Hôm nay,  

Tại Sao CS Thù Internet?

21/03/201200:00:00(Xem: 10183)
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF ( Reporters Sans Frontières), nhơn ngày 12/03/2012 là Ngày Thế giới Chống Kiểm Duyệt Internet, công bố các chế độ sau đây là “kẻ thù của Internet năm 2012”: Ả Rập Xê Út, Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan, Syria, Turkmenistan và Việt Nam. Theo bản báo cáo này, cả ba chế dộ CS còn sót lại ở Á châu đều bị gồm CS Bắc Hàn, Việt Nam CS và Trung Cộng. CSVN đã liên tục bị 10 năm rồi, năm nay 2012, VNCS đứng sát sau TC. Cộng sản Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam đều sợ Internet, sợ thông tin, nghị luận, sợ blog chánh trị của người dân do xa lộ thông tin tòan cầu Internet chuyển tải. Nên CS đánh phá Internet một cách thô bạo và không ngừng nghỉ.

Tại sao? Phải chăng Internet đang giải thóat Con Người ra khỏi kềm kẹp của độc tài CS, khỏi tuyên truyền của CS. Internet giúp đưa thông tin nghị luận của mọi hình thái truyền thông đại chúng chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, truyền thông trong luồng hay ngòai luồng giúp cho khán thính, độc giả xem xét nhận định. Nói một cách khác, Internet cung ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận xét cho con người, một món ăn tinh thần cho kiến thức, có khi còn quí hơn, cần thiết, thiết yếu hơn nhu cầu giải trí nữa. Vỉ kiến thức là sức mạnh của con người trong thời đại khoa học kỹ thuật cao đương đại.

Muốn hay không muốn truyền thông đại chúng cũng đóng vai trò lớn không chối cãi được trong cuộc sống của thời đại này. Mà Internet là phương tiện chuyên chở mọi lọai hình của truyền thông đại chúng từ phát thanh, phát hình, báo chí truyền thống của cơ quan, tập thể cho đến webs, blog, paltalk của cá nhân, v.v... Để một bên quảng cáo tràn ngập trên các loại hình truyền thông đập vào mắt vào tai mỗi người một ngày không biết bao nhiêu lần, còn có thông tin, nghị luận, và giải trí có thể nói quá phong phú đến thừa mứa nữa. Tạm lấy người Mỹ như một điển hình tiên tiến trong thời đại truyền thông đại chúng vì muốn hay không muốn người Mỹ là người sử dụng và hưởng dụng truyền thông đại chúng nhiều nhứt. Để từ đó thử phân tích tin tức là một thứ giải trí hay là một nhu cầu công ích.

Một, khảo nghiệm của đại học cho biết người Mỹ là người dùng truyền thông nhiều nhứt. Dùng hai phần ba thời gian thức để vô Internet, xem TV, nghe nhạc, hay nói điện thoại. Vừa vào Internet vừa làm việc khác như xem truyền hình, nghe nhạc, xem thư. Đó là kết quả do Trung tâm nghiên cứu của Đại học Indiana làm một cuộc khảo sát khoa học và công phu. Mỗi người đồng ý cho khảo nghiệm được gắn một máy đặc biệt ghi nhận cứ 15 giây một lần những hoạt động suốt 12 tiếng đồng hồ một ngày, tổng cộng 5.000 giờ, với 400 cư dân đồng ý cho khảo nghiệm ở vùng Trung Tây nước Mỹ. Kết quả cho biết trung bình một người Mỹ sử dụng 30% thời gian thức để tiếp cận với truyền thông và 20% để làm việc. Theo nhận xét của Giám đốc Trung Tâm là Ô Michael Bloxham, tham khảo truyền thông có nghĩa thí dụ như xem TV, nghe radio, đọc báo. Kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên, nó xác nhận khuynh hướng chung rất phù hợp với những khảo nghiệm những năm trước đây; nó cũng xác nhận vai trò rộng lớn của truyền thông trong đời sống của người Mỹ.

Khảo nghiệm này cũng cho biết trong việc tiếp cận truyền thông đại chúng, có hai loại người. Loại thứ nhứt xem truyền hình trung bình 240 phút (4 giờ đồng hồ) một ngày. Loại thứ hai xem computers 135 phút (2 giờ 15 phút) một ngày. Loại hai xem những gì trình bày, loan tải trên mạng qua Internet, như điện thư, điện tín khẩn, báo chí, nhạc. Và có một điều ngạc nhiên đầy thích thú là thời gian xem computers theo khảo nghiệm bằng với thời gian nghe nhạc mỗi ngày, nghe từ nhiều thứ máy, như radio, nhạc phát từ nhiều chương trình trên mạng.

Và càng thích thú hơn, có người vừa tiếp cận truyền thông vừa làm việc khác. TV là loại hình truyền thông người ta vừa xem vừa làm việc khác nhiều nhứt. Khảo nghiệm kết luận dù thời gian tiếp cận với computers ngày càng tăng, nhưng loại hình truyền thông người ta dành thời giờ nhiều nhứt vẫn là cho TV.

Hai, tiếp cận với truyền thông chánh yếu để giải trí và biết tin tức. Vậy tin tức là một trò giải trí hay một nhu cầu vì công ích. Theo Jim Lehrer, một người dẫn chương trình đáng kính của truyền hình PBS, được mời chất vấn ứng cử viên tổng thống nhiều lần, khẳng định tin tức không phải là một thứ giải trí, mà là một nhu cầu công ích. Cơ quan truyền thông vì thế không phải là nơi làm kỹ nghệ giải trí. Nhưng Victoria Corderi, người dẫn chương trình Dateline của Truyền hình hình NBC nói ngược lại, tin tức là một thứ giải trí.

Bất đồng ý kiến này có lý do. Truyền thông đại chúng bây giờ so với 20 năm trước phát triển thành nhiều loại, báo chí, phát thanh, truyền hình, websites, blogs, v.v... Khán thính giả rộng đường thông tin nghị luận, nhưng cũng có thể tạo cho mình một ốc đảo quan điểm lập trường, cái gì thích thì nghe nhìn, cái gì không thì bỏ qua.

Và khuynh hướng này thấy rõ ở Quốc Hội, là trái tim, khối óc thu gọn của nhân dân Mỹ. Nơi cơ quan quyền lực tối cao của Mỹ này, tả là tả, hữu là hữu, không thỏa hiệp. Điều này không tốt cho chánh quyền dân chủ là chánh quyền cần thỏa hiệp và giám sát kềm chế lẫn nhau.

Vậy tin tức đúng là một nhu cầu công ích để người nghe nhìn có dữ kiện để so sánh, nhận định, tự chọn cho mình một quyết định. Chính vì vậy hơn bao giờ hết, trong thời đại này, tin tức vô tư, trung thực, chính xác, kịp thời là một nhu cầu công ích để tạo niềm tin — là cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng càng ngày truyền thông càng tỏ ra không thành công với thiên chức đó. Nhiều xì căn đan xảy ra do chính nhà báo gây ra, trong những tơ báo lớn như USA Today, New York Times, và hệ thống truyền hình lớn. Nếu đà này tiếp diễn chắc chắn niềm tin của quần chúng sẽ bị xói mòn. Nhưng truyền thông đại chúng cũng gặp vô vàn khó khăn do thời đại gây ra.

Nhiều bàn tay đang trói chặt truyền thông. Độc giả báo ngày càng bớt. Quảng cáo là nguồn lợi lớn nhứt cho đời sống vật chất của truyền thông. Thêm vào đó một người chỉ cần có một máy quay phim, đóng một số tiền nhỏ mua vùng trên Internet là có thề làm ra vô vàn tin tức.

Chính trong cảnh vàng thau lẫn lộn đó, tin tức đúng đắn hơn lúc nào tỏ ra vô cùng thiết yếu, như nhu cầu công ích vậy. Đúng theo nghĩa theo nghĩa truyền thống là vô tư, độc lập, trung thực, chính xác và kịp thời. Quần chúng cần những thứ đó để biết sự thật. Do vậy tin tức không thể là một trò giải trí. Tin tức là tin tức. Nó có thể tốt, làm vui với người, phe đảng này, nhưng xấu, làm bực người, phe đảng khác. Nhưng cái giá trị cốt yếu của nó là sự thật. Bóp méo sự thật dù một chút thôi để làm vừa lòng phe đảng nào đó, như một thứ giải trí là không còn là tin tức nữa.

Vi Anh

Ý kiến bạn đọc
21/03/201206:08:51
Khách
Chính trị toàn là Xạo...chỉ khác là người Xạo ít, kẻ Xạo nhiều thôi !
Từ ngàn xưa, trong dân gian đã có câu: "nhà báo nói láo ăn tiền" !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.