Hôm nay,  

Người Muôn Năm Cũ

16/02/201100:00:00(Xem: 10470)

1-contentNhà báo Lê Văn, nguyên là chủ biên Việt ngữ đài VOA. An cư tại Houston, ông thành chuiyên gia người Việt đầu tiên về rượu vang, lập LeVan Wine Club, xuất bản sách “Rượu Vang, Món QuàCủa Thượng Đế”.


Hồi đầu thập niên 1950, tôi còn là cậu học trò trung học đệ nhất cấp ở trường Nguyễn Khuyến,tỉnh Nam Định nhưng đã ham mê chơi cờ tướng.Ông bố tôi rất không hài lòng vì ông sợ cái trò chơi này làm hao phí thì giờ học bài của tôi. Mỗi lần nghe tôi viện lẽ cờ tướng được kể là một trong bốn bộ môn nghệ thuật cầm, kỳ, thi, họa, ông lại gạt đi bằng câu nói "gia trung hữu kỳ, nam tử tắc suy" và bắt tôi dẹp bàn cờ tướng để lấy sách ra học.

Nói là ham mê vậy chứ trình độ đánh cờ của tôi lại rất thấp. Chơi với bạn bè cùng lứa tuổi thì 10 ván tôi thua đến 8, 9. Chúng cho tôi là thấp như vịt, riết rồi chúng chán, chẳng đứa nào thèm đánhvới tôi. Ấy thế nhưng khi đứng ngoài dòm người ta đánh cờ, tôi lại sáng nước hơn nhiều. Người tathường nói cờ ngoài bài trong mà! Đứng dòm mà yên lặng theo dõi thì không sao nhưng ngứa miệng mách nước bên nào một câu là bị phía bên kia sửng cồ la mắng, đôi khi cả hai bên đều nổi cáu đuổi mình đi chỗ khác.

Lâu dần tôi nghiệm ra rằng cách tốt nhất để được theo dõi những ván cờ cao, đầy hào hứng mà không làm phiền đến ai là đi coi những cuộc đấu cờ giữa các tay cao thủ, danh kỳ. Hồi ấy ởNam Định nói riêng và Bắc Kỳ nói chung, phong trào chơi cờ tướng phát triển khá rầm rộ. Nhiều giải cờ tướng được đặt ra ở các địa phương, từ làng xã lên đến quận huyện, rồi toàn tỉnh và toàn vùng Bắc Kỳ. Giải thưởng nhiều khi rất lớn, lên tới cả chục lạng vàng, hầu hết là do các tay Mạnh Thường Quân, các thương gia giàu có hâm mộ môn cờ tướng đặt ra. Bởi vậy mà ở đâu có cuộc tranh giải là ở đó đều có những tay cao cờ tới dự, thu hút một số rất đông người đến xem.

2-content

The Chrischian Science Monitor ngày 9-7-2010, có bài của Julie Masis viết về cờ tướng và cách “lò cơ” nuôi kỳ thủ cờ vua tại Việt Nam. HìnhNewscom: đấu cờ người vào dịp Tết Nguyên Đán.

Trên quãng đường đi học mỗi ngày, tôi đều phải đi ngang qua ngôi nhà 3 tầng đồ sộ của một đại phú gia người Việt gốc Hoa rất say mê cờ tướng.Ông từng đứng ra tổ chức nhiều giải đấu cờ danh tiếng nhất trong toàn vùng. Mỗi khi có cuộc tranh giải, ông cho dựng lên ngay trước cửa một bàn cờ thật lớn, đặt trên một khung sườn kiên cố làm bằng gỗ để công chúng đứng bên ngoài có thể theo dõi từng nước cờ cao của các tay danh kỳ đang đấu với nhau ở bên trong. Vào những dịp như vậy, tôi thường ra đứng trước ngôi nhà này có khi cả một hay hai tiếng đồng hồ để vừa tán thưởng vừa học hỏi những nước cờ xuất sắc của họ.

Cùng đứng coi với tôi là một tên bạn cũng rất ham mê cờ tướng nhưng hắn cao cờ và sáng nướchơn tôi nhiều. Ấy cũng vì cao cờ mà hắn thua tiền khá bộn cho những tay đánh cờ thế chuyên nghiệp. Những tay này thường bày bàn cờ thế ở cửa chợ hay góc đường có đông người qua lại để thách đố những ai tự cho mình là cao thủ đến phá. Dĩ nhiên ai muốn phá thế cờ đều phải đặt tiền cược. Hễ thắng thì được giam một số tiền tương đương, còn bị thua hay hoà là mất tiền cược. Cờ thế phần nhiều là những bàn cờ đã đến lúc tàn cuộc chỉ còn lại một ít quân, trông rất giản dị. Phe bày cờ lại có vẻ ở vào thế yếu, sắp bị chiếu tướng không cách chi gỡ được, khiến nhiều người lầm tưởng là ngon ơ dễ phá nên mới hăng hái đặt tiền vào để phá. Nhưng cứ thử đi một vài nước mà coi, thế cờ sẽ đột ngột biến đổi. Người phá đang từ chỗ ưu thắng bỗng chuyển sang thất bại rồi bị dồn vào nước bí, thế là thua. Ai giỏi lắm cũng chỉ giữ được ở mức hòa, nhưng hòa cũng vẫn mất tiền chẳng khác gì thua.

Thằng bạn tôi than là thua bộn vào cờ thế nhưng bất quá cũng chỉ là tiền tiêu vặt, tiền bố mẹ cho đi ăn phở, đi xem xi-nê với bạn bè thôichứ bọn học trò thì làm gì có nhiều tiền. Ấy vậy nhưng hắn vẫn cay cú lắm. Với những kinh nghiệm "xương máu" đó, hắn dạy cho tôi rất nhiều điều về cờ tướng, về những ván cờ thật ly kỳ còn được ghi lại trong cuốn Quất Trung Bí, và về những nhân vật được xưng tụng là danh thủ cờ tướng đương thời, đặc biệt là cụ Chu Văn Bột. Mỗi lần nhắc đến cụ, hắn nói bằng một giọng vừa kính cẩn vừa đầy vẻ ngưỡng mộ chân thành.


DANH THỦ VÔ ĐỊCH BẮC KỲ CHU VĂN BỘT


Hắn bảo danh thủ thực ra cũng có nhiều thứ bậc khác nhau. Một ông đánh cờ vào loại khá ở trong làng có thể được bạn bè tâng bốc là danh thủ, nhưng khi sang làng bên cạnh đấu thử với những tay khá hơn thì lại thua liểng xiểng. Những hạng làng nhàng cỡ đó mà gọi là danh thủ thì thật là lạm dụng danh từ. Nhưng cụ Chu Văn Bột ở vào một giai tầng khác hẳn. Cụ vốn nổi tiếng là cao thủ ngay từ hồi còn trẻ. Vào năm 1933, trong một cuộc đấu cờ do viên tổng đốc tỉnh Lạng Sơn treo giải, cụ đã hạ một nhân vật được xưng tụng là quốc thủ đại sư của Tàu từ Vân Nam sang thi đấuđể chiếm giải thưởng lên tới 100 đồng bạc Đông Dương.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên được thấy cụ là vào một dịp rất tình cờ. Hôm ấy tôi cùng với tên bạn đi học về ngang qua ngôi nhà của ông đại phú người Hoa thì mới biết là tại đó đang có cuộc đấu cờ để tranh giải toàn tỉnh. Một nhóm đông người đã tụ tập nơi những quán cà phê giải khát ở phía ngoài để xôn xao bàn tán với nhau về những nước cờ đang diễn ra. Thằng bạn bỗng túm lấy cánh tay tôi nói nhỏ:

-Mày có biết ai đang đi trên vỉa hè bên kia đường không" Cụ Bột đấy. Danh thủ cờ tướngChu Văn Bột từ Hà Đông về tham dự giải vô địch năm nay đấy.

Tôi để ý nhìn kỹ nhân vật mà hắn hằng coi nhưThái Sơn Bắc Đẩu này. Đó là một ông già chừng 60 tuổi, vóc người nhỏ nhắn gầy còm, đội khăn đóng mặc áo dài theo kiểu thầy đồ, mắt đeo kính đen, đang bám vai đứa tiểu đồng đi dạo quanh khu phố. Mặc dầu đã được hắn cho biết cụ bị mù cả 2 mắt mà vẫn đánh cờ còn tinh tường hơn cả người sáng, tôi vẫn không ngạc nhiên bởi vì đối với các tay danh kỳ thượng thặng thì chuyện đánh cờ tưởng, tức là chỉ dùng trí tưởng tượng chứ không cần dùng đến bàn cờ quân cờ để đấu với nhau, là việc rất thường.

Trong "Vang Bóng Một Thời", Nguyễn Tuân cũng đã kể lại câu chuyện 2 ông đồ nho cùng đi chung một chuyến hành trình bằng võng cáng vẫn có thể giải trí bằng cách đánh cờ tưởng với nhaucho quên đường dài. Ông nằm võng bên này hô lên một nước như "mã nhị tấn tam" chẳng hạn, ông nằm võng bên kia bèn đáp lại "xa nhất bình thất" để đưa xe ra bắt mã của đối phương. Cứ thế mà đấu bằng bàn cờ trong trí tưởng tượng cho đến lúc có kẻ thắng người thua. Một ván cờ gay go nhiều khi kéo dài đến ba bốn chục nước biến đổi ly kỳ rồi mới kết thúc mà không hề có sự lầm lẫn về bất cứ nước cờ nào. Trí nhớ của những tay cao
thủ ở trình độ này thật là dễ sợ.

Nghe thằng bạn nói ông già mù bên kia đường chính là cụ Bột, tôi bèn hỏi lại hắn:

-Tao thấy mọi người đang so tài kịch liệt ở trong kia. Sao cụ không lo thi đấu mà lại có thì giờ nhàn tản đi dạo mát vậy kìa"

-Bây giờ vẫn còn đang là vòng loại. Cụ Bột là cao thủ thượng hạng, lại là khách mời danh dự nên không phải đấu với những tay làng nhàng trong vòng loại này. Cụ chỉ bắt đầu thi đấu từ vòng tứ kết trở đi thôi. Bởi vậy cụ mới rảnh rỗi để đi chơi. Còn ngoài ra, các tay cao cờ khác từ khắp nơi quy tụ về đây đều phải bốc thăm để chia thành từng cặp đấu với nhau. Mỗi cặp đấu 3 ván, hòa không kể, ai thắng được 2 là vượt qua khỏi vòng loại để được vào vòng tứ kết, rồi nếu thắng nữa thì vào bán kết và cuối cùng là chỉ có 2 người được vào chung kết để quyết định xem ai chiếm giải quán quân.

3-content
Mở màn trận đấu, tổng cờ ra quân.

Lần đó cụ lại đoạt chức vô địch ở Nam Định, hạ đối thủ là một ông chủ tiệm thuốc Bắc từ Hải Phòng về tranh giải. Hai danh thủ đấu với nhau khá gay go, hòa nhau tới 4 ván rồi mới phân thắng bại. Bọn nhóc chúng tôi đứng ngoài theo dõi những nước cờ li kỳ của cả hai bên để trầm trồ thán phục và học hỏi. Cuộc đấu cờ đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ trước đây nên tôi không sao hồi tưởng lại được chi tiết mà chỉ nhớ đại khái là chiến thuật chiến lược của đôi bên khác hẳn nhau.

Đối thủ của cụ Bột có lối tấn công vũ bão nhằm áp đảo bên địch ngay từ lúc mới nhập cuộc, thường là bằng nước pháo đầu, mã đội, xe lên hà. Kế đó điều khiển quân tràn sang trận địa của đối phương để mau chóng bao vây tướng địch và dứt điểm bằng một nước chiếu thần tốc. Cụ Bột trái lại rất điềm tĩnh, vững vàng, không nóng nảy tốc chiến tốc thắng mà cũng không e dè trì chậm. Lối xuất quân của cụ bao gồm cả công lẫn thủ, phối hợp đường đi nước bước của các quân cờ một cách nhịp nhàng, chặt chẽ và với hiệu quả tối đa. Thủ thì cụ thường dùng pháo gánh để giữ nhà, công thì cụ ưa dùng thế liên hoàn mã, đưa cặp ngựa giao chân sang sông, rồi len lỏi rất tài tình qua hàng phòng thủ của địch để xuống chiếu tướng. Cụ đánh xe đánh pháo đều rất hay nhưng tài dùng mã của cụ thì phải nói là tuyệt diệu.

Đến ván cờ chung cuộc, tôi vẫn còn nhớ là cả



4

Bầy cờ thế chọn rể


Một cô gái dắt người yêu về nhà ra mắt bố mẹ. Ông bố vốn là tướng hồi hưu và cũng là người mê cờ nên vừa gặp chàng rể tương lai là đã hỏi ngay:

-Này cậu, con gái tôi đi "date" với ai cũng không quan trọng lắm, nhưng khi nó lấy chồng thì rể của tôi phải giống tôi ở 2 điều.

-Dạ, thưa bác xin bác cho biết đó là những điều gì"

-Thứ nhất, phải là quân nhân. Thứ hai, phải yêu cờ tướng.

-Ồ, thế thì thưa bác, cháu có cả 2 điều kiện đó.

-Tốt quá, vậy bây giờ tôi dùng bàn cờ để hỏi cậu câu này. Nếu là người thật sự yêu cờ thì cậu sẽ trả lời được.Ông bèn chẳng nói chẳng rằng, lấy bàn cờ ra xếp đầy đủ các quân cờ theo đúng vị trí, chỉ thiếu 2 quân tướng. Kế đó, ông bỏ tất cả các quân cờ khác ra khỏi bàn cờ rồi lẳng lặng nhìn chàng trai chờ đợi.

Chàng trai ngẫm nghĩ một lát rồi như chợt hiểu, bèn lấy một quân sĩ đặt xuống bàn cờ rồi đẩy nó lên góc cao nhất trên cung. Tiếp theo, chàng lấy một con pháo và một con tốt đặt bên cạnh sĩ. Xong xuôi, chàng hồi hộp nhìn ông bố cô gái để thăm dò phản ứng.

Ông tướng mê cờ bèn phá lên cười và thân mật vỗ vai chàng:

-Khá lắm, khá lắm. Vậy mới làm rể nhà ta được chứ!

Nãy giờ cô gái theo dõi cuộc đối thoại giữa 2 người mà không hiểu gì hết. Cô sốt ruột kéo tay người yêu ra góc nhà hỏi nhỏ:

-Anh ơi, bố với anh nói gì với nhau thế" Chàng trai cười đáp:

-Có gì đâu. Bố em muốn hỏi cấp bậc và binh chủng của anh trong quân đội ấy mà. Ông ấy bảo ông ấy là thiếu tướng không quân. Còn anh trả lời anh là thượng sĩ pháo binh.



5-content

Vào trận, hai đội quân chờ lệnh..


tôi lẫn tên bạn đều giật mình kinh ngạc khi thấy cụ đột nhiên đánh một nước cờ quyết liệt bỏ trống thế thủ, thí con pháo đang giữ nhà để chặt sĩ của đối phương, mở đường cho cặp mã nhào vô chiếu tướng. Đối với anh thấp cờ như tôi thì con xe con pháo là rất qúy, nhất là nó lại đang ở vị trí bảo vệ khung thành, đời nào tôi chịu hy sinh nó để chỉ ăn con sĩ quèn của địch, cho nên tôi mới sửng sốt. Nhưng thằng bạn cao cờ thì chỉ một tích tắc là nhận ra ngay. Nó hích tôi một cái và bảo:

-Ông danh thủ Hải Phòng sắp thua đến nơi rồi. Mày hiểu ra chưa" Con sĩ là để che chở tướng, nó có khả năng cản mã rất hay, khiến cho con mã không sao chiếu được. Triệt con sĩ là tướng nguy ngay. Bởi vậy người ta mới có câu "tướng mất sĩ như đĩ mất váy". Mất váy thì rất trống trải, làm sao che đậy được những chỗ hiểm yếu!

Quả nhiên ngay sau đó cụ Bột đẩy cặp mã vào cung chiếu tướng. Mã nhập cung, tướng khốn cùng, đối phương hết nước gỡ.

Tôi còn có cơ duyên được gặp cụ một lần nữa, và lần này thì gặp trực tiếp, nói chuyện với cụ đàng hoàng chứ không phải chỉ đứng xa mà nhìnnhư trước nữa. Đó là hôm tôi đi xem hội chợ Tết làng Viềng


ĐẤU CỜ NGƯỜI Ở HỘI CHỢ LÀNG VIỀNG


Hồi ấy, thỉnh thoảng tôi vẫn được về thăm quê ngoại ở làng Bái, thuộc huyệnVụ Bản, tỉnh NamĐịnh. Cách đó không xa là làng Viềng, một ngôi làng trù phú thường hay có hội hè đình đám. Vuinhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, làng này có tục lệ mở hội rất linh đình từ ngày 23 tháng chạp tiễn ông Công lên trời cho mãi đến phiên chợ 28 Tết. Những lần về quê như vậy tôi đều xin đi theo ông bác sang xem hội chợ làng Viềng.

Hội chợ có đủ các trò vui truyền thống của làng quê Bắc Việt như đánh đu, đấu vật, leo cột mỡ, hát chèo, hát trống quân, v.v… nhưng xôm tụ nhất vẫn là cuộc đánh cờ người. Dĩ nhiên, đây không phải là kiểu đánh cờ của bà Hồ Xuân Hương "chàng với thiếp đêm khuya thao thức, đốt đèn lên đánh cuộc cờ người", mà là đánh cờ công khai giữa thanh thiên bạch nhật trước sự chứng kiến của đông đảo dân làng. Các đấu thủ không dùng bàn cờ và quân cờ bằng gỗ hay bằng ngà mà dùng người làm quân cờ, còn bàn cờ thì được vẽ ngay xuống sân đình. 32 người tượng trưng cho các quân cờ đều là những trai thanh gái lịch được tuyển chọn trong làng.

Khi ra đấu, họ mặc y phục cổ truyền, thường là nam màu đỏ nữ màu xanh. Tướng thì bào giáp uy nghi, sĩ thì áo gấm mũ cánh chuồn, tốt cũng mặc kiểu lính thú, các quân tượng, xe, pháo, mã đều y trang lộng lẫy với một chữ nho lớn ở trước ngực và sau lưng, hoặc tay cầm một cây gậy cao có bảng ghi chữ nho đó, để công chúng biết họ là quân gì.

Sau khi chào khán giả, hai phe nam nữ đứng đối diện nhau và được đặt vào những vị trí đúng như các quân cờ được sắp xếp trên bàn cờ. Mở đầu là 3 hồi trống điểm để gây không khí hào hứng. Kế đó, 2 kỳ thủ ngồi ở 2 bên sân đình đấu với nhau bằng cách điều khiển các quân cờ tiến lên, lùi xuống hoặc chạy ngang theo lệnh của họ.
Ông bác tôi cũng là một tay đánh cờ cao có hạng trong vùng nên năm nào làng Viềng mở hội thi đấu cờ người là ông đều sang tham dự. Vào dịp Tết Qúy Tỵ, 1953, ông may mắn loại được hết các đối thủ để vào tới vòng bán kết. Theo thể lệ của làng thì chỉ ở trận bán kết và chung kết, các kỳ thủ mới đấu bằng cờ người và chỉ đấu một ván để quyết định hơn thua. Nếu hòa thì đấu thêm cho đến khi phân thắng bại. Năm ấy ông dắt tôi đi xem ông thi đấu và hào hứng hơn nữa là ông cho tôi biết ông được đấu trận bán kết với cụ Chu Văn Bột, một trong những danh thủ mà làng đã có hân hạnh mời được. Khỏi cần phải nói, ông cũng rõ là tôi mừng hết cỡ vì ông biết tôi vốn hâm mộ cụ.

Tôi theo ông vào tận gian chính điện của đình làng, nơi có kê chiếc sập gụ trải chiếu hoa cạpđiều đặt phía trước ngai thờ thành hoàng. Đó là chỗ mà 4 kỳ thủ đấu vòng bán kết ngồi uống tràăn bánh và nói chuyện trước khi ra sân đấu. Ông bác tôi thưa với cụ Bột là ông có thằng cháu rất mê cờ và đã được nghe danh tiếng cụ nên muốn xin gặp. Cụ mỉm cười hỏi tôi là trình độ cờ của tôi ra sao. Tôi xấu hổ mà thưa rằng tôi còn lẹt bẹt ở hạng chót. Cụ bảo muốn đánh cờ cao trước hết cần phải có năng khiếu trời cho, rồi sau đó mới là phần học hỏi và kinh nghiệm. Chính vì vậy mà có những người chưa đầy 20 tuổi đã chiếm giải vô địch, người khác thi đấu đến già cũng chẳng đạt được thành tích nào đáng kể. Sau này nghiệm ra tôi mới thấy quả thật mình thích cờ nhưng không có khiếu đánh cờ.

Năm sau, 1954, hiệp định Geneve chia đôi đất nước. Gia đình tôi cùng với hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn cộng sản. Kể từ đó, tôi không còn được nghe ai nói đến danh thủ Chu Văn Bột nữa. Hình như cụ bị kẹt lại ở ngoài Bắc.

Rồi thời gian như nước chảy qua cầu. Mãi đến Tết năm 2007 tôi mới trở về Việt Nam lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ xa cách. Tôi đi từ Nam ra Bắc, về nhìn lại Hanoi để ngao ngán nhận ra rằng đất Thăng Long nghìn năm văn vật mà tôi hằng yêu mến nay đã xuống cấp tệ hại. Rời Hanoi, tôi thuê xe về quê ngoại để thăm lại bà dì nay đãngoài 80 tuổi. Ông bác tôi qua đời đã lâu, nhưng tôi vẫn tìm đường sang làng Viềng với hy vọng được đi chơi chợ Tết và xem lại cuộc đấu cờ người như những năm xưa. Dân làng cho biết phiên chợ 28 Tết vẫn có đấy, nhưng hội hè đình đám thì đã bỏ hẳn kể từ thời bao cấp. Thời ấy cả làng chỉ ăn bo bo sống qua ngày, còn hơi sức đâu mà mở hội, rồi lâu dần sự nghèo khó khiến họ bỏ luôn cái tục lệ rất đẹp này.

Không được coi cờ người, tôi đành ra Nam Định tìm lại dấu vết ngôi trường cũ và tòa nhà 3 tầng mà tôi từng đứng ở phía ngoài xem cụ Chu Văn Bột đấu cờ năm xưa. Trường Nguyễn Khuyến nay đã bị san bằng để lấy chỗ họp chợ, còn ngôi nhà đồ sộ thì cũng đã thay hình đổi dạng đến nỗi tôi không còn nhận ra nó nữa. Tôi đứng đó mà ngậm ngùi hồi tưởng lại hình ảnh của ông già mù bận áo the khăn đóng, bám vai đứa tiểu đồng đi dạo phía bên kia đường. Cái hoài niệm đó trong tôi cứ theo với thời gian mà chìm dần vào quên lãng, hệt như hình ảnh ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ viết câu đối Tết của Vũ Đình Liên. Ôi, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ.


Lê Văn


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.