Hôm nay,  

Nhẹ Bớt Đi Ông – Mõ Sàigòn

02/03/200900:00:00(Xem: 1989)

Nhẹ Bớt Đi Ông – Mõ Sàigòn

Đời nhà Chu, có Doãn Ngô nổi tiếng giàu có của một vùng, nhưng hà tiện chi tiêu, khiến kẻ ăn người ở trong nhà khổ nhọc, vất vả sớm hôm, mà nhiều khi còn bị Doãn Ngô rầy la cho nữa.
Một hôm, vợ của Ngô là Uyển thị, thấy trong người hơi oải, bèn vòng ra sân sau bứt một mớ lá chanh, lá sả, đặng xông mà trị bệnh. Lúc đi ngang đầu hè, bất chợt nghe tiếng nói:
- Cho ăn thời ít, bắt làm thời nhiều, thì không giàu cũng uổng. Chẳng phải vậy sao"
Có tiếng đáp:
- Đành là vậy, nhưng mình đã chịu đem thân đi làm tôi tớ cho người ta, thì phải gắng sức làm tròn trách nhiệm. Cho dù có bị chủ bạc đãi tới đâu, cũng phải nợ nần xong đã. Chớ bỏ cuộc nửa chừng, thì trước là không dứt nợ, sau liên lụy vợ con, sau cái khổ vẫn còn nguyên như rứa.
Uyển thị nghe vậy, liền dừng chân lại, những mong có nghe thêm được chút gì chăng, nhưng tứ bề im lặng, liền thủng thẳng ra vườn, vừa đi vừa thì thào bảo dạ: "Ăn no mặc ấm là tiêu chuẩn của nhà ta. Sao lại có chuyện ăn thiếu nằm chơi trong đó"". Rồi bước thêm vài bước, lại ào ào nghĩ tiếp: "Chưa biết rõ thì đừng bao giờ luận tội của người ta. Chiều nay, phải vào bếp để coi, rồi sau đó… hạ chỉ mới bình tâm chắc cú.". Lúc ôm mớ lá chanh lá sả về phòng, bất chợt gặp Ngô bước ra. Giật giọng nói:
- Cây mất lá thì yếu, mà yếu thì ra trái lại ít đi, mà một khi đã ít đi thì phải tốn tiền mua trái khác. Chẳng phí lắm ư"
Uyển thị tròn mắt đáp:
- Trong người hơi oải, lại không muốn bận rộn chàng, nên thiếp tự mình chữa chạy theo kiểu dân gian. Tốn gì vô trong đó"
Doãn Ngô bực bội gắt:
- Bệnh! Bệnh! Lúc nào cũng bệnh. Ngày ta qua coi mắt nàng, đã ngửi thấy mùi thuốc bắc. Ta có lo sợ hỏi bà mai rằng: "Tháng này trời đã nhuốm thu, mà có người mang bệnh. Chừng ít nữa đông về, thì… mùi thuốc sẽ nồng ra thêm nữa. Khỏe được hay sao"". Bà mai vội vã đáp: "Thuốc bắc đâu phải lúc nào cũng trị bệnh. Có thứ bổ âm, có thứ bổ dương, có thứ bổ tràn trong phế phủ. Mùi thuốc bắc này là bổ chớ không phải chữa, là dưỡng chớ không phải trị. Xin công tử chớ nặng lo.". Chừng đến lúc nàng pha trà bưng lên, đi xuống, ta mới quay qua bà mai, hoảng hốt nói: "Bưng có mấy chén trà mà đi muốn không nỗi, rồi ít nữa làm vợ. Cày được không đây"". Bà mai hấp tấp đáp: "Tiểu thư nhập tâm bài thơ… Đi chùa Hương, nên có hơi ẻo lã là vì duyên cớ đó.". Ta tin thật, rước nàng về, rồi bây giờ… lá sả lá chanh, thì thiệt là… hết đường lui bước!
Uyển thị nghe chồng nói vậy, lòng buồn phiền chợt nghĩ: "Dâu là chính lễ, rể là người dưng. Mình về đây đã hai mùa lá rụng, và cũng ngần ấy thời gian giam mình trong bốn bức vách. Xuân thì không được hái lộc giữa đêm khuya, hạ thì bị cấm ra hồ ao bơi lội, thu thì không được bên cửa sổ ngắm nhìn bong bóng của trời mưa, còn đông thì chỉ củi với than chớ không bao giờ mở sưởi. Ăn uống thì tằn tiện, công việc lại thời nhiều, nên so với ngày xuất giá vu quy, đã nghe người… nhẹ hẳn. Nay chỉ có mấy cái lá này, lại nỡ đem chuyện hỏi cưới ra mà thắc mắc, thì trước là thiếu nghĩa, sau là thiếu tình, sau nữa là thiếu sự xẻ chia, của tào khang đang có!". Đoạn, nghèn nghẹn đáp rằng:
- Thiếp về làm vợ, có nghĩa là năm tháng cuộc đời còn lại của thiếp, dành tặng cho chàng. Nay chàng không muốn nhận - hoặc sợ thiếp làm mẻ đi gia sản của chàng - thì xin một tiếng cho… xong, đặng thiếp ôm cầm sang bến khác.
Doãn Ngô đang bực mình là vậy, nhưng khi nghe đến chuyện ly dị ly thân, thời mặt mày thất sắc, hốt hoảng nghĩ rằng: "Không được! Không được! Mỗi lần lấy vợ là một lần tốn kém, bây giờ đứt chữ phu thê, thì lớp trả tiền chia lớp tiền tòa, lớp trả bà mai đặng tìm ngay mối khác, lớp nhẫn vàng lớp ăn nhậu đi theo, thì sự tốn kém không biết đâu mà lường cho được!". Rồi thở ra một cái, ào ào nghĩ tiếp: "Sửa lại cái cũ vẫn hơn là rinh về cái mới. Vừa tốn tiền vừa mới lạ chưa quen, thời ta không thể nhắm mắt mà bừa tràn cho đặng". Nghĩ vậy, liền từ tốn nói:
- Bụng nghĩ một đường, nhưng lời thốt ra một nẻo, khiến nàng đổ giọt lăn tăn, thì thiệt là không đúng!
Rồi quay phắt vào nhà, thét gia nhân đi mời đại phu. Uyển thị nghe đến chữ đại phu, bèn lấy tay bịt miệng Ngô lại. Trố mắt nói:
- Thiếp bệnh là chuyển nhỏ, nhưng trả tiền cho đại phu là chuyện lớn. Lại nữa, để thiếp tự chữa vài ngày. Nếu thật sự không êm, chừng lúc đó mới cần mua thang thuốc.
Nay nói về Lão Nhị, là một gia nhân trong nhà của Doãn, tuổi già sức yếu, nhưng phải làm nhiều, nên đến lúc được ngả lưng, là ngáy một phát cho tới khi… gà thức dậy. Một hôm, nhân giờ ăn trưa, mới gọi Tiêu Dân là người đồng hương, ra gốc mít mà nói rằng:
-  Tối qua, đại ca mơ một giấc mơ thật đẹp. Đệ có muốn nghe không"
Dân nhìn lão Nhị không chớp măt, rồi sửng sốt đáp:


- Đại ca với đệ đem thân đi làm tôi tớ cho người ta. Chỉ cần trong giấc ngủ, mơ thấy được về quê ăn cháo gà với vợ, là đã mừng hết lớn. Nay đại ca lại có một giấc mơ đẹp hơn thế nữa, khiến đệ nóng hổi cả tâm can. Thiệt là muốn biết!
Lão Nhị nghe vậy, liền nhắm mắt lim dim, thỏng thả nói rằng:
- Ta mơ mình trở thành đại gia. Bước một bước là tiền hô hậu ủng, tay dồi dào ngân lượng, ở gác tía lầu son, ăn sơn hào hải vị, còn… mấy em thì đếm hoài cũng hổng hết. Đã vậy tẩu tẩu của ngươi còn nói với ta rằng: "Chàng là vưu vật của trời, thời thiếp không thể giữ rịt bên mình mà coi được! Vậy nếu chàng muốn xuôi ngược giang hồ, cho thỏa mộng bình sanh, hoặc chọn một hai em về làm thứ thiếp, thì chàng cứ tự nhiên. Thiếp chẳng những không ghen mà còn lẹ tay hoàn thành tâm nguyện. Có điều…". Ta nghe tới đâu hoan hỉ tràn ra tới đó, bất chợt bị hai chữ… có điều giật ngược lại, bèn vội vàng hỏi: "Có điều là… có ra làm sao"'. Tẩu tẩu ngươi đáp: "Đen bạc thì đỏ tình. Nay chàng muốn đỏ tình, thì hãy đem bằng khoán nhà đất mà giao lại, để thiếp yên lòng an hưởng tuổi hồi xuân. Kẻo ngày sau tiếc nuối!". Ta nghe đến đây toan cãi lại, bỗng giật mình thức giấc, thời rộn rã với giấc mơ không tài nào ngủ lại được…
Rồi ôm đầu mà tiếc. Dân thấy vậy, mới tha thiết nói:
- Giấc mơ cũng lắm khi thành thật, nhưng tuổi của đại ca đây, đã xuôi về bóng xế. Chi bằng gắng sức làm việc, nhẫn nhục với người ta, thời không được chén cơm ngon cũng hông sao mà đói được. Chớ mơ mơ mộng mộng thế này, thì trước là nhụt khí của đại ca đi, sau thực tế sẽ làm… rơi nước mắt!
Lão Nhị nghe Tiêu Dân bàn trớt quớt như vậy, liền cau mặt nói:
- Sống thì có ngày có đêm. Ban ngày, ta chỉ là một tên đầy tớ, kể ra là khổ cực, nhưng đến khi đêm về, ta sẽ là đại gia, vui sướng không ai bằng. Nay ngươi lại bảo ta ráng chịu cực ban ngày, rồi không… mộng ban đêm, thì còn sống ở cõi trăm năm mần chi nữa"
Mà không biết có phải Cậu Bà phù trợ, hay sinh đặng giờ thiêng, mà họ Doãn gầy dựng mỗi ngày thêm mỗi lớn, mà một khi thương vụ lớn rồi, thời tím ruột tím gan, bởi phải chi cái ni đặng thu về cái nọ. Gặp lúc mùa màng thất bát, hoặc bão lụt đến thăm, thời khí sắc như bánh tráng gặp mưa, mười phân héo úa.
Ngày nọ, Uyển thị đang ngồi đọc cuốn sách Giải mộng theo giấc mơ, bất chợt thấy chồng ngủ trưa vừa thức dậy, với thần sắc nặng nề, bèn trố mắt nói:
- Theo lẽ thường, thì ngủ phải khỏe hơn mà chàng lại mệt đi, là nghĩa làm sao"
Doãn Ngô bức rứt đáp:
- Liên tiếp cả tuần nay ta toàn mơ ác mộng. Nếu mộng trở thành thật, thì tháng này là… tháng giỗ của ta. Nàng mau ghi nhớ lấy.
Uyển thị đang bình yên là vậy, nghe đến chữ biệt ly, bèn cuống quýt nói:
- Mộng mị thế nào" Chàng cứ tỏ thiệt ra, để thiếp biết mà xin thầy cho trúng!
Ngô thở ra một hơi mấy cái. Nặng nhọc đáp:
- Ta lo lắng làm giàu, đến nát ruột nát gan, chừng lúc mệt mới ép mình đi ngủ, mà hễ ngủ thì nằm mơ trở thành đầy tớ cho người ta, việc gì cũng phải làm, đã vậy còn bị chủ nhà cay nghiệt quở mắng, khổ cực muôn phần, nên cứ vậy mà khóc, đến lúc giật mình thức giấc mới thôi. Ta thiệt là lo lắng!
Uyển thị ngẫm nghĩ một chút, rồi nắm lấy tay chồng. Tha thiết nói:
- So với bao người khổ cực chung quanh, chàng quả là giàu có, ban ngày được sung sướng vẻ vang, nhìn người quỵ lụy - thì lúc đêm về - có mơ thấy làm đầy tớ cho người ta, cũng là đời thường chẳng hiếm. Cầm bằng như chàng muốn lúc thức lúc ngủ đều vui sướng cả, thì cũng như  muốn… thọ dài dài mà tóc chẳng bạc đi, thời làm sao mà có đặng"
Ngô nghe vậy, bỗng lạnh cả châu thân. Thảng thốt hỏi rằng:
- Nàng xem phim tập nhiều, ắt thu được nhiều điều hay, thôi thì ráng giúp ta một lần. Ta muốn hỏi: Muốn không mộng mị làm đầy tớ cho người, thì ta phải làm sao"
Uyển thị vọt miệng đáp:
- Vô mà không ra thì tử. Ra mà không vô thì cũng về đoàn tụ với tổ tiên. Nay chàng đặt lòng tin vào thiếp, thời thiếp cũng hết mình cho trọn nghĩa tào khang, nên phóng tay ra toa thuốc này đó vậy. Tuy được liệu có phần hơi đăng đắng, nhưng công hiệu thấy liền với bệnh của chàng đây, thời thiếp tin chàng sẽ ngon lành đứng dậy. Vậy. Chàng có chịu không"
Doãn Ngô rối rít đáp:
- Miễn hồ ngủ đặng bình yên, thời ăn mặn ăn chay ta đều chơi hết cả.
Uyển thị nghe chồng trả lời mạnh bạo như vậy, bèn đặt hết lòng tin. Mạnh miệng nói:
- Giàu hay nghèo, hèn hay sang. Chỉ có lúc thức là phân biệt. Chớ một khi đã nhắm mắt rồi, còn phân biệt được hay sao" Chàng! Từ nào tới giờ cứ sợ bọn gia nhân lo ăn hơn lo làm, nên chăm chú vào đó, đến nỗi vào tận trong giấc mơ, khiến chàng sinh bệnh. Nay chàng nới tay cho người ăn kẻ ở. Bớt xét nét từng lời bớt bắt bẻ nọ kia, thời sự yên vui sẽ đến ngay liền tắp lự. Chớ cứ đày ải người ta hoài như thế, rồi ít nữa hết đời chàng liệu tính làm sao" Khi mà ở bên kia Cậu với Bà mong đợi…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.