Hôm nay,  

Ngày Xuân Nhớ Văn Cao

16/01/201200:00:00(Xem: 7188)
Ngày Xuân Nhớ Văn Cao

Đào Như
Vào một sớm mai thức sớm, ông già vừa ngâm nga câu hát: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về-Mùa bình thường mùa vui nay đã về…”. Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông già nói một mình: Mới đó mà đã ba mươi lăm năm! Mùa xuân trong suốt ba mươi lăm năm đã lặng lẽ qua khung cửa này. Tại thành phố Chicago này, hơn ba mươi cái Tết đã đi qua cõi lòng ông. Dù ở xa quê hương ngàn vạn dậm, hơn nửa vòng trái đất, mỗi khi Tết về, ông lại tha thiết nhớ quê hương, nhớ đến bài hát: “Mùa Xuân Đầu Tiên” của Văn Cao. Rồi ông lại tiếp tục ngâm nga một mình: “…Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên- Với khói bay trên sông- Gà gáy trưa bên sông…”.
Không ngờ sau mấy thập niên vừa mới được quyền cầm bút trở lại sáng tác, Văn Cao vẫn là nguyên ngọc sáng ngời. Văn và Nhạc của anh vẫn giữ nguyên chất thép của thuở nào. Giữa không khí “Mùa Xuân Đại Thắng”, huênh hoang, khoác lác và rỗng tuếch ấy, Văn Cao tự trầm mình trong thế giới của riêng mình và lắng nghe hồn mình tự tình: nhìn khói bay trên sông – Gà gáy trưa bên sông”. Có điều gì cô đơn, hiu quạnh - Văn Cao đang cuối xuống lòng mình, và buồn, nỗi buồn thế sự, nỗi buồn dân tộc, nỗi buồn về một mùa xuân không ai mong đợi và đã đến, nỗi buồn vận nước còn nhiều nổi trôi, còn nhiều hận thù, còn nhiều đấu tranh mong muốn nữa: “Người mẹ nhìn đàn con nay đã về… Từ đây người đã biết quê người, Từ đây người biết thương người, Từ đây người biết yêu người…”.
Tháng bảy, năm 1995 khi được tin Văn Cao bỏ Hà nội, bỏ Hoàng Cầm, bỏ Trần Dần…theo cụ Phan Khôi về Trời, ông ngậm ngùi suốt cả tháng. Chính nơi bệ cửa này, nhìn ra hồ Michigan bao la ông réo gọi Văn Cao. Lúc ấy ông là một tên điên khùng lạc lỏng giữa cõi đời xa lạ. Ông xúc động, Tết năm đó, ông viết bài thơ:
NGẬM NGÙI VĂN CAO
Ngày Xuân lưu lạc nhớ anh
Nhìn xuống trang thơ
Lửa cháy
Nhìn ra hồ
Tiếng hát Trương Chi vời vợi
ngàn trùng…
Tiếng ai réo gọi
Bản tình ca bất diệt
Cho Tình yêu
Cho Độc lâp
Cho Tự do
Cho mọi trái tim
Cho mỗi con người
Văn Cao
Anh vội ra đi
Chưa hề gặp anh
Sao tôi vẫn nhớ
Chưa ai hề gặp Trương Chi
Sao vẫn có Trương Chi trong cõi đời mình…

Có tiếng điện thoại reo. Ông biết ngay là bà gọi ông. Bà thường gọi ông vào giờ này để biết ông thức dậy chưa, và ông có khỏe không? Sau câu hỏi thường lệ: ”ông đang làm gì đó, cà phê tôi làm sẵn ông uống có thấy thích không?”, bà nói với ông:
- Mới đó mà gần 14 năm rồi mau quá anh hả.
- Bà muốn nói gì mà gần 14 năm?
- Mình về thăm nhà mới đó mà đã gần 14 năm rồi.
- À! Mau thật, hình như lần cuối mình về thăm nhà hồi tháng chạp 1998. Lúc ấy Phanrang đang ngập lụt.
- Thấy người ta về thăm nhà, về quê hương ăn Tết nhiều quá, làm mình cũng muốn về, tư dưng cũng nhớ nhà, nhớ Saigon nhớ làng, nhớ xóm…Tết nay vợ chồng mình về quê ăn tết nghe anh?
- Tốt lắm. Anh cũng muốn về thăm nhà lâu quá mình chưa về thăm Từ Đường… Anh cũng nhớ nhà, nhớ Phanrang, nhớ Xóm Động, nhớ sông Dinh, nhớ núi Cà đú, nhớ Saigon, nhớ Huế, nhớ Hà nội…nhớ nhiều lắm, nhớ nhiều nơi, nhớ nhiều người, ngay cả những người, những cảnh không còn trên cõi đời này.
- Nghe nói Hà nội, Saigòn, Huế, bây giờ thay đổi nhiều lắm. Lần này nhất định mình phải thăm Huế, thăm Hà nội nghe anh. Hà nội, bến Chương dương và cầu Thê Húc là quê ngoại của em. Tiếc quá hồi 98 mình không ra thăm Huế và Hà Nội- mình cứ chần chờ… Nhưng lần này, làm sao mình tìm lại được một ”Hà nội của Ngày Tháng Cũ- Hà Nội cổ tích rêu phong“, một “Saigòn Năm Xưa - Saigòn Tạp Pín Lù” của Vương Hồng Sển ‘. Tiếc quá, mình về muộn quá phải không anh? Hy vọng bây giờ, cố đô Huế vẫn còn thấy “mây chiều còn phiêu bạt, lang thang trên đồi quê..”. Buồn quá anh nhỉ, nhớ câu thơ của Thu Bồn: “Hải Vân ơi! Xin người đừng tắt ngọn sao khuya…”. Không hiểu Huế hôm nay còn có ai biết rằng từ Điện Bàn-Quảng Nam-Thu Bồn đã “hóa đá” vào năm 2003…
Sự thật, lý do thúc đẩy ông về thăm nhà, về ăn Tết Quê Hương, với ông rất trừu tượng rất mơ hồ nhưng cũng rất mãnh liệt. Quê hương với ông là bến đợi, và đời người là những chuyến đò đến, những chuyến đò đi. Những chuyến đò luôn luôn thao thức ngày trở về bến đợi. Dù sao đi nữa, ở đó ông cũng cảm thấy ấm cúng và hạnh phúc hơn tất cả bất cứ nơi nào của hơn nửa vòng trái đất mà ông đã từng đi qua./.
Đào Như
201 S. Maple # 405
Oak park, IIlinois, 60302, USA
thetrongdao2000@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.