Hôm nay,  

Bài Vỡ Lòng Về Kinh Tế Học

15/10/200400:00:00(Xem: 5135)
Sau 12 năm, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã tiến hành chậm hơn khuyến cáo của các tổ chức viện trợ quốc tế và dự liệu của chính phủ VN. Vì sao"
Nhân dịp này và cũng để trả lời một số thắc mắc của thính giả đài RFA trong nước, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa hôm 12-10-2004 đã đề nghị lối nhìn khác, là trở về bài học kinh tế ông gọi là vỡ lòng như sau trên làn sóng này.
Hỏi: Thưa ông, tuần qua, tờ Wall Street Journal và ấn bản Á châu là tờ Asian Wall Street Journal đã có một bài viết về việc cải cách doanh nghiệp tại Việt Nam được trong nước đăng tải lại dưới tựa đề là “báo chí quốc tế ngợi khen thành quả cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.” Ông nghĩ sao về việc này"
Bài viết hôm mùng bốn tháng 10 đó của nữ ký giả Margot Cohen của Wall Street Journal tại Việt Nam đã được một số báo chí trong nước lược dịch có chọn lọc với ngụ ý tô hồng sự thật. Nội dung bài viết ngắn này bao hàm cả những phê phán về sự trì trệ trong tiến trình cải tổ nhưng lại không được dịch hết. Phân nửa sự thật tất nhiên chưa là sự thật và điều đó gián tiếp cho thấy những khó khăn của Việt Nam trên con đường phát triển. Một tiêu chuẩn thẩm định tiềm năng phát triển của Việt Nam thuộc về phẩm hơn là lượng chính là khả năng tường thuật hay phân tách kinh tế của truyền thông báo chí. Tôi trộm thấy là so với mươi năm trước, báo chí Việt Nam đây đó có nêu vấn đề và bớt dùng loại “văn chương lưỡi gỗ” như các tờ báo đảng và nhà nước, nhưng vẫn chỉ trong một mức độ nào đó thôi. Ta nên thông cảm với nỗi khó khăn đó của nhiều nhà báo trong nước...
Hỏi: Ông nói “văn chương lưỡi gỗ” là thế nào"
Thưa vâng, vì Tổng thống Pháp Jacques Chirac vừa qua Việt Nam cổ võ cho khối Pháp thoại, cho các quốc gia dùng Pháp ngữ, nên tôi dùng thành ngữ Pháp, là “langue de bois”, mà nhiều người trong và ngoài nước đã dịch theo nghĩa đen thành “lưỡi gỗ”. Ý niệm đó có nghĩa nôm na là nói lấy được, nói theo khẩu hiệu, công thức mà bất chấp thực tế, bất chấp sự thực. Đó là nền “văn chương chày cối”. Sự thực thì việc cải cách doanh nghiệp tiến hành quá chậm, từ 12 năm nay, lãnh đạo Việt Nam được các nước cấp viện xoa đầu ban khen và khuyến khích cải cách nhưng kết quả vẫn là một sự thất vọng, trong khi một số báo chí lại chỉ loan tải lời ban khen thôi, như vậy vẫn là không trình bày sự việc cho chính xác, tiếp tục mê hoặc quần chúng và gây tác dụng xấu cho sinh hoạt kinh tế thị trường vì không có thông tin trung thực. Sự thiếu trung thực đầu tiên có thể được thấy ngay ở cách giới lãnh đạo gọi việc cải cách là “cổ phần hóa”.
Hỏi: Vâng, ông có nói đến “cổ phần hoá” và “tư nhân hoá”, khác nhau là thế nào"
Tôi xin mạn phép giải thích chuyện ấy từ hai góc độ trước khi đề nghị một bài học vỡ lòng về kinh tế mà tôi thiển nghĩ là mọi người đều có thể đã thấy, đã hiểu ngay từ vô thức nhưng không nói ra cho rõ. Thứ nhất, nhà nước không tạo ra của cải, người dân mới có khả năng và chức năng đó; khi nhà nước dùng công quỹ, là tài sản của người dân, để đi kinh doanh và gặp thất bại thì người ta phải xét lại vì sao. Thứ hai, hơn 10 năm trước, Việt Nam có chừng 12.000 doanh nghiệp nhà nước mọc lên như nấm nhờ tài sản chung của quốc gia, phân nửa sau đó đã tiêu tán, còn lại cỡ 5800 cơ sở, và việc cải cách được đặt ra. Về nguyên tắc, nhà nước đầu tư lỗ lã thì phải bù lỗ và “giải tư”, bán các cơ sở đó lấy tiền về để làm đúng chức năng chính trị và xã hội của nhà nước, thay vì nhảy ra kinh doanh trong lãnh vực đúng lý là của người dân và chèn ép người dân trong lối kinh doanh cửa quyền đó. Nhưng, muốn bán các cơ sở ấy đi thì phải biết là bán với giá bao nhiêu, và bán cho ai, ai sẽ quản lý các cơ sở đó sau này, v.v.... Tiến trình ấy được gọi chung là cải cách doanh nghiệp và Việt Nam tiến hành quá chậm nên bị các nước cấp viện than phiền vì năm nào cũng không đạt chỉ tiêu. Năm nay thì mới chỉ đạt có một phần ba.
Hỏi: Từ việc cải cách đó đến cổ phần hoá là như thế nào"
Ta đang tiến dần đến bài học kinh tế nhập môn đó. Việc đầu tiên của cải cách là kiểm lại xem tài sản công cộng mà các cơ quan cao thấp và đảng viên cán bộ đem đi kinh doanh là bao nhiêu, đã tiêu vào việc gì, giờ này còn bao nhiêu. Thời cách mạng ta bất chấp luật lệ, chứ bây giờ đổi mới văn minh rồi thì phải có sổ sách hẳn hoi. Sau đấy là làm sao xác lập lại sổ sách rõ ràng rồi phân định lại trách nhiệm là ai sẽ quản trị khoản tài sản đó, cho mục tiêu gì. Trong phạm vi này, có hai vấn đề là nhà nước giải tư bao nhiêu, rút vốn bao nhiêu, còn kiểm soát bao nhiêu, thứ hai là khi phân định lại cơ cấu vốn ta còn phải xác định trách nhiệm kế tiếp về quản lý, ai sẽ điều khiển doanh nghiệp đó, theo điều lệ ra sao. Việc xác định tình hình vốn liếng và quản lý các công ty có dạng phi cầm phi thú, vừa là cơ quan nhà nước vừa là cơ sở kinh doanh ăn tranh của tư nhân, đòi hỏi một nghiệp vụ pháp lý là biến doanh nghiệp thành công ty và một nghiệp vụ về kế toán là phân chia tài sản còn lại thành từng cổ phần, thuật ngữ chuyên môn Anh ngữ gọi là “equitization”. Việt Nam bám vào đó và gọi việc cải cách doanh nghiệp là cổ phần hoá. Nhưng, chia cổ phần rồi ta còn phải làm nốt việc kế tiếp là bán cổ phần ra thị trường cho tư nhân mua và chủ đầy tư mới sẽ tham gia quản lý, từ đó nhà nước rảnh tay lui về lo giải quyết những việc đích thực của mọi nhà nước văn minh. Các xứ khác gọi tiến trình cần thiết này là “tư nhân hoá”, là “privatization”. Việt Nam thì nhập nhằng với chữ “cổ phần hoá”, có lẽ vì sợ chữ tư nhân trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phần kia là vì đảng viên cán bộ hữu trách thấy là tội gì nhường lại các khoản béo bở đó cho tư nhân" Bài viết của Margot Cohen có nói đến trở ngại đó của việc cổ phần hoá mà báo chí lờ đi.

Hỏi: Bây giờ, ta mới nói về bài vỡ lòng về kinh tế mà ông đề cập tới, đó là cái gì vậy"
Tôi trộm nghĩ đó là bài học về kế toán. Tôi ngờ rằng trước khi biết viết thì nhân loại đã biết đếm biết ghi, có thể chỉ bằng mấy cái gạch trên vỏ cây hay vách núi. Nghĩa là kế toán xuất hiện trước ngôn ngữ. Bài kinh tế nhập môn vì vậy có thể là một bài học vế kế toán mà mọi trẻ em từ lớp trung học đều nên biết và phải biết. Càng biết rõ thì nhà nước càng ít làm bậy. Tôi hình dung ra bài học từ một trương mục có dạng chữ T in trong bộ môn kế toán, là một nét ngang có nét dọc từ giữa xổ xuống. Ở trên nét ngang, ta ghi tên của hoạt động hay cơ sở, bên dưới phía trái là nguồn gốc hay xuất xứ của tài sản ta sử dụng, gồm những gì, tính thành tiền là bao nhiêu; bên dưới phía phải là mục tiêu sử dụng, vào việc gì, bao nhiêu. Cộng hai bên đó lại ra phải ra kết quả là lợi ích hay lỗ lã là bao nhiêu. Mọi kế toán viên đều biết chuyện sơ đẳng này, nhiều kinh tế gia nhà nước thì không. Bài học kinh tế vỡ lòng là bất cứ cái gì ta sử dụng đều có xuất xứ và phí tổn, trước sau gì cũng có lúc ai đó phải trả giá cho việc sử dụng, gọi là phí tổn. Bài toán kinh tế là việc sử dụng phải đạt hiệu năng, từ những phí tổn phải tạo ra thành quả cao hơn, để trang trải lại cho xuất xứ của vốn liếng và dùng phần sai biệt, là khoản lời, cho đúng với mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp nhà nước và cả nhà nước đều không có phản ứng tâm lý cần thiết ấy nên lấy tài sản công cộng của người dân đi kinh doanh theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Lợi thì nhà nước và nhân viên có chức có quyền bỏ túi, lỗ thì dân sẽ thanh toán – mà có khi không biết – bằng tiền thuế, bằng nạn lạm phát hay sự khan hiếm, đầu cơ tích trữ.
Hỏi: Nhưng, doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam cũng có đóng góp cho sản xuất chứ, thí dụ như phần sản xuất của doanh nghiệp nhà nước được nói là lên tới 40% GDP"...
Tôi nhớ là tại một hội nghị về viện trợ cho Việt Nam tại Paris tháng 12 năm 1999, vị đại diện của Ngân hàng Thế giới ở Hà Nội thời đó có nói rằng tỷ lệ 40% này cũng bằng với phần đóng góp của các công ty quốc doanh Pháp. Giới lãnh đạo kinh tế Việt Nam mừng quá với lời biện bạch ấy mà quên rằng tại Pháp và toàn khu vực Âu châu, công ty quốc doanh phải kinh doanh và cạnh tranh theo quy luật tự do, là điều Việt Nam thực ra chưa có. Thứ hai là người ta quên bài học chữ T, là để sản xuất ra ngần ấy sản lượng thì doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng bao nhiêu phương tiện công cộng, gây ra những tổn phí gì và xứ sở có cách nào thông minh hơn để đạt kết quả ấy không" Tôi xin lấy vài thí dụ dễ hiểu mà có lẽ người Việt Nam nào ở trong nước cũng đều đã cảm nhận được.
Hỏi: Thưa vâng, xin ông nêu ra vài thí dụ...
Từ quãng 1990 đến nay, tức là sau khi đã nói đến đổi mới kinh tế, nhà nước tha cho nông dân nên sản lượng nông nghiệp tăng vọt và Việt Nam trở thành nước bán gạo nhất nhì thế giới. Nhưng, nhà nước rút bàn tay ra khỏi nông nghiệp thì lại thọc sâu vào công nghiệp và xây dựng, rồi khu vực dịch vụ. Phần sản xuất của doanh nghiệp nhà nước không giảm mà còn tăng và việc cải cách doanh nghiệp dẫn tới việc tái phân bố tài sản công cộng vào các tổng công ty quốc doanh. Về thực chất, nhà nước chưa giải tư, vẫn chiếm lĩnh các khu vực kinh doanh béo bở nhất của dân, và lại còn ở vào vị trí thống trị khi liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách đã vậy thì làm sao đạt tiến độ về cổ phần hóa"
Thứ nữa, khi nhìn vào xuất xứ của tài sản, là phần bên trái của trương mục chữ T, thì phải xem vốn liếng phương tiện ở đâu và bao nhiêu mà kinh doanh và đóng góp cho 40% sản lượng toàn quốc" Câu trả lời là một sự thất vọng nếu so sánh với khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi khi sử dụng đất và vay vốn ngân hàng; đến 70% số tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước lại dồn cho doanh nghiệp nhà nước. Tư nhân đi vay khó khăn hơn và phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất cao hơn. Vậy mà phần tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân lại cao gấp đôi của doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất công nghiệp. Đây là thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ 1997 đến 2000.
Cũng vậy, ta biết thất nghiệp là vấn đề vậy mà hệ số đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước để tạo ra một công ăn việc làm mới thường cao gấp bốn năm lần cơ sở tư nhân, tức là tư doanh tạo ra nhiều việc làm hơn, dù vẫn bị chèn ép. Xét qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng thế, khu vực nào không có bàn tay của nhà nước thì cũng đạt kết quả cao hơn. Bài học vỡ lòng vì vậy vẫn là cần đối chiếu phương tiện với mục tiêu, kết quả với phí tổn, và đối chiếu rồi ta thấy có nạn “sản nhập” hơn là sản xuất: cụ thể là gần 60% doanh nghiệp nhà nước bị lỗ kinh niên mà cứ sống nhăn, và còn cản trở sự xuất hiện của tư doanh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.