Hôm nay,  

Chớ Để Lỡ Chuyến Tàu Văn Minh Trí Tuệ

03/02/200100:00:00(Xem: 3825)

HANOI (VB) - Bản văn sau đây do báo chui Đối Thoại từ Hà Nội gửi ra, do hai nhà trí thức thúc giục nhà nước canh tân gấp, chứ không sẽ mang tội với đất nước vì cơ hội có thể sớm mất.
***Nối kết tiếp tay tán phát cho đến khi tự do dân chủ thực sự có ở Việt Nam***
ĐỐI THOẠI - ĐỐI THOẠI - ĐỐI THOẠI (1 tháng 2 năm 2001) Đất nước Việt Nam ta đang ở đâu " và sẽ đi về đâu " Với tư cách với tư cách những người chủ đất nước có ít nhiều hiểu biết, sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với những ai có ý thức trách nhiệm về những việc lớn của Dân tộc và Đất nước, hai nhà trí thức Trần Văn Khuê và Nguyễn thị Thanh Xuân đã viết và phổ biến tác phẩm "Đối thoại 2000" và "Đối thoại 2001" rộng rãi nhằm trao đổi thảo luận những vấn đề liên quan đến sống còn đất nước dân tộc một cách trung thực, Đối thoại số tháng này xin được trich đăng lại đây . Đừng "để lỡ chuyến tàu văn minh trí tuệ" để mang tội với đất nước, và nhớ rằng "không có sự dối trá nào qua nổi mắt của Nhân dân". Xin nhân dân và các bạn tiếp tay tán phát.
CHỚ ĐỂ LỠ CHUYẾN TÀU VĂN MINH TRÍ TUỆ !
Trần khuê - nguyễn thị thanh xuân
Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam ta đã bỏ lỡ mất chuyến tàu văn minh công nghiệp. Trung Quốc cũng lỡ, hầu như cả phương Đông bị lỡ, chỉ trừ có Nhật Bản. Minh Trị Thiên Hoàng cùng với tầng lớp trí thức và tầng lớp thương nhân Nhật đã đưa Nhật Bản kịp nhẩy lên chuyến tầu thế kỷ. Và Nhật Bản phát triển như thế nào ta đã thấy, cả mặt hay và mặt dở. Chẳng việc gì phải chúi vào mặt dở rồi quên việc học cái hay của thiên hạ. Họ cũng chẳng có phát minh sáng chế gì nhiều, cứ chăm chăm đi bắt chước cái hay của thiên hạ mà sau Thế chiến II trở thành siêu cường về kinh tế. Thua trận đến bại hoại gân cốt, thế mà lại vươn lên thành một siêu cường kinh tế, dám ngang ngửa với siêu cường Mỹ. Cùng là chịu ảnh hưởng văn hoá nho giáo Trung Hoa nhưng Nhật Bản thì biết tụng Vương Dương Minh "tri hành hợp nhất". Trí thức Nhật Bản có hẳn một trường phái gọi là Vương học, hễ gặp nhau thì đặt tượng Vương Dương Minh trước mặt một cách trang trọng, chắp tay vái rồi mới cùng nhau bàn chuyện quốc sự. Sau Vương học có Lan học, Fukuzawa học . . . các trường phái tán thành nhau, phản đối nhau trong một phong trào sôi nổi về học thuật để tìm ra một hướng đi cho dân tộc và đất nước Nhật Bản.
Trong khi đó vua Tự Đức và triều đình Huế nhà ta vẫn rung đùi xướng họa thơ đường luật, khuyến khích làm văn bát cổ, tụng rất kỹ những điều thi vân, tử viết, chỉ lo làm chệch Khổng Mạnh, Tống nho, Thanh nho; đưa Đổng Trọng Thư và Nhị Trình lên hàng chuẩn mực; chê bọn Tây dương là man di mọi rợ, trước sau vẫn giữ đạo thần phục Thanh triều, bỏ ngoài tai những lời trung thực, những kế sách cải cách đầy tâm huyết của những Bùi Viện, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ. Do đó triều Nguyễn đã đẩy đất nước vào con đường tụt hậu, nô lệ. Đến nỗi phải mất 117 năm bi tráng (1858-1975) với bao lớp người vùng lên ngã xuống mới giành lại được cơ đồ của ông bà tổ tiên nghìn xưa để lại.
Đến chuyến tầu văn minh trí tuệ của thế kỷ XXI này mà lại còn dùng dằng để lỡ thì hẳn giới lãnh đạo mang tội với đất nước ít nhất cũng ngang bằng triều Nguyễn.
Việt Nam Ta đang ở đâu " và sẽ đi về đâu "
Những câu hỏi có vẻ thừa nhưng vẫn không thể không đặt ra . Chẳng phải thế sao, từ vài ba ngàn năm nay nhân loại cứ vừa đi vừa băn khoăn tự hỏi: Ta là ai " Ta từ đâu tới " và Ta sẽ đi về đâu "
Không hề là triết gia hay các đấng bậc hiền triết, luôn luôn đau đời, đau đạo; cũng chẳng hề học thói Sào Phủ, nghe đến việc trị nước lại vội vã đi rửa tai; chúng tôi - cũng như các bạn - may mắn được sống trong buổi giao thời của thế kỷ và thiên niên kỷ, với tư cách những người chủ đất nước có ít nhiều hiểu biết, sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với những ai có ý thức trách nhiệm về những việc lớn của Dân tộc và Đất nước.
Mấy chục năm liền, hồi còn sinh thời, Cụ Hồ không ngừng nhắc mọi người chớ quên rằng: nước ta là một nước sản xuất nhỏ. ấy thế mà rất nhiều người cứ quên cái đặc điểm rất to này .
Đến nay, vào cuối năm 2000, còn có ai không hiểu rằng nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, xếp hàng thứ 8/13 nước nghèo nhất hành tinh. Một thời quanh ta là một phe XHCN hùng mạnh, đứng đầu là anh cả Liên Xô siêu cường, kế bên là anh hai Trung Quốc vĩ đại . Ta được tham gia KOMECOM và, theo đúng lời Lênin dạy ta yên trí rằng vì đã có các nước anh em trong phe giúp đỡ, ta có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không cần qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa . Đại hội IV và Đại hội V của Đảng ta thời đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ, mọi chuyện của đất nước đều được bàn thảo theo tinh thần này . Và đất nước rơi vào tình trạng trì trệ khủng hoảng như thế nào ta đều biết cả, miễn nhắc lại . Nhiều người nói không thể qui riêng trách nhiệm cho anh Ba vì chính Bác Hồ cũng đã lựa chọn con đường này .
Nhầm to! Họ không hiểu hết cái thâm ý của Cụ Hồ. Vào những năm cuối thập kỷ 50, thấy các đồng chí anh Cả, anh Hai lớn tiếng đả kích nhau là "xét lại", là "giáo điều", lo ảnh hưởng xấu đến công cuộc chống Mỹ Diệm, thống nhất Tổ quốc, Cụ đã hạ lệnh cắt tiếp vận hai đài Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Sau hai hội nghị quốc tế 81 Đảng và 12 Đảng ở Mạc Tư Khoa và sự kiện hai ông anh dàn quân bắn nhau ở biên giới, cộng với các sự biến Ba lan và Hunggari, thế là Cụ hiểu cả. Toàn phe rầm rập xã hội chủ nghĩa thì mình cũng xã hội chủ nghĩa . Chẳng kể "giáo điều" hay "xét lại", thế giới tư bản hay thế giới thứ ba, cứ ủng hộ Việt Nam chống Mỹ thì đều là bạn thiết của Việt Nam. Không phải vì kính yêu Cụ mà cố thanh minh, biện bác để tránh hoàn toàn mọi trách nhiệm cho Cụ.
Khi đất nước bị xâm lăng, Dân tộc bị nô lệ, Cụ phải rời quê hương để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Khi đọc luận cương của Lênin, Cụ rất mừng và nhận thức ra rằng muốn giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Đây là một điểm nhiều người dễ nhận thức nhầm lẫn. Cụ Hồ có làm cách mạng vô sản cũng là nhằm mục đích giải phóng dân tộc. Như vậy con đường cách mạng vô sản hay ta thường gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa là phương tiện hay cứu cánh"
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và mạch chính của tư tưởng Hồ Chí Minh thì đối với Cụ lúc bấy giờ con đường cách mạng vô sản hay cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn chỉ là phương tiện để Cụ và toàn dân đạt tới mục đích giải phóng dân tộc. Với cụ Hồ, Cụ phải làm tất cả những gì cần làm, sử dụng tất cả phương tiện nào có trong tay, miễn là đạt được mục đích độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Chẳng lẽ khi đã hoàn thành được sự nghiệp độc lập thống nhất rồi tất yếu phải xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà Cụ lại viết nhầm và dặn nhầm con cháu phải xây dựng một nước Việt Nam hoà bình độc lập thống nhất, dân chủ và giàu mạnh"
Trước 30/4/1975, ta phải giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đúng, hợp với tình thế. Từ 1960 đến 1975, miền Bắc ta đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa rồi, nghĩa là ta đã công hữu hoá, tập thể hoá, xoá sổ quyền tư hữu đúng như Tuyên ngôn của Đảng cộng sản của Mác và Ănghen. Và tình hình kinh tế, xã hội xấu đi như thế nào thì Đại hội VI của ta đã thừa nhận sai lầm và quyết định đường lối ĐỔI MỚI .
ĐỔI MỚI của Việt Nam ta thực chất là dân chủ hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh để tránh sự trì trệ, sụp đổ và tạo ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nước. Thực tiễn 15 năm đổi mới vừa qua đã xác nhận có dân chủ thì có phát triển. Lĩnh vực nào dân chủ nhiều thì phát triển nhanh, dân chủ ít thì phát triển chậm và mất dân chủ thì trì trệ, suy thoái .
Cho nên nói độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội cũng không sai nhưng lại dễ gây ra những sự ngộ nhận. Nhiều cán bộ, đảng viên cứ lo đổi mới mạnh mẽ thì mất chủ nghĩa xã hội . Họ đâu có hiểu rằng chính đổi mới một cách chập chờn sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển chậm chạp, vô tình đã triệt tiêu những động lực khiến ta có thể tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội . Họ tưởng cứ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, đánh thuế nặng vào các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân, tiếp tục bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh, tiếp tục độc quyền về báo chí và xuất bản . . . là giữ vững được chủ nghĩa xã hội . Thực tế họ chỉ làm cho nhân dân thêm chán ghét chủ nghĩa xã hội . Mà nhân dân chán ghét chủ nghĩa xã hội là đúng! Chủ nghĩa xã hội gì mà lạ thế! Hợp tác xã thì có làm mà không có hưởng, phương án nổi phương án chìm, chỉ béo các vị quản trị tham ô . Xí nghiệp quốc doanh không sản xuất đủ hàng tiêu dùng, tư doanh sản xuất thì lại "kiểm tra hành chính", tịch thu gia sản rồi cho đi tù. Mậu dịch thì quầy hàng rỗng không, hỏi hàng gì cũng phải có tiêu chuẩn phân phối, cung cấp. Chế độ tem phiếu một thời đã sinh ra bao bất công, tệ nạn:
Tôn Đản là chợ vua quan
Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần
Chợ giời là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.
(Ca dao mới)
Văn nghệ thì đua nhau minh họa chính sách. Báo chí thì tuyên truyền "ngô bổ hơn gạo", hướng dẫn bà con nông dân trồng khoai ụ, nuôi lợn bằng phân trâu . . . Phát biểu phê bình thủ trưởng thì bị chụp ngay cái mũ chống lãnh đạo .. Còn đã bị vu là "xét lại chống Đảng" thì đi tù, tù vô thời hạn, không cần xét xử.
Kể mãi cũng chẳng hết nhưng phải thấy rằng đó là những trò làm sai rồi đổ tiếng xấu cho chủ nghĩa xã hội . Chủ nghĩa xã hội mà Mác dự báo đâu có thấp kém, tồi tệ và dối trá như thế.
Bản thân chủ nghĩa xã hội Stalin đã là sai lầm và không thích hợp với Liên Xô . Khi được vận dụng vào một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta, nó càng không thích hợp và sai lầm thảm hại hơn. Do đó, trong tập "Đối thoại năm 2000", chúng tôi khẳng định chủ nghĩa xã hội lý thuyết của Mác là tốt đẹp, đáng mong ước và nó chỉ có thể xẩy ra ở những nước thuộc trình độ G7. Còn ta hiện nay thì phải thực thi chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh không hề đối lập mà nó là một giai đoạn tất yếu phải trải qua trước khi tiến đến chủ nghĩa xã hội Các Mác. Tóm lại, Việt Nam ta vẫn đang là dân chủ cộng hoà chứ chưa phải cộng hoà xã hội chủ nghĩa . Ta vẫn đang tiếp tục làm cách mạng dân tộcđân chủ chứ chưa phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa . Ta phải nắm vững chuyên chính dân chủ nhân dân chứ không phải chuyên chính vô sản. Trong thực tế ta cũng chưa hề có giai cấp vô sản - một giai cấp công nhân đại công nghiệp đúng như khái niệm trong lý luận Mácxit. Ta thấy chủ nghĩa Mác-Lênin có nhiều cái hay, ta cứ học, cứ theo nhưng không được phép quên rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh tức là tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XX này mới đúng là nền tảng để chúng ta xây dựng, chúng ta suy nghĩ và hành động. Hơn nửa thế kỷ vừa qua xuất phát từ Hồ Chí Minh, theo Hồ Chí Minh và phải đến với Hồ Chí Minh. Như thế mới đúng là Việt Nam, mới đúng là: "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!".
Chúng tôi tán thành ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu là cần phải giải thích rõ thế nào là chủ nghĩa xã hội và thế nào là định hướng XHCN"
Và thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa " Đây là một thuật ngữ mới được đặt ra từ sau Đại hội VI, nó không có tính chất khoa học. Một vài hội thảo đã thảo luận nhưng không có nhà nghiên cứu nào trình bầy có sức thuyết phục về vấn đề này, cũng không đi đến một kết luận nào rõ ràng dứt khoát mà dứt khoát và thuyết phục sao được khi bản thân thuật ngữ đó chứa đựng sự xung khắc như nước với lửa . Lâu nay các nhà lý luận của ta không dám dùng cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa nữa chính là vì lẽ này . Vì cơ chế thị trường là cơ chế thị trường chứ không thể dính thêm cái đuôi tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa . Nói một cách nôm na, đơn giản: thị trường có nghĩa là tự do mua bán, thị trường vận động theo những qui luật của nó (qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh..v...v..) không thể can thiệp một cách thô bạo được. Ngay giai cấp tư sản vốn ham lợi nhuận và siêu lợi nhuận, muốn can thiệp mà cũng phải dừng lại . Họ muốn huỷ bỏ tự do cạnh tranh để tạo ra độc quyền kinh doanh. Độc quyền có hại cho người tiêu thụ và toàn bộ nền kinh tế tư bản, nghĩa là hại cho cả người kinh doanh. Do đó họ phải ra những đạo luật chống độc quyền. Chính sự sửa chữa sai lầm này đã cứu chủ nghĩa tư bản thoát khỏi tình trạng giãy chết, rồi tiếp tục phát triển. Còn một số nước trong phe ta vì không biết tuân theo qui luật, không biết tự điều chỉnh nên đã rơi vào tình trạng sụp đổ, sụp đổ với nhịp độ thần tốc nghĩa là chết không kịp giãy . Việt Nam ta vì đổi mới kịp thời nên thoát hiểm. Nhìn mặt tích cực, có cạnh tranh và phát triển thì ta mừng. Nhưng thấy mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, ta lại lo . Lo quá hoá ra dụt dè, nên ra tay can thiệp khiến cho nhiều mặt đang phát triển lại ngưng trệ. Lĩnh vực kinh doanh nào có sự độc quyền là y như người tiêu thụ kêu ca và lĩnh vực đó bị ngưng trệ. Do đó nhà nước ta mới đang lo chuyện phải soạn thảo và ban bố luật chống độc quyền. Làm như thế là hoàn toàn đúng qui luật. Tất nhiên ta phải lo tạo ra một môi trường pháp lý bảo đảm cho sự tự do cạnh tranh lành mạnh, chống sự chụp giật lừa đảo, trốn thuế, trốn sự kiểm soát của Nhà nước và người tiêu thụ. Đây đó lác đác thấy một vài bài báo tỏ ý lo ngại luật chống độc quyền sẽ ảnh hưởng đến sự chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước nghĩa là lo chệch hướng xã hội chủ nghĩa . Cũng chính những người suy nghĩ kiều này đã một thời lo "khoán" sẽ mất chủ nghĩa xã hội, nhưng thực tế đã chứng minh rằng "khi khoán hộ thì thấy chủ nghĩa xã hội không những không mất mà đi lên nhanh hơn" (Lê Khả Phiêu - Báo Tuổi trẻ chủ nhật số 2-1999). Thử hỏi có tới 67% giám đốc và tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước (nguồn: Bộ Tài chính) không biết đọc bản kết toán thì đáng sợ như thế nào " Vậy cứ ôm lấy các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém cỏi để tiếp tục bù lỗ cho đến bao giờ" Đó là chưa kể những trường hợp lãi vẫn cứ khai lỗ. Điển hình là công ty Điện lực, bao nhiêu năm được phép phụ thu rồi lại xin phép chính phủ cho tăng giá điện mà vẫn kêu lỗ. Điều tra ra mới thấy rằng các vị lỗ giả lãi thật. Vậy tiền lãi ấy đi đâu " Rõ ràng định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu này thì chỉ béo bở cho một số người nào đó, còn nhà nước và người tiêu thụ đều bị thiệt hại .
Còn nói cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, mới nghe qua là rất hợp lý nhưng thực tế cho thấy một số rất đông vợ con các vị lãnh đạo, một mặt liên doanh, liên kết với các tư doanh trong nước và ngoài nước, mặt khác lại móc ngoặc với các cơ quan tổ chức ở Vụ này, Bộ khác để lũng đoạn thị trường và làm xáo trộn đời sống. Có chuyện nghe như bịa mà có thật: nhiều loại tân dược bị cấm sản xuất ở Pháp, công ty dược của họ phải chạy sang sản xuất ở ý nhưng không được phép tiêu thụ ở ý. Vậy mà Bộ Y tế của ta lại cho phép nhập các dược phẩm đó vào Việt Nam với số lượng lớn để cho dân ta có thể tiêu thụ thoải mái bắt chấp sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào " Nhiều thứ hàng khác cũng thế. Kinh hoàng hơn nữa là Tổng công ty xuất nhập khẩu sách báo dưới sự quản lý của Bộ Văn hoá lại độc quyền nhập khẩu luôn hàng chục công-ten-nơ sách báo phế thải, trong đó có cả những truyện tranh thiếu nhi cổ động cho tình dục và bạo lực. Cùng lắm là mấy cán bộ thừa hành ra toà, còn Bộ trưởng Văn hoá, Bộ trưởng Y tế vẫn vô can. Giá cả tăng vô tội vạ. Thuốc thang, sách báo độc hại nhập vô tội vạ, thế mà người ta vẫn lớn tiếng chủ trương quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo .


Nơi cần có vai trò chủ đạo thì các vị lại không thèm chủ đạo . Giai cấp công nhân được mệnh danh là giai cấp lãnh đạo muốn dùng biện pháp đình công để tự bảo vệ quyền lợi của mình cũng rất khó khăn. Họ luôn luôn hoạnh họe công nhân rằng đình công thế này là bất hợp pháp, đình công thế kia là trái thủ tục. Họ đây là ai " Là Phòng lao động huyện, là Sở Lao động thành phố, là thanh tra lao động, là Liên đoàn lao động, Công đoàn . . . nghĩa là toàn những thành phần thuộc bộ máy nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của những người công nhân thì họ lại đứng ra cản trở cuộc đấu tranh đó. Chưa kể nhiều đảng viên được cử vào Ban quản trị hoặc Ban giám đốc lại đứng hẳn về phía chủ, bảo vệ quyền lợi cho chủ, phản bội giai cấp mình. Đây là một nếp tư duy sơ cứng đã hình thành trong 20 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954-1975). Bấy giờ mọi người đều quan niệm rằng chúng ta đang sống trong chủ nghĩa xã hội, tất cả đều là sở hữu công cộng thuộc về nhà nước và tập thể, ta chỉ cần nâng cao ý thức về quyền làm chủ tập thể là đủ. Ta lại đình công để tự ta chống lại ta hay sao " Vì thế lúc đó không có luật đình công. Qua Đại hội IV và Đại hội V(1976-1985), thấy kinh tế trì trệ và xã hội khủng hoảng trầm trọng, ta mới kinh hoàng nhận ra rằng ở một nước có một nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn và lạc hậu như ta không thể chủ quan duy ý chí và nóng vội xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ngay được mà phải chuyển ngang sang kinh tế thị trường. Làm kinh tế thị trường nhưng ta vẫn vương vấn với tư duy kinh tế xã hội chủ nghĩa mà ta quen gọi tránh đi là "tư duy thời kỳ bao cấp" nên ở nhiều lĩnh vực ta rất lúng túng. Điển hình là ở lĩnh vực nông nghiệp. Khoán hộ đạt hiệu quả thần kỳ như thế (thoát nạn đói kinh niên và thừa gạo xuất khẩu), trang trại phát triển tốt như thế nhưng ta vội vã tạo ngay ra cái độc quyền quo-ta xuất khẩu và đè ra đánh thuế thu nhập đối với nông dân. Cũng may thực tiễn đã giúp ta điều chỉnh ngay những việc làm bất công hoặc thái quá đó. Độc quyền của ta xuất khẩu gạo thực chất là muốn quay lại tư duy bao cấp, đánh thuế thu nhập vào nông dân thực chất là ta muốn thực thi quyền điều tiết của nhà nước xã hôị chủ nghĩa đối với thị trường.
Nhiều người trong bộ máy nhà nước quên mất rằng nhà nước ta giữ quyền điều tiết để giúp cho kinh tế phát triển chứ không phải điều tiết để kìm hãm lực lượng sản xuất. Họ cũng không hiểu rằng cái gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta là do đổi tên vội vã chứ thực chất nó là nhà nước dân chủ nhân dân. ở đây sự nhầm lẫn nọ kéo theo sự nhầm lẫn kia nên sinh ra một tình trạng hết sức lúng túng, nhiều khi làm sai nhưng cắt nghĩa thế nào cũng đúng. Khi anh làm sai pháp luật của nhà nước, anh bảo cơ chế thị trường nó phải thế. Khi anh ra chỉ thị hay nghị định sai, anh lại bảo đây là thuộc phạm vi điều tiết quản lý của nhà nước XHCN. Chỉ thị sai thì được thực hiện rất nhanh, đặc biệt những chỉ thị về việc tăng giá các mặt hàng có tác dụng làm giảm sức mua . Chỉ thị đúng thì thực hiện rất trầy trật, chẳng hạn chỉ thị bỏ giấy phép con hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Điển hình là đánh thuế giá trị gia tăng, thu rất nhanh rất đủ khiến cho các doanh nghiệp tư nhân lao đao muốn sập tiệm cả loạt. Nghe họ kêu oai oái . Thủ tướng ra lệnh hoàn trả nhưng các chi cục thuế lại nhẩn nha chờ đủ thứ văn bản, chỉ thị hướng dẫn. Thế là các doanh nghiệp cứ việc đi mòn gót và dài cổ ra mà đợi . Vì sao có thể xảy ra những tình hình như thế ở trong một nhà nước đã tương đối có đầy đủ pháp luật như nhà nước chúng ta " ở đây không thể chỉ cắt nghĩa bằng tác phong quan liêu, thiếu ý thức tôn trọng nhân dân, thiếu ý thức chấp hành kỷ cương luật pháp ..v..v. Mà phải cắt nghĩa bằng cái gốc của vấn đề. Đó là sự sai lầm về nhận thức và lý luận. Còn những sai lầm kia chẳng qua là hệ qủa tất yếu của cái sai làm gốc này .
Từ ba bốn chục năm nay, hầu hết các cán bộ đảng viên trong bộ máy nhà nước ta được huấn luyện qua các trường, các học viện đều đinh ninh rằng chủ nghĩa xã hội là công hữu, là xoá bỏ quyền tư hữu . Cái gì thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể mới đáng được tôn trọng. Còn cái gì thuộc về tư hữu, tư nhân, cá thể đều bị coi thường, cho sao được vậy . Đã một thời gian dài, cùng là một giai cấp nông dân với nhau nhưng phân tầng rất rõ: nông dân xã viên thì được tôn trọng quí hoá (dù họ sống nghèo khổ) còn nông dân cá thể thì bị khinh thường là kẻ lạc hậu chống lại tập thể, chống lại xã hội chủ nghĩa (dù họ làm ăn giỏi giang, giàu có). Người nông dân cá thể từng chịu thiệt thòi đủ đường như thế nào, ai cũng biết cả.
Cùng là tầng lớp kinh doanh nhưng vào công tư hợp doanh tức là xã hội chủ nghĩa là đã được cải tạo, được coi là có giá trị. Còn lại đám cá thể là đồ con buôn, con phe . . .. Dù những người kinh doanh đứng đắn làm giàu chính đáng, nộp thuế đầy đủ, nghiêm túc tuân theo pháp luật vẫn cứ phải tìm cách triệt đi, vì trong mắt ai họ vẫn là những kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa .
Công bằng mà nói, trong thời đổi mới, người nông dân cá thể biết làm giàu đã được tôn vinh xứng đáng, chẳng ai còn dám ngấm nguýt. Nhưng tư thương, tư doanh có làm ăn tốt đến mấy, đóng góp đầy đủ đến mấy cũng vẫn được coi là loại "con nuôi, con ghẻ", lại thường xuyên được "thăm hỏi sức khỏe" nếu không biết lót tay hoặc không biết "liên kết" với các cấp chính quyền để nhận sự bảo trợ. Cũng là tư doanh nhưng phải là con cháu các cụ hoặc tư thương ngoại quốc mới được hưởng sự âu yếm, vồ vập.
Đáng mừng là sau khi Thủ tướng có mấy cuộc trò chuyện thân mật và nhất là lệnh huỷ bỏ hơn một trăm giấy phép con thì các tư thương bản xứ có được dễ thở hơn. Nghe các nữ giám đốc tư doanh kể khổ, cả Thủ tướng và những người hiểu biết đều thấy mủi lòng.
Như thế là ngay với nhiều cơ quan nhà nước từ cấp Bộ trở xuống vẫn nhìn những nhà tư doanh với cặp mắt thiếu thiện cảm. Cái nhìn này có nguyên nhân lịch sử sâu xa của nó. xuất phát từ quan điểm trọng nông ức thương của giai cấp thống trị phong kiến, đặc biệt dưới triều các vua quan nhà Nguyễn. Quan điểm xã hội chủ nghĩa với sự hiểu máy móc Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là xoá bỏ quyền tư hữu không đếm xỉa gì đến thực tiễn kinh tế- xã hội Việt Nam nên vô tình đã tiếp cận với quan điểm khinh thị thương nhân trước đây . Cho nên Bộ nào, Sở nào, Phòng nào còn dùng dằng ngần ngại trong việc bỏ những giấy phép con mà Thủ tướng đã ra lệnh là do vẫn còn sơ cứng trong nhận thức về CNXH. Còn lý do "khó quản lý" là lý do không chính đáng, không có cơ sở thực tế. Có một bài trên báo Nhân Dân đã chỉ ra rằng: tại sao có đủ cả mấy cơ quan quản lý (sở Thương mai, sở Y tế, cục Kiểm dịch, cục Kiểm tra chất lượng v.v...) mà để cho bánh phở có pha foóc-môn tự do lưu hành nhiều năm liền làm hại sức khỏe của người tiêu dùng" Người phát hiện lại chính là người tiêu dùng và báo chí chứ không phải là các cơ quan quản lý. Cho nên những người nào được Đảng cử ra làm trách nhiệm quản lý trong bộ máy nhà nước mà quản lý không tốt làm hại đến quyền lợi của Nhân Dân và tổn thất đến uy tín của Đảng thì phải được truy cứu trách nhiệm trước pháp luật không được phép chỉ nhận khuyết điểm chung chung là "buông lỏng quản lý" rồi chỉ kiểm điểm nội bộ hoặc xử lý hành chính.
Dư luận vui mừng khi thấy đ/c Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trả lời phỏng vấn của báo chí rằng sắp tới Bộ trưởng không nhất thiết cứ phải là đảng viên. Đây là một ý tưởng mới cần phải được thông suốt trong toàn Đảng. Nhưng chúng tôi giật mình khi đọc bài "Đảng viên trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá "của tác giả Nguyễn Anh Dũng (báo Nhân Dân ngày 11-10-2000:
(...) "Nhưng ở những công ty mà nhà nước bán toàn bộ cổ phần thì vai trò lãnh đạo hoàn toàn tuỳ thuộc uy tín của đảng viên và chất lượng công tác Đảng, do đó phương pháp công tác phải khác, có lẽ phải đề cao và nhuần nhuyễn công tác vận động, giáo dục quần chúng, trong đó có sự động viên, giác ngộ những nhà giàu, tư sản..."
Mạn phép hỏi tác giả Nguyễn Anh Dũng: Thế nào là đề cao và nhuần nhuyễn công tác vận động giáo dục quần chúng" Thế nào là động viên, giác ngộ những nhà giàu, tư sản" Sau mấy chục năm ta giáo dục, vận động quần chúng là "có áp bức phải có đấu tranh", thế mà khi quần chúng công nhân ở các doanh nghiệp đình công, bãi công để đấu tranh với giới chủ thì có những đảng viên trong Hội đồng quản trị doanh nghiệp, các đảng viên phụ trách công đoàn, các đảng viên viết báo lại bắt bẻ họ rằng đình công không bảo đảm thủ tục, không hợp pháp, làm mất ổn định doanh nghiệp và ổn định xã hội . Thử hỏi những đảng viên này theo chủ nghĩa Mác- Lênin hay theo chủ nghĩa nào " Theo tư tưởng Hồ Chí Minh hay theo tư tưởng nào " Đứng về phía quyền lợi giới chủ hay đứng về phía quyền lợi của giai cấp công nhân"
Và xin hỏi tác giả Nguyễn Anh Dũng: cần tăng cường công tác giáo dục quần chúng công nhân hay cần tăng cường giáo dục cái lũ đảng viên tiêu cực đang phản bội giai cấp công nhân" Theo luật pháp của ta hiện nay mọi nhà và mọi người tư sản được quyền làm giàu chính đáng. Họ kinh doanh có lãi và nộp thuế đầy đủ, đối xử với công nhân theo đúng Luật Lao động tức là họ đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Còn bọn nhà giàu mới nổi lên phần đông là đảng viên tham nhũng và không ít vợ con các vị lãnh đạo cấp cao đang hình thành một tầng lớp tư sản mới mà dân gian gọi là bọn tư sản đỏ, chính bọn này luôn luôn trốn thuế và lợi dụng những khe hở của luật pháp để làm giàu bất chính..
Vậy xin hỏi tác giả Nguyễn Anh Dũng ta cần giác ngộ đám tư sản nào: tư sản dân tộc hay tư sản đỏ" Đã đến lúc mọi sự lý luận phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn của xã hội mà phân tích đúc kết cho rành rọt sáng sủa . Viết khơi khơi theo kiểu tác giả Nguyễn Anh Dũng, theo chúng tôi, chẳng qua đó chỉ là lặp lại một thứ lý luận đấu tranh giai cấp đậm màu sắc Mao-ít mà thôi . Chưa kể lúc nào cũng đi lo "giáo dục quần chúng" đó là bệnh "kiêu ngạo cộng sản" không thể chấp nhận được. Muốn giáo dục người khác thì trước hết phải tự giáo dục mình.
Tác giả Nguyễn Anh Dũng còn viết: "Vai trò lãnh đạo của Đảng theo địa bàn cũng hết sức quan trọng, kết hợp vai trò của Đảng trong từng doanh nghiệp và sự gương mẫu của từng đảng viên sẽ giữ vững được niềm tin, sự ngưỡng mộ của quần chúng và các nhà doanh nghiệp, cũng là giữ vững sự thừa nhận đương nhiên Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam"
ở đây tác giả Nguyễn Anh Dũng nhầm lẫn khái niệm lãnh đạo với quản lý. Lãnh đạo là công việc của cấp vĩ mô . Còn quản lý là công việc cụ thể của từng doanh nghiệp. Trong tình hình đổi mới hiện nay, muốn tham gia quản lý doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) anh phải có vốn lớn hoặc có năng lực quản lý. Dù anh là đảng viên nếu anh không đủ số cổ phần nhất định thì không thể tham gia hội đồng quản trị. Dù anh là đảng viên nhưng anh không đọc nổi bản quyết toán tài chính, ai dám thuê anh làm tổng giám đốc hay giám đốc" Nếu anh đã là đảng viên đồng thời lại là nhà kinh doanh giỏi thì chưa kịp vận động, giáo dục hay giác ngộ, người ta đã phải đốt đuốc tìm đến tận nhà để "thỉnh" anh rồi .
Nguyễn Anh Dũng cũng quên rằng đâu cứ có Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thì nhân dân mình mới "giữ vững sự thừa nhận đương nhiên" vai trò lãnh đạo của Đảng. Cứ thử giở lại Điều 4 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 31-12-59, khi còn sinh thời Bác Hồ xem điều 4 ghi cái gì"
"... Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân...".
Vậy lúc đó nhân dân có " thừa nhận đương nhiên quyền lãnh đạo của Đảng" không" Kể từ Hiến pháp đầu tiên thông qua 19-11-1946 cho đến trước ngày thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1980 (18-12-80) trong 34 năm đó ai thay được Đảng cộng sản để lãnh đạo cuộc cách mạng này, đất nước này . Đâu có phải cứ đi sao chép Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô thành Điều 4 Hiến pháp Việt Nam xã hội chủ nghĩa rồi khẳng định rằng "Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước lãnh đạo xã hội" thì nhân dân ta mới thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng".(Hiến pháp 92 đã bỏ đi từ DUY NHấT) Trong tác phẩm " Đối thoại năm 2000", chúng tôi đã phân tích rất kỹ rằng bỏ Điều 4 cũ của cụ Hồ thay bằng Điều 4 mới chép theo ĐIều 6 của hiến pháp Liên xô là rất nguy hiểm. Chính Bác Hồ đã dạy rằng người cộng sản chớ có vỗ ngực nhận mình là người lãnh đạo rồi bắt dân thừa nhận sự lãnh đạo ấy . Phải chăng ghi vào Hiến pháp để khẳng định sự siêu quyền lực của Đảng như thế, theo Lênin, đó là biểu hiện một tinh thần "kiêu ngạo cộng sản" mà Nhân dân và Cuộc sống không thể chấp nhận. Và đây cũng là chỗ dựa pháp lý để cho những đảng viên tiêu cực tha hồ tác oai tác quái, phá hoại mọi kỷ cương pháp luật. Tất nhiên đảng viên chân chính không bao giờ lợi dụng điều này, vì thế họ sống thì nhân dân đi theo, họ chết thì nhân dân thờ cúng và tiếp tục noi gương sáng của họ.
Trong buổi toạ đàm ở Ban TTVHTƯ, khi nghe đồng chí Đào Duy Quát nói rằng: "vì tình hình chính trị cấp thiết hiện nay không thể xoá bỏ Điều 4 Hiến Pháp được", chúng tôi đã thẳng thắn bác bỏ và giải thích rằng: theo chúng tôi, chính vì tình hình chính trị cấp thiết hiện nay mà cần bỏ Điều 4 trong Hiến pháp. Hạ Viện Mỹ vừa rồi cũng yêu cầu chúng ta xoá bỏ Điều 4. Về hình thức đề nghị của chúng tôi và yêu cầu của Hạ Viện Mỹ là giống nhau . Nhưng về bản chất và động cơ là hoàn toàn khác nhau . Hạ viện Mỹ yêu cầu như thế là can thiệp vào nội bộ của nước ta với ý đồ nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng ta; còn đề nghị của chúng tôi là nhằm giữ vững sự lãnh đạo đó. Chỉ cần nhớ lại rằng cũng chính do tình hình chính trị cấp thiết mà năm 46 Bác Hồ phải tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương. Chẳng phải vì thế mà mất sự lãnh đạo của Đảng. Ngược lại càng tạo thuận lợi cho sự lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp trong 5 năm đầu . Cũng chính vì tình hình chính trị cấp thiết mà Stalin phải tuyên bố giải tán Cục Thông tin quốc tế. Cũng chẳng phải vì thế mà mất đi sự lãnh đạo thống nhất đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử cũng như tình hình toàn cầu hoá hiện nay, một lần nữa chúng tôi vẫn đề nghị rằng bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện nay vẫn tốt hơn là giữ lại vì nó tạo thuận lợi cho tình hình đối ngoaị và đối nội . Sự lãnh đạo của Đảng không hề mất đi mà chỉ mất đi chỗ dựa pháp lý của bọn "nội xâm" và những thế lực chống Cộng quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề sách lược, nhưng sách lược này lại ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược phát triển của đất nước chúng ta trong thời kỳ hội nhập với thế giới . Do đó ta nên thảo luận nghiêm chỉnh và nếu cần, nên tổ chức trưng cầu ý kiến trong toàn Đảng và toàn Dân.
Xin nói thêm điều này: về đối nội bao giờ cũng phải trung thực với Nhân dân vì không có sự dối trá nào qua nổi mắt Nhân dân. Nhưng đối ngoại thì phải luôn luôn biết "vờ vịt". Các lực lượng đối phương, đối tác của chúng ta nhiều khi biết thừa là ta "vờ vịt" nhưng vì thể diện hoặc do lẽ này lẽ khác, họ vẫn phải vui vẻ chấp nhận. Sách lược "vờ vịt" đầy khôn ngoan sắc sảo của các triều đại phong kiến trước đây đối với "thiên triều" phong kiến phương Bắc là những bài học kinh nghiệm quý báu vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự.
TRẦN KHUÊ - NG. T. THANH XUÂN
(ĐỐI THOẠI HAI NGÀN LẺ MỘT - Tập3 - Ngày 22-XII-2000)
(đón xem kỳ tới: Dân Chủ - Nhu Cầu Hàng Đầu Của Dân Tộc)
Địa chỉ liên lạc:
Ộ Trần Khuê
296-Nguyễn Trãi-Quận 5
Tel/Fax: (08) 8.363.825
Email: trankhue@hcm.fpt.vn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.