Hôm nay,  

Việt Nam: Giáo Dục Hay Giáo Gian?

03/09/200400:00:00(Xem: 4968)
Các Nhà giáo kêu Trời như bọng : Giáo dục nước ta đi đường nào "
Hoa Thịnmh Đốn.- "Giáo dục Việt Nam đang ở "vùng trời" nào trên bản đồ giáo dục thế giới và chất lượng của nó cụ thể thế nào có lẽ không mấy người biết một cách chính xác. Song, hầu như ai cũng đều ...mường tượng rằng nền giáo dục nước ta đang ở mức khá thấp và tiếp tục tụt hậu với những cuộc cải cách mà càng cách lại càng thêm rối...."
Đó là lời giáo đầu gợi ý trên mục Diễn Đàn của báo điện tử VietNamnet ở trong nước hôm 19-8-2004 để mời gọi độc giả hiến kế chấn hưng nền giáo dục cho đất nước.
Cuộc thảo luận được báo này thực hiện sau khi có lời lời kêu gọi của Phan Văn Khải, Thủ tướng chính phủ trong cuộc hội thảo quốc gia về Giáo dục hồi trung tuần tháng 7/2004. Khải nói với các Nhà giáo và chuyên viên Giáo dục hàng đầu của Việt Nam : " Tôi kêu gọi các Nhà giáo dành tâm huyết đánh giá khách quan tình hình giáo dục. Qua đó, cùng Chính phủ tìm ra đúng nguyên nhân, khắc phục những yếu kém, thúc đầy nền giáo dục nước nhà. Chính phủ sẽ mạnh tay với các hiện tượng tiêu cực, gian lận."
Nhưng Bà Trần Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng nói thêm về tình trạng gian lận : " Trong 10 năm qua, sự gian dối trong giáo dục tuy chỉ tồn tại trong một bộ phận dân cư, song ở đâu, cấp học nào cũng có. Sự gian dối thể hiện rõ nhất trong kỳ thi Đại học."
Giáo sư Trần Thanh Đạm phát biểu : "Giáo dục của chúng ta hiện nay như cỗ xe 2 bánh: 1 bánh cao, 1 bánh thấp. Chúng ta đào tạo nhiều mà dùng ít, học cao mà thất nghiệp."
Nhà giáo Hoàng Tụy cho biết nguyên nhân: "Giáo dục phổ thông hiện có 3 "khối u" cần cắt bỏ, đó là: Thi cử nặng nề nhưng không thực chất; nạn học thêm, dạy thêm tràn lan; chất lượng sách giáo khoa không cao nhưng giá lại quá cao. Hậu quả do những "khối u" đó gây ra là chi phí giáo dục phình to, nhưng hiệu quả đầu tư cho giáo dục lại rất thấp."
Ban Biên tập của VietNamnet khẳng định: "Rõ ràng, chất lượng giáo dục đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội với những vấn nạn như bằng giả; học thêm, dạy thêm; mua bán bằng cấp; mua điểm; tăng học phí; học vẹt, học tủ v.v... Điều này thể hiện rất rõ quan 197 ý kiến chất vấn của cử tri tại kỳ họp thứ 5, khoá XI vừa qua (của Quốc Hội). Vậy, đâu là nguyên nhân của tình trạng trì trệ trong giáo dục mà Đảng và Nhà nước từ lâu luôn coi việc đầu tư vào ngành này là quốc sách ...""
Quốc sách đâu không thấy mà chỉ thấy Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Giáo dục trần tình nản chí : " So sánh về chỉ số thông minh, thì học sinh Việt Nam không thua kém học sinh các nước. Tuy nhiên, kết quả đo chỉ số sáng tạo lại thấp hơn học sinh các nước phát triển....Điều đáng lo ngại là một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, cá biệt còn có người vi phạm pháp luật, làm giảm sút uy tín, đội ngũ của ngành trước xã hội...."
PHẢN ỨNG
Nếu chỉ có "một số" thôi mà làm hỏng được toàn bộ chính sách giáo dục thì việc gì, lĩnh vực nào ở Việt Nam cũng hỏng. Bởi vì, như độc giả kimcuong (không có dấu và viết thường) viết ngày 28-8-2004 : "Hiện nay tôi nhận thấy nền giáo dục của ta hướng về chính trị,văn chương nhiều trong khi đó chính trị và văn chương phải có năng khiếu và sự yêu thích. Bộ Giáo dục chỉ căn cứ vào báo cáo và thành tích, trong khi đó Bộ là nơi phải linh động theo dõi tình hình xã hội để áp dụng vào việc giáo dục cho con người thì Bộ lại không làm..."
Hậu quả của sự "không làm" này đã đẻ ra không biết bao nhiêu những điều vô lý, tính bất cập trong giáo dục như nhận xét của độc giả Infin (28-8-2004): " Các hệ chính quy đào tạo qúa lý thuyết cứng nhắc, trong khi thực hành chỉ có tính tham khảo, không đưa ra 1 kết quả thực tế mà xã hội cần. Dường như chúng tôi học Đại học chỉ để nghiên cứu chứ không phải để làm việc...Về học, theo tôi chỉ khoảng 30% là tâm huyết học hành còn lại là chỉ đối phó (Quay cóp, chạy điểm...). Về dạy thì nhất là việc thỉnh giảng người giáo viên chỉ đến lớp làm "rẹ rẹt" 1, 2 tuần cho xong 1 môn là hết trách nhiệm..."
Tác giả NO NAME thì trách móc: " Tại sao trên thế giới có những phương pháp giáo dục rất hay mà sao chúng ta không chịu học hỏi người ta " Tôi thấy chúng ta cứ suốt ngày ngồi mò mẫm, nghĩ cách này cách nọ. Cái gì của người ra tốt mà mình chẳng chịu học nên chất lượng giáo dục cứ lùi hoài, không bằng ai."
Ông Nguyễn Hải Đăng phản ảnh về chủ trương tạo thành tích ngay từ bậc Tiểu học của Bộ Giáo dục : " Tôi thật sự thất vọng khi thấy kết quả chúng ta cân cặp học sinh tiểu học ở Hà Nội. Tôi thất vọng khi Bộ Giáo dục tuyên bố đã đạt được những thành tựu giáo dục. Giáo dục là cho toàn bộ một dân tộc và những thế hệ của dân tộc đó phát triển chứ không phải là để phát triển ở một vùng nào đó. Chúng ta đang mắc kẹt ở cái nề nếp xây dựng điểm...Nếu tồn tại chương trình giáo dục như Bộ Giáo dục đang thực hiện với học sinh tiểu học Việt Nam có lẽ tôi sẽ cho con của tôi du học ngay từ tiểu học. Vì, chương trình đó quá kém, từ thiết kế đến giảng dạy..."
Vấn đề được gọi là "xây dựng điểm" ở đây là tệ nạn giáo viên được lệnh của cán bộ Hiệu trưởng phải cho điểm cao đến 90 hay hơn, dù bài làm của học sinh không đáng được hưởng điểm cao và phải bị phạt không cho lên lớp. Mục đích "xây dựng điểm" của cán bộ trách nhiệm là nếu để cho trường mình có nhiều học sinh kém thì sẽ bị cấp trên phê bình, kiểm điểm, khiển trách có ảnh hưởng đến đồng lương, chức vị. Do đó mà ta không lấy gì làm lạ khi thấy các Tỉnh, Thành phố đều thi đua loan báo kết quả các kỳ thi tốt nghiệp đạt tỷ lệ từ 90% đến 99,9%. Thậm chí ở vài nơi còn đạt đến 100 điểm trong các kỳ thi!
Tình trạng này không phải mới diễn ra mà đã có từ thuở "mở cửa"1986 mà có thấy ông Nhà nước ngó ngàng gì đâu ! Cuối cùng rồi cũng đâu vào đó cả. Chuyện gì cũng hoàn thành kế hoạch, đạt chỉ tiêu và cán bộ nào cũng làm tốt nhiệm vụ.
Vì vậy mà độc giả Tân TN mới phát biểu (25-8-2004) : " Giáo dục nước ta đúng là gặp "cơn khốn khó" như các bạn bình luận. Nhưng phải làm gì để chấn hưng thì đó là vấn đề lớn mà việc đầu tiên là phải đánh giá lại cho thật khách quan, nghiêm túc, từ đó mới đưa ra giải pháp và kết hoạch chấn hưng lại nền giáo dục. Quốc hội phải tổ chức đánh giá độc lập nếu cần thì nhờ chuyên gia, tổ chức quốc tế người ta đánh giá giúp. Không nên giao cho Bộ Giáo dục đánh giá. Nước ta đặc biệt ở chỗ, những người mang trọng trách khi làm không tốt chức trách thì không thấy ai xin từ chức hoặc bị mất chức (Khác hẳn với các nước tiên tiến...) ."

Ông bà ta thường nói "nhân nào thì quả ấy" thật không sai. Nếu đem áp dụng cho giáo viên thì mộ số không nhỏ thiếu khả năng và sa sút đạo đức nghề nghiệp đã làm cho các bậc phụ huynh lo lắng.
Ông tranduythai nói : " Có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều đến hiện trạng dẫn đến chất lượng đào tạo hiện nay. Chúng ta chỉ cần tìm hiều rõ để khắc phục nguyên nhân đã và đang xẩy ra. Theo ý kiến và suy nghĩ riêng của tôi thì để cải thiện tình hình giáo dục hiện nay chúng ta cần xem xét lại một số vấn đề : Đề cao đạo đức nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các cấp. Bởi, đây là phần nhạy cảm nhưng chúng ta cần phải xem xét tại sao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đào tạo lại đi xuống như vậy ..."" (25-8-2004)
Cùng ngày này, tác giả Huy Vinh Linh phản ảnh trong thư gửi VietNamnet: " Tôi thấy học sinh và sinh viên Việt Nam toàn học chạy, học không đi với hành, ngay cả bản thân tôi khi học đại học cũng vậy nên cho đến khi đi làm tôi đã thấy rất bỡ ngỡ, phải mất nhiều thời gian tôi mới tiếp cận được công việc. Còn một điều nghịch lý mà tôi thấy bấy lâu nay vẫn tồn tại đó là trình độ giáo viên hiện nay. Đấy là đầu vào của các trường sư phạm: Có rất ít học sinh có học lực khá, giỏi thi vào những trường này. Tôi lấy ví dụ các bạn tôi (Có rất nhiều) khi học phổ thông toàn học lực bình thường, có người học lực còn yếu thế mà họ vẫn đỗ vào các trường Đại học, Cao Đảng sư phạm. Vậy thì làm sao có thể có được một lực lượng giáo viên giỏi để đào tạo ra những học sinh giỏi ""
Thư của ông Hùynh Cao Vân (25-8-2004) bổ túc thêm nỗi lo lắng này : " Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân làm cho trình độ học sinh hiện nay kém là do các cấp 1,2,3 học sinh được đào tạo kém chất lượng . Chúng ta có bằng chứng về điều này rất rõ qua sự chênh lệch lớn giữa kết quả tốt nghiệp Phổ thông Trung học và kết quả đậu Đại học. Nhiều trường ở cả ba cấp chạy theo thành tích và tìm mọi cách nâng kết quả học tập của các em. Đây là một hình thức GIẾT CHẾT học sinh vì các em và cả cha mẹ các em không biết trình độ thực tế để tìm cách sửa chữa. (Và khi đến cấp 3 kể như VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA)."
Tác giả Quang (24-8-2004) bổ túc về tệ nạn thành tích : " Tại sao chất lượng giáo dục Việt Nam thấp " Sẽ có hàng trăm ngàn câu trả lời. Nhưng tôi thấy nổi cộm một điều là BỆNH THÀNH TÍCH. Rất nhiều trường dùng tỷ lệ học sinh/sinh viên tốt nghiệp làm thành tích báo cáo, có rất ít (Thậm chí chẳng có) trường lấy chất lượng của học sinh/sinh viên làm thành tích..."
Thật vậy, kết quả của các kỳ thi tuyển sinh viên vào Đại học rất kém và đôi khi xen lẫn tính khôi hài và mất nhân cách của thí sinh dự thi. Tỷ dụ như có nhiều học sinh không làm được bài nhưng lại làm Thơ tình, Thơ trào phúng chọc ghẹo thầy cô, vẽ hình nam nữ sa đọa hoặc viết Thư năn nỉ chấm đậu, nếu không sẽ bị bố mẹ đánh, đuổi khỏi nhà v.v... rồi nộp cho Giáo chức coi thi!
Tính trung bình có từ 65 đến 80% học sinh rớt thi vào Đại học, nhưng không ai biết số phận của những thi sinh không đậu sẽ ra sao và sẽ làm gì để sống!
Độc giả Hoang Thanh viết cho VietNamnet ngày 25-8-2004 : " Tôi không dám bàn đến tất cả các cấp học mà chỉ có ý kiến về bậc đại học. Có quá nhiều ý kiến cho rằng cần phải thay đổi chương trình (Là cái chất) mà ít ai để ý đến cái "hồn" của bậc đại học ! Vậy, "hồn" là gì " Đó là, phong cách, quan hệ giữa thầy - trò, trò - trò! Nhiều lúc tôi có cảm tưởng đến lớp học giống như đến một siêu thị có kẻ mua người bán và bán xong là rồi! Người bán không cần biết người mua sử dụng món hàng như thế nào (Ở sịêu thị đôi lúc họ còn để ý sức mua, còn đại học thì ...) Đa phần sinh viên sống xa nhà. Ngày xưa học cấp 3 họ ngoan thế, chăm học thế nhưng hãy thử thống kê : Có bao nhiêu phần trăm tụt dốc khi lên đại học " Vì sao vậy ..Bạn bè đại học mà mấy năm không biết được tên nhau (Dẫu ít nhưng vẫn có), còn không nói chu::12Ề4::n với nhau thì quá nhiều, chứ đừng nói tạo được quan hệ tốt !..."
Để kết luận cho bài viết này, chúng ta hãy cùng đọc lời phát biểu của Đăng Khoa trên VietNamnet ngày 25-8-2004 : " "Cải tổ giáo dục" - phải nói như vậy mới xứng tầm phát triển của đất nước ta trong thời kỳ hiện nay. Thực trạng giáo dục: Chương trình giáo dục quá tải (nhồi nhét quá sức cho học sinh/sinh viên) , nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, chất lượng sút kém so với các nước trong khu vực. Loạn thầy, thiếu thợ. Bằng cấp tràn lan. Hiện tượng "bằng thật, học giả" còn nhiều...Việc kiểm tra của ngành giáo dục và các ngành có trách nhiệm về việc sử dụng bằng cấp yếu và thiếu gây ra hàng loạt những bất cập trong việc sử dụng bằng cấp. Các cấp, các ngành khi tuyển chọn ,lao động toàn chú trọng vào bằng cấp mà không chú trọng đến năng lực thực tế. Nhiều cán bộ có chức quyền chạy bằng cho bản thân, tuyển chọn con em mình vào ngành, sau đó cho đi "học" để chạy bằng nhằm được đề đạt vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan mình phụ trách. Việc cấp văn bằng học vị còn nhiều bất cập, chưa chú trọng đến năng lực mà thiên về lý thuyết. Vì vậy nước ta : "Người người là Tiến sỹ", "Nhà nhà là Giáo sư" nhưng các công trình khoa học kỹ thuật áp dụng trong thực tế rất ít. Con đường lấy bằng cấp cho một người quá ư dễ dàng vì ở đâu cũng có đại học. Việc chuẩn hoá cán bộ chỉ nói trên văn bản giấy tờ còn thực tế hầu như chẳng ai kiểm tra....."
Đó là nội dung của việc học và hành ở trong nước ngày nay. Những nhận xét ngay thẳng của Đăng Khoa đã lột tả được tất cả nỗi bi thảm của nền Giáo dục trong thời kỳ "Đổi mới" của đảng Cộng sản Việt Nam. Những "sản phẩm" của nền giáo dục này đã và sẽ đem lại cho xã hội được những gì "
Nhưng không phải chỉ có tác giả Đăng Khoa mới nhìn ra những bất cập như thế mà trước đây đã có vô số Nhà giáo danh tiếng trong nước nêu ra những thiếu sót trong Giáo dục và kêu gọi Nhà nước sửa chữa cấp thời mà có thấy thay đổi gì đâu !
Từ ông Thủ tướng đến Bộ trưởng Giáo dục và các cán bộ chuyên trách chỉ biết làm một việc : Đó là cùng thi đua "than vãn", cùng phấn khởi "hứa suông" và cùng hồ hởi "đùn đẩy trách nhiệm."
Cuối cùng thì càng "cải cách" bao nhiều, Giáo dục càng sa sút, tụt hậu bấy nhiêu. -/-
Phạm Trần (9-2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.