Hôm nay,  

Từ Saigon Đến Santa Ana

17/09/200700:00:00(Xem: 142038)

Bài số 2096-1959-664vb2170907

*

Tác giả Võ Duy Tâm, 37 tuổi, cư dân Midway City, CA, công việc: Civil Engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Góc Vườn", một chuyện về khoảng cách giữa những người lính già của cuộc chiến hơn 30 năm trước với thế hệ con cháu tại Mỹ. Tiếp theo là "Rằng Xưa Có Gã Làm Nail," một trong những bài được đọc nhiều trên Online. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Loan đứng chăm chú nhìn con đang ngủ say sưa trong nôi. Thằng bé mới có 2 tuần lễ tuổi mà đã lớn ra nhiều. Tóc bé màu đen giống mẹ nhưng lại quăn và cong quắn giống tóc của bố nó. Nước da thì đen ngâm cho đến mắt, mũi, và nhất là cặp chân mày đều giống bố. Chỉ có chiếc miệng chúm chím là giống mẹ mà thôi.

Loan ngồi dựa vào thành giường rồi buông lời than thở một mình:

"Chuyện gì đã xảy ra cho mình thế này""

Chỉ mới một năm thôi nàng đã trở thành vợ, thành mẹ và đã đi một đoạn đường dài từ Saigon đến thành phố Santa Ana. Đúng vậy, thành phố Santa Ana nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Mễ lớn nhất quận Cam, nơi đó là nơi vợ chồng nàng đang ở và anh ấy là một người Latino với cái tên Jose Fernendez.

Jose Fernendez là ai"

Hơn một năm sống chung dưới một mái nhà vậy mà Loan cảm thấy anh ta vẫn là một người xa lạ. Còn thằng bé" Đứa bé giống Mễ nhiều hơn là Việt, nàng cho là như vậy. Đứa con mang họ Fernendez chứ không phải là Nguyễn, Trần, Lê, Vũ như nàng thường nghĩ từ thời còn con gái. Cũng may Jose đồng ý cho nàng chọn tên first name là Justin và tên nick name là cu Bi chứ lúc chưa khai sanh gia đình bên chồng đòi đặt tên thằng bé là Jesus, mà đọc đúng theo tiếng Spanish là Hề Xu, nghe sao có vẻ bẻ miệng và phạm thượng tới đấng tối cao.

Loan nhớ đến lần đầu gặp Jose ở Saigon, Jose là kỹ sư điện toán cùng làm chung trong một nhóm với anh Long, người anh bà con của Loan. Anh Long nói "Thằng Jose hiền lắm vẫn còn độc thân đã gần 40 mà chưa có vợ. Anh ta rất thích phụ nữ Á Đông. Cho nên khi biết anh về quê ăn tết năm nay, hắn ta nhất định đòi đi theo"

Thuở đó Loan đang làm manager cho một công ty cho thuê mướn phòng ốc ở ngay downtown Saigon. Với khả năng anh ngữ lưu loát lại có sự xông xáo của tuổi trẻ cộng thêm một vóc dáng trời cho dễ nhìn, Loan đã giúp công ty làm ăn phát đạt. Ngoài tiền lương căn bản trên 300 đô la mỗi tháng, một tiền lương khá cao so với cuộc sống Việt Nam, Loan còn nhận được tiền thưởng, tiền huê hồng và nhất là còn có nhiều cơ hội thăng tiến.

Cuộc sống của Loan ở Saigon rất là náo nhiệt. Sáng đi làm sớm, chiều về thì rong chơi khắp phố phường. Nhưng Loan không cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Cũng như bao nhiêu người Việt trong nước, nàng mơ ước được sang Mỹ dù chỉ một lần trong đời.

Khi gặp Jose nhất là khi được anh Long giới thiệu, Loan cũng bắt đầu để ý đến anh chàng người Mỹ gốc Mễ này như là một cơ hội để đưa nàng rời khỏi Việt Nam.

Loan có người bạn thân tên Thủy. Thủy lớn hơn Loan 2 tuổi đã lập gia đình và đã có 1 cháu nhỏ. Thủy cũng làm chung công ty nhưng dưới quyền quản trị của Loan. Lần đầu đi ăn tối chung với Jose có cả anh Long và Thủy. Dù không nói Loan cũng biết Thủy nghĩ gì về Jose. Tuy chàng ta trông cũng đẹp trai nhưng lớn hơn Loan trên một con giáp, vả lại khi có tin con gái Việt lấy chồng nước ngoài thì nếu không phải là người Việt hay là người Mỹ trắng thì sẽ có lời ra tiếng vào.

Những lần đi chơi sau đó thì chỉ có riêng Loan và Jose. Họ đi ăn trưa, ăn tối và sau đó đi ngắm cảnh. Jose muốn mời Loan đi chơi xa với anh ta trong 2 ngày cuối tuần nhưng Loan từ chối. Sự từ chối của Loan càng làm Jose thấy "mê" nàng hơn. Trước khi trở lại Mỹ, Jose đã nói thẳng với Loan:

"Tôi chưa bao giờ có cảm giác như vậy, lạ lắm không tả được. Tôi hi vọng em cũng có chút cảm tình với tôi. Tôi đã làm chủ một ngôi nhà. Tuy nhỏ nhắn nhưng lịch sự xinh xắn lắm. Tôi cũng có việc làm vững chắc. Nếu em bằng lòng thì.."

Đây không phải là lần đầu tiên có người đàn ông ngỏ lời với Loan. Nhưng Loan cảm thấy sự chân thật ở con người Jose. Nàng không nghĩ rằng nàng yêu Jose nhưng cảm giác lúc ấy có lẽ là sự hài long xen lẫn một chút men đắc thắng

"Anh để em suy nghĩ lại. Đâu phải muốn đi là đi ngay"

"Tôi chờ được mà. Nhưng em phải suy nghĩ cho kỷ để đừng ân hận sau này. Vả lại tôi là người công giáo, không ly dị được"

Cuối cùng Loan quyết định sẽ lấy Jose.

3 tháng sau Jose dẫn ba mẹ và vợ chồng người cậu ruột về Việt Nam làm lễ cưới Loan. 1 năm sau đó Loan qua Mỹ. Và đúng 1 năm ở Mỹ Loan đã sinh đứa con trai đầu lòng. Gia đình bên chống đối với nàng rất tốt, nhất là bà mẹ chồng cưng con dâu hơn cả con gái ruột. Riêng Jose thì cưng vợ còn hơn trứng mỏng.

Có tiếng em bé khóc đưa Loan trở về hiện tại, Loan bước lại bên nôi nhìn thằng bé đang khóc oe oe mà thấy thương làm sao. Nó dễ thương thật đấy, Loan cho rằng thằng bé này sẽ lấy hết cái đẹp của cả hai bên cha mẹ. Loan bồng con lên rồi cất tiếng ru, câu ru mà Loan học từ mẹ nàng vì bà thường hay cất lên mỗi khi giỗ giấc ngủ cho những đứa em nàng thuở nhỏ:

"Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau"

Thằng bé đưa tay bấu ngực mẹ rồi nhắm mắt lại ngũ, gương mặt bé trông như một thiên thần.

*

"Cuộc sống do chính em lựa chọn nhưng có lẽ sự lựa chọn của em đã quá vội vàng. Em nhớ Việt Nam quá anh Long ơi. Ở đây một ngày đối với em nó dài đăng đẳng. Em chỉ ở nhà quanh quẩn với thằng bé, lo việc bếp núc rồi chờ chồng về.."

Đó là tâm sự rất thật của Loan. Ở đây chỉ có Long là người bà con duy nhất của Loan nên chuyện gì Loan cũng tâm sự với chàng.

"Lúc đầu ai cũng vậy thôi làm sao mà quen được. Nhất là khi ở Saigon em là một người xông xáo và năng động"

Câu nói của anh Long càng làm cho Loan nhớ da diết cuộc sống ở Saigon. Ôi nhớ làm sao Saigon về đêm, lái xe dạo quanh phố mà cũng không cần biết mình sẽ đi đâu. Ở đây màn đêm buông xuống chỉ có ru rú ở trong nhà.

"Anh còn nhớ con Thủy không" Thủy đã đổi sang làm một công ty lớn hơn và lương cao hơn nhiều. Công ty đó em cũng biết mà vì họ cũng đã kêu em qua làm. Nhưng đó là phụ, mấy tiền chia chác áp phe mới là tiền bạc tỷ. Vợ chồng nó mua nhà ở An Phú Đông trong khu Việt Kiều đó. Con nó học trường tư, mỗi ngày nó lái xe hơi chở con nó đi học..."

Loan cứ mãi thao thao bấc tuyệt kể lể sự giàu có của người bạn như thể những cái bạn mình có là những cái mà nàng đánh mất.

"Thế em có yêu Jose không""

Loan ngước mắt lên nhìn Long đôi gò má nàng chợt ửng đỏ

"Lúc đầu thì không, nhưng bây giờ thì có. Anh ấy tốt lắm. Anh xem, từ khi em qua Mỹ ba mẹ anh ấy đã dọn ra riêng để cho tụi em có cuộc sống tự do. Anh ấy cố ăn thức ăn Việt Nam vì biết rằng em ăn đồ Mễ không quen. Cuộc sống thì thoải mái lắm nhưng em còn trẻ mà, em không muốn chỉ làm bà nội trợ. Anh ấy có khuyến khích em đi học thêm nhưng em bé còn nhỏ quá. Ảnh còn khuyên em nếu buồn thì về Việt Nam chơi, mẹ của ảnh sẽ trong coi thằng bé"

"Vậy chừng nào em sẽ về""

"Cuối năm nay khoảng trước giáng sinh và sẽ ở chơi cho qua tết ta. "

Long nắm lấy tay Loan rồi ân cần khuyên:

"Em cần phải về để tìm lại những gì mà em nghĩ rằng em đã đánh mất. Nhưng anh khuyên em đừng quên những gì em đã đạt được ở đây. Lúc đó sự so sánh của em mới công bằng."

 *

Thế là Loan trở về Việt Nam. Gặp lại mẹ và các em thật vui, ai cũng bắt Loan kể chuyện bé Justin và chuyện gia đình bên chồng. Thằng cu út hỏi chị

"Nghe nói mấy bà Mễ mập lắm. Họ có ăn hiếp chị không""

Tới lượt thằng em trai lớn năm nay đã học lớp 11, nó phán một câu chí tử:

"Chị Loan, em nghe người ta nói mấy người Mễ bên Mỹ họ thích lái xe thấp chị biết tại sao không" Vì họ vừa lái xe vừa hái dâu, hái cà chua dưới đất.

Đúng là mấy ông Việt Kiều thêu dệt chuyện Mỹ đen, Mỹ trắng, người Mít, người Mễ chứ còn ai vô đây. Làm sao giải thích cho mấy đứa em biết rằng đâu phải người Mễ nào cũng đi làm ở nông trại đâu. Mà có làm thì sao"

 Ba ngày sau Loan đến sở làm cũ để thăm ông xếp và một số bạn đồng nghiệp. Đến nơi Loan sửng sốt không nhận ra công ty vì vẽ xơ xác của nó. Phòng tiếp tân vắng tanh chỉ có cô thư ký chua ngoa ngày nào đang ngồi nói chuyện điện thoại. Trên chiếc bàn tiếp khách không có được một bình hoa, những tấm quảng cáo nắm ngổn ngang trên bàn.

Chị thư ký thấy Loan vội bỏ phone xuống rồi không chờ Loan hỏi chị tuông ra một hơi

"Chị Loan, phải chị Loan lấy chồng Mễ không" Chị khỏe không" Trời ơi ở đây bây giờ tan nát hết rồi chị ơi. Công an trên quận ngày xưa bao che cho công ty mình bây giờ đã bị đổi đi, tụi mới vô đòi giá cao quá ông chủ không có tiền thì tụi nó hăm dọa sẽ moi hết mấy hồ sơ trốn thuế cũ ra. Công ty này chắc sẽ phá sản thôi.."

"Ông chủ đâu""

"Thì đi xã giao, chạy mối, mượn nợ, khất nợ. Lúc này ổng ít ở đây lắm"

Loan lấy một bịt kẹo chocolate và một ít hàng mỹ phẩm nàng mua từ bên Mỹ ra tặng cho cô thư ký rồi chào từ biệt. Bước ra khỏi công ty mà lòng nàng buồn vô hạn.

Hôm sau Loan đến nhà Thủy chơi. Loan choáng váng vì không ngờ ngôi biệt thự ở An Phú Đông to và đẹp lộng lẫy như những ngôi nhà sang trọng bạc triệu ở Mỹ. Loan cũng mừng cho bạn sau gần 3 năm gặp lại Thủy đã "ăn nên làm ra". Nhưng Thủy bây giờ có vẻ già hơn xưa nhiều, gương mặt phảng phất nhiều nỗi âu lo.

"Ông xã đâu" Sao cả tháng nay Loan không gặp ảnh"

Thủy mím môi, đôi mặt chợt sang quắc lên biểu lộ một sự tức giận nào đó to lớn lắm

"Anh ấy muốn đi đâu thì đi. Đi làm ăn hay đi với bồ nhí ai mà biết"

Sau đó Thủy đã tâm sự rất nhiều với Loan về chuyện gia đình. Loan mới biết rằng cuộc sống vợ chồng của Thủy đã gần như là rạn nứt. Có chăng là họ vẫn còn sống chung dưới một mái gia đình vì thằng bé. Nhưng dường như cả hai đều bị cuốn hút vào mãnh lực của đồng tiền hơn là chú tâm đến hạnh phúc gia đình. Loan sững sờ khi nghe lời tâm sự chân thật của Thủy:

"Loan ơi, Loan có biết rằng Loan may mắn lắm không" Làm đàn bà không có gì hạnh phúc hơn là có một mái ấm gia đình, được chồng thương và có những đứa con ngoan. Riêng Thủy thì Thủy đã mệt mỏi lắm rồi. Việc làm của Thủy, của chồng Thủy, cả ngôi nhà này tất cả đều xây trên một mảnh đất bùn không biết khi nào sẽ bị lún, bị sập. Thủy phải tranh đấu bằng sức mạnh của đồng tiền, không có tiền sẽ không có thế lực sẽ không có sự bao che, sẽ chết, sẽ bị đào thải."

Rồi Thủy khóc sướt mướt như một đứa trẻ con. Chưa bao giờ Loan thấy cô bạn chí thân của mình khóc như vậy. Loan đưa cho Thủy một tấm khăn giấy, Thủy đưa tay chậm nước mắt nước mũi rồi nói tiếp câu được câu không:

"Con của Thủy có tiền thì được học trường tư, còn con của những người nghèo không có tiền đóng học phí thì đi bán vé số. Mấy hôm trước Thủy dắt con về thăm bà ngoại. Tình cờ nghe thằng con của mình nói chuyện với thằng bạn hàng xóm rằng "Cái thằng Tí đó, đừng có chơi với nó, gia đình nó nghèo lắm, ba má nó không chịu đóng tiền ăn trưa nên buổi trưa nhà trường không cho nó ăn". Thủy nghe con nói mà hoảng hồn. Trời ơi cuộc sống ở đây đáng sợ quá, đáng sợ quá. Người lớn chạy theo làm nô lệ đồng tiền đã đành, đến con nít mà nó cũng bị nhiễm"

Loan ôm bạn vào lòng. Nàng cũng khóc theo bạn.

 *

Chuyến bay từ Taipei về Los Angleles đã cất cánh được 12 tiếng. Bữa ăn cuối cùng cũng đã được phục vụ xong. Lúc này không khí trên phi cơ chợt yên tĩnh lạ lùng. Mọi người như đang cố giỗ giấc ngủ.

Loan điều chỉnh ghế ngồi ngã ra phía sau một chút rồi nhắm mắt lại cố tìm một chút thư thả nhưng không làm sao mà thư thả cho được. Loan nhớ lại những gì nàng đã chứng kiến trong suốt gần 2 tháng ở Việt Nam. Giờ đây ngồi trên phi cơ bay về Hoa Kỳ, Loan còn cảm nhận được những giọt nước mắt của bạn mình còn thấm ướt trên vai áo.

Nhớ nhất là câu nói của ba Loan trên sân thượng ở ngôi nhà cũ thân yêu trong đêm cuối cùng trước khi trở về Mỹ, bằng chất giọng rung rung ông nói

"Con, con ơi, ráng lo cho hai đứa em con qua Mỹ nha con. Qua đó đi làm cu li cũng được còn hơn làm quan ở xứ này."

Ôi câu nói của đấng sinh thành làm Loan cảm động vô chừng. "Ba ơi con hiểu ba nói gì rồi. Con sẽ cố lo cho ba mẹ cho hai em."

Loan hiểu rằng vì sao 3 năm trước nàng đã muốn rời khỏi Việt Nam dù lúc đó đường tài lộc của nàng đang trên đà thăng tiến. Đó là đất nước mà Loan từng nhớ thương nhưng không phải là một xã hội mà Loan muốn sống, và càng hơn thế nữa đó không phải là nơi cho những đứa con của nàng phải sống. Ở đất nước này mọi chuyện buôn bán, kinh doanh dù là một đại công ty hay một gánh hàng rong, rồi đến chuyện học hành, thi cử, tất cả mọi người trong cuộc đều phải lặn hụp trong một hệ thống hối lộ khổng lồ đã hiện hữu hiển nhiên như những làn khói xe phun ra những chất độc làm đen ngòm thành phố.

Và Loan cũng đã hiểu được rằng nàng đang có trong tay cả một trời hạnh phúc. Vậy mà nàng không biết để rồi cứ ngỡ là mình đang thua thiệt bạn bè. Loan nhớ đến thành phố Santa Ana, một cộng đồng của người Mỹ gốc Mễ giáp ranh với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tất cả đều là công dân Mỹ đang sống một cuộc sống cũng bận rộn không kém như những công dân Việt Nam, nhưng sự khó nhọc của người dân ở Mỹ đã được tưởng thưởng một cách công bằng và hợp lý.

Loan chợt nhớ đến giàn hoa Dạ Lý Hương nàng trồng phía sau vườn ngay sát cửa sổ phòng ngủ, những buổi chiều thanh than ngồi chờ chồng về thường có những cơn gió xuyên qua cửa sổ đem theo mùi thơm của hoa thật dễ chịu vô cùng. Căn nhà đó, của trước vườn sau đều là những khoảng không gian đầm ấm và thanh khiết. Thanh khiết như những bước đi đầu đời, tiếng khóc và nụ cười tinh khôi của bé Justin.

"Anh Long ơi em đã biết được những gì em đã mất ở Việt Nam và em cũng biết được những gì em đạt được ở nước Mỹ. Cám ơn anh đã đem Jose đến với cuộc đời em."

Có tiếng của vị phi công trưởng vang lên

"Chúng ta sẽ đến phi trường LAX đúng giờ đã định. Thời tiết của LAX và các vùng phụ cận rất mát mẻ và tuyệt đẹp. Cám ơn quý vị đã chọn hãng hàng không của chúng tôi..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.