Hôm nay,  

Đi Tìm Một Cánh Chim Xanh: Sáng Tác Âm Nhạc Trong Thời Đại Liên Mạng

28/03/200900:00:00(Xem: 5006)

Đi Tìm Một Cánh Chim Xanh: sáng tác âm nhạc trong thời đại liên mạng

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Buổi nhạc "Đi tìm một cánh chim xanh."

Chiều nhạc thính phòng tại thư viện <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />La Jolla...

Thành phố thùy dương La Jollatrong buổi chiều thứ Tư hạ tuần tháng Ba thật ấm áp và rực rỡ.  Thời tiết 75 độ - khá quảng đại cho một chiều chớm Xuân.  Con đường Torrey Pines vẫn đông xe như những chiều nắng ấm khác.  "Ai nấy kéo nhau đi biển," có người nói như vậy.

Thư viện La Jolla, bên cạnh những sinh hoạt phong phú khác, tổ chức buổi nhạc thính phòng với Robert Williams trình diễn Windsynth và Masayo Norikura với đàn Koto lúc 6 giờ rưỡi chiều hôm nay.  Buổi nhạc thính phòng này mệnh danh "đi tìm một cánh chim xanh," cũng là tên của CD thứ hai và CD mới nhất do Masayo và Robert đồng thực hiện.  Đây là lần thứ hai quý vị nhạc sĩ được mời trình diễn tại Thư viện.  Năm ngoái, chương trình của họ diễn ra ít ngày sau đám cháy rừng tại San Diegovào tháng Mười.  Tuy đối phó với cảnh khói lửa, nhiều người vẫn gọi điện thoại xem chương trình có diễn ra không, và đã đến tham dự thật đông.  Theo lời của nhân viên thư viện đứng ra tổ chức chương trình, "Buổi nhạc năm ngoái là một thành công rực rỡ."

Nhật Bản - Hoa Kỳ: tuy xa mà gần…

Trong thời đại liên mạng của thiên niên kỷ thứ ba, khoảng cách địa lý đã được rút ngắn qua nhiều hình thức.  Robert và Masayo, kẻ ở Mỹ, người ở Á, nhưng lại có thể kết hợp sáng tác âm nhạc với nhau một cách thoải mái.  Vì sự đa dạng của chương trình, sau mỗi bài hát, Masayo đều phải lên dây để đúng tông với bài hát kế tiếp.  Trong lúc cô lên dây, thì Robert kiêm vai trò MC để giới thiệu về công việc sáng tác của họ.

-Thật là tuyệt vời khi tôi có thể nói chuyện và thấy cô Masaya trực tiếp qua Webcam khi chúng tôi gọi nhau qua Skype.  Miễn phí, và vô cùng thuận tiện!  Lúc nào cô ấy viết nhạc xong, thì lại gọi tôi, và tôi mở máy fax.

Tuy họ chỉ gặp nhau một năm hai lần để kết hợp trình diễn và thu âm cho các tác phẩm mới của mình, nhưng họ thường xuyên liên lạc với nhau qua email và skype.  Nhờ đó, hai nhạc sĩ này đã làm việc liên lỉ và thâu được hai CD, và đang trong quá trình thực hiện CD thứ ba.  Sự hài hòa của hai phong thái rất khác biệt của hai nhạc sĩ cũng tạo nên sự thú vị cho người đến dự.  Robert thì rất 'bụi,' trong khi Masayo thì rất 'Nhật."  Robert càng bình dân và hóm hỉnh bao nhiêu, thì Masayo càng kín đáo và giữ lễ bấy nhiêu.  Có lúc, Robert khôi hài, nói là anh phải đảm trách bá nghệ.  Anh nói:

-Masayo chỉ lo có mỗi việc chơi đàn Koto.  Còn tôi, tôi khuân vác máy móc, tôi khiêng đàn Koto cho cô, tôi gồ hệ thống âm thanh…  Cái gì cũng tôi, còn cô ấy chỉ lo mỗi việc chơi đàn Koto.

Một cô gái trong khán giả đã nhanh nhẩu, "Sao anh may mắn thế!"  Masayo cười thẹn, một nụ cười có nhiều tia sáng ấm và mềm.  Tôi nhớ thưở nhỏ, khi đọc tiểu thuyết Nhật Bản "Đèn không hắt bóng" (Vô Ảnh Đăng) của tác giả Duynichi Watanabe, tôi có một ấn tượng bất định về đời sống nội tâm của người Nhật.  Tôi chợt nghĩ, tiếng đàn và tâm hồn của Masayo cũng phảng phất một cái gì đó rất thiền lặng, rất mênh mang, rất Phù Tang.

Tuy gần mà xa…

Cô Masayo lần này đến Hoa Kỳ hơi vất vả.  Chuyến bay của cô đã bị trì hoãn ở Nhật và lộ trình của cô cũng bị thay đổi.  Những bất trắc như thế này vẫn thường xảy ra trong những chuyến bay liên lục địa.  Cô Masayo đã mất hơn 60 tiếng đồng hồ để đi từ nơi cô sinh sống ở Nhật đến Los Angeles.  Tuy nhiên, tất cả những khó khăn ngoài dự định đó đã không ảnh hưởng đến niềm đam mê âm nhạc và sự tận tâm với nghệ thuật trình diễn của người nghệ sĩ này.  Masayo đắm mình trong điệu đàn, khi thì róc rách như nắng chiều đổ xuống trên bờ biển La Jolla, khi thì thung dung như ngọn bạch đàn trong những cánh rừng con rải rác khắp làng thùy dương, khi thì lơ lửng như không gian của Thái Bình Dương treo trên mặt sóng.  Và tuy cô đưa âm thanh và kỹ thuật của đàn Koto vào một thế giới 'world beat' trong sự kết hợp với Windsynth của Robert, Masayo vẫn giữ cho người thưởng thức một âm hưởng Nhật Bản.  Cô tung cây đàn Koto vào vũ trụ, đả phá tất cả những gò bó của các bài nhạc cổ truyền nhưng lại vẫn giữ cho điệu đàn một cái gì đó rất riêng của xứ hoa Anh Đào.  Ngón đàn của cô réo rắc và du dương, dịu dàng mà quyết liệt, như cuộc sống cuộn trôi ngoài kia, giữa những thách đố kinh tế thế giới và một niềm tin yêu đời không nhượng bộ. 

Chiều nay, Masayo đã cho lòng tôi được lắc lư trong những rặng rừng xanh ngát của Nhật, được đong đưa trên những dãy núi mờ ở một nơi không cố định trên quả đất, được thả lòng bên dòng thời gian khi xuôi khi ngược, được về lại với chính mình trong một âm hưởng Đông phương, được làm đứa bé gọi may mắn về với mình qua bài kết thúc "Kichi, kichi, lái lái."  Tựa đề bài hát này, phần đầu là tiếng Nhật, phần sau là tiếng Hoa, có nghĩa là, "May mắn ơi, hãy đến đây."  Nhạc khúc đến với cô khi Masayo đang đi xe đạp, và gợi cho cô ý tưởng tìm một từ ngữ gì đó kêu kêu để đưa vào dòng nhạc.  Và cô nghĩ, à, may mắn, nghe cũng hay!  Cô gọi cho Robert, và tập cho anh hát với cô.  Nhưng người bạn nhạc sĩ của cô đã than thở với cử tọa rằng cô hát một nhịp, nhưng vỗ tay một nhịp khác, và anh chịu, không theo được.  Masayo cũng tập cho khán giả hát câu này khi kết thúc buổi hòa nhạc, và cô cũng vỗ tay và hát với hai nhịp khác nhau, để cho khán giả vừa thán phục vừa bối rối.

Tôi không kịp bối rối, bởi Masayo đã cho tôi đi vào một không gian rất đẹp và rất thơ, một không gian của Koto rất 'thế kỷ 21.'  Và trong không gian đó, tôi không có cơ hội và không có quyền để bối rối.

Cám ơn Masayo, cám ơn đàn Koto, cám ơn Robert, cám ơn cánh chim xanh...

Xin mời quý độc giả gặp gỡ với hai nghệ sĩ đáng yêu này tại masayoandrobert.com.

Làng Thùy Dương 25 tháng Ba, 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.