Hôm nay,  

Miền Tây Co Cụm Đất Trồng Lúa Xóa Sổ Nàng Thơm Chợ Đào

11/03/201200:00:00(Xem: 8960)
vb_lua_gao_nang_thom-large-contentĐất trồng lúa màu mỡ ở Long An cứ mất dần đi do “công nghiệp hóa” đất nông nghiệp.

SAIGON (VB) -- Dân mất thêm nhiều diện tích trồng lúa.
Tháng 11-2011, Quốc hội CSVN đã thông qua nghị quyết từ nay đến năm 2020 phải giữ cho được 3.8 triệu hecta đất lúa, chủ yếu là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các nhà khoa học và cả chính quyền các địa phương đều lo ngại khó thực hiện được chủ trương này.
Là vựa lúa lớn nhất nước với khoảng 1,8 triệu hecta, đồng bằng sông Cửu Long cung cấp tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm. Thế nhưng những năm gần đây diện tích đất trồng lúa cứ mất dần mà lý do chính yếu là các tỉnh đua nhau thành lập khu/cụm công nghiệp. Rồi do không có ai vào đầu tư, nhiều khu đã định hình xong lại bỏ hoang. Như ở khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã đền bù, giải tỏa được khoảng 340ha từ năm 2007 nhưng hiện khu vực này chỉ mới được san lấp mặt bằng một phần, phần đất còn lại cỏ mọc um tùm. Nhiều nông dân đã nhận đền bù và giao đất cho Nhà nước nhưng chờ hoài không thấy xây dựng nhà máy gì nên họ đã trở lại “trưng dụng” hàng chục hecta đất để trồng lúa và hoa màu. Dù vậy hiện nơi này vẫn còn đất hoang khá nhiều.
Hay ở tỉnh Sóc Trăng, năm 2007 đã giải tỏa khoảng 180ha đất lúa năng suất cao ở thành phố Sóc Trăng để làm KCN An Hiệp. Dù đã được đầu tư khá hoàn chỉnh về hạ tầng, nhưng sau hơn 5 năm triển khai vẫn còn 2/3 diện tích đất bỏ hoang nên người dân ở đây xin thuê đất đó để... sản xuất nông nghiệp.
Đất trồng lúa “bốc hơi” nhanh không chỉ do các địa phương đua nhau quy hoạch KCN mà còn do người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Như theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, do không có chế tài trong việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên trong 10 năm qua đã có khoảng 250,000ha đất lúa màu mỡ trong vùng ven biển ĐBSCL bị chuyển sang nuôi tôm.

Tại tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh cho biết năm 2011-2012 có hơn 1000ha đất lúa “biến mất”, chủ yếu do nông dân tự chuyển sang trồng cây ăn trái và do làm đường giao thông... Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy, năm 2000 lũ lớn làm chết gần hết 15,000ha cây ăn trái, nên sau đó huyện quy hoạch hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái khoảng 20,000ha, tức sẽ chuyển 5,000ha đất lúa sang trồng cây ăn trái. Đến nay mục tiêu này sắp hoàn thành.
Ông Nguyễn Văn Dương, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nói mặc dù tỉnh rất quan tâm giữ đất lúa nhưng không thể ngăn được tình trạng người dân chuyển đổi mục đích. Chỉ ở những vùng ngập sâu, nhiễm phèn nặng thì nông dân mới không chuyển đổi đất trồng lúa sang các mô hình khác được. Còn ở những vùng ven sông, đất cồn... người dân chuyển đất lúa sang trồng màu hoặc cây ăn trái thì địa phương cũng bó tay.
Ông Nguyễn Văn Sánh, viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển ĐBSCL, cho biết có một nghịch lý là thời gian qua tỉnh nào chỉ trồng lúa thì bị xem là tỉnh nghèo. Nông dân của tỉnh đó đương nhiên cũng nghèo theo. Còn tỉnh nào “công nghiệp hóa” thì sẽ mau giàu hơn. Vì thế các địa phương đua nhau quy hoạch mở khu/cụm công nghiệp. Không chỉ vậy, người trồng lúa không thể khá giả bằng người trồng cây ăn trái hoặc nuôi trồng thủy sản nên khó mà ép họ phải làm lúa mãi được.
Một lão nông sống ở Long An – vùng đất có giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào nổi tiếng – đã than thở: “ Nếu ai có dịp về Long An thì thấy đất nông nghiệp đã được công nghiệp hóa thả cửa, bằng cách san mặt bằng, rào lại rồi... bỏ đó. Nàng Thơm Chợ Đào vang tiếng một thời rồi sẽ bỏ Long An mà đi! Công nghiệp hóa đất lúa theo phong trào kiểu này thì sẽ đến lúc nhập gạo mà ăn!”.
Mặt khác, Trường ĐH Cần Thơ đã đưa ra cảnh báo là nếu diện tích đất trồng lúa bị giảm thì tình trạng thất nghiệp ở nông thôn sẽ gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn sẽ càng xa, áp lực tăng dân số cơ học, tệ nạn xã hội... ở các thành phố cũng sẽ tăng theo.

Ý kiến bạn đọc
15/03/201218:18:50
Khách
tụi cộng sản khỉ trong rừng ra làm người cứ giở mấy cái mửng ngu dốt ra để trị dân thì chết chùm là phải rồi
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.