Hôm nay,  

Nỗi Ám Ảnh

25/09/200800:00:00(Xem: 156011)
Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết về bà mẹ Việt Nam 90 tuổi sang đoàn tụ với con cháu, học thi và thi đậu quốc tích Mỹ,  Nguyên Phương đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

 ***

Một cú phone gọi Ái cho một buổi hẹn dài hai ngày, lúc đầu Ái hơi ngần ngại, hơi tiếc cho một cuối tuần mà dự đóan thời tiết cho biết là hai ngày nắng đẹp. Nhưng rồi với một tấm lòng nhân hậu Ái trả lời chấp nhận, vì nhà thương đã gọi một vài người nhưng họ từ chối.

Sáng thứ bẩy trời thật trong, Ái thức dậy sớm ngồi nhâm nhi ly cà phê, đọc một vài tin tức trên báo chờ giờ đi đến nhà thương, con đường hơi xa, thật kẹt xe trong những ngày làm việc, Ái phải dành thêm nửa giờ dư trù cho lỡ kẹt xe. Ái không ngạc nhiên lắm vì mình đã đến sớm hơn dư định. Bệnh viện ở ngòai vòng đai của thành phố nên được cất trên một khỏang đất rộng rãi, có vườn, có những hàng cây trông rất mát. Một nơi khá lý tưởng cho bệnh nhân được hit thở không khí trong lành.

Thấy còn sớm Ái lững thững đi dạo một vòng nơi vườn cây, rồi mới vào trong bệnh viện, leo lên tới lầu bốn để gặp bệnh nhân. Lần mò tìm số phòng, Ái gõ nhẹ vào thành cửa, một giọng nói hơi khó nghe "OK come in".

Ái kéo màn, thò đầu vào, ông ta ngồi trên giường, mắt nhìn thật xa vắng và hơi mất thần, Ái hơi ngại lùi lại

- Chào ông tôi là Ái được gửi tới đây để cùng ông tham dự buổi nói chuyện với bác sĩ ngày hôm nay

- Mời cô vào. Ông ta như chợt tỉnh nói thều thào

- Chào ông Nhân, ông có khỏe không"

Một sự yên lặng làm Ái bối rối, không biết mở đầu câu chuyện như thế nào để cho người đàn ông chịu nói chuyện, Ái đã được biết ông là một người đàn ông thật trầm lặng và đôi khi hay cáu kỉnh, la hét "nó kìa, nó sắp bắn tôi". Người ta chỉ được biết một điều duy nhất ông là một cựu quân nhân. Không ai có thể gợi chuyện cho ông tâm sự đươc.

Ái làm làm việc mỗi ngày mười tiếng để được nghỉ những ngày thứ hai, ngày đó Ái dành cho việc làm thiện nguyện. Nàng học một khóa huấn luyện về giúp đỡ tinh thần cho những người già, nàng ghi tên để thông dịch cho những bệnh nhân không nói dành tiếng Mỹ, hoặc vào những nhà già giúp vui cho những ông bà cụ Việt Nam cô đơn không con cháu đến thăm viếng... Ái tuy không còn trẻ, làm việc mười tiếng một ngày nhiều khi cũng làm nàng mệt mỏi, nhưng khi nhìn thấy những nụ cười móm mém, những ánh mắt vui mừng của những ông bà cụ trong viện dưỡng lão mọi mệt nhọc tan biến đi.ngay.

Lần này là một trường hơp khá đặc biệt, bà bác sĩ điều trị cho ông Nhân rất khó khăn trong việc tiếp xúc với ông nên đã nhờ nàng đến nói chuyện và tìm hiểu nguyên nhân nào đã đưa ông đến tình trạng như vậy.

Ông ta vẫn yên lặng nhìn lên trần nhà như tìm một hình ảnh xưa cũ, hình ảnh những con mối đuổi nhau. Ái ngập ngừng lên tiếng:

- Ông Nhân đã ăn sáng chưa"

Một sự yên lặng vẫn bao trùm. Ái đành phải vào đề ngay:

- Xin ông sửa sọan để đi gặp bà bác sĩ

- Tôi không đi. Ái giật mình khi nghe ông nói như hét lên

- Bác sĩ cần gặp ông để điền một vài giấy tờ để quyết định ngày có thế cho ông xuất viện.

Ông ta tròn mắt nhìn Ái như một quái vật, như nàng nói một điều gì không thể xẩy ra. Ái hiểu là ông rất muốn rời khỏi nơi đây, nàng tiếp

- Vâng, thưa ông, bà bác sĩ đang cần gặp ông, xin ông vui lòng đi ngay cho ạ

- Thôi được cô chờ tôi một chút. Ông ta chợt dịu giọng, tươi nét mặt và đứng lên vào nhà tắm để sửa sọan đi.

Trên đường đi đến phòng bác sĩ, thấy ông vui vẻ Ái gợi chuyện:

- Bác qua Mỹ đựoc bao lâu rồi ạ"

- Tôi không còn nhớ nữa, đầu óc tôi đặc kịt, chỉ còn mỗi một hình ảnh cây súng, lúc nào tôi cũng thấy như người ta sắp bắn tôi.

- """""

Ái yên lặng chờ nghe tiếp nhưng ông lại chìm vào trong yên lặng.

Tiếng bước chân gõ đều trên hành lang, hành lang của bệnh viện giờ này vắng tanh, ông Nhân và Ái sóng bước bên nhau, không hiểu trong đầu ông ta còn nghĩ gì ngòai cây súng như ông vừa nói không.

- Tới rồi bác Nhân, mời bác ngồi chờ, tôi vào nói với bác sĩ.

Trong suốt buổi nói chuyện với bà bác sĩ, bà cũng không lấy thêm được chi tiết nào để chứng tỏ tình trạng bệnh lý của ông Nhân đã thuyên giảm.

Theo bản báo cáo thì ông đã bớt dần những sự la hét, hốt hỏang.

Đi trở về phòng, ông Nhân có vẻ hơi mệt mỏi, Ái đề nghị ngồi nghỉ trên một chiếc ghế đá ngoài công viên, ông Nhân đồng ý. Ngối dưới bóng mát của một cây cao hình như làm ông Nhân dịu dần sự nóng nẩy.

- Ông thấy thế nào" Trời hôm nay đẹp phải không ông"

- Vâng, đẹp lắm, chim hót ríu rít, hoa đang chớm nụ

Thấy ông có vẻ vui và bắt đầu nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, Ái bắt chuyện

- Cảnh ở đây đẹp, không khí trong lành như ở Đà Lạt.

Mắt ông trở nên mơ màng:

- Vầng, Đà Lạt của tôi, Đà Lạt của những con dốc lên bưu điện, những bóng mát bên đuờng, có hồ than thở...

Ông lại ngưng lại, nhìn xa vắng. Chờ cho ông ngồi nghỉ một chút Ái đề nghị đưa ông về phòng.

- Thôi ông nghỉ nhé tôi phải về.

- Không cô đừng về nó kìa, nó sắp bắn tôi. Mắt ông trợn trừng nhìn lên trần nhà.

Ái hơi sợ toan gọi y tá vào với ông, nhưng ông dịu lại liền.

- Xin lỗi cô nhé, thỉnh thỏang tôi cứ thấy cây súng chĩa vào tôi và sắp sửa bắn tôi.

- Xin ông bình tĩnh, đây là ở trong bệnh viện, không có ai được mang súng vào, và cũng không có cây súng nào ở trên trần nhà cả.

- Thật hả cô, cô có chắc không ai được mang súng vào đây không"

- Bác Nhân, xin bác hãy bình tâm, tôi đóan có lẽ truyện súng ống là truyện xảy ra trong quá khứ của bác, hiện tại bác đang ở trên đất Mỹ.

Ánh mắt ông dịu xuống:

- Cám ơn cô, mong cô thỉnh thỏang ghé lại có dịp tôi sẽ kể cho cô nghe nỗi ám ảnh của tôi.

- Vâng, chào bác tôi về.

Trên đường về Ái hơi một chút bâng khuẩng, không hiểu rõ tình huống nào đã đưa ông đến tình trạng khủng hỏang như vậy.

Buổi tối hôm đó Ái kể chuyện cho cô bạn nghe, hai đứa cùng ngậm ngùi cho một mảnh đời tỵ nạn.

Khỏang một tháng sau đó Ái lại được gọi đến tiếp xúc với ông Nhân, lần này khi Ái thò đầu vào thì thấy ông tươi nét mặt, có vẻ như chờ đón Ái đến

- Chào cô Ái, hôm nay tôi chờ cô đến để đưa tôi lại bà bác sĩ, tôi có chuyện muốn nói với bà nhưng tiếng Mỹ tôi không rành lắm.

- Vâng tôi cũng mừng thấy bác có vẻ vui lắm

- Thôi chúng ta đi.

Trên đường đi ông vui vẻ, ra chiều hớn hở lắm, gặp bác sĩ ông ta rất lễ phép và cởi mở:

- Xin bà thứ lỗi cho sự bất lịch sự của tôi trong những lần gặp trước. vào những lúc tôi không được bình tĩnh lắm. Hôm nay tôi lại đây để mong được bà quyết định cho ngày xuất viện.

Bà bác sĩ cũng cười tươi, hỏi vài câu trong nghề nghiệp để kiểm chứng xem tâm trí ông có sáng suốt hơn trước không, trầm ngâm một chút rồi bà cười:

- Chúc mừng cho ông, theo hồ sơ bệnh lý của ông trong những ngày gần đây thì rất khả quan, cho tôi theo dõi thêm vài ngày có thể tuần tới ông được xuất viện.

Ông Nhân đứng lên, đưa tay ra bắt tay bà bác sĩ với một sự xúc động rõ rệt.

Trên đường về phòng, ông nói huyên thuyên không như lần trước Ái gặp ông. Đến khu vườn lần trước ông tỏ vẻ muốn nghĩ chân.

- Cô có thì giờ cho tôi ngồi nghỉ dưới gốc cây này một chút được không cô"

- Vâng xin ông cứ tự nhiên.

Ông mở lời:

- Cám ơn cô nhiều lắm, sau lần gặp cô vừa qua, tôi như chợt tỉnh cơn mê, những ngày u ám chợt qua đi, tôi cũng không hiểu vì lý do gì.

- """""

- Có cô biết lý do tại sao người ta cho tôi bị bệnh tâm thần không" Cách đây một năm tự nhiên tôi bị ám ảnh bời một cây súng cứ chĩa vào người tôi như sẵn sàng nhả đạn, tôi hốt hỏang lo sợ vô cùng, một hôm tôi thấy có hai, ba người đều cầm súng, tôi sợ quá vớ đại một cây gậy to mà tôi vẫn dùng để chận cửa, cứ thê tôi cầm cây gậy rượt theo ba người này, tôi cũng không biết tôi đi đâu, chạy loanh quanh một hồi tôi thấy lố nhố những trẻ con ở xung quanh tôi, chúng chạy tóan lọan, mấy ông security tới băt tôi, lúc đó tôi mới biết là tôi đã cầm gậy và chạy vào một trường tiểu học, họ bắt tôi nhưng sau khi điều tra họ bíết tôi bị ám ảnh vì hình ảnh của những người cầm súng, họ cho tôi đi khám bác sĩ tâm thần và họ nhốt tôi vào đây. Vào đây vì sự la hét, hốt hỏang của tôi không ai chịu ở chung với tôi, bỗng nhiên tôi ở một mình sự hỏang hốt tăng dần, có khi tôi muốn hành hung cả y tá, nhưng nhờ những viên thuốc cơn bịnh của tôi giảm dần, tôi đã lờ mờ nhớ lại đuọc môt phần nào trong quá khứ... Cô Ái cô có cảm thấy mêt không" Cô có thể nghe tiếp truyện của tôi không.


- Xin mời bác tự nhiên

- Ngày xưa, hình như đã từ lâu lắm, khi tôi còn là một thanh niên trai trẻ, vì yêu quê hương đất nước, tôi gia nhập khóa sĩ quan Đà Lạt, nhũng ngày trong quân trường, chiều cuối tuần chúng tôi thường dạo chơi trong thành phố, ngồi trên những chiếc xe lam chạy vòng vòng trong thành phố. Họ thả chúng tôi xuống khu chợ Hòa Bình, chúng tôi đi từng nhóm thật vui, Trong thời gian huấn luyện tôi quen được một cô nữ sinh Đà Lạt, má đỏ môi hồng, cô thật dễ thương, cháu của một anh bạn cùng khóa. Những chiều cuối tuần, tà áo dài quân quýt bộ binh phục, chúng tôi dạo chơi tất cả những thắng cảnh của Đà Lạt, từ Hồ Than Thở, Thác Cam Ly, Suối vàng.. nơi nào cũng có dấu chân chúng tôi, có những buổi sáng trời còn mờ sương tôi đã xuống đón nàng cùng nhau đi bộ trên bờ Hồ Than Thở, chúng tôi thật là hạnh phúc chỉ chờ mong ngày tôi mãn khóa đê làm lễ cưới.

Nhưng ngày tôi mãn khóa thì ba nàng bị bệnh nặng đang hấp hối trên giường bệnh, chúng tôi không thể tổ chức đám cưới. Tôi bắt buộc phải đi ra đơn vị. Tết Mậu Thân cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, tôi không có thì giờ về dự đám tang ba nàng. Mê mải trên chiến trường, một ngày tôi bị bắt làm tù binh, họ mang tôi ra xử, ba anh công an cầm súng chĩa vào người tôi để tra tấn, khai thác nhưng tôi vẫn một mực lặng yên, trong nỗi buồn của một kẻ thất trậni.

Tôi không trả lời một báng súng đập lên đầu tôi thật mạnh, tôi ngất đi, nhưng khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên một cánh đồng hoang vắng, tôi bò lết đến một căn nhà và được họ đưa vào nhà thương và sau đó tôi được giải ngũ, nhưng hình ảnh đó cứ mãi mãi nằm sâu trong trí tôi.

Tôi có trở lên Đà Lạt tìm kiếm người yêu nhưng nhà nàng đã dọn đi nơi khác, anh bạn cùng khóa chú của nàng cũng biệt vô âm tín, từ đó tôi không yêu thêm một người nào nữa, đó là tình yêu đầu tiên và cũng là tình yêu cuối cùng của tôi.

Tôi sống bằng nghề đi dậy học cho đến năm 1979, tôi bỏ dậy về quê sống với bố mẹ và tìm đường vượt biên cho đến khi tôi qua được bên Mỹ, tôi sống lờ lững lúc tỉnh, lúc mê. Tôi đi làm nghề cắt cỏ để kiếm thêm tiền đi học, nhưng nhiều khi đang cắt cỏ tôi chợt thấy như mình đang nằm giữa cánh đồng khi tôi tỉnh lại sau cú đánh tàn nhẫn đó. Tôi bỏ học nửa chừng vì thỉnh thỏang những cơn nhức đầu làm tôi không chịu nổi.

Mấy hôm nay có lẽ nhờ sự chữa trị tận tình của bác sĩ, tôi không còn thấy hình ảnh đó ám ảnh tôi nứa, hy vọng được xuất viện nay mai.

Tôi sống một mình trong căn nhà của chính phủ, sự cô đơn và lẻ loi càng làm cho căn bệnh tôi nặng thêm, có lẽ tôi sẽ phải kiếm một người bạn nào share chung.

- Còn bác gái và các con của bác"

- Tôi không có vợ, chỉ có một tình yêu duy nhất trong những ngày ở Đà Lạt, tôi đã mất liên lạc từ khi tôi về Sài Gòn chữa bệnh, không biết cô ta giờ này ở đâu.

- Bác thử nhờ đài phát thanh nhắn tin tìm ông bạn của bác.

Thấy trời sắp chuyển mưa, ông Nhân đứÔng lên rủ Ái về phòng. Đưa ông Nhân trở lại phòng Ái xin cáo từ ra về. Ông Nhân quyển luyến xin tôi số phone để liên lạc khi cần Ái giúp đỡ.

Lần khác trở lại bệnh viện giúp một bệnh nhân khác, Ái được biết ông Nhân đã được xuất viện, nhưng thỉnh thỏang cũng phải trở lại để theo dõi. Gặp bà bác sĩ, Ái được biết thêm, trong những bài luận văn ông viết và nộp mỗi tháng cho bà, có một lần ông ta viết ông đã tìm được một người con gái tuyệt vời, nàng rất dịu dàng, dễ thương và họ đang sửa sọan cho một đám cưới thật đơn giản.

Gần đây nhờ bệnh đã thuyên giảm ông ta chỉ phải gặp bà bác sĩ hàng năm mỗi sáu tháng nên không hiểu ông ta đã làm đám cưới chưa.

Ái cũng mừng cho ông, cho một tương lai không còn đen tối, cho cuộc đời ông đã quên đi được dĩ vãng không mấy đẹp và hy vọng người con gái đó sẽ đem lại bình yên cho cuộc sống của ông.

Cớ lúc Ái bâng khuâng tự hỏi không biết người con gái đó có phải là cô gái Đà Lạt má đỏ môi hồng của ông ngày xa xưa hay không.

Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.