Hôm nay,  

Lhq Kiểm Soát Internet?

11/18/200500:00:00(View: 5198)
- Gần đây Liên Hiệp quốc triệu tập một cuộc họp gọi là "Hợp Thượng Đỉnh về Tổ chức Truyền Thông" tại thủ đô Tunis của một nước Bắc Phi là Tunisia. Viện dẫn một số lý do nghe rất đạo đức như Internet đem lại một số điều xấu -- phim con heo, tội phạm tin học, và không phục vụ người dân ở các nước nghèo để mở để mở hội nghị, nhưng hội nghị tập trung chống Mỹ là cái nôi của computers và Internet và ra sức giành quyền kiểm soát Internet cho LHQ, tức là cho tổ chức quốc tế gồm đại diện của nhà cầm quyền các nước trên thế giới. Vấn đề chánh đặt ra là để tư nhân điều hợp Internet có lợi cho quyền tự do phát biểu của dân chúng hơn; hay giao Internet cho cho nhà cầm quyền mà đại diện là tổ chức LHQ có lợi hơn. Và Internet sẽ đi về đâu nếu nhà cầm quyền "quản lý" nó.

Trước tiên nội cái việc LHQ đại diện cho và của nhà cầm quyền các nước chọn Tunis làm nơi họp về tương lai Internet cũng đã làm người ta nghi ngại rồi. Internet là phương tiện gần như vô địch giúp cho quyền tự do phát biểu của mọi người, trong đó dân chúng là cần nhứt và nhà cầm quyền thường hay ngăn chận vì có nhà cầm quyền nào ưa bị phê bình chỉ trích đâu. Thế mà LHQ lại chọn Tunis thủ đô của một nước mà nhà cầm quyền rất ghét Internet, đã từng cấm nhiều websites, bỏ tù nhiều nhà báo, và mấy ngày trước đó mật vụ đã giả thường dân đánh và đâm một phóng viên báo Liberation của Pháp khi phỏng vấn một nhân vật đối kháng với nhà cầm quyền.

Trong cuộc họp, đại biểu của nhiều nước không dung nạp dân chủ, như TC, Cuba, Iran, Á rập Saudi cầm đầu đại biểu các nước nghèo bằng cách khích động đổ tội nghèo nàn lạc hậu cho Mỹ, tập trung nỗ lực đi ngoài đề, ngoài nghị trình: tấn công Mỹ khống chế Internet. Thay vì đề cập và tìm cách giải quyết ngăn chận cái bịnh của Internet và tìm giải pháp tạo cơ hội đồng đều hưởng dụng Internet, những nước chống Mỹ về cái gọi là tội bá quyền Internet và computers. Cái tội tổ tiên vì Mỹ muốn hay không nuốn đã không những là nước cha sanh computers mà là mẹ đẻ Internet. Ai cũng biết sử dụng làn sóng chuyển tãi trên không trung mà không có sự điều hợp thì sẽ bị rối loạn, và tắt nghẽn. Hệ thống phát thanh đã làm như vậy từ khi lãnh vực truyền thông này phát sanh trước Thế Chiến 2.

Tổ chức điều hợp việc ghi tên, địa chỉ, và miền (domaine) sử dụng xa lộ thông tin Internet, gọi là ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) nằm ở tiểu bang Cali của Mỹ thực. Nhưng nó không phải là sở hữu chủ của Internet. Nó là tổ chức tư nhân, bất vụ lợi và phi chánh phủ. Dù chánh quyền (Bộ Thương Mãi) có quyền hậu kiểm nó, nhưng không trực thuộc Bộ này và Bộ này không phải là cơ quan quản trị đầu ngành của nó; nó hoàn toàn tự trị như đại học vậy.

Đại diện nhà cầm quyền độc tài trong hội nghị không cần biết Internet là một khả năng sáng tạo không thể phát triển được nếu đặt dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Bịnh thư lại, guồng cồng kềnh, và sức ì của chế độ cai trị, áp lực chánh trị sẽ làm thui chột Internet. Quyền tự do phát biểu sẽ mất khi bị đưa quyền tự do phát biểu vào "khuôn phép" hay "tiêu chuẩn" như cái gọi họ thường viện dẫn là an ninh, quyền lợi quốc gia. Họ không cần biết hiện nay Internet ở Mỹ không thuộc nhà cầm quyền, mà cũng không thuộc ai cai quản cả. Họ nhắm mắt đổ tội cho Mỹ khống chế Internet, ICANN thống trị Internet dù tổ chức ICANN ở California Mỹ chỉ là một tổ chức tư nhân, phi chánh phủ, bất vụ lợi, tự trị.

Nhờ INCANN là một tổ chức tư nên gọn nhẹ, phản ứng nhanh, họp với qui luật sáng tạo, nên Inernet tiến không ngừng. Trong thập niên 1960, chính Jon Postel, một người Mỹ ở Cali đã thấy trước Internet sẽ trở thành một sức mạnh thần thông của Internet với sự bành trướng của máy computers. Nhưng Ông cũng nhắc nhở càng ít chánh quyền cho Internet càng tốt vì chánh quyền sẽ làm nó mất sức sáng tạo.

Thế nhưng không phải một các nước số hội viên LHQ mới có ý kiến "tranh thủ" giao quyền chỉ huy, giám sát Internetcho LHQ để chống Mỹ Hồi tháng Sáu, LHQ đã chận đứng một cuộc "tranh thủ" như thế rồi. Nhưng những người ấy lại cấu kết nhau, đưa ra những lý do có vẻ đạo đức, để mở cuộc họp này hầu chống Mỹ gọi là "thống trị" Internet.

Khôn ngoan dân gian cho biết cái gì không hư thì đừng sửa. ICANN là một tổ chức bất vụ lợi, phi chánh phủ, trụ sở còn đặt tại phòng làm việc của Jon Postel ở Cali, đã điều hợp êm xuôi Internet giúp xa lộ này không tắt nghẽn và phát triển vô biên hàng mấy thập niên rồi; hà cớ gì giao cho LHQ; liệu LHQ đủ nhân tài vật lực để cáng đáng không.

Giả sử các nước nhỏ lấy đa số phiếu của mình - và Mỹ mãnh hổ nan địch quần hồ -- để giành quyền làm chủ trong trò chơi dân chủ, giao cho LHQ tức đại diện nhà cầm quyền các nước cai quản Internert, thì thực tế cũng cũng không thực hiện được. Cái gương thất bại ngăn chận Internet của nước độc tài, lớn như TC, nhỏ như Việt Cộng và Cuba, bằng bức tường lửa, bằng kiểm soát tổng đài, theo dõi người vào Internet đã tỏ ra thất bại. Người sử dụng Internet sáng tạo ra nhiều cách cách vượt tường lửa. TC còn chơi bảnh hơn, tạo riêng cho mình một xa lộ thông tin khác, nhưng quá tốn kém mà không ai xài và lỗ bỏ đi.

Ngày nay, Internet đã thay đổi rất nhiều. Ngay chánh quyền Mỹ dù muốn kiểm soát cũng không làm được, chớ đừng nói hệ thống cồng kềnh nhiều sức ì của tổ chức LHQ. Nhờ là tổ chức tư nhân và bất vụ lợi, ICANN có thể giải quyết cho người mua một vùng sử dụng trên xa lộ Internet trong vòng 10 phút với giá lệ phí tượng trưng chỉ 10 Đô và sẽ còn đang hạ nữa. Internet không còn là của Mỹ nữa, nó đã trở thành của hoàn cầu, của toàn dân trên thế giới - về sử dụng cũng như ảnh hưởng.

Cong lưng chống Mỹ vì tưởng Mỹ làm chủ Internet, giành quyền kiểm soát cho nhà cầm quyền nhơn danh LHQ là lỗi thời, chậm tiến, lạc hậu hàng chục năm. "Ý đồ" ấy dù che lớp sơn đạo đức hào nhoáng cũng bị lật tẩy và thất bại như sự thất bại của cuộc "Hợp Thượng đỉnh về Tổ chức Tin Học" tại Tunis vừa rồi. Nhưng tạo sự hiểu biết nhau, giúp đỡ lẫn nhau là điều cần và tốt, nên đại đa số đồng ý lập một diễn đàn LHQ về truyền thông, tin học, và Internet.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã trở lại twitter sau hơn 2 tháng gián đoạn - ông viết “Vui mừng trở lại – hãy giữ liên lạc …”.
WASHINGTON - TT Trump ra sức bênh vực luật sư riêng của mình tiếp theo các tố giác của nhân chứng xác nhận vai trò của Giuliani được giao là điều hợp nỗ lực vận động Ukraine điều tra cha con Biden.
WASHINGTON - 1 email nội bộ của Bạch Ốc xác nhận: chính sách “lưu lại Mexico” được mở rộng với di dân tìm đến biên giới Arizona.
WASHINGTON - TT Trump xác nhận ông đang ngăn ngừa trường hợp Hong Kong bị xóa sổ - ông đã yêu cầu lãnh tụ Xi không đưa quân tới đặc khu bán tự trị để không ảnh hưởng thương lượng mậu dịch.
Khoảng cuối tháng 11/2019, theo trang Bloomberg, Amazon.com Inc. đang chuẩn bị mở chuỗi siêu thị Amazon Go không cần thu ngân vào năm 2020.
Thực tế, hiện nay người ta vẫn chưa thể “đóng băng” để tạm ngừng mọi hoạt động sống của con người trong một khoảng thời gian nhất định giống như trong phim khoa học giả tưởng vẫn hay đề cập.
HAWTHORNE - Công ty Tesla trình làng kiểu xe “Cyber-truck” tại California – nhưng chủ nhân Elon Musk không tránh khỏi 1 tình huống bối rối.
WASHINGTON - TT Trump tỏ ra cởi mở với khả năng tranh cử ghế nghị sĩ Kansas của ngoại trưởng Pompeo.
WASHINGTON - Các viên chức Bạch Ốc và nghị sĩ thuộc đảng CH họp kín trong ngày 21-11 để thảo luận cuộc luận tội tại Thượng Viện - 1 viên chức tiết lộ: chương trình luận tội dự kiến kéo dài 2 tuần.
WASHINGTON - Công dân Hondura đầu tiên tìm kiếm quy chế tị nạn tại Hoa Kỳ đã tới Guatemala hồi sáng Thứ Năm, theo thỏa thuận giữa chính quyền Trump và Guatemala. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án thỏa thuận này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.