Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (ix)

03/04/200900:00:00(Xem: 16600)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (IX)
80,000 ĐÔ mua chữ ký dân biểu
Tác giả
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans;  Nhận thức về nước Nga;  Sự tái sinh của Âu châu... 
   Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu."
      Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu",  tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

VIÌI. Phụ tá Thăng ra đòn...
(IX) Một Tiểu ban điều tra của Thượng Viện sau đó đã kết án ông Thiệu là đã "khích động" quần chúng với bài diễn văn ở Vũng Tàu. Tiểu ban này cũng nói rằng người ta đã buộc lực lượng Nhân dân Tự vệ phải tham gia cuộc biểu tình.
Một ngày sau đó, trong một cuộc biểu tình diễn ra ở Biên Hòa, người ta đã đốt cháy hình nộm của ba Dân biểu trên. Các người tham dự biểu tình đều là dân Công giáo người Bắc ở Hố Nai, từ lâu vẫn là nguồn cung cấp các phần tử biểu tình do chính phủ đỡ đầu, chống Cộng cũng như biểu tình chống các phe nhóm chủ trương hòa bình, nhưng sau đó đã ít được mời đến trong các cuộc biểu tình kể từ khi có Hiến pháp năm 1967.  
Quốc hội bắt đầu hiểu ra vấn đề. Ngay ngày hôm sau, Quốc hội thông báo là đang thúc đẩy vụ án ba Dân biểu nói trên. Trong tuần lễ Giáng Sinh, đài phát thanh Quân Đội không ngớt kể tội ba người này. Khoảng 20 cuộc biểu tình chống bọn họ được tổ chức trên toàn quốc (mặc dù người ta đã hủy bỏ cuộc biểu tình dự định tổ chức ở Kiến Hòa, nơi trước kia ông Châu làm Tỉnh trưởng, mà không nêu rõ lý do).
Tiểu ban đặc biệt gồm chín người do Hạ Viện lập nên để xem xét vụ án ba Dân biểu đã cấp tốc cho tiến hành điều tra, dưới sự giám sát chặt chẽ của Chủ Tịch Hạ Viện. Vào cuối tháng 12, Tiểu ban đó cho ra một bản báo cáo - chỉ mang chữ ký của bốn Dân biểu, vì các thành viên khác không đến dự họp - xác nhận các lời buộc tội do ông Thiệu đã từng đưa ra.   
Ngày 30 và 31 tháng 12, một phiên họp khoáng đại đầy sóng gió đã được tổ chức để thảo luận về vụ án, với một số đại diện của dinh Độc Lập ngồi sờ sờ ra đấy dọc theo hành lang. Các người điều khiển buổi họp rõ ràng là có ý nhắm đại cho bằng được đa số ba phần tư (102 người) để giải trừ các quyền đặc miễn dành cho Dân biểu nọ. Nhưng việc đó xem ra không xong, họ bèn xoay ra dùng đa số thông thường, tuyên bố là các bị cáo quả có tội, nhưng lại không cho phép chính phủ có hành động gì trước mắt đối với họ. (Kết quả cuộc đầu phiếu là 70 phiếu thuận trên tổng số 114 phiếu đối với trường hợp ông Châu; 69 đối với ông Trúc, và 68 đối với ông Tư). 
Đến lúc đó thì Nguyễn Cao Thăng lại sử dụng một phương thức khác (sau này sẽ gây nhiều tranh luận) để đạt được đa số ba phần tư. Một bản kiến nghị không đề ngày tháng đã được chuyền tay cho các Dân biểu ký, yêu cầu truy tố ba Dân biểu nói trên. Không cần có phiên họp khoáng đại. Người ta chỉ tiếp cận riêng rẽ với các Dân biểu tại nhà riêng hoặc ở một địa điểm nào đó (để lấy chữ ký).
Cách gây áp lực khi sử dụng đến phương thức đó như vậy là đã rõ quá rồi. Sau này nghe đâu ông Thăng đã huênh hoang khoe với bạn bè là đã chi mười triệu bạc (khoảng 80,000 dollars) để mua chữ ký. Theo một số Dân biểu thì ngoài tiền còn có các việc đe dọa khác như rình rập ở nhà Dân biểu cho đến khi lòi ra chữ ký mới thôi, hoặc nói gần nói xa cho biết là ai không chịu ký thì đừng hòng trúng cử kỳ sau, hoặc sẽ có lệnh gọi nhập ngũ ngay tức khắc (sau khi thất cử).


Giữa lúc ông Thăng đang lo mua phiếu thì ông Thiệu cho tổ chức một cuộc họp báo; cuộc họp báo đầu tiên trong 5 tháng. Về mặt đối ngoại ông ta tóm lược tình hình tài chánh và ngân khoản ông ta cần được Mỹ cung cấp trong quá trình rút quân. Về mặt đối nội ông ta nói rằng các chính khách Việt Nam ủng hộ liên hiệp kiểu "giữa đường" là thực tế đang tiếp tay cho Cộng sản. Ông ta cho rằng chỉ có "quyền lợi tối cao của đất nước" là chính; và mọi người cần thấy rõ là nếu nhắm vào quyền lợi tối cao của đất nước thì không thể có việc chống đối chính quyền.  
Ngày 13 tháng 1, ông Thiệu lại quay ra Vũng Tàu, nơi  mà ông ta gọi những phần tử trung lập cũng như ủng hộ liên hiệp là những "con buôn chính trị", "những tên phù thủy chính trị", cũng như là những "kẻ phản bội". Ngày 26 tháng 1, Tổng Thống Thiệu đọc một bài diễn văn trước Hội Chủ báo Việt Nam mang sắc thái triết học của đường lối không nhân nhượng. Ông nói vấn đề "sống còn" phải là vấn đề ưu tiên, và trong thời chiến điều đó có nghĩa là phải giới hạn các quyền cá nhân.      
Thế nhưng cái bản kiến nghị kia vẫn còn khó khăn. Phải mất trọn tháng giêng Dương Lịch mới gom góp được mức tối thiểu các chữ ký, mà sau đó người ta đã nghiêm chỉnh tuyên đọc vào ngày 2 tháng 2, có phó bản gửi ông Thiệu, kèm theo một bức thư.   
Vô số những chuyện nhập nhằng xoay quanh bản kiến nghị này. Nhiều Dân biểu lập tức tố cáo có gian lận hoặc mạo chữ ký trong kiến nghị. Trong số này Hạ Viện phát hiện ra có một người được đưa vào danh sách do nhầm lẫn và do đó xóa tên, thế nhưng người ta lại điền ngay vào một cái tên khác, mà các giới chức ở Hạ Viện kêu là vô tình bỏ sót! Lại một Dân biểu khác yêu cầu cho rút tên mình ra nhưng sau đấy lại đổi ý, xin cho được giữ nguyên và người ta chiều theo ý đương sự ngay. Bốn hoặc năm Dân biểu khác gửi thư chính thức đến Tổng Thư Ký Hạ Viện, yêu cầu rút tên họ ra khỏi danh sách. Một người được cứu xét và cho rút tên ra, nhưng thư của các người kia thì lại không được Ban Thư Ký Hạ Viện chuyển cho Tổng Thống Thiệu. Bản kiến nghị thoạt đầu rêu rao là có 103 chữ ký, cho nên bù qua sớt lại do mấy vụ vừa nêu thì cũng còn lại con số chẳn chòi là 102, tức là mức tối thiểu cần hội đủ, theo như kết quả chính thức do Hạ Viện công bố. 
Không còn cách gì gỡ rối để tìm ra sự thật, một khi mà các viên chức Hạ Viện đã xếp các tài liệu liên quan vào hồ sơ mật. Chẳng một người ngoài cuộc nào, kể cả các luật sư của ông Châu, được phép xem bản kiến nghị ban đầu. Người ta có được bản photocopy của bản mang các chữ ký ở Hạ Viện để cho các ký giả xem qua. Trong tờ giấy đó có ghi vỏn vẹn là "Nghị quyết áp dụng việc thực thi khoản 2 điều 37 Hiến Pháp cho phép truy tố các Dân biểu Phạm Thế Trúc, Trần Ngọc Châu và Huỳnh Văn Tư". Cái tựa đề đó được đánh máy trên đầu bản in ronéo có kê danh sách theo vần a, b, tên tuổi các Dân biểu trong Quốc Hội, kèm theo chữ ký của các đương sự hoặc để trống. Tờ rời thứ hai với nửa trang còn lại có ghi danh tính các Dân biểu nhưng không thấy ghi lý do như ở phần đầu.  
Theo các giới chức Hạ Viện thì có 102 chữ ký xuất hiện trên hai mảnh giấy đó, không kể một tên được chính thức công nhận đã được rút ra. Các chữ ký đều có hình thức hoặc là gồm đầy đủ tên họ hoặc chỉ là chữ ký thông thường -- ngoại trừ một chỗ chỉ có một lằn mực mờ mờ, trông chẳng có vẻ gì là một chữ ký. Bốn hay năm người ký tên có chua thêm hàng chữ là họ tán thành việc truy tố ông Châu và Tư nhưng không nói rõ ý về trường hợp ông Trúc. (Một vài Dân biểu trẻ hơn thì dường như có vẻ sẵn sàng ký theo yêu cầu của Hành pháp, thế nhưng lại không muốn thẳng tay đối với bạn bè của mình. Tình trạng đó được biểu hiện ở chỗ số chữ ký tán thành việc truy tố ông Trúc dưới mức tối thiểu, do đó ông này không bị đưa ra tòa). 
Toàn bộ vụ rối rắm này nếu được coi như bình thường thì cũng có thể được gói gọn trong câu nói tiêu biểu của một nhà báo Việt Nam khi nhẹ nhàng trả lời một đồng nghiệp người Mỹ: "Vâng, đấy là cái kiểu làm việc của người Việt chúng tôi mà người Mỹ các ông không cách chi hiểu được".   
Kỳ tới: Bộ ngoại giao Mỹ, Ds Bunker và TT Thiệu 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.