc khó cuỡng lại thôi thúc đọc lại, tìm hiểu tác giả, khảo sát hình thức, nội dung, mục đích của tác phẩm để từ đó, có cảm nghĩ và kết luận cho mình. Dù chưa bao giờ được hân hạnh quen biết Ông Hoàng Dung, thôi thúc ấy vẫn ngốn của tôi gần hai ngày nghỉ phép Tết Tân Tỵ hiếm hoi, bốn năm trên đất Mỹ mới được hưởng một lần.
Thực vậy, giữa thời trang lạm phát chức danh, giáo sư, bác sĩ, tá úy của đất Little Sàigon nhiều báo, nhiều đài, nhiều danh thiếp, và nhiều chỗ để tự xưng này, tác giả Hoàng Dung là một hiện tượng hiếm hoi. Hoàng Dung chính danh là một bác sĩ quân y của Quân lựcVNCH và hiện vẫn là bác sĩ dân y của ngành y tế Mỹ, đang hành nghề. Nhưng không một dấu vết trực tiếp hay gián tiếp nào của tác giả, ïbiểu lộ chức danh bác sĩ trong quyển sách, trừ lời tựa do một người bạn nối khố của Ô. bộc bạch về lối sống kín đáo của tác giả. Cuốn sách cũng đến với tôi là sách tác giả tặng cho bạn cũng bác sĩ; Anh Cường thấy tôi thích đọc cho mượn.
Văn là người, nên tác phẩm của Ô. Hoàng Dung rất đậm nét luận án, từ hình thức đến nội dung. Phân tích, tổng hơp công phu như chẩn đoán. Câu văn rõ ràng. Bố cục mạch lạc. Tài liệu sưu và tham khảo liệt kê đầy đủ. Tiểu sử nhân vật không khác bản trận liệt phòng nhì.. Diển tiến các trận đánh mô tả rõ như kế họach và phóng đồ hành quân. Lý luận khúc triết, hợp lý, và vô tư theo kiểu sưu khảo sử học. Quan trọng nhứt và là lý do chính để xem tác phẩm là một luận án là việc Ô. đưa ra một cái nhìn mới về cuộc Chiến tranh VN, khác với cái nhìn sử học Mỹ, Việt, Quốc lẫn Cộng, trong thư tịch hiện thời.
Ấy là trong vòng 35 năm (1945-1980) thôi, CSVN làm ba cuộc chiến nằm trong một chiến tranh lớn, gọi là Chiến tranh Đông dương. Về diện địa, bao phủ cả bán đảo Đông dương. Về địch thủ gồm người Việt quốc gia, Pháp, Mỹ, Hoa, Miên, và Lào. Về thời gian gồm ba chiến cuộc: Thứ 1, đánh Pháp; Thứ 2, đánh Miền Nam; và Thứ 3, đánh Cộng sản Miên và Trung Quốc.
Nguyên do gần mỗi cuộc Chiến Đông dương có khác; nhưng cứu cánh vẫn là quyền lợi của Đảng CSVN. CSVN lớn mạnh nhờ chiến tranh, như CS Đông Aâu nhờ Đệ nhị thế chiến mà chiếm được chánh quyền.
Tác giả tập chú vào cuộc Chiến Đông dương 3_ nội dung tự đề của tác phẩm. Một số ghi chú đáng quan tâm. Mộng của CSVN về bành trướng lãnh thỗ trên toàn bán đảo Đông Dương không khác gì mộng của các vua chúa thời quân chủ. Người Việt chú ý nhiều đến người láng giềng khổng lồ phương Bắùc vì kinh nghiệm đau thương của hàng ngàn năm Bắc thuộc. Nhưng thói quen gần như quên lãng người láng giềng phiá Tây Nam, Cao Miên, Quốc lẫn Cộng, vốn không thiện cảm với người Việt vì vấn đề đất đai trong lich sử Nam Tiến của con Hồng cháu Lạc.
Nhưng cuộc Chiến Đông Dương 3, chủ đề của tác phẩm, VNCS đánh với Trung quốc và Khemer đỏ, không do hiềm khích lịch sử dân tộc, tranh chấâp đất đai biên giới. Nguyên do gần và chánh là quyết định của Đảng CSVN ngã hẵn theo Liên sô, kẻ thù của Trung quốc lúc bấy giờ.

Về đạo lý Á đông, người Trung hoa CS không thể chịu nổi cái vô ơn bạc nghĩa của Đảng CSVN. Trung quốc đã viện trợ lớn lao cho CSVN trong cuộc chiến Đông dương 1, giành độc lập từ tay thực dân Pháp, kết thúc bằng Hiệp định Genève, giúp VNCS làm chủ Miền Bắc.
Trong cuộc Chiến Đông dương 2, thống nhứt lãnh thổ, Trung quốc viện trợ trên 20 tỷ đô la trong suốt cuộc chiến chống Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh đặc biệt là Mỹ. Số viện trợ của Trung quốc lớn hơn của Liên sô nhiều. Nhưng khi làm chủ được cả nước VN, Đảng CSVN, quên tình nghĩa cũ, đi hẵn với Liên sô. Qua hiệp ước quân sự hỗ tương với Liên sô, CSViệt Nam mở đường cho Liên sô be bờ phía Nam chống Trung quốc. Hận tình đó đã khiến Đặng tiểu Bình được sự ủng hộ gần như trọn vẹn của Đảng và Nhà Nước Trung quốc khi quyết định cho VNCS "một bài học".
Chiến trường phía Tây Nam, Khmer đỏ đánh phá biên giới của VNCS. Đó chẳng qua là thực hiện kế hoạch của Trung quốc dù bên ngoài Paul Pot có tô vẽ thêm hận thù dân tộc, tranh chấp đất đai.
Tác giả tôn trọng phán đoán của người đọc, không kết luận thay cho đọc giả. Cảm nghĩ đầu tiên của người đọc sưu khảo này là trong 35 năm có Đảng CSVN, nhân dân bị đẩy vào 3 cuộc chiến vô bổ cho quốc gia dân tộc, mà chỉ có lợi cho Đảng CSVN thôi. Trong cuộc Chiến Đông dương 1, khi Miền Nam đã kháng chiến 3 tháng trước rồi, Ô. Hồ chí Minh lại đặt bút ký Thỏa hiệp Fontainbleau, tạo điều kiện cho Pháp đổ bộ ra Bắc. 17 thuộc địa của Pháp vẫn độc lập mà không cần phải trường kỳ kháng chiến như VN. Thoát khỏi sự cai trị của Pháp, CSVN lại đưa quốc gia dân tộc vào sự thống trị của CS Nga lẫn Tàu, một thứ tái nô dịch chủ.
Trong cuộc Chiến Đông dương 2, đuổi Mỹ đi để rồi phải trải thảm đỏ rước Mỹ trở lại. Thống nhứt được đất đai mà không thống nhứt được dân tộc nếu không muốn nói làm cho xã hội phân hóa đến mức rất khó mà hàn gắn lại, nhất là trên phạm vi kỳ thị Nam Bắc, kẻ thống trị người bị trị.
Cuộc Chiến Đông Dương 3 chánh yếu xảy ra vì thái độ thân Liên sô của CSVN. Trung quốc chẳng những đánh thẳng Việt NamCS mà còn vận động và yễm trợ vật chất, tinh thầân cho CS Miên đánh phá biên giới Tây Nam và giết hàng trăm ngàn người Việt từ lâu sinh sống trên đất Chùa Tháp. Cuộc hành quân xâm lăng Miên của Việt NamCS làm kiệt quệ kinh tế, bế tắc ngoại giao để rồi cũng phải rút quân về. Thật là vô bỗ cho đất nước và dân tộc Việt Nam nhưng rất có lợi cho Đảng CSVN.
Xuyên qua ba cuộc Chiến Đông dương, CSVN ngày càng lớn mạnh, càng nắm chặc chánh quyền. Một nhà văn Ý, Curzio Malaparté, từ 1950 đã dựa vào sử liệu, khẳng định rằng chính kỷ thuật đảo chánh của những chuyên viên cướp chánh quyền đã giúp cho CS chiếm chánh quyền tại nhiều nướcCS, kể cả ở Liên sô, năm 1917. CS không thể chiếm chánh quyền một cách hòa bình ( bầu cử hay thỏa hiệp giữa các thế lực chánh trị ) được, mà làm việc đó bằng bạo lực hay vũ lực. Quyền lợi của những người cướp chánh quyền chuyên nghiệp ấy là tối thượng. Các khẩu hiệu, độc lập, thống nhứt, Tổ quốc, v.v. chỉ là bình phong, và đơn thuần là khẩu hiệu. Nhân dân vẫn là quân chúng bị trị, không hơn không kém. Chiến tranh là phương tiện và chánh quyền là cứu cánh của những chuyên viên ấy. Những người này vì quyền lợi phe nhóm tụ họp lại thành một tổ chức gọi là Đảng CS vì chủ nghĩa này giúp cho họ căn bản tư tưởng độc tài toàn trị trên toàn bộ xã hội.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.