Hôm nay,  

Bộ Ngoại Giao Mỹ Dàn Dựng Cứu Nguy Csvn?

04/05/200400:00:00(Xem: 4253)
WASHINGTON -- Một câu hỏi -- “Chúng Ta Có Thành Công Đặt Việt Nam Vào Danh Sách Các Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt Không"” -- do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) vừa được nêu ra đã rọi thêm một số nghi vấn về chiến lược đối phó với tôn giáo của nhà nước CSVN.
Bản tin của Ủy Ban CRFV phổ biến từ Washington DC ngày 3 tháng 5, 2004, viết như sau.
Hai sự kiện trong tuần qua: Đại sứ Mỹ Raymond Burghart ghé tu viện Nguyên Thiều thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang hôm thứ tư và thăm Bà Nguyễn Đan Quế tại tư thất hôm thứ năm, được các cơ quan truyền thông, báo chí và trên mạng lưới loan đi với nhiều phấn khởi.
Nhưng với riêng chúng tôi, hai sự kiện này có thể là dấu hiệu thất bại cho cuộc vận động đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC - Country of Particular Concern)! Tại sao vậy"
Qua những đàn áp tự do tôn giáo mà chính Bộ Ngoại Giao đã ghi nhận trong bản tường trình về nhân quyền Việt Nam năm 2003: hơn 400 nhà thờ bị đốt và phá sập, nhiều tín đồ bị buộc phải bỏ đạo, nếu không tuân lệnh có thể bị đánh chết v.v... là những bằng chứng vững chắc để cộng đồng người Việt vận động ráo riết đòi hỏi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào CPC.
Cuộc vận động đang có vẻ thuận chiều thì xảy thêm việc CSVN đàn áp đẩm máu cuộc biểu tình của đồng bào sắc tộc Tây nguyên.

Những nhà nhân quyền dù rất xót thương cho số phận những đồng bào Thượng, nhưng lại tràn đầy lạc quan về viễn ảnh Bộ Ngoại Giao không thể nào chối từ đặt VN vào CPC.
Và theo sự dò hỏi của chúng tôi, Bộ Ngoại Giao sẽ đưa quyết định này trong một ngày rất gần đâỵ Từ đó, chúng tôi tự hỏi hai cuộc viếng thăm mới đây của Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Raymond Burghart có ý nghĩa gì đối với quyết định mà Bộ Ngoại Giao sắp ban hành.
Hai cuộc viếng thăm này mới thoáng nhìn là hiện tượng tích cực, nhưng nếu phân tích sâu xa thì đây có thể là dấu hiệu bi quan, báo hiệu Bộ Ngoại Giao đang sửa soạn khung cảnh để thêm một lần nữa từ chối đặt Việt Nam vào danh sách CPC.

Xin hảy quan sát kỹ hai cuộc đối thoại của Ngài Đại Sứ: thuần là chuyện giao tế hàng ngày trời nắng trời mưa, không một hứa hẹn một cam kết nào được đưa ra. Với uy quyền của ông đại sứ, ông Burghart có thể thương thảo để đi thăm BS Nguyễn Đan Quế, hiện không biết đang giam giữ tại đâu; chứ sao lại đi thăm Bà Nguyễn Đan Quế; một hành động hiền lành và vô tội như công tác của một nhà từ thiện.
Cách đây vài tuần, nhân viên của toà đại sứ Mỹ bị ngăn chặn khốc liệt để không thể thăm được Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, thì tại sao lần này đại sứ Burghart đi thăm Đại Lão HT Huyền Quang lại trơn tru đến thế. Tin tức vẫn cho biết tu viện Nguyên Thiều nội bất xuất ngoại bất nhập; mọi điện thoại đều bị phá sóng; thì tại sao cuộc viếng thăm hôm thứ tư được đưa tin ra hải ngoại không thiếu một chi tiết nào, từ chuyện cái ghế nhỏ cái ghế lớn được diễn tả một cách tỉ mỉ, đến lời cảm ơn của Đại Lão Hòa Thượng về việc tòa đại sứ và tòa lãnh sự đã 4 lần đến thăm ông tại chốn lưu đày; không biết CSVN vô tình hay cố ý để cho những tin tức này được lọt ra hải ngoại trọn vẹn và quảng bá rộng lớn để CS được “tha” về vấn đề CPC, còn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ không ái ngại sẽ bị khiển trách đúng mức"

Bộ Ngoại Giao cũng biết quyết định không đặt Việt Nam vào danh sách CPC là một việc làm khó coi, sẽ gặp nhiều chống đối trong cộng đồng người Việt hải ngoạị Vì vậy, trước khi thực hiện họ cần sửa soạn màu mè hơn những lần trước. Việc sửa soạn này là hai cuộc viếng thăm kể trên. Họ muốn tạo sắc diện là Bộ ngoại giao cũng chú tâm đến tự do tôn giáo và nhân quyền; bằng chứng là không những ông đại sứ mà cả Bà đại sứ lặn lội đường xa đến thăm vị Tăng Thống của GH/PGVNTN, để những hình ảnh này làm nhẹ đi những chống đối khi Bộ ngoại giao vì quyền lợi phải quay lưng với tự do tôn giáo và nhân quyền. Vả lại người Mỹ biết rằng, khi GH/PGVNTN và Cao Trào Nhân Bản vừa nói lên những lời tri ân, thì rất khó cho các vị có thể đưa ra những lời khiển trách nặng nề ngay sau đó.

Xin nói thêm tại sao cộng đồng người Việt hải ngoại phải vận động đặt Việt Nam vào danh sách CPC"
Theo đạo luật tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ, bất cứ một quốc gia nào trên thế giới không tôn trọng tự do tôn giáo của người dân thì Hoa Kỳ sẽ liệt kê quốc gia đó vào danh sách CPC. Những quốc gia nằm trong danh sách này sẽ bị Hoa Kỳ dùng quyền lực của mình để cảnh cáo hoặc chế tài cho đến khi nào các nước này cố gắng thăng tiến tự do tôn giáo cho người dân của họ.. Vì vậy, việc bị chính quyền Hoa Kỳ đặt tên vào danh sách CPC vừa bị mất mặt vừa bị cắt giảm viện trơ.. Việc mất mặt thì chắc CS không quan tâm lắm, nhưng cắt giảm viện trợ thì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các cán bộ cao cấp. Vì vậy nhà cầm quyền CS rất lo sợ bị đặt tên vào danh sách CPC. Cũng theo đạo luật tư do tôn giáo quốc tế, phải có hai cơ quan: Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ và Bộ NGoại Giao song song đề nghị thì tên của quốc gia bị khiển trách mới được tổng thống cứu xét, chấp nhận và ban hành.
Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ sau nhiều nghiên cứu đã quyết định đề nghị VN vào danh sách CPC từ năm 2002. Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao chưa một lần cùng đồng ý việc đề nghị nàỵ Hiện nay qua những đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền VN cộng với những vận động ráo riết và hợp lý của cộng đồng người Việt hải ngoại, Bộ ngoại giao rất khó từ chối nhưng có thể là không muốn chấp nhận. Trong tình thế lưỡng lự này, nếu chúng ta để yên không cảnh giác, cuộc vận động của chúng ta khó đi đến thành công.

Chúng tôi đưa những nhận xét này đến quí đồng hương, không để khoanh tay chấp nhận sự thất bại, từ đó cùng bất lực nhìn CS gia tăng đàn áp tàn bạo những người vô tội tại Việt Nam.. Nhưng để chúng ta cùng suy nghiệm những việc có thể xảy ra cùng hướng công cuộc đấu tranh của chúng ta trên chiều hướng hữu hiệu.

Trong tình thế này, xin cộng đồng hải ngoại cùng tiếp tục vận động mạnh mẽ Bộ NGoại Giao Hoa Kỳ trong vấn đề đặt VN vào danh sách CPC. Cuộc vận động này càng rộng lớn, nhất là nếu được bao gồm những vị có uy tín và được ưu ái thăm hỏi bởi Bộ Ngoại Giao thì triển vọng thành công càng cao.
Hiện nay để vận động đặt VN vào danh sách CPC, quí đồng hương có thể vào Website: www.crfvn.org/viet để lấy thư mẫu gởi ngoại trưởng Colin Powell.

Chúng tôi cũng đang in một số postcard để vận động việc này, quí vị nào có thể giúp phân phối postcard, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi:
CRFV (UBTDTG/VN)
P.Ọ Box 342111
Bethesda, MD 20827
(301) 365-2489
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi yểm trợ và nâng đỡ tất cả chúng ta.
Kính báo
Ngô Thị Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.