Hôm nay,  

Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang

07/03/201000:00:00(Xem: 3043)

Hy vọng & Thực tế Tan hoang – Nguyễn Xuân Phong (Dịch thuật: Phan Quân)

LGT: Từ năm 1965 đến 1975, ông Nguyễn Xuân Phong đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ VNCH và biết nhiều bí mật dẫn đến việc mất Miền Nam. Trong thời gian hòa đàm Ba Lê về Việt Nam, từ địa vị thành viên phái đoàn lúc ban đầu, ông đã trở thành Trưởng Phái Đoàn vào giai đoạn cuối cùng, với chức vụ Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm trong chính phủ. Đặc biệt, ông cũng là nhân vật quan trọng trong Hội Nghị Thượng Đỉnh của nguyên thủ 7 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương tại Manila vào 2 ngày 24 & 25 tháng 10, 1966, nhằm thẩm định về cuộc chiến ở Nam Việt Nam với sự tham dự của Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand E. Marcos; Tổng thống Đại Hàn, Park Chung Hee; Tổng thống Hoa Kỳ, Lyndon B. Johnson; Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo VNCH, Nguyễn Văn Thiệu; Thủ tướng Úc Châu, Harold Holt; Thủ tướng Tân Tây Lan, Keith Holyoake; Thủ tướng Thái Lan, Thanom Kittikachorn; và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương VNCH, Nguyễn Cao Kỳ. Tại Hội Nghị, ông là người Việt Nam duy nhất được trực tiếp nghe trưởng phái đoàn Nam Hàn cho biết: Tổng thống Nam Hàn đã cảnh giác, [qua kinh nghiệm cuộc chiến tranh Cao Ly] nếu như hòa đàm [với VC] có xảy ra, chính phủ Sài Gòn sẽ thấy Mỹ thương thuyết thẳng với phía bên kia [VC], còn Sài Gòn chẳng nói năng gì được trong khi thương thuyết, và cuối cùng sẽ phải chấp nhận và tuân hành những gì Mỹ và VC ký kết. Quả nhiên, 6 năm sau, lời tiên đoán này đã trở thành sự thật tại Hội Nghị Ba Lê, dẫn đến bản Hiệp Định đầy phi lý, khi Mỹ toa rập với VC cho phép quân đội xâm lăng VC được tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ VNCH, dẫn đến thảm kịch 30-4-75. Trong những số trước, SGT đã giới thiệu một số chương trong tác phẩm  "Hope and Vanquished Reality", được ông viết theo yêu cầu của "The Center for A Science of Hope" ở New York. Nay do yêu cầu của đông đảo độc giả, chúng tôi xin giới thiệu tiếp một số chương quan trọng trong tác phẩm của ông.

*

(Tiếp theo...)

Ông Hương đã lớn lên trong thời kỳ thực dân Pháp, nói rành rẽ tiếng Pháp, và đã đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa thực dân Pháp lẫn chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông không biết tiếng Anh nhiều và đặc biệt là không ưa Mỹ. Hoa Kỳ là đồng minh duy nhất khả dĩ hậu thuẫn cho cuộc tranh chấp với người anh em thù nghịch cộng sản nên ông đành chấp nhận thực tế. Ông Hương và những người khác ở Nam Việt Nam cũng không có cách nào chọn lựa được. Nhiều người đã đương nhiên ở phía Nam của vỹ tuyến mười bảy hồi năm 1954, và đã ra đời ở "Tiền Đồn Thế Giới Tự Do". Dù cho họ có quyền chọn lựa thì chỉ có hai cách, một là cứ ở trong tòa nhà đang cháy, hai là nhảy qua cửa sổ.
Cho nên khi ông Hương không còn hy vọng được nữa, khi ông không còn có thể mang lại hy vọng cho người khác, khi người khác chẳng còn hy vọng ở ông và hy vọng cùng với ông được nữa - khi người dân ở Nam Việt Nam không còn chút hy vọng gì - thì cần phải tạo ra một hy vọng. Cần phải tạo ra hy vọng vì lợi ích của mọi người. Đối với người có quyền có chức và có thế lực thì vì danh dự, đối với dân thường thì để sống còn.
Chỉ là một vai tuồng để diễn xuất, nhưng tại sao định mệnh lại tráo trở gán điều ô nhục đó cho một lão già hiền lành, đáng thương" Lý do rõ ràng nhất là chỉ vì ông Hương cả đời không có một đồng đô la dính túi, do đó không có lý do gì để tháo chạy như bao nhiêu người khác. Đạo diễn không sao tìm được một kịch sĩ nào xứng hợp hơn với vai diễn khó khăn như thế bằng ông Hương, dù cho ông chỉ cần lẩm bẩm một đôi lời. Điều mà ông Hương đã làm quả thật là để giao lại, không phải cho phía bên kia, mà cho "Minh Lớn", người chủ trương là cần phải chính thức chấm dứt sự hiện hữu của Việt Nam Cộng Hòa.
Ông Dương Văn Minh đã chọn hoa sen của nhà Phật làm biểu tượng và quốc huy, tượng trưng cho hòa bình, tình thương và lòng từ bi của Phật giáo, một niềm hy vọng duy nhất có thể còn lại cho người Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Một niềm hy vọng nhân tạo, không có tinh thần hay linh hồn, được tạo ra và phát động không có một mục đích nhất định, ngoại trừ quy tụ lại những hy vọng của người khác - một thứ hy vọng rất là giả tạo. Để khơi động niềm hy vọng yếu ớt đó, buồn thay, người ta lại bắt buộc một người già nua bệnh tật phải nhường quyền hành có tính chất giả thuyết cho một người khác hoàn toàn bất lực để hoàn thành một điều vô định, bất khả thi.
Ông Hương thể hiện cho tuyệt vọng, còn "Minh Lớn", cho hy vọng. Tôi không thấy hy vọng mà cũng chẳng thấy tuyệt vọng khi tham dự lễ "trao quyền" trong dinh tổng thống. Tôi có hai lý do giản dị để có mặt tại đó. Thứ nhất là để hiện diện cùng với ông lão cô đơn, thậm chí chẳng còn một viên phụ tá đáng kể nào ở bên cạnh. Thứ hai là tôi muốn công khai lãnh lấy đầy đủ phần trách nhiệm liên quan đến chức vụ của tôi tại hòa đàm Ba Lê, với tư cách "Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Hòa Đàm kiêm Trưởng Phái Đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hội Nghị Hai Phía Miền Nam Việt Nam, La Celle Saint Cloud".


Hội nghị giữa những người anh em thù nghịch đó đã kéo dài, lúc họp, lúc ngưng, trong vòng hai năm từ 1973 tới 1975. Hội nghị đó đã trở thành một trong những truyền thuyết lịch sử vụn vặt, được dựng lên với âm mưu ý đồ làm cho dân Việt Nam và những người khác hy vọng ở hòa đàm. Điều đó phần nào đã đem lại kết quả là Thọ và Kissinger chia nhau lãnh Giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Lẽ ra cũng nên thành lập Giải Nobel Hy Vọng.

*

Lễ "trao quyền" rất lộn xộn và có dáng dấp của một màn cải lương thật bất ngờ, với sự trợ lực của thiên nhiên, qua một cuộc dàn cảnh của thời tiết, làm cho Sài Gòn phải chìm trong bóng tối giữa ban ngày, khoảng một tiếng đồng hồ. Như tôi đã nói, cái cảnh tượng bất ngờ đó ăn khớp một cách hết sức hoàn chỉnh với hoa sen của nhà Phật, được tướng Minh sử dụng làm huy hiệu cá nhơn ông.
Trời quang mây tạnh ngay sau khi nghi thức chuyển giao chấm dứt. Đại sảnh của dinh đầy ập người, phần lớn là thuộc các cơ quan truyền thông quốc tế và thành viên thuộc "Lực Lượng Thứ Ba" của "Minh Lớn". Một vài người quen đến bắt tay tôi và nắm lấy cơ hội để hỏi ngay, "Có hy vọng gì không"" Thậm chí có một người còn nói với tôi, "Thấy anh trở về Sài Gòn hôm nay thì biết còn hy vọng, có đúng không"" Tôi chỉ có thể đáp lại bằng một nụ cười chẳng giống ai. Một người bạn lâu đời, ông Francois Nivolon làm cho nhật báo Pháp, tờ "Le Figaro", cũng lách người tìm đến chào hỏi tôi với một cái nhướng mày kinh ngạc và chán nản. Rõ ràng là ông lo âu cho sự an toàn của cá nhân tôi.
Bạn bè và thân thuộc cho rằng tôi điên nên mới trở về Sài Gòn trong khi hàng nghìn người đang tìm mọi cách để ra đi. Bao nhiêu là thắc mắc! Liệu khi Sài Gòn sắp thất thủ tôi có bị quân cộng sản bắt và hành quyết hay không" Bộ tôi không lo cho sự an toàn của cha mẹ và gia đình tôi hay sao mà lại có mặt bên cạnh họ ở Sài Gòn để tạo ra mối nguy cơ cho họ vậy" Bộ tôi không thấy tình hình nguy ngập và hết hy vọng qua cuộc di tản hỗn loạn của mấy người Mỹ còn lại và như thế có nghĩa là vô phương cứu chữa chỉ còn có nước vọt ra ngoài càng nhanh càng tốt hay sao"
Đầu óc tôi có nghĩ đến những chuyện đó nhưng không ảnh hưởng gì đến quyết định trở về Sài Gòn của tôi cả. Không một ai trong gia đình bảo là tôi nên về hay không. Chỉ một mình tôi quyết định thôi. Tôi chỉ muốn ở bên cạnh cha mẹ tôi, và chắc rằng cha mẹ tôi cũng muốn như thế, trong những ngày cuối cùng của Sài Gòn. Có lẽ đó là mục đích đầy đủ, ý nghĩa nhất và là niềm hy vọng của tôi và của gia đình trong những giờ phút nguy kịch và bi thảm đó. Chúng tôi đều biết là thật sự nguy hiểm nhưng điều quan trọng hơn nữa đối với chúng tôi là cùng hiện diện bên nhau. Nhiều giống thú vật cũng làm thế, thay vì chạy tán loạn mỗi con một ngả. Bản năng tự nhiên là tụm lại với nhau và cùng nhau nhận lấy số phận và định mệnh.
Đủ thứ hy vọng, cá nhân cũng như tập thể, đều hiện hữu ở dinh tổng thống hôm đó. Phương tiện truyền thông quốc tế chắc phải cảm thấy rất cần có một niềm hy vọng, nhưng không thấy có một hy vọng nào to lớn xuất hiện. Giới chính khách Sài Gòn không thể chấp nhận chuyện chế độ Sài Gòn sụp đổ. Với sự từ chức của ông Thiệu và nay của ông Hương, "Lực Lượng Thứ Ba", mà đại biểu là "Minh Lớn", đã đạt được những gì họ mong đợi trong hai mươi năm qua là nắm được quyền hành và ngự trị trong "Dinh Độc Lập" khang trang, do ông Diệm dựng lên với viện trợ Hoa Kỳ và với sự tiếp tay của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người đã được giải khôi nguyên La Mã năm 1955.
Vậy thì "Lực Lượng Thứ Ba" còn đòi hỏi gì nữa" Một giải pháp quân sự đã hoàn toàn vuột khỏi tầm tay. Quân lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đánh nhau để mà đánh nhau nữa, không thể làm được điều gì mà nửa triệu quân Mỹ đã không làm được trong thập niên qua. Dĩ nhiên, họ có thể hy vọng ở một giải pháp chính trị - nhưng một giải pháp loại gì và như thế nào đây" Viễn tượng về một cuộc thảo luận chính trị với Hà Nội không có vẻ gì khác hơn "nói chuyện với đầu gối", theo kiểu nói rất phổ biến của người Việt Nam qua báo chí thời đó. Nói cho cùng, thế thương thuyết của "Minh Lớn" cũng không thuận lợi gì hơn.
Đâu cần phải đòi hỏi tiếp tục có một đất nước gọi là Việt Nam Cộng Hòa nữa. May ra có thể hy vọng có được một chế độ không cộng sản thay vì một chế độ chống cộng ở Sài Gòn, nhưng như vậy chẳng khác nào trình làng một ván bài đen, thua là cái chắc. Liệu có không tưởng và quá muộn để cho "Lực Lượng Thứ Ba" của "Minh Lớn" cho biết là họ sẵn sàng chấp nhận bất cứ hình thức chính phủ nào mà Hà Nội cho là phù hợp, miễn là phe nhóm của "Minh Lớn" được công nhận cách nào đó, thậm chí như là một "chiếc ghế nhỏ" trong hội đồng nội các" Dù cho như vậy cũng chẳng có bao nhiêu hy vọng.
Trong thời kỳ hòa đàm Ba Lê, người ta hy vọng khi Hiệp Định ký kết người Mỹ đoàn kết trở lại và người VN cảm thấy hân hoan vì bớt đi cảnh chết chóc và tàn phá trên đất nước mình. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.