Hôm nay,  

Thư Gửi Nhóm Sáng Tạo – Phần I

7/18/200100:00:00(View: 4509)

Lời người giới thiệu: Nhân chuyến về Sài Gòn, ghé thăm Huỳnh Phan Anh, được anh đưa đi gặp Dương văn Ba, cũng một người bạn thời trung học, lúc này làm chủ một nhà hàng lớn. Trong khi trò chuyện, cả ba bỗng nhớ lại cái thuở thoạt đầu mê văn chương chữ nghĩa. Huỳnh Phan Anh cho biết, mới khui ra trong đống sách vở, nhân một bữa làm sạch “chuồng ngựa”, một bản vỗ, để sửa “mo-rát”, lá thư gửi nhóm Sáng Tạo của “tụi mình”, khi phụ trách trang văn học cho tuần báo “Mã Thượng” của Trịnh Vân Thanh.
Tuy bị lủng lỗ, và không đọc được ở một vài đoạn, nhưng tinh thần bài viết kể như nguyên vẹn. Tác giả Huỳnh Phan Anh và Dương Trần Thảo (bút hiệu của Dương Văn Ba) bầy tỏ thái độ trước khuynh hướng khai tử văn nghệ tiền chiến của nhóm Sáng Tạo: “…Ở đây tôi không muốn đi sâu vào giá trị cụ thể của nghệ thuật tiền chiến mà các anh phủ nhận. Tôi thấy thái độ cần thiết là xem nghệ thuật tiền chiến như bất kỳ một nghệ thuật nào – kể như là một công trình nhân loại, là một sự sống, và tác phẩm nó là sự sống….”. “…Nghệ thuật cho một cái gì, vì một cái gì, đã không còn là nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật ở chỗ nó là một cái vô ích nhưng cần thiết đối với chúng ta. Nói nghệ thuật là tiếng gọi, đó chỉ mới là tiếng gọi đề nghị. Nói nghệ thuật là một cải tạo, đó chỉ mới gây một xao xuyến, thay đổi nào đó….”.
Nay đăng lại, như kỷ niệm, hơn là tài liệu văn học.
Kỷ niệm của một thời mới lớn.
NQT

Thư gửi nhóm Sáng Tạo
(lần đầu đăng trên Tuần báo Mã Thượng, Sài Gòn, 1961)
Huỳnh Phan Anh & Dương Trần Thảo
Ghi chú: Những chữ trong ngoặc […] là của người giới thiệu.
(Cũng xin được nhắc lại, đây chỉ là bản vỗ, để sửa, trước khi đem in.)

Cần xác nhận là, với những ý nghĩ dưới đây, tôi không muốn làm một đóng góp vào sự xung đột mệnh danh là nghệ thuật đang trình diễn trước ý thức đám đông. Bởi vì những ý kiến, những cái nhìn dẫn về sự trao đổi để làm sáng tỏ một câu chuyện, kể cả ý kiến, cái nhìn của các anh – đã chỉ là điều kiện của một việc phân định, thanh toán lẫn nhau. Đó là một sự kiện. Đây chỉ là phản ứng thuần túy của một ý thức trước một kích thích cũng gọi là ý thức. Bác bỏ hay chấp nhận nó không thành vấn đề. Trong ngữ vựng nghệ thuật, nói là với và nói trước đám đông. Nên thiết tưởng phản ứng này không cần phải kèm theo một lời phân bua, vòi vĩnh. Dù sao người ta không thể từ chối [phủ nhận"] là, những xung đột nghệ thuật đang có ở đây đã đến từ những tác động nhân danh những giá trị, những khuôn thước khác nhau. Nghĩa là dù muốn dù không, ý thức đã tan biến, đã tự mình biến thành hư vô, tự mình đồng hóa vào những khuôn thước ấy – có thể là một nghệ thuật vị luận lý về phía những người các anh gọi là “chúng nó”, có thể là một thứ nghệ thuật ý thức của các anh.
Là một lầm lẫn khi cho đây là một hành động tham dự vào diễn trường đã có khá đủ nhân vật mà tôi thấy không cần thiết, xác định một lần nữa: đây chỉ là một phản ứng mới nguyên, trung thực, tự do, của một ý thức độc lập.
Đồng ý là trong quá trình của cuộc xung đột nghệ thuật hiện nay, những người đã lên tiếng đối thoại với các anh, đã không đem đến [cho] mọi người, kể cả những người cùng ý hướng nghệ thuật với họ, một mãn nguyện tối thiểu nào. Tôi cho rằng thực sự chưa có một cuộc thảo luận văn nghệ. Không thể nói rằng các anh đã thu nhận, phát biểu trước lớp người của một quá khứ nghệ thuật. Vì thật ra chưa có một tiếng nói của quá khứ mà chỉ có những tiếng nói gượng gạo, vụng về của một mệnh danh quá khứ mà các anh cho là với hy vọng dựng đứng một xác chết.


Nhưng các anh đã quả quyết không cần giải thích tranh luận với quá khứ (1). Lời quả quyết thiếu bình tĩnh này là điều kiện cho nhiều vấn nạn. Các anh quan niệm đối thoại ra sao" Tôi không nghĩ rằng đối thoại bắt buộc phải xây dựng trên một bình đẳng trí thức hay một hòa đồng quan điểm. Điều kiện đầu tiên và cuối cùng của hành động tốt đẹp ấy theo tôi là hai ý thúc cùng tìm về đối thoại có sẵn sàng mở ngỏ tiếp nhận hay không" Tôi thiết tưởng không cần phải cầu cứu đến hình ảnh một Socrate với triết học đối thoại của ông để làm sáng tỏ ý nghĩ tầm thường này.
Từ chối đối thoại với quá khứ bao gồm ý nghĩa chối bỏ quá khứ. Thử hỏi: người ta có thể làm một cuộc thanh toán với quá khứ và các anh, các anh có thể làm gì được trước quá khứ [của] các anh, trước nghệ thuật tiền chiến" Khi các anh dứt khoát lật nhào quá khứ, các anh đã mặc nhiên công nhận – và đây là một trong những thất bại đàu tiên, là quá khứ ấy chưa hẳn đã đi qua, đã thành xác chết. Sự hiện diện của quá khứ trong lòng nghệ thuật hôm nay không phải chỉ là một “hồi quang” đơn giản mà tự nó đã là một “thực tại”, một “vấn đề”, một “dấu hỏi”, một “thách đố”. {Chúng] ta cần phải nói ngay rằng, ngày nay, bên cạnh sự [kiện] mà các anh cho là tràn đầy của nghệ thuật mới, quá khứ vẫn còn bàng bạc trong thế giới chúng ta. Sự kiện này cần được khôn ngoan xác nhận hơn là nhắm mắt cho nó chỉ có giá trị khêu gợi lên cái phần thấp kém nhất của con người (2). Dĩ nhiên, nghi ngờ, từ chối giá trị một nghệ thuật nào, đó là hành động tự do của mỗi con người nghệ thuật. Nhưng tôi không tán thành hoàn toàn khi các anh nghi ngờ, từ chối giá trị nghệ thuật tiền chiến Việt Nam vì nó không là mẫu mực (3) cho chính nghệ thuật thuở đó. Vì tôi không tin rằng có một thực tại nghệ thuật như các anh nghĩ, vì làm gì có một thứ nghệ thuật có giá trị [như là đại diện] cho nghệ thuật thời đại đo.ù (Nó phải thế nào") Làm gì có một khuôn mẫu, một kích thước văn nghệ cho văn nghệ chính thời đại đó" (Nó phải thế nào") Trừ khi chúng ta quan niệm một nghệ thuật phải thế này thế nọ, và bắt buộc mọi người làm nghệ thuật phải tuân theo, như nghệ thuật làm lớn cuộc đời, đóng vai vũ khí hành động, kiến thiết xã hội như các anh vẫn [… một đoạn không đọc được].
Bởi vậy, là vô lý nếu không là nông nổi lãng mạn, khi chúng ta nhân danh một nghệ thuật lên án một nghệ thuật. Nghệ thuật là một trong những thể hiện lớn lao nhất của tự do con người. Ở đây tôi không muốn đi sâu vào giá trị cụ thể của nghệ thuật tiền chiến mà các anh phủ nhận. Tôi thấy thái độ cần thiết là xem nghệ thuật tiền chiến như bất kỳ một nghệ thuật nào – kể như một công trình nhân loại, một sự sống và tác phẩm, nó là sự sống. Nghĩa là dù muốn dù không ta không thể coi nó như là một thứ vô giá trị, một thứ hư không. Sự sống nghệ thuật là một giá trị tối thiểu hiển nhiên. Nghệ thuật là một giá trị vì nó là sự sống. Nghĩa là nói đến một xác chết nghệ thuật (4) là một cái gì không thể quan niệm được.
(còn tiếp một kỳ).
Nguyễn Quốc Trụ giới thiệu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của TT Trump, được biết tiếng là thị trưởng New York khi al-Qaeda tấn công 2 tháp đôi ngày 11-9-2001 và được TT Trump mô tả là nhân vật huyền thoại, nay là đối tượng của nhiều cuộc điều tra.
hà làm phim tài liệu và bảo vệ môi trường Michael Moore xác nhận: không thường tán đồng các quan điểm của TT Trump, nhưng có thể đồng ý 1 điểm, là tố cáo lạm dụng chính trị có hệ thống.
tàu Ý đi ngang qua vớt thuyền nhân VN trong đó có Ái Liên. Lúc này cô bị sốt mê man và được đưa về nước Ý sau cả tháng hải trình. Khi bình phục thì Ái Liên được Đức Giáo Hoàng John Paul 2 tiếp kiến và có chụp bức hình kỷ niệm
Có thể cuộc bầu cử 2020 sẽ thành trận thư hùng giữa 2 tay đại tài phiệt của thành phố New York tức Donald Trump (Cộng Hòa) trong ngành địa ốc và Michael Bloomberg (Dân Chủ) trong lãnh vực tài chánh?
Mùa Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ 2019- Xin tạ ơn, xin bày tỏ lòng biết ơn, xin cám ơn những người Tây phương tốt bụng, những hội đoàn, những quốc gia đã mở rộng vòng tay cứu giúp thuyền nhân trong đó có người viết bài này
gần đây nhất theo yêu cầu của một số thính giả ở xa nên đài đã có quyết định mở thêm hai chi nhánh của đài đó là: một tại San Jose trên băng tần 16.10 và tại Houston TX trên băng tần 27.4, chương trình sẽ được bắt đầu phát hình 24/24 kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2019 với 3 hệ thống cùng một lúc
Lãnh đạo của đặc khu Carrie Lam đã nhận biết qua kết quả bầu cử nghị viên cấp quận hôm 24/11: cư dân bất mãn vì cách hành xử quyền lực của hành pháp.
Nai hoang dã chết trong lâm viên quốc gia tại miền bắc Thái Lan với 7 kilogram rác trong bao tử. giới chức địa phương cho biết số rác này gồm bao nhựa plastic, bao cà-phê và cả quần áo lót phụ nữ.
Vào ngày 27/11, 8 người bị truy tố trong vụ tấn công Holey Artisan cafe năm 2016 tại thủ đô Bangladesh, khiến 22 người chết, đa số là ngoại kiều.
Ít nhất 6 người chết và 15 người bị thượng trong 3 vụ nổ khác nhau trong ngày Thứ Ba 26/11 tại thủ đô Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.