Hôm nay,  

Hồi Ký: Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang

28/03/201000:00:00(Xem: 2961)

Hồi ký: Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang – Nguyễn Xuân Phong (Dịch thuật Phan Quân)

LGT: Từ năm 1965 đến 1975, ông Nguyễn Xuân Phong đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ VNCH và biết nhiều bí mật dẫn đến việc mất Miền Nam. Trong thời gian hòa đàm Ba Lê về Việt Nam, từ địa vị thành viên phái đoàn lúc ban đầu, ông đã trở thành Trưởng Phái Đoàn vào giai đoạn cuối cùng, với chức vụ Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm trong chính phủ. Đặc biệt, ông cũng là nhân vật quan trọng trong Hội Nghị Thượng Đỉnh của nguyên thủ 7 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương tại Manila vào 2 ngày 24 & 25 tháng 10, 1966, nhằm thẩm định về cuộc chiến ở Nam Việt Nam với sự tham dự của Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand E. Marcos; Tổng thống Đại Hàn, Park Chung Hee; Tổng thống Hoa Kỳ, Lyndon B. Johnson; Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo VNCH, Nguyễn Văn Thiệu; Thủ tướng Úc Châu, Harold Holt; Thủ tướng Tân Tây Lan, Keith Holyoake; Thủ tướng Thái Lan, Thanom Kittikachorn; và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương VNCH, Nguyễn Cao Kỳ. Tại Hội Nghị, ông là người Việt Nam duy nhất được trực tiếp nghe trưởng phái đoàn Nam Hàn cho biết: Tổng thống Nam Hàn đã cảnh giác, [qua kinh nghiệm cuộc chiến tranh Cao Ly] nếu như hòa đàm [với VC] có xảy ra, chính phủ Sài Gòn sẽ thấy Mỹ thương thuyết thẳng với phía bên kia [VC], còn Sài Gòn chẳng nói năng gì được trong khi thương thuyết, và cuối cùng sẽ phải chấp nhận và tuân hành những gì Mỹ và VC ký kết. Quả nhiên, 6 năm sau, lời tiên đoán này đã trở thành sự thật tại Hội Nghị Ba Lê, dẫn đến bản Hiệp Định đầy phi lý, khi Mỹ toa rập với VC cho phép quân đội xâm lăng VC được tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ VNCH, dẫn đến thảm kịch 30-4-75. Trong những số trước, SGT đã giới thiệu một số chương trong tác phẩm  "Hope and Vanquished Reality", được ông viết theo yêu cầu của "The Center for A Science of Hope" ở New York. Nay do yêu cầu của đông đảo độc giả, chúng tôi xin giới thiệu tiếp một số chương quan trọng trong tác phẩm của ông.

*

(Tiếp theo...)

Nhiều người chắc còn nhớ là chúng ta đã làm như thế hồi 1971, và đã để lỡ mất cơ hội. Lẽ ra chúng ta phải "đánh bóng bàn" khá hơn. Dù sao đi nữa thì Nixon và Kissinger đã cố gắng hết sức, với kết quả hạn chế nhưng phấn khởi, nhằm đạt được thế liên minh kỳ lạ đó, một hành động làm cho các ủy viên bộ chính trị Hà Nội bất bình rất nhiều và thậm chí còn bối rối hơn nữa vì Mạc Tư Khoa cũng có tham gia. Điều làm cho họ không hài lòng là Trung Quốc và Hoa Kỳ lại từng bước bang giao và hợp tác hữu hảo với nhau.
Những năm 1971 và 1972 là giai đoạn quan trọng trong bang giao quốc tế, với Kissinger nắm quyền hành ngoại giao. Tháng Bảy 1971, Kissinger đi Bắc Kinh để chuẩn bị thượng đỉnh Trung-Mỹ. Tháng Hai 1972, Nixon mở một chuyến viếng thăm Chủ Tịch Mao rất thân thiết, kết thúc bằng việc ký kết Tuyên Ngôn Thượng Hải ngày 28 tháng Hai. Một cơ hội để Trung Quốc nhắc nhở Hoa Kỳ rằng hai quốc gia phải là những người bạn vô cùng thân thiết, vì kẻ thù số một của Bắc Kinh lúc nào cũng là Mạc Tư Khoa chớ không phải Hoa Kỳ.
Người ta còn nhớ tín hiệu được phát ra hồi 1953 ở Cao Ly. Khi cuộc Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt, Trung Quốc còn phải đương đầu với các cuộc đấu tranh giành quyền lực và bất ổn trầm trọng, và cần nghỉ lấy hơi. Cho nên, lửa thử vàng gian nan thử bạn, một người bạn giúp mình trong lúc khó khăn mới thực sự là người bạn tốt. Richard Nixon hân hạnh ra tay đỡ đầu cho Chủ Tịch Mao làm thành viên của cái câu lạc bộ lộng lẫy và rất quyền thế được gọi là Liên Hiệp Quốc. Và nói nhanh mà thực hiện cũng nhanh.
Tháng Năm 1972, ba tháng sau khi đi thăm Bắc Kinh, Nixon đi Mạc Tư Khoa và tạo cho Liên Xô một cơ hội để vượt qua Trung Quốc, với bản tuyên ngôn chung Hoa Kỳ-Liên Xô cho biết hai siêu cường đều có thiện chí giảm thiểu căng thẳng và bắt đầu thương thuyết hữu nghị về những vấn đề liên quan đến nước Đức, an ninh Châu Âu, và các vấn đề quan trọng khác. Một trong những vấn đề đó là Thỏa Ước Hạn Chế Vũ Khí Chiến Lược (SALT, Strategic Arms Limitation Treaty), một thỏa ước làm cho nhiều người ngủ yên giấc hơn, dù cho mọi người vẫn còn tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân như điên, với trò chơi phổ biến là tiến hai lùi một.
Quả thật là một thời đại mới trong ngoại giao quốc tế, nhờ có chính sách "thư giãn" (détente) tuyệt vời của Hoa Kỳ. Một sự chọn lựa từ Pháp để đặt tên thật đáng tiếc vì nó có hai nghĩa, hoặc "thư giãn" hay là "cò súng" - ai chọn nghĩa nào tùy ý. Trong mật đàm tại Ba Lê, Kissinger không quên lợi dụng tình hữu nghị mới hình thành với Trung Quốc và Liên Xô để cải tiến uy tín của ông đối với Lê Đức Thọ của bộ chính trị Hà Nội.
Bức Màn Sắt phần nào đã biến thành bức màn nhôm, trong khi đó bức Màn Tre của Bắc Việt vẫn cứ dày đặc như bao giờ. Thuyết "Tam Quốc" của Kissinger trong chính trị thế giới cuối cùng đâm ra đạt được, dễ tiến hành và vô cùng hữu hiệu. Mọi người đều đồng ý là nếu như tất cả các phe đối nghịch ngồi lại, nói chuyện với nhau và tìm thế thăng bằng trên một chiếc bàn ba chân thay vì trên cái kệ hai chân thì ít nguy hiểm và dễ hơn nhiều. Thực ra, Bắc Kinh đã có kinh nghiệm với ý niệm "Tam Quốc" này trên ba nghìn năm trước đây và đã đưa ra sử dụng trở lại năm 1953, qua một ấn bản hiện đại hóa, với vỹ tuyến 38 ở Cao Ly. Bắc Kinh chỉ muốn Hoa Kỳ hiện diện bên cạnh họ để phòng hờ trường hợp Liên Xô tấn công.
Đã bao năm qua, Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đã tập trung khoảng một triệu quân dọc theo biên giới chung của hai nước. Lúc nào cũng thế, phải mất một thời gian lâu dài Hoa Kỳ mới biết được khả năng của những người ở Bắc Kinh. Thuyết "Tam Quốc" đâm ra khá hữu hiệu từ những năm 1950 (cũng nhờ có những nhà vật lý học hạt nhân người Mỹ gốc Tàu vì nhớ nhà nên trở về giúp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc làm bom). Thuyết đó bây giờ hơi lỗi thời, nhưng biết đâu được. Như người Pháp hay nói, "càng nhiều thay đổi, càng y như cũ", nhắc nhở chúng ta rằng sự vật càng thay đổi thì càng giữ nguyên trạng.

*

Trở lại mùa xuân 1975 và hy vọng của "Lực Lượng Thứ Ba" ở Sài Gòn. Họ hy vọng rằng có thể tự cho mình đã có một thành tích chống đối lại chế độ Sài Gòn, hy vọng rằng có thể làm cho người anh em thù nghịch thấy rằng "Lực Lượng Thứ Ba" chưa bao giờ chống cộng và sẽ vui sướng sinh sống mãi mãi sau này với Mặt Trận Giải Phóng và Hà Nội. Hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ gỡ được thể diện và trong nước lẫn ngoại quốc đều có thể chấp nhận. Thế là, vấn đề đời sống xã hội đã xong. "Không theo ta là kẻ thù của ta".
Giờ thì không còn thì giờ, chẳng cần gì nữa hết, ngoại trừ sự kiện rõ rành rành, không thể chối cãi được là những đoàn xe tăng xả hết tốc lực chạy xuống phía Nam, một vài chiếc đã đến cửa ngỏ của Sài Gòn. Xe tăng đó sẽ vào thành phố trong khi người ta chưa kịp thấu hiểu một cách đúng đắn mấy chữ "hòa hợp hòa giải dân tộc". Giờ của sự thật và của lịch sử đã điểm - chỉ có Lực Lượng Thứ Nhất đang tiến lên mà thôi. Không cần đến Lực Lượng Thứ Hai, Thứ Ba hay bất kỳ lực lượng nào khác nữa.
Số phận lúc nào cũng được quyết định trên chiến trường, chớ không khi nào ở bàn hội nghị. Thương thuyết và thỏa hiệp chỉ nói lên thực tế và chỉ được sử dụng để ký kết đầu hàng hay chiến thắng. Ngoài ra, cũng chỉ là những lời trình bày thiện ý khơi khơi. Thương thuyết liên hệ đến những sự kiện đích thực, không phải đến những điều hy vọng. Thỏa hiệp quốc tế chỉ có giá trị khi nào nó phù hợp với thực tế, có nghĩa là phù hợp với cán cân lực lượng hay tương quan lực lượng. Buồn thay, Hiệp Định Ba Lê 1973 đầy ấp những thiện ý và hy vọng thay vì sự kiện.
Khi xe tăng Bắc Việt đến vùng ngoại ô Sài Gòn, người ta có thể hy vọng là ít ra sẽ có một lễ đầu hàng trang trọng, với bút để ký tên, với những bảo đảm và giám sát quốc tế và sự hiện diện của đại diện siêu cường. Có người có thể cũng hy vọng được coi như tù binh chiến tranh theo quy chế Thỏa Ước Genève. Tuy nhiên, hy vọng đó thực ra có vẻ khó thành hiện thực. Đáng lý ra điều đó phải được đặt dưới sự bảo hộ của Ân Xá Quốc Tế và Ủy Ban Quốc Tế Hồng Thập Tự, thay vì giữa người Việt với nhau.
Hoa Thịnh Đốn coi chiến tranh VN như là một cuộc chiến đấu chống lại sự bành trướng của cộng sản quốc tế, nhưng các bộ óc thông minh nhất trong Văn Phòng Hình Bầu Dục không biết đến một nhân tố căn bản và có tính quyết định nhất. Là sự lây lan của cộng sản được pha trộn một cách khéo léo cùng với đà vùng lên dữ dội của chủ nghĩa quốc gia trong bối cảnh giải thể chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới, đòi hỏi chấm dứt sự có mặt, sự thống trị và sự đô hộ của ngoại bang và đòi phục hồi độc lập và chủ quyền. Những điều này không có liên hệ gì với súng ống cả. Cuộc đấu tranh "giành độc lập" của VC không có lý lẽ gì để tồn tại nếu không được cộng sản quốc tế ủng hộ chống lại Ba Lê trước kia và sau này chống lại Hoa Thịnh Đốn. Hồ Chí Minh chẳng còn cách nào chọn lựa khác hơn là đặt cộng sản quốc tế ngang hàng với chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam. Tổng Thống Eisenhower đã thấy rõ điều đó nên đã khuyến cáo đồng minh Ba Lê của mình là nên bỏ kiểu chiến tranh thuộc địa lỗi thời ở Đông Dương đi và thay thế bằng một chiến tranh chống cộng sản quốc tế, vì tự do và dân chủ. Nói thì dễ nhưng khó làm.
Cũng như nhiều người ở Nam Việt Nam, tôi thấy bối rối vì những khía cạnh khác của cuộc xung đột. Đó là tính khủng khiếp và tính hung bạo mù quáng của nó. Một khi sấm sét của chiến tranh đã giáng xuống, bên này bắt đầu đổ trách nhiệm cho bên kia mở đầu cuộc chiến đẫm máu. Dứt khoát là trong đầu của nhiều người khác cũng lẫn lộn và khó xử như thế, theo nhận xét của tôi lúc bấy giờ. Một cuộc chiến tranh dữ dội và đẫm máu đang diễn ra. Ai cũng muốn thấy chiến tranh chấm dứt càng nhanh càng tốt, nhưng không ai biết làm cách nào để kết thúc. Giống như mọi người khác, tôi rất mong muốn sự tàn bạo, chết chóc và tàn phá kia sớm chấm dứt. Nhưng bằng cách nào đây" Bằng cách nào" LBJ có thể đã tự đặt cho ông câu hỏi như thế hàng triệu lần, không biết phải làm gì với quân lính của ông ở Nam Việt Nam, ngoại trừ tiếp tục tiến trình leo thang.
Tôi không làm sao quên được cuộc thảo luận thẳng thắn, vào một buổi tối năm 1968, về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Hồi đó ở Sài Gòn, trong một bữa ăn tối tại tư gia của ông Soo Young Lee, đại sứ Nam Hàn, về sau làm đại sứ của Cộng Hòa Nam Hàn tại Ba Lê. Ông và tôi đang nói chuyện phiếm với Tướng William C. Westmoreland, lúc bấy giờ là tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam. Tôi nhắc lại lời Tổng Thống Park của Nam Hàn đã nói cùng chúng tôi tại Thượng Đỉnh Manila năm 1966: "Khi đi đánh giặc thì phải thắng chớ không phải để thua". Thế là Đại Sứ Lee, một cựu tướng lãnh không quân, nói đùa, "Đúng rồi, và muốn thắng thì không thể nào chỉ đá bóng ở trên nửa sân phía bên mình! Đá như vậy thì làm sao mà thắng được."
Tướng Westmoreland không bình luận gì về nhận xét của chúng tôi nhưng chỉ nhoẻn miệng cười, một trong những cái cười phóng khoáng và giòn tan trứ danh của ông. Nếu tôi không lầm thì bữa ăn là để tiễn Westy (tên gọi thâm mật của Westmoreland). Cho nên, trong chiến lược "không-thắng, chẳng-thua", Hoa Kỳ đã có lần ném bom đến tận vỹ tuyến thứ hai mươi, cài mìn Cảng Hải Phòng và không kích Hà Nội mười hai ngày đêm vào dịp Giáng Sinh 1972. Như vậy để được gì" Phá vỡ các tuyến tiếp tế chăng" Đe dọa leo thang chăng" Một tác động tâm lý đối với địch à" Trên nguyên tắc, có phải là một phản ứng từng bước, hạn chế, cân xứng trong thế tự vệ chống xâm lược không"
Một tuần lễ sau trận ném bom xao động dư luận nhân dịp Giáng Sinh 1972 đánh xuống Hà Nội, Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thương thuyết trở lại ở Ba Lê. Lúc đó, Tổng Thống Nixon tuyên bố đó là "một cuộc đầu hàng kỳ lạ của địch đối với những điều kiện của chúng ta". Nhưng đến mùa xuân năm 1975, người ta không thể tin rằng, với bộ máy chiến tranh ghê gớm, chính phủ Mỹ, một đồng minh của chế độ Sài Gòn, một quốc gia lãnh đạo thế giới tự do, lại có thể để cho quân cộng sản của Bắc Việt tiến đến cửa ngỏ Sài Gòn. Thực ra, ngay khi mọi người thấy rằng Hoa Kỳ đã đưa lực lượng của họ ra khỏi Việt Nam thì dường như lý do tồn tại của chính phủ Sài Gòn cũng tan biến. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.