Hôm nay,  

Quá Nguy Nên Cố Tảng Lờ

26/11/200100:00:00(Xem: 3862)
Có những sự thật nguy hại đến mức người ta phải nói dối một cách thật thà (white lies), như bác sĩ trả lời không sao trước một bịnh nhân sắp chết. Có những nguy cơ quá lớn đến mức người lãnh đạo quốc gia không nói ra. Trong cuộc chiến chống khủng bố, khả năng phải dùng vũ khí nguyên tử giết người hàng loạt khi Iraq dính líu hay nhảy vào vòng chiến, quá nguy nên Tây Phương cố tảng lờ.

Thực vậy, chớï người Mỹ nào cũng nhớ quyền lợi và nhu cầu xăng dầu, yêu cầu chiến lược toàn cầu của Mỹ đòi hỏi Mỹ phải có mặt và ảnh hưởng lớn ở Trung Đông. Người Mỹ nào cũng nhớ Sadam Hussein không bao giờ quên mối thâm thù nước Mỹ, không bao giờ quên dòng họ Bush mà thân phụ của đương kiêm TT Bush Con là Cựu Tống Bush Cha, đã phá vỡ quân Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Người Mỹ nào cũng nhớ liên tục trong nhiều năm Hussein đã dùng đủ mọi cách không cho phái bộ Liên Hiệp Quốc giám sát việc sản xuất vũ khí giết người hàng loạt ở Iraq, là vũ khí nguyên tử và vũ khí hoá sinh , như vi trùng bịnh đậu mùa, bịnh than, hơi ngạt Sarin, trong khi ai cũng biết Iraq thừa khả năng làm việc đó. Người Mỹ cũng còn nhớ ngay sau cuộc khủng bố 911, tình báo Anh tiết lộ tin Oâng Trùm chỉ đạo cuộc khủng bố ở Mỹ tên Mohamed Atta, có lần tiếp xúc với gián điệp Iraq tại Prague.Thế mà Mỹ và Anh, hai nước lãnh đạo cuộc chiến chống khủng bố sau đó, cố tảng lơ khả năng Saddam Hussein có thể dính líu trong chiến dịch khủng bố, tại sao" Và nếu Iraq có can dự, sẽ ra sao"

Sau cuộc khủng bố 911, chỉ tên của Bin Laden và chế độ Taliban của A phú hản được ghi vào sổ bìa đen như kẻ thù số 1 của Mỹ. Qua cuộc khủng bố bằng vi trùng bịnh than. Tên Iraq cũng không được nhắc tới. Hơn thế, tuần vừa rồi cơ quan bảo vệ luật pháp Mỹ còn công khai bày tỏ nghi ngờ vi trùng bịnh than có thể gieo rắc bởi những người bịnh tâm thần trong nước Mỹ. Cũng thế, chánh quyền các nước lớn tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống khủng bố cũng không nói đến Iraq. Anh xác minh lại không thấy Iraq có dính líu nào trong việc cướp máy bay khủng bố Mỹ. Pháp cũng không đụng đến Iraq.

Nhưng thắc mắc, nghi ngờ về sự dính líu của Iraq trong việc khủng bố Mỹ vẫn cón đó, không giải toả được. Nhiều người theo sát thời cuộc, như R. James Woolsey, Cựu Giám đốc CIA, vẫn cho rằng cần phải cứu xét thật nghiêm túc khả năng can dự, sư dính líu của Iraq vào chiến dịch khủng bố Mỹ. Có lẽ vì Iraq có thể tạo thành một nguy cơ quá lớn, nguy cơ sữ dụng vũ khí nguyền tử, giết người hàng loạt mà các nước lớn cố tảng lờ tránh né không đề cấp ít nhứt là trong lúc này.

Suốt hai trào Tổng thống Mỹ, những chiến lược gia xoay quanh hai cách đánh Iraq. Cách thứ nhứt được áp dụng trước đây, thời Cưu TT Bush, trong cuộc chiến Vùng vịnh: đánh Iraq ào ạt, thần tốc và chiến thắng nhưng không hạ được chế độ của Saddam Hussein và cá nhân ông ta nên phải tiếp tục bao vây nhiều mặt. Bây giờ khác hẵn. Liên quân Anh Mỹ không thể không tập cày đất, huy động hàng nửa triệu quân đổ bộ tràn ngập lãnh thỗ, tiến vào Baghdad để chiến thắng nhanh lần thứ hai như đã làm trước đây trong trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Thứ nhứt vì Iraq không để cho Liên quân có đủ thì giờ huy động như thế. Thứ hai và quan trọng nhứt vì Hussein hiểu rõ rằng cuộc tấn công Iraq kỳ này của Anh Mỹ nếu có không phải để đánh đuổi Quân Iraq ra khỏi Arabe Saudi mà nhằm loại trừ chính ông ta ra khỏi chánh quyền và triệt hạ toàn bộ hệ thống chánh quyền của Oâng ta. Vì thế Hussein sẽ chiến đấu một mất một còn. Cuộc chiến loại đó nhứt định sẽ leo thang và sau cùng sẽ tiến đến việc phải sử dụng vũ khí nguyển tử. Nguy cơ quá lớn của chiến tranh nguyên tử là điều ai cũng sợ, không dám nói ra.

Cách thứ hai, còn trong vòng bàn luận và được đệ trình TT Clinton năm 1998 bởi một Uûy ban gồm những nhà phân tích chính sách đối ngoại Mỹ -đa số còn tiếp tục phục vụ trong chánh quyền Bush hiện thời. Đánh Iraq bằng một cuộc chiến tranh ủy nhiệm lâu dài qua việc giúp đỡ tạo một an toàn khu và một chánh quyền Iraq khác chống Hussein để thu hút thành phần và thế lực chống Hussein. Từ an toàn khu đó lực lượng sẽ tung ra cuộc chiến chống Saddam Hussein. Nhưng lúc bấy giờ các đồng minh Tây Phương không đồng ý cuộc chiến tranh ủy nhiệm như vậy vì e ngại không nắm vững được hướng đi của cuộc chiến. Bây giờ trong cuộc chiến chống khủng bố mức độ yểm trợ của các nước Tây Phương có khác đi, cao và mạnh hơn. Nhưng yếu tố thời gian không còn thuận lợi cho Mỹ nữa. Saddam Hussein không để cho Mỹ có thì giờ lập kế hoạch, vận động, thành lập, và thực hiện loại chiến tranh ủy nhiệm vốn đòi hỏi nhiều thì giờ đó nữa. Chắc chắn Hussein đã chuẩn bị sẵn sàng vũ khí nguyên tử từ khi phái bộ giám sát của Liên hiệp quốc bị trục xuất ra khỏi Iraq.

Cho nên đối với Iraq hiện tại, dù đánh theo kiểu thần tốc như trong Chiến tranh Vùng Vịnh trước đây hay đánh theo kiểu chiến tranh ủy nhiệm cần chuẩn bị lâu dài, cách nào cũng có thể dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Đó là lý do tại sao người ta tránh né nói đến Iraq ít nhứt trong lúc này, khi cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo bắt đầu ở A phú hản.

Nhưng cây kim dấu cũng có ngày lòi ra. Nếu Saddam Hussein không tự tách rời ra khỏi cuộc chiến chống khủng bố bằng cách cắt đứt thực sự mọi quan hệ trước đây với các tổ chức khủng bố như Al Qaida và Bin Laden; nếu và nhất là Hussein không từ bỏ tham vọng bá quyền lãnh đạo cuộc Thánh chiến Hồi giáo mà Laden cố lôi kéo các nước Hồi giáo vào; thì thảm hoạï kinh hoàng của Hiroshima và Nagasaki có thể tái diễn với qui mô lớn hơn trên đất nước Iraq.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.