Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

02/05/201000:00:00(Xem: 6253)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Hiệp và Ngọc Anh đã nhỏ to trao đổi, và chắc Ngọc Anh đã minh định được, một bác sĩ trẻ cùng phe với cô nàng, chứng cớ, cô nàng đã giục tôi:
- Anh Bình hãy nghỉ tay, cũng sắp hết giờ rồi!
Tôi cảm ơn và chào mấy anh bạn của tôi, tôi dẫn Hiệp về trước. Hiệp đã ân cần thăm hỏi sức khỏe của mẹ tôi, con gái bốn tháng của tôi, Hiệp đã chuẩn bị từ trước, có một số thuốc cho mẹ tôi và con gái của tôi. Tôi đã bế con gái, để Hoa lo một bữa cơm giản dị, cho cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa tôi và Hiệp.
Tôi thấy Hoa đã chạy ra, chạy vào, ra chợ rồi sang cả nhà mẹ, ôm về một bó củi. Tôi chợt nhớ, củi đã hết từ hôm qua, Hoa tất tả ngược xuôi, nhưng bữa cơm cũng chỉ có hai món: Một đĩa tôm rang và một đĩa đậu rán. Qua thái độ và ánh mắt, Hiệp lại tỏ ra càng đồng cảm, trong cảnh sống của tôi. Hiệp đã chậm chạp, tâm tư:
- Em rất thương bà cụ! Một mẹ già mù lòa vì đứa con trai ra đi biền biệt, gần hai chục năm. Nay trở về, nhưng cũng không nhìn thấy mặt con, lại mang bệnh lao phổi nặng, thương yêu cháu mà không dám bế cháu của mình!
Chiều hôm ấy Hoa đã bế con về bên mẹ, cho cháu chơi với bà ngoại, tôi và Hiệp lên căn gác hẹp, cũng có một ấm trà với bao thuốc lá Hoa Mai.
Đã từ lâu, tôi đã xác định, càng thêm thời gian thì càng được thẩm thấu, như một phương châm hành xử: "Cả cái tuổi thanh xuân của một đời người, tôi còn coi nhẹ, huống chi bây giờ bất kể một việc gì, nếu việc đó có góp phần lớn, nhỏ cho dân tộc tôi, cho quê hương tôi được tự do ấm no thực sự, thì tôi sẵn sàng kể cả mạng sống".
Tôi chỉ ân hận một điều: Tài tôi hèn, chí tôi thiển, không đóng góp được bao nhiêu, trong phương châm hành xử của tôi. Hôm nay nằm bên Hiệp, một trí thức trẻ, một mầm non đang lớn của con "Hồng Tuộc" của thời đại, khắc khoải, băn khoăn về sự lầm than, quằn quại của người dân, dù tôi không đủ kiến thức quán triệt, thì cứ làm được đến đâu, hay đến đấy. Chả lẽ phải đợi cho đủ, cho chín mới làm" Tôi vẫn thấy thà còn thiếu vẫn hơn là không làm. Tôi cũng nói rõ cho Hiệp hiểu như vậy, còn nguy hiểm thực sự tôi không hề nghĩ đến.
Cứ cho là Hiệp sẽ báo cáo, đầy đủ tư tưởng của tôi với lãnh đạo của Hiệp, thì tôi vẫn cứ làm. Hai điều xấu là bị bắt vào ngục tù trở lại, điều này tôi đã làm đơn xin trở lại rồi. Điều thứ hai là bị bắn chết, hay giết chết. Ngay từ 1962 khi tôi xông vào bức màn sắt, tôi đã xác quyết chết đối với tôi là "hòa" vì tôi có biết cái quái gì nữa đâu. Điều mà Hiệp băn khoăn nhiều đêm ngày là tại sao chế độ cộng sản bị toàn dân (đa số) chán ghét đả phá, mà nó vẫn tồn tại, hết năm này lại đến năm khác"
Để nói về vấn đề nóng hổi, lớn lao này phải nói nhiều, diễn giải nhiều, hay viết hàng vài trăm trang giấy mới lý giải, minh chứng được cốt lõi. Vậy tôi chỉ đưa ra một vài nét cơ bản, rồi chính cái đầu của Hiệp, sẽ dần dần "đục đẽo" hết nó ra.
Từ cái mâu thuẫn nội tại là tâm lý và tư tưởng của con người, càng no đủ càng tự do dân chủ, thì mâu thuẫn này càng hằn rõ. Mâu thuẫn nội tại, là đã nằm sẵn, như một chất hữu cơ, có tự do, dân quyền thì phải có cái đó:
- Tính đố kỵ tự nhiên của con người.
- Cái tôi to lớn, ai cũng tự cho mình là một trung tâm, "mục hạ vô nhân".
- Thờ ơ, không quan tâm những nguyên nhân xa, mà chỉ chú ý những điều sát sườn, trực tiếp: Hết gạo thì ra sức chạy gạo, mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân vì đâu: Có gạo ăn no đủ. Cùng cực, lầm than, đói khổ.
Riêng ở Việt Nam của chúng ta hiện nay (1982) ở trong nước: Một số ít người do đặc quyền, đặc lợi thì không kể, hầu hết mọi tầng lớp người dân, đều phải sống trong cảnh lầm than đói khổ, khẩu súng và nhà tù đã khóa miệng, bịt mắt mọi người dân. Họ đều mong muốn đổi thay cái chế độ tàn bạo, vô nhân tính này.
Ở ngoài nước, những người đã di tản, vượt biên chạy trốn cái chế độ phi nhơn, vô thần này. Đương nhiên họ muốn lật đổ, thay đổi cái chế độ hiện hành. Dù cho cộng sản là con "kỳ nhông "luôn đổi mầu, đổi sắc để tồn tại. Như vậy cái câu dậy bảo của tổ tiên, ông cha từ ngàn xưa: Ý dân là ý trời, đã không đúng nữa hay sao"
Tôi xin tạm thời dùng hình tượng, giả dụ như sau: Tất cả những người dân Việt đều quần tụ sinh sống trong một cái khu hẻo lánh, chung quanh có núi cao, hào sâu, chỉ có một hướng cửa mở duy nhất, để mọi người ra vào, sinh hoạt, một hòn đá to lớn như một chướng ngại chặn ngang lối ra vào. Mọi người trong khu, bất kể thành phần nào, ra vào đều phải vất vả, cực nhọc trèo qua hòn đá này.
Lúc đầu vì chưa hiểu rõ, hoặc vì những quyền lợi cá nhân nên những người lãnh đạo trong khu, ra sức lắt léo thuyết phục mọi người: Hòn đá to lớn chắn ngang càng làm cho khu ở chúng ta thêm đẹp, thêm hùng tráng. Không những che chắn, gió độc, gió chướng mà còn ngăn cản cướp trộm, giữ gìn an ninh, cho mọi người trong khu v.v…
 Nhưng cũng đã từ lâu, trải qua thực tế, hầu hết mọi người trong khu, đều thấy hòn đá bất tiện, gây nhiều trở ngại cho cuộc sống, nhất là với giới gánh gồng, kéo xe. Ngay cả một số người lãnh đạo trong khu, cũng đã thấy những trở ngại của hòn đá. Mọi người đều muốn lật hòn đá ra chỗ khác. Cũng đã có một số người, một số đoàn này, đội kia định xô đẩy hòn đá xuống hồ, xuống biển. Nhưng hòn đá to qúa, không thể làm gì được.
Đã qua và hiện nay, là như thế. Muốn nhấc hòn đá, xô đẩy lật nhào nó xuống biển, thì tất cả mọi người dân trong khu đều phải ra mó tay vào hòn đá. Chưa hết, khi đã hô hào được mọi người trong khu ra cùng mó tay vào hòn đá, nhưng không cùng một lúc; khi người này nhấc, thì người kia không, hay ngược lại thì hòn đá ấy vẫn nằm đấy. Phải có một người, một tổ chức có uy tín, có thực lòng (đa số chỉ có ở miệng, không phải ở tim) mọi người trong khu đã thấy, đã tin tưởng. Người đó, tổ chức đó yêu cầu mọi người trong khu ra đều mó tay vào hòn đá, rồi hô một hiệu lệnh thống nhất: Một, hai, ba: Mọi người đều hất, đều xô thì hòn đá sẽ lăn xuống biển, xuống hồ. Hòn đá ấy là chủ nghĩa cộng sản, là cái bộ chính trị, là những tên lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.
Hiệp đã đứng hẳn lên, đến ôm lấy cổ tôi, hổn hển:
- Em cảm ơn anh!
Khi ấy đã 10 giờ! Đêm hôm đó, mẹ con Hoa ở bên bà ngoại, Hiệp vẫn không muốn nằm chiếc giường duy nhất, anh chị Hiền cho mượn trong dịp cưới. Hiệp thích tôi trải chiếu xuống sàn gác, để cùng thưởng thức cảnh đời của giai cấp vô sản, trước khi ngủ. Hiệp còn thì thầm như nói với chính mình:
- Chuyến đi đáng đồng tiền bát gạo!
Hơn một tuần sau, vợ chồng Lộc Liên xuống chơi. Lộc cho biết, qua sự giới thiệu của Nguyễn Hữu Lợi, biết là tôi muốn "oversea". Hiện nay, Phạm Lộc kết hợp với một vài người nữa, bí mật tổ chức một chuyến đi cho chính mình. Lộc đã biết điều kiện, hoàn cảnh nghẹt thở của tôi, chỉ riêng một mình tôi, nếu đồng ý đi thì chuẩn bị. Nếu đắm tầu, hay cướp biển chết cả, thì có gì để nói, nếu thoát ra tới ngoại quốc phải thanh toán, cho vợ chồng Lộc + Liên ba cây vàng.
Nếu tôi chưa được tiếp xúc trước đây với Lộc Liên, đã hiểu lòng tự trọng và danh dự của nhau, và nếu không có sự giới thiệu của Lợi, chẳng bao giờ có sự thỏa hiệp với một điều kiện lý tưởng như thế ở giai đoạn ấy. Chẳng nói thì ai cũng biết là tôi đã gật đầu đồng ý, đến "sái" cả cổ. Hôm nay tâm tình bằng những bàn tay "xòe "nên tôi được biết Phạm Lộc, không phải là con trai của bác Nhiên. Do bối cảnh loạn ly của đất nước, Cao Xuân Huy là anh cùng mẹ khác cha với Phạm Lộc. Vì vậy, chuyến đi sẽ có cả Cao Xuân Huy, dự trù vào cuối năm 1982.

Bốn mươi bốn: Thăm mộ cụ Ngô lần hai

Lộc sẽ liên lạc, báo trước cho tôi hàng tuần, để tôi chuẩn bị. Qua một số hiện tượng, tôi hiểu đây là chuyến đi thực sự, chứ không như chuyến thứ hai, tôi mất công thấp thỏm một đêm trong bụi cây găng già. Vì đã đi hụt hai chuyến, nên tâm tư của tôi vẫn lặng lờ như đất trời, có thể nắng và cũng có thể mưa, nhất là thời gian ấy, chẳng phải chuyến đi nào cũng đến bờ. Tuy vậy với Hoa, người vợ hiền thương yêu của tôi, do điều kiện ngặt nghèo tôi không thể đưa được vợ con đi, để nếu có làm mồi cho cá thì cũng vui lòng cùng nhau. Ngược lại, thành công thì cùng được thở hít bầu không khí tự do, đúng với kiếp sống của con người.
Đã phải nhiều đêm, nhiều lúc tâm tình, khích lệ, động viên, trang bị tư tưởng cứng rắn chịu đựng cho Hoa. Dù trong hoàn cảnh nào, cũng phải can trường đứng thẳng, bằng chính đôi chân của mình.
Cũng do hoàn cảnh đẩy xô của dòng đời, và bối cảnh đau thương của dân tộc, đời tôi đã lăn lóc trong bãi rác và bùn lầy, nên tôi muốn con gái của tôi, cũng phải có ý chí nhẫn nại, chịu đựng những bão tố của cuộc đời. Từ những tâm ý này, những lần tôi chơi đùa với con gái năm tháng tuổi, tôi đã tập dần, tung con tôi lên cao, rồi bắt lấy như một qủa bóng. Mẹ nó nhìn thấy, đã nhiều lần hết hồn, kêu thét lên. Từ ăn, ngủ hay chơi bời đều với tâm ý rèn luyện của tôi. Thâm tâm tôi, mong muốn sau này con tôi, dù có được bọc trong nhung lụa, nếu cần nằm đất, bò cát, cũng là chuyện bình thường.
Quan điểm của tôi vẫn muốn, ít nhất là những người thân của tôi: "Là hạ sĩ, là sĩ quan, nhưng phong cách, hành xử là người lính". Tôi rất đả phá lối: Người lính nhưng tính quan.
Còn người mẹ khốn khổ mù lòa, nhưng tôi càng kính yêu người hơn. Đã nhiều lúc, nhiều đêm tôi đã ngồi ôm mẹ tôi hàng giờ, có những lúc để giòng nước mắt rỉ chảy vào tim, nhưng cũng nhiều lúc giàn cả ra mặt. Nhìn đôi mắt của người hoắn sâu vào, đôi mắt này, đầu 1962 khi tôi trở về, câm nín từ giã người để vào đất thù. Tôi đã thấy tôi bé nhỏ lại, như ngày còn thơ ấu. Nhìn đôi mắt của người khi ấy, tôi nhớ, tôi đã có cảm giác: Ngôn ngữ trên thế gian này không còn, hay không có một từ nào đủ, để nói được cái bao la, êm dịu, lồng lộng nhân từ thương yêu, của đôi mắt người mẹ.
Nhưng bây giờ, người phải chịu đựng khổ đau biết chừng nào, không làm sao nhìn được đứa con trai, vì thương khóc nó nên bị mù" Qua ánh điện chiếu vào màn, nhìn mẹ tôi gục đầu thiểu não, một nỗi xót xa héo hắt từ trái tim bầm tím, của tôi rỉ chảy ra, tôi đã ôm lấy cổ mẹ rên rỉ:
- Mẹ có biết con thương mẹ nhiều lắm không mẹ" Con thương mẹ, hơn là thương đời con!
Người xoa đầu tôi như ngày tôi còn bé, nhưng người không nói một lời. Tôi đã thong thả thưa với người, chi tiết buổi nói chuyện với Phạm Lộc.
Người nghe tôi trình bày chuyến đi sắp tới với Phạm Lộc, người đã nói với tôi những lời, tới nay và cho tới khi tôi lìa đời, tôi vẫn không quên: "Mẹ mù lòa, cô đơn, cần con lắm! Vợ dại, con thơ của con, cần con lắm! Nhưng con phải đi, ở dưới nhà nước này, con chỉ là con trâu, con ngựa."
- Con xin kính vâng theo lời mẹ! Con rất tự hào, trong huyết quản của mẹ có truyền thống trinh liệt của bà Trưng, bà Triệu. Con qùy xuống, kính cẩn lậy mẹ!
Đã từ lâu, từ cái ngày tôi đến kính viếng thăm mộ cụ Ngô và ông Nhu, ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đã hơn một năm rồi, tôi đã có ý định, có thời gian sẽ đến thăm các người một lần nữa. Nhưng con Hồng Tuộc, nó quần thảo tôi như chong chóng, chả còn thời gian nào. Kỳ này lỗ mũi của tôi đã được tháo ra một bên, mỗi tuần trình diện có một lần, nên cuộc sống đã thong dong, thoải mái khác thường.
Tối khuya hôm qua, đạp xe từ ga về tới nhà, em Hoa vẫn chờ tôi ở cửa như mọi khi. Hoa nói ngay:
- Thứ Tư, anh Tuấn Nguyệt dẫn một anh là Mạc Lịch lại thăm anh. Có chào mẹ và bế Mai Lynh.
Thật là vui, Mạc Lịch là dân "Sport", dân "thổ công" của Hà Nội, cũng đã được ra chiếc lồng to, bây giờ lại ở Sàigon nữa. Tôi định hôm nào có thời gian, sẽ lại thăm anh. Tôi và Lịch có nhiều kỷ niệm ở trong tù. Nhưng, ngày mai Thứ Bẩy không lao động XHCN. Tôi đã có chủ trương sẽ lên nghiã trang Mạc Đỉnh Chi, viếng cụ Ngô.
Lần này, tôi muốn mang cả vợ lẫn con gái của tôi, đến chào và thăm viếng hai vị. Tôi đã dặn Hoa: Chúng ta không có điều kiện, vậy chỉ cần mua hai cái hoa hồng, hai cây nến và hai cây nhang là đủ rồi, các vị cần tấm lòng, chứ đâu cần lễ vật"
Đã chuẩn bị từ hôm trước, sáng thứ Bẩy, với "ông" bạn già thủy chung, mẹ con Hoa ngồi yên sau, hướng về nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, tôi "giấn" bàn đạp. Trên đường đi, nghe tiếng con gái í óe phía sau với mẹ nó, tôi có cảm tưởng, dù tôi là kẻ chiến bại, không còn một cuộc sống bình thường như mọi người; tôi vẫn gồng gánh bao bọc được cho vợ con tôi, một gia đình nhỏ bé, trong cuộc đời này.
Trời hôm nay hơi đùng đục mầu sữa đặc, cổng nghĩa trang còn mờ mờ trong sương sớm, sau khi gửi xe, tôi ôm con gái, Hoa ôm nhang, nến và mấy cánh hoa hồng còn trong bọc giấy. Một đàn sáo đá năm, sáu con đang ríu rít trên cổng, đều cúi xuống hót toen toét như một điệu kèn mở màn cho ngày hội, khi chúng tôi bước vào. Nhìn những ngôi mộ to, nhỏ xây cao thấp mập mờ trong làn sương mỏng, tôi nhớ đến một ý thơ: Ở đây sương khói mờ... nhân ảnh...
Lòng tôi cũng nao nao về kiếp nhân sinh, trong cõi thế tình. Mặt trời đã thức dậy, những ngọn cây vàng ửng lung linh, lắc lư, cả khu nghĩa trang như được lọc hết những sương mờ. Hơn hai chục con sếu cổ dài, từ hướng Đông bay đến ngọn cây thông đầu đàn, kêu quàng quác, như đội quân cảnh đang điều hành giữ an ninh trật tự, cho ngày hội. Trời cũng trong xanh hẳn lại, phía Tây Nam từng đống mây trắng, đang đùn lên như một đám cháy rừng.
Đã có ý niệm từ lần trước, tôi dẫn vợ con tôi ngoằn ngoèo tiến về phía hai ngôi mộ. Khí hậu êm ả trong làn gió nhẹ, đột nhiên ồn ào như tiếng thác chảy đầu ghềnh, một đàn cò trắng đến hơn ba chục con, tranh nhau đậu xuống hai cây muỗm già, ở phía đầu hai ngôi mộ. Chẳng biết chúng bàn tán gì mà cứ kêu: Cò... cò.... cò inh ỏi. Cây muồng đã đội cái xuân nửa chừng, phía bên trái cũng có dăm con chèo bẻo ở đâu mới mò đến. Cái loại chèo bẻo này, lúc nào cũng ra vẻ chính nhân, trông mặt thì mô phạm, nghiêm trang nhưng trong lòng, thì chứa nhiều uế khí.
Trong khi Hoa đang cắm bông, đốt nến, thắp nhang ở hai ngôi mộ, tôi đặt con gái của tôi lên chiếc nắp bằng, ngôi mộ cụ Ngô, để mặc cho nó lân la, bò trên ấy. Tôi đi vặt những nhánh cỏ may, mọc trườm ra, hết mộ cụ Ngô lại sang mồ ông cố vấn. Tôi ôm con gái của tôi, đứng bên cạnh vợ, bắt đầu làm dấu thánh giá, nguyện kinh, theo thủ tục tôn giáo.
Thật là lạ kỳ, một đàn năm con bồ câu từ mãi phía mặt trời mọc, sà đến cây bằng lăng, ngay đầu ngôi mộ. Chúng rúc mỏ vào cánh của nhau, rồi cùng nhìn xuống chúng tôi, đầu chúng cứ gật gù, miệng kêu: hù hù.... hì... hì, nghe như nốt nhạc mở đầu của một bài ca "Tôi yêu". Chẳng hiểu từ một nguồn cảm thầm kín nào, tôi nghe chim câu gù, lại ra bài ca của Trịnh Hưng, từ ngày còn cụ Ngô. Rồi óc tôi nhớ, mắt tôi nhìn rành rọt một buổi cụ Ngô và đoàn tùy tùng, đến đặt vòng hoa trước đài chiến sĩ trận vong năm 1956. Tôi nhớ nguyên văn lời cụ Ngô... (Còn tiếp...)


- Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Hiệp và Ngọc Anh đã nhỏ to trao đổi, và chắc Ngọc Anh đã minh định được, một bác sĩ trẻ cùng phe với cô nàng, chứng cớ, cô nàng đã giục tôi:
- Anh Bình hãy nghỉ tay, cũng sắp hết giờ rồi!
Tôi cảm ơn và chào mấy anh bạn của tôi, tôi dẫn Hiệp về trước. Hiệp đã ân cần thăm hỏi sức khỏe của mẹ tôi, con gái bốn tháng của tôi, Hiệp đã chuẩn bị từ trước, có một số thuốc cho mẹ tôi và con gái của tôi. Tôi đã bế con gái, để Hoa lo một bữa cơm giản dị, cho cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa tôi và Hiệp.
Tôi thấy Hoa đã chạy ra, chạy vào, ra chợ rồi sang cả nhà mẹ, ôm về một bó củi. Tôi chợt nhớ, củi đã hết từ hôm qua, Hoa tất tả ngược xuôi, nhưng bữa cơm cũng chỉ có hai món: Một đĩa tôm rang và một đĩa đậu rán. Qua thái độ và ánh mắt, Hiệp lại tỏ ra càng đồng cảm, trong cảnh sống của tôi. Hiệp đã chậm chạp, tâm tư:
- Em rất thương bà cụ! Một mẹ già mù lòa vì đứa con trai ra đi biền biệt, gần hai chục năm. Nay trở về, nhưng cũng không nhìn thấy mặt con, lại mang bệnh lao phổi nặng, thương yêu cháu mà không dám bế cháu của mình!
Chiều hôm ấy Hoa đã bế con về bên mẹ, cho cháu chơi với bà ngoại, tôi và Hiệp lên căn gác hẹp, cũng có một ấm trà với bao thuốc lá Hoa Mai.
Đã từ lâu, tôi đã xác định, càng thêm thời gian thì càng được thẩm thấu, như một phương châm hành xử: "Cả cái tuổi thanh xuân của một đời người, tôi còn coi nhẹ, huống chi bây giờ bất kể một việc gì, nếu việc đó có góp phần lớn, nhỏ cho dân tộc tôi, cho quê hương tôi được tự do ấm no thực sự, thì tôi sẵn sàng kể cả mạng sống".
Tôi chỉ ân hận một điều: Tài tôi hèn, chí tôi thiển, không đóng góp được bao nhiêu, trong phương châm hành xử của tôi. Hôm nay nằm bên Hiệp, một trí thức trẻ, một mầm non đang lớn của con "Hồng Tuộc" của thời đại, khắc khoải, băn khoăn về sự lầm than, quằn quại của người dân, dù tôi không đủ kiến thức quán triệt, thì cứ làm được đến đâu, hay đến đấy. Chả lẽ phải đợi cho đủ, cho chín mới làm" Tôi vẫn thấy thà còn thiếu vẫn hơn là không làm. Tôi cũng nói rõ cho Hiệp hiểu như vậy, còn nguy hiểm thực sự tôi không hề nghĩ đến.
Cứ cho là Hiệp sẽ báo cáo, đầy đủ tư tưởng của tôi với lãnh đạo của Hiệp, thì tôi vẫn cứ làm. Hai điều xấu là bị bắt vào ngục tù trở lại, điều này tôi đã làm đơn xin trở lại rồi. Điều thứ hai là bị bắn chết, hay giết chết. Ngay từ 1962 khi tôi xông vào bức màn sắt, tôi đã xác quyết chết đối với tôi là "hòa" vì tôi có biết cái quái gì nữa đâu. Điều mà Hiệp băn khoăn nhiều đêm ngày là tại sao chế độ cộng sản bị toàn dân (đa số) chán ghét đả phá, mà nó vẫn tồn tại, hết năm này lại đến năm khác"
Để nói về vấn đề nóng hổi, lớn lao này phải nói nhiều, diễn giải nhiều, hay viết hàng vài trăm trang giấy mới lý giải, minh chứng được cốt lõi. Vậy tôi chỉ đưa ra một vài nét cơ bản, rồi chính cái đầu của Hiệp, sẽ dần dần "đục đẽo" hết nó ra.
Từ cái mâu thuẫn nội tại là tâm lý và tư tưởng của con người, càng no đủ càng tự do dân chủ, thì mâu thuẫn này càng hằn rõ. Mâu thuẫn nội tại, là đã nằm sẵn, như một chất hữu cơ, có tự do, dân quyền thì phải có cái đó:
- Tính đố kỵ tự nhiên của con người.
- Cái tôi to lớn, ai cũng tự cho mình là một trung tâm, "mục hạ vô nhân".
- Thờ ơ, không quan tâm những nguyên nhân xa, mà chỉ chú ý những điều sát sườn, trực tiếp: Hết gạo thì ra sức chạy gạo, mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân vì đâu: Có gạo ăn no đủ. Cùng cực, lầm than, đói khổ.
Riêng ở Việt Nam của chúng ta hiện nay (1982) ở trong nước: Một số ít người do đặc quyền, đặc lợi thì không kể, hầu hết mọi tầng lớp người dân, đều phải sống trong cảnh lầm than đói khổ, khẩu súng và nhà tù đã khóa miệng, bịt mắt mọi người dân. Họ đều mong muốn đổi thay cái chế độ tàn bạo, vô nhân tính này.
Ở ngoài nước, những người đã di tản, vượt biên chạy trốn cái chế độ phi nhơn, vô thần này. Đương nhiên họ muốn lật đổ, thay đổi cái chế độ hiện hành. Dù cho cộng sản là con "kỳ nhông "luôn đổi mầu, đổi sắc để tồn tại. Như vậy cái câu dậy bảo của tổ tiên, ông cha từ ngàn xưa: Ý dân là ý trời, đã không đúng nữa hay sao"
Tôi xin tạm thời dùng hình tượng, giả dụ như sau: Tất cả những người dân Việt đều quần tụ sinh sống trong một cái khu hẻo lánh, chung quanh có núi cao, hào sâu, chỉ có một hướng cửa mở duy nhất, để mọi người ra vào, sinh hoạt, một hòn đá to lớn như một chướng ngại chặn ngang lối ra vào. Mọi người trong khu, bất kể thành phần nào, ra vào đều phải vất vả, cực nhọc trèo qua hòn đá này.
Lúc đầu vì chưa hiểu rõ, hoặc vì những quyền lợi cá nhân nên những người lãnh đạo trong khu, ra sức lắt léo thuyết phục mọi người: Hòn đá to lớn chắn ngang càng làm cho khu ở chúng ta thêm đẹp, thêm hùng tráng. Không những che chắn, gió độc, gió chướng mà còn ngăn cản cướp trộm, giữ gìn an ninh, cho mọi người trong khu v.v…
 Nhưng cũng đã từ lâu, trải qua thực tế, hầu hết mọi người trong khu, đều thấy hòn đá bất tiện, gây nhiều trở ngại cho cuộc sống, nhất là với giới gánh gồng, kéo xe. Ngay cả một số người lãnh đạo trong khu, cũng đã thấy những trở ngại của hòn đá. Mọi người đều muốn lật hòn đá ra chỗ khác. Cũng đã có một số người, một số đoàn này, đội kia định xô đẩy hòn đá xuống hồ, xuống biển. Nhưng hòn đá to qúa, không thể làm gì được.
Đã qua và hiện nay, là như thế. Muốn nhấc hòn đá, xô đẩy lật nhào nó xuống biển, thì tất cả mọi người dân trong khu đều phải ra mó tay vào hòn đá. Chưa hết, khi đã hô hào được mọi người trong khu ra cùng mó tay vào hòn đá, nhưng không cùng một lúc; khi người này nhấc, thì người kia không, hay ngược lại thì hòn đá ấy vẫn nằm đấy. Phải có một người, một tổ chức có uy tín, có thực lòng (đa số chỉ có ở miệng, không phải ở tim) mọi người trong khu đã thấy, đã tin tưởng. Người đó, tổ chức đó yêu cầu mọi người trong khu ra đều mó tay vào hòn đá, rồi hô một hiệu lệnh thống nhất: Một, hai, ba: Mọi người đều hất, đều xô thì hòn đá sẽ lăn xuống biển, xuống hồ. Hòn đá ấy là chủ nghĩa cộng sản, là cái bộ chính trị, là những tên lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.
Hiệp đã đứng hẳn lên, đến ôm lấy cổ tôi, hổn hển:
- Em cảm ơn anh!
Khi ấy đã 10 giờ! Đêm hôm đó, mẹ con Hoa ở bên bà ngoại, Hiệp vẫn không muốn nằm chiếc giường duy nhất, anh chị Hiền cho mượn trong dịp cưới. Hiệp thích tôi trải chiếu xuống sàn gác, để cùng thưởng thức cảnh đời của giai cấp vô sản, trước khi ngủ. Hiệp còn thì thầm như nói với chính mình:
- Chuyến đi đáng đồng tiền bát gạo!
Hơn một tuần sau, vợ chồng Lộc Liên xuống chơi. Lộc cho biết, qua sự giới thiệu của Nguyễn Hữu Lợi, biết là tôi muốn "oversea". Hiện nay, Phạm Lộc kết hợp với một vài người nữa, bí mật tổ chức một chuyến đi cho chính mình. Lộc đã biết điều kiện, hoàn cảnh nghẹt thở của tôi, chỉ riêng một mình tôi, nếu đồng ý đi thì chuẩn bị. Nếu đắm tầu, hay cướp biển chết cả, thì có gì để nói, nếu thoát ra tới ngoại quốc phải thanh toán, cho vợ chồng Lộc + Liên ba cây vàng.
Nếu tôi chưa được tiếp xúc trước đây với Lộc Liên, đã hiểu lòng tự trọng và danh dự của nhau, và nếu không có sự giới thiệu của Lợi, chẳng bao giờ có sự thỏa hiệp với một điều kiện lý tưởng như thế ở giai đoạn ấy. Chẳng nói thì ai cũng biết là tôi đã gật đầu đồng ý, đến "sái" cả cổ. Hôm nay tâm tình bằng những bàn tay "xòe "nên tôi được biết Phạm Lộc, không phải là con trai của bác Nhiên. Do bối cảnh loạn ly của đất nước, Cao Xuân Huy là anh cùng mẹ khác cha với Phạm Lộc. Vì vậy, chuyến đi sẽ có cả Cao Xuân Huy, dự trù vào cuối năm 1982.

Bốn mươi bốn: Thăm mộ cụ Ngô lần hai

Lộc sẽ liên lạc, báo trước cho tôi hàng tuần, để tôi chuẩn bị. Qua một số hiện tượng, tôi hiểu đây là chuyến đi thực sự, chứ không như chuyến thứ hai, tôi mất công thấp thỏm một đêm trong bụi cây găng già. Vì đã đi hụt hai chuyến, nên tâm tư của tôi vẫn lặng lờ như đất trời, có thể nắng và cũng có thể mưa, nhất là thời gian ấy, chẳng phải chuyến đi nào cũng đến bờ. Tuy vậy với Hoa, người vợ hiền thương yêu của tôi, do điều kiện ngặt nghèo tôi không thể đưa được vợ con đi, để nếu có làm mồi cho cá thì cũng vui lòng cùng nhau. Ngược lại, thành công thì cùng được thở hít bầu không khí tự do, đúng với kiếp sống của con người.
Đã phải nhiều đêm, nhiều lúc tâm tình, khích lệ, động viên, trang bị tư tưởng cứng rắn chịu đựng cho Hoa. Dù trong hoàn cảnh nào, cũng phải can trường đứng thẳng, bằng chính đôi chân của mình.
Cũng do hoàn cảnh đẩy xô của dòng đời, và bối cảnh đau thương của dân tộc, đời tôi đã lăn lóc trong bãi rác và bùn lầy, nên tôi muốn con gái của tôi, cũng phải có ý chí nhẫn nại, chịu đựng những bão tố của cuộc đời. Từ những tâm ý này, những lần tôi chơi đùa với con gái năm tháng tuổi, tôi đã tập dần, tung con tôi lên cao, rồi bắt lấy như một qủa bóng. Mẹ nó nhìn thấy, đã nhiều lần hết hồn, kêu thét lên. Từ ăn, ngủ hay chơi bời đều với tâm ý rèn luyện của tôi. Thâm tâm tôi, mong muốn sau này con tôi, dù có được bọc trong nhung lụa, nếu cần nằm đất, bò cát, cũng là chuyện bình thường.
Quan điểm của tôi vẫn muốn, ít nhất là những người thân của tôi: "Là hạ sĩ, là sĩ quan, nhưng phong cách, hành xử là người lính". Tôi rất đả phá lối: Người lính nhưng tính quan.
Còn người mẹ khốn khổ mù lòa, nhưng tôi càng kính yêu người hơn. Đã nhiều lúc, nhiều đêm tôi đã ngồi ôm mẹ tôi hàng giờ, có những lúc để giòng nước mắt rỉ chảy vào tim, nhưng cũng nhiều lúc giàn cả ra mặt. Nhìn đôi mắt của người hoắn sâu vào, đôi mắt này, đầu 1962 khi tôi trở về, câm nín từ giã người để vào đất thù. Tôi đã thấy tôi bé nhỏ lại, như ngày còn thơ ấu. Nhìn đôi mắt của người khi ấy, tôi nhớ, tôi đã có cảm giác: Ngôn ngữ trên thế gian này không còn, hay không có một từ nào đủ, để nói được cái bao la, êm dịu, lồng lộng nhân từ thương yêu, của đôi mắt người mẹ.
Nhưng bây giờ, người phải chịu đựng khổ đau biết chừng nào, không làm sao nhìn được đứa con trai, vì thương khóc nó nên bị mù" Qua ánh điện chiếu vào màn, nhìn mẹ tôi gục đầu thiểu não, một nỗi xót xa héo hắt từ trái tim bầm tím, của tôi rỉ chảy ra, tôi đã ôm lấy cổ mẹ rên rỉ:
- Mẹ có biết con thương mẹ nhiều lắm không mẹ" Con thương mẹ, hơn là thương đời con!
Người xoa đầu tôi như ngày tôi còn bé, nhưng người không nói một lời. Tôi đã thong thả thưa với người, chi tiết buổi nói chuyện với Phạm Lộc.
Người nghe tôi trình bày chuyến đi sắp tới với Phạm Lộc, người đã nói với tôi những lời, tới nay và cho tới khi tôi lìa đời, tôi vẫn không quên: "Mẹ mù lòa, cô đơn, cần con lắm! Vợ dại, con thơ của con, cần con lắm! Nhưng con phải đi, ở dưới nhà nước này, con chỉ là con trâu, con ngựa."
- Con xin kính vâng theo lời mẹ! Con rất tự hào, trong huyết quản của mẹ có truyền thống trinh liệt của bà Trưng, bà Triệu. Con qùy xuống, kính cẩn lậy mẹ!
Đã từ lâu, từ cái ngày tôi đến kính viếng thăm mộ cụ Ngô và ông Nhu, ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đã hơn một năm rồi, tôi đã có ý định, có thời gian sẽ đến thăm các người một lần nữa. Nhưng con Hồng Tuộc, nó quần thảo tôi như chong chóng, chả còn thời gian nào. Kỳ này lỗ mũi của tôi đã được tháo ra một bên, mỗi tuần trình diện có một lần, nên cuộc sống đã thong dong, thoải mái khác thường.
Tối khuya hôm qua, đạp xe từ ga về tới nhà, em Hoa vẫn chờ tôi ở cửa như mọi khi. Hoa nói ngay:
- Thứ Tư, anh Tuấn Nguyệt dẫn một anh là Mạc Lịch lại thăm anh. Có chào mẹ và bế Mai Lynh.
Thật là vui, Mạc Lịch là dân "Sport", dân "thổ công" của Hà Nội, cũng đã được ra chiếc lồng to, bây giờ lại ở Sàigon nữa. Tôi định hôm nào có thời gian, sẽ lại thăm anh. Tôi và Lịch có nhiều kỷ niệm ở trong tù. Nhưng, ngày mai Thứ Bẩy không lao động XHCN. Tôi đã có chủ trương sẽ lên nghiã trang Mạc Đỉnh Chi, viếng cụ Ngô.
Lần này, tôi muốn mang cả vợ lẫn con gái của tôi, đến chào và thăm viếng hai vị. Tôi đã dặn Hoa: Chúng ta không có điều kiện, vậy chỉ cần mua hai cái hoa hồng, hai cây nến và hai cây nhang là đủ rồi, các vị cần tấm lòng, chứ đâu cần lễ vật"
Đã chuẩn bị từ hôm trước, sáng thứ Bẩy, với "ông" bạn già thủy chung, mẹ con Hoa ngồi yên sau, hướng về nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, tôi "giấn" bàn đạp. Trên đường đi, nghe tiếng con gái í óe phía sau với mẹ nó, tôi có cảm tưởng, dù tôi là kẻ chiến bại, không còn một cuộc sống bình thường như mọi người; tôi vẫn gồng gánh bao bọc được cho vợ con tôi, một gia đình nhỏ bé, trong cuộc đời này.
Trời hôm nay hơi đùng đục mầu sữa đặc, cổng nghĩa trang còn mờ mờ trong sương sớm, sau khi gửi xe, tôi ôm con gái, Hoa ôm nhang, nến và mấy cánh hoa hồng còn trong bọc giấy. Một đàn sáo đá năm, sáu con đang ríu rít trên cổng, đều cúi xuống hót toen toét như một điệu kèn mở màn cho ngày hội, khi chúng tôi bước vào. Nhìn những ngôi mộ to, nhỏ xây cao thấp mập mờ trong làn sương mỏng, tôi nhớ đến một ý thơ: Ở đây sương khói mờ... nhân ảnh...
Lòng tôi cũng nao nao về kiếp nhân sinh, trong cõi thế tình. Mặt trời đã thức dậy, những ngọn cây vàng ửng lung linh, lắc lư, cả khu nghĩa trang như được lọc hết những sương mờ. Hơn hai chục con sếu cổ dài, từ hướng Đông bay đến ngọn cây thông đầu đàn, kêu quàng quác, như đội quân cảnh đang điều hành giữ an ninh trật tự, cho ngày hội. Trời cũng trong xanh hẳn lại, phía Tây Nam từng đống mây trắng, đang đùn lên như một đám cháy rừng.
Đã có ý niệm từ lần trước, tôi dẫn vợ con tôi ngoằn ngoèo tiến về phía hai ngôi mộ. Khí hậu êm ả trong làn gió nhẹ, đột nhiên ồn ào như tiếng thác chảy đầu ghềnh, một đàn cò trắng đến hơn ba chục con, tranh nhau đậu xuống hai cây muỗm già, ở phía đầu hai ngôi mộ. Chẳng biết chúng bàn tán gì mà cứ kêu: Cò... cò.... cò inh ỏi. Cây muồng đã đội cái xuân nửa chừng, phía bên trái cũng có dăm con chèo bẻo ở đâu mới mò đến. Cái loại chèo bẻo này, lúc nào cũng ra vẻ chính nhân, trông mặt thì mô phạm, nghiêm trang nhưng trong lòng, thì chứa nhiều uế khí.
Trong khi Hoa đang cắm bông, đốt nến, thắp nhang ở hai ngôi mộ, tôi đặt con gái của tôi lên chiếc nắp bằng, ngôi mộ cụ Ngô, để mặc cho nó lân la, bò trên ấy. Tôi đi vặt những nhánh cỏ may, mọc trườm ra, hết mộ cụ Ngô lại sang mồ ông cố vấn. Tôi ôm con gái của tôi, đứng bên cạnh vợ, bắt đầu làm dấu thánh giá, nguyện kinh, theo thủ tục tôn giáo.
Thật là lạ kỳ, một đàn năm con bồ câu từ mãi phía mặt trời mọc, sà đến cây bằng lăng, ngay đầu ngôi mộ. Chúng rúc mỏ vào cánh của nhau, rồi cùng nhìn xuống chúng tôi, đầu chúng cứ gật gù, miệng kêu: hù hù.... hì... hì, nghe như nốt nhạc mở đầu của một bài ca "Tôi yêu". Chẳng hiểu từ một nguồn cảm thầm kín nào, tôi nghe chim câu gù, lại ra bài ca của Trịnh Hưng, từ ngày còn cụ Ngô. Rồi óc tôi nhớ, mắt tôi nhìn rành rọt một buổi cụ Ngô và đoàn tùy tùng, đến đặt vòng hoa trước đài chiến sĩ trận vong năm 1956. Tôi nhớ nguyên văn lời cụ Ngô... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.