Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tổn Thất Và Thiệt Hại Do Biến Đổi Khí Hậu: Ai Sẽ Chịu Trách Nhiệm?

11/11/202200:00:00(Xem: 1251)
bien doi khi hau
Khí hậu ấm lên sẽ làm tăng lượng mưa trút xuống. Các nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm tăng cường độ mưa ở Pakistan lên tới 50%. (Nguồn: pixabay.com)
 
Chúng ta có thể sẽ nghe nhiều về cụm từ “tổn thất và thiệt hại” trong tuần này và tuần tới, khi các nhà lãnh đạo trên thế giới tề tựu về Ai Cập để tham dự Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu 2022 của Liên Hiệp Quốc đã chính thức bắt đầu hôm Chủ Nhật và kéo dài đến 18 tháng 11.

Cụm từ này đề cập đến những tổn thất, về cả kinh tế và vật chất, mà các nước đang phát triển phải gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu thay đổi nhiều nhất trên thế giới dù họ chẳng làm gì để gây ra biến đổi khí hậu nhưng lại đang phải ‘chịu trận’ các đợt nắng nóng thiêu đốt, lũ lụt kinh hoàng và các thảm họa trầm trọng khác liên quan đến khí hậu. Không chấp nhận cảnh ‘quýt làm cam chịu,’ họ muốn các quốc gia giàu có – vốn là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trong suốt lịch sử – phải trả giá.

Một ví dụ điển hình là Pakistan, có lượng mưa trút xuống vô cùng lớn sau đợt nóng kinh hoàng khiến cho 1/3 đất nước bị ngập lụt vào mùa hè năm 2022.
Lũ lụt đã biến các cánh đồng, nông trại của Pakistan thành những hồ nước rộng hàng dặm, khiến nhiều người bị mắc kẹt trong nhiều tuần. Hơn 1,700 người chết, hàng triệu người bị mất nhà cửa và kế sinh nhai; hơn 4 triệu mẫu đất cây trồng, vườn cây ăn quả bị hư hại, gia súc thì bị chết đuối hàng loạt. Không dừng lại ở đó, nối tiếp theo sau là bệnh sốt rét do muỗi sinh sôi mạnh trong những vùng nước tù đọng.

Pakistan chỉ gây ra khoảng 1% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Nhưng khí nhà kính nào có nằm gói gọn trong biên giới đất nước – khí thải ở bất kỳ nơi đâu đều có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Khí hậu ấm lên làm tăng lượng mưa trút xuống. Các nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm tăng cường độ mưa ở Pakistan lên tới 50%.

Việc chi trả cho tổn thất và thiệt hại đã trở thành chủ đề quen thuộc trên bàn đàm phán tại các hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, được tổ chức gần như hàng năm kể từ năm 1995, nhưng có rất ít tiến bộ trong việc đưa cơ chế tài chánh cho các khoản chi trả này vào các hiệp định khí hậu quốc tế.
Nhiều nước đang phát triển đang coi hội nghị COP27 năm nay như một thời điểm quan trọng để đạt được tiến bộ trong việc thiết lập cơ chế đó.

Screenshot 2022-11-07 140744
Hội nghị về khí hậu của Châu Phi
 
Hội nghị về khí hậu của Châu Phi

Với việc Ai Cập đăng cải tổ chức hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm nay, không có gì ngạc nhiên khi tổn thất và thiệt hại sẽ là tâm điểm thảo luận.
Các quốc gia ở Châu Phi có lượng phát thải khí nhà kính quốc gia thấp nhất, nhưng châu lục này lại là nơi có nhiều quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu nhất trên thế giới.

Để đối phó với biến đổi khí hậu, các quốc gia này – nhiều nước trong đó thuộc nhóm nghèo nhất thế giới – sẽ phải đầu tư vào các biện pháp ‘sống chung với lũ,’ chẳng hạn như xây tường chặn sóng, nông nghiệp thông minh với khí hậu (climate-smart agriculture – CSA) và cơ sở hạ tầng có khả năng chống chọi tốt hơn với tình trạng nhiệt độ tăng cao và những cơn bão cực mạnh. Báo Cáo Khoảng Cách Thích Ứng (Adaptation Gap Report) của Chương Trình Vì Môi Trường LHQ (UN Environment Program), công bố ngày 3 tháng 11 năm 2022, cho thấy rằng các nước đang phát triển cần nguồn tài chánh quốc tế hỗ trợ để thích ứng nhiều hơn từ 5 đến 10 lần so với khoảng tiền mà các nước giàu đang cung cấp.

Khi thảm họa khí hậu xảy ra, các quốc gia cần được giúp đỡ nhiều hơn về tài chánh để trang trải cho các nỗ lực cứu trợ, sửa chữa và khôi phục cơ sở hạ tầng. Đây chính là ‘tổn thất và thiệt hại.’

Ai Cập sẽ nhấn mạnh sự cần thiết trong việc các quốc gia giàu có cung cấp hỗ trợ tài chánh nhiều hơn cho cả việc thích ứng cũng như bù đắp tổn thất và thiệt hại.

Bất công khí hậu cùng với tổn thất và thiệt hại

Cuộc thảo luận về tổn thất và thiệt hại vốn dĩ là về công bằng. Nó đặt ra câu hỏi: Tại sao các quốc gia ít gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu lại phải chịu nhiều thiệt hại do khí thải từ các quốc gia giàu có?

Điều đó cũng làm dấy lên tranh cãi. Các chuyên gia đàm phán hiểu rằng ý tưởng về các khoản chi trả cho tổn thất và thiệt hại có thể sẽ dẫn đến các cuộc thảo luận sâu hơn về việc bồi thường tài chánh cho những bất công lịch sử, chẳng hạn như chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ hoặc việc khai thác thuộc địa của các cường quốc Châu Âu.

Tại COP26, được tổ chức vào năm 2021 ở Glasgow, Scotland, các chuyên gia đàm phán đã đạt được tiến bộ trong một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn như mục tiêu giảm phát thải nhiều hơn và cam kết tăng gấp đôi tài chánh hỗ trợ cho các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, COP26 cũng gây thất vọng cho những người đang cố gắng thiết lập một cơ chế tài chánh, để các quốc gia giàu có dựa vào đó mà chi tiền giúp bù đắp những tổn thất và thiệt hại ở các nước đang phát triển.

Các khoản chi trả cho tổn thất và thiệt hại sẽ tính như thế nào

Bởi vì ở COP26 chưa tìm ra giải pháp, trong khi Ai Cập lại cam kết tập trung vào vấn đề nguồn tài chánh giúp thích ứng cũng như khắc phục tổn thất và thiệt hại, vấn đề này sẽ được mang ra thảo luận trong hội nghị năm nay.


Tổ chức vô vụ lợi Trung Tâm Giải Pháp Khí Hậu Và Năng Lượng (Center for Climate and Energy Solutions) mong rằng các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh các thỏa thuận thể chế cho Santiago Network for Loss and Damage, trong đó tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển giảm thiểu tổn thất và thiệt hại; và điều chỉnh Glasgow Dialogue, một quy trình chính thức được phát triển vào năm 2021 nhằm mang các quốc gia ngồi lại với nhau cùng thảo luận về việc cung cấp hỗ trợ để khắc phục những tổn thất và thiệt hại.

Nhóm bộ trưởng tài chánh V20, đại diện cho 58 quốc gia rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và nhóm các quốc gia giàu có G7 cũng đã đạt được thỏa thuận vào tháng 10 năm 2022 về một cơ chế tài chánh có tên là Lá Chắn Toàn Cầu Chống Các Rủi Ro Về Khí Hậu (Global Shield Against Climate Risks). Global Shield tập trung vào việc cung cấp bảo hiểm rủi ro và hỗ trợ tài chánh nhanh chóng cho các quốc gia sau thiên tai, nhưng vẫn chưa rõ vấn đề sẽ được mang vào các cuộc thảo luận quốc tế như thế nào. Một số nhóm đã nêu lên mối lo ngại rằng việc dựa vào hệ thống bảo hiểm có thể sẽ bỏ qua những đối tượng nghèo khó nhất, và làm xao nhãng cuộc thảo luận lớn hơn về việc thành lập một quỹ dành riêng cho tổn thất và thiệt hại.

Có 2 nguyên nhân khiến các nước giàu không muốn chính thức hóa cơ chế khắc phục tổn thất và thiệt hại, liên quan đến cách xác định quốc gia nào hoặc cộng đồng nào đủ điều kiện để được hưởng bồi thường và những hạn chế của cơ chế đó.

Ngưỡng đủ điều kiện về tổn thất và thiệt hại sẽ được tính như thế nào? Việc hạn chế các quốc gia hoặc cộng đồng được nhận tiền bồi thường cho những tổn thất và thiệt hại dựa trên lượng khí thải hoặc tổng sản phẩm quốc nội hiện tại của họ sẽ là một quá trình phức tạp và khó khăn. Hầu hết các chuyên gia khuyến nghị nên xác định tính đủ điều kiện dựa theo tính dễ bị tổn thương do khí hậu, nhưng điều này cũng không mấy dễ dàng.

Các nhà lãnh đạo thế giới trả lời như thế nào?

Trong khi mọi ánh mắt đổ dồn vào Ai Cập tuần này để xem các nhà lãnh đạo thế giới phản ứng như thế nào, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, trước mặt các đại biểu, vào ngày thứ Hai, 7 tháng 11 tại Hội Nghị về Biến Đổi Khí Hậu của LHQ (COP27) đã lên tiếng khẳng định “thế giới đang đứng trước bờ vực của sự suy thoái khí hậu không thể khắc phục được”
.
"Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng. Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng. Và hành tinh của chúng ta đang tiến nhanh đến các điểm giới hạn sẽ khiến sự hỗn loạn khí hậu không thể đảo ngược"
, Guterres tuyên bố, đồng thời nói rằng thế giới đang "trên đường cao tốc tới địa ngục khí hậu khi chúng ta đặt chân vào máy gia tốc." Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước giàu và nghèo để cắt giảm lượng khí thải carbon, nhấn mạnh rằng nhân loại có quyền lựa chọn "hợp tác hoặc diệt vong."

Guterres kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất, "cùng nỗ lực để biến hiệp ước này thành hiện thực." Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận sẽ tham dự COP27 đang diễn ra tại Sharm El-Sheikh kéo dài đến ngày 18/11.

Hơn một thập niên trước, các nước phát triển đã từng cam kết cung cấp 100 tỷ đô la mỗi năm để tài trợ cho việc thích ứng và giảm thiệt hại ở các nước đang phát triển. Nhưng họ không mấy hăng hái và nhanh nhảu đáp ứng cam kết đó, và đã không thấm thía gì cho những thiệt hại do tác động của khí hậu mà thế giới đang chứng kiến ngày nay.

Mấu chốt lớn nhất tại các cuộc đàm phán tuần này là vấn đề gây tranh cãi về việc ai là người trả tiền cho những thiệt hại do khí hậu gây ra đối với các quốc gia ít gây ra sự nóng lên toàn cầu nhất. Một số khối các nước đang phát triển đã thúc đẩy thanh toán từ các nước công nghiệp phát triển, giàu có, với việc phải chịu trách nhiệm về khoản tiền có thể lên tới hàng nghìn tỷ đô la. Lần đầu tiên, vấn đề tài trợ cho tổn thất và thiệt hại được đưa vào chương trình nghị sự chính thức. Nhưng như một phần của thỏa hiệp, các nhà đàm phán cho biết cuộc thảo luận sẽ tập trung vào “hợp tác và tạo thuận lợi” chứ không phải “trách nhiệm pháp lý hay bồi thường”.

Hôm thứ Ba, bộ trưởng thứ nhất của Scotland, Nicola Sturgeon, đã cam kết tài trợ thêm 5,7 triệu đô la. Cùng lúc đó, Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, tán thành ý tưởng về quỹ mới dành cho các quốc gia nghèo bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Bà nói: “COP phải đạt được tiến bộ trong việc giảm thiểu và ngăn chặn tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu”. "Đã đến lúc đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự."

Ngay sau phát biểu của bà von der Leyen, Micheal Martin, thủ tướng Ireland, cho biết đất nước của ông đã cam kết 10 triệu đô la cho một nỗ lực mới “bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi mất mát và thiệt hại do khí hậu”.

Nước Áo cũng đã tham gia, với bộ trưởng khí hậu của nước này cho biết họ sẽ trả 50 triệu euro, tương đương khoảng 50 triệu đô la, cho các nước đang phát triển đang phải vật lộn với tác động của khí hậu.

Liệu đại hội ở Ai Cập lần này sẽ gom đủ con số thích đáng công bằng hay không, và liệu bài toán làm thế nào để chặn tốc độ tiến đến “địa ngục” có hy vọng gì được giải đáp trong những ngày sắp tới. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước năm 1975 tại Saigon, thầy San là lead guitar trong ban nhạc Nha Quân Y Việt Nam Cộng Hòa và trong thời bấy giờ Nha Tâm Lý Chiến VNCH vẫn chưa được thành lập, nên vào mỗi cuối tuần lễ, thầy San tình nguyện đánh đàn trong ban nhạc Nha Quân Y, để giúp vui chương trình văn nghệ cho các thương bệnh binh tại Tổng Y Viện VNCH
Vụ nổ bất ngờ tại Beirut và nhiều khu vực khác ở Lebanon, cũng như Syria, vào khoảng 3 giờ 45 phút chiều thứ Ba 17 tháng 9 giờ địa phương, đã làm chấn động thế giới. Những thiết bị phát nổ – được cho là thiết bị cá nhân của các thành viên Hezbollah – đã khơi dậy nhiều câu hỏi không chỉ về cuộc chiến giữa Israel và tổ chức khủng bố này mà còn về vấn đề các thiết bị công nghệ hàng ngày của chúng ta có thể bị lợi dụng trong tương lai.
Theo báo cáo của Bộ Lao động công bố hôm thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào ngày 14/9 đã giảm 12.000 so với tổng số đã điều chỉnh của tuần trước xuống còn 219.000.
WASHINGTON – Hôm thứ Tư (18/9), Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết cơ quan đã thành công ngăn chặn nhóm tin tặc (hacker) TQ có tên là “Flax Typhoon,” và giành lại quyền kiểm soát hàng ngàn thiết bị đã bị tấn công, theo Reuters.
WASHINGTON – Hôm thứ Tư (18/9), Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã bắt đầu một loạt các đợt cắt giảm lãi suất mạnh tay, giảm đến 0.5%; Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell cho biết quyết định này thể hiện cam kết của các quyết sách gia về việc vẫn giữ cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp ngay khi lạm phát đã giảm, theo Reuters.
Đã là loài người hay ngay cả loài vật được Thượng Đế hay Thiên Chúa tạo dựng trên trái đất này, đều ban cho loài người hay cho loài vật một trí óc biết yêu thương lẫn nhau, con người với con người, loài vật với loài vật hoặc con người với loài vật hay ngược lại loài vật với con người đều biết thương yêu nhau; ngoại trừ người cộng sản vô thần được tẩy não trí tuệ và được giáo dục từ lúc còn là những trẻ thơ vô tội, để sau này khi các em bé khôn lớn, các em chỉ biết yêu mến đảng trên hết mọi sự
South Dakota: nhà thờ thánh chiến chống nhà thờ. Một liên minh gồm các thành viên giáo sĩ Cơ đốc giáo đã tuyên bố ủng hộ biện pháp bỏ phiếu hôm thứ Ba nhằm thiết lập quyền phá thai trong hiến pháp South Dakota.
NEW YORK – Từ thứ Tư (18/9), công dân Hoa Kỳ muốn gia hạn Sổ thông hành (Passport) của mình có thể thực hiện trực tuyến (online). Sau giai đoạn thử nghiệm kéo dài hai tháng, chương trình này sẽ được khai triển trên toàn quốc, theo Reuters.
BEIRUT, LEBANON – Một loạt các vụ nổ xảy ra trên các máy nhắn tin cá nhân của lực lượng dân quân Hezbollah đã gây chấn động toàn quốc, khiến ít nhất chín người thiệt mạng và 2.750 người khác bị thương, theo thông tin từ Bộ Y tế Lebanon. Các vụ nổ chủ yếu diễn ra tại các khu vực ngoại ô phía nam Beirut – nơi được xem là thành trì của Hezbollah – và tại các địa điểm như Ali Al-Nahri và Riyaq thuộc thung lũng Bekaa.
Người dân và nhân viên cứu hộ đã chạy đua để bảo vệ bờ sông tại thành phố lịch sử Wroclaw của Ba Lan hôm thứ Ba, khi họ chuẩn bị cho lũ lụt đã tàn phá và giết chết ít nhất 21 người trên khắp Trung Âu để đến được đó.
WASHINGTON – Hôm thứ Hai (16/9), theo Reuters, một vụ kiện liên quan đến ngành công nghiệp thuốc lá điện tử sẽ tạo cơ hội cho Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ tiếp tục làm giảm thẩm quyền của các cơ quan kiểm soát liên bang. Từ các phán quyết quan trọng trước đây, có thể thấy tòa án với đa số thẩm phán bảo thủ đang muốn hướng đến việc cắt bớt thẩm quyền của các cơ quan liên bang trong việc ban hành và thực thi các quy định.
BERLIN – Hôm thứ Hai (16/9), Đức đã quyết định tái khôi phục các biện pháp kiểm soát biên phòng tạm thời tại các khu vực biên giới với Pháp và Hà Lan, một phần trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp và tội phạm xuyên biên giới, theo Reuters.
Bài thơ Mười Điều Khuyến Tu ghi lại giáo lý cốt tủy của Phật giáo, một con đường thẳng tắt để giải thoát. Bài thơ này làm theo thể thơ song thất lục bát, gồm 10 đoạn, mỗi đoạn gồm 8 câu. Cách dùng chữ của Đức Phật Thầy Tây An thích nghi với ngôn phong người Miền Nam, đơn giản, dễ nhớ, rất ít chữ Hán Việt, nêu lên những lời dạy để tu trong đời thường hàng ngày. Thời thế kỷ 19 lúc đó, đồng bào Miền Nam mình đa số mù chữ, nên giáo lý được gói vào thơ để ngâm nga phải rất cô đọng.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
New York: Có 4 người bị thương tại một nhà ga xe lửa ở Brooklyn hôm Chủ Nhật khi cảnh sát bắn vào một người đàn ông đe dọa họ bằng dao. Những người bị cảnh sát bắn bao gồm người đàn ông cầm dao, một trong những cảnh sát và hai người qua đường vô tội,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.