Hôm nay,  

Đại Hội 10 Đi Về Đâu: Ông Kiệt Nhận Xét Gì Về Bộ Chính Trị?

19/10/200500:00:00(Xem: 6190)
-LGT: Bài viết có nhan đề rất dài “Đại Hội 10 Đi Về Đâu" Cựu Thủ Tứớng Võ Văn Kiệt Đã Nhận Xét Như Thế Nào Về Cách Hành Xử Quyền Hành Của Bộ Chính Trị" Qua thư thứ hai ngày 2.7.05 góp ý với "Dự thảo Báo cáo một số vấn đề bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng trình Đại hội X của Đảng"... của tác giả Âu Dương Thệ đã nêu lên một cách nhìn về cuộc tranh luận của các cán bộ lãnh đạo CSVN “về bổ sung, sửa đổi Điều Lệ Đảng”... Hai phe bảo thủ và cởi mở CSVN tranh chấp ra sao" Sau đây là bài của nhà bình luận Âu Dương Thệ. Nhan đề bài được rút ngắn cho vừa khổ báo.

Ghi chú của ngừơi viết: Xin xem thêm các bài của cùng tác giả “Đại hội 10 đi về đâu" Võ Văn Kiệt: BCT đang bị “quyền uy” điều khiển“ và “Đại hội 10 đi về đâu" “Quyền uy”, “Quyền lực” và quyền lợi qua thư của cựu TT Võ Văn Kiệt”cùng nguyên văn hai thư của cựu TT Võ Văn Kiệt trong Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org.

Sau lá thư thứ nhất gởi vào tháng 4 cựu Thủ tướng (TT) Võ Văn Kiệt đã tố cáo một số ngừơi có “quyền uy”, tuy không còn giữ chức vụ gì trong đảng và chính quyền, nhưng họ vẫn chỉ huy Bộ chính trị (BCT) xuyên qua một số ngừơi thân tín đang là Uỷ viên BCT và có “quyền lực” nắm giữ những vai trò then chốt. Tuy không nêu đích đanh một ngừơi nào cả, nhưng ai am tường tình hình trong nhóm lãnh đạo CSVN hiện nay đều biết, ông Kiệt muốn ám chỉ tới Đỗ Mười và Lê Đức Anh là hai người đang có “quyền uy” nhất hiện nay. Và các UV BCT Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đình Hoan và Phạm Văn Trà là những ngừơi thân tín của họ và đang là các nhân vật có “quyền lực” trong chế độ! Vẫn theo sự phân tích của ông Kiệt, hai nhóm người này đang thông đồng với nhau lũng đoạn các cơ quan trong đảng và bộ máy nhà nước để củng cố quyền hành và phục vụ những lợi ích riêng.

Đầu tháng 7 ông Kiệt còn viết thư thứ hai góp ý với BCT trong việc chuẩn bị ĐH 10. Trong thư dài 7 trang cựu TT Võ Văn Kiệt lần này đã tập trung vào việc góp ý kiến về Điệu lệ đảng xuyên qua bản "Dự thảo Báo cáo một số vấn đề bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng trình Đại hội X của Đảng". Qua những sự góp ý ông Kiệt đã cho thấy trong việc hành xử quyền hành ở trong đảng đã có những sự vi phạm trầm trọng Điều lệ đảng.

Ai vi phạm Điều lệ Đảng"
Khởi đầu ông Kiệt đi từ tiền đề coi Điều lệ Đảng là “Bộ luật” của Đảng (ĐCSVN) và là “Hiến pháp” của đảng này, nghĩa là các đảng viên bất cứ ở địa vị nào đều phải tôn trọng triệt để. Nhưng cựu TT Võ Văn Kiệt đã cho biết, trong thực tế những vi phạm Điều lệ và coi thường kỉ cương của Đảng lại bắt đầu ngay từ cấp cao nhất là BCT, trong đó chính những người có “quyền lực” nhất lại lộng quyền lớn nhất. Ông Kiệt dẫn chứng, theo Điều lệ hiện hành của ĐCSVN thì BCT dưới quyền của Ban chấp hành Trung ương (BCHTU) và là cơ quan thừa hành các quyết định của BCHTU; nhưng trong thực tế BCT từ bao lâu nay đã trở thành cơ quan “cấp trên của BCHTU”, nghĩa là chỉ huy BCHTU:

“Sự không minh bạch đã dẫn đến tình trạng công việc của BCH Trung ương, vô hình chung, gần như do Bộ Chính trị đảm nhiệm. Vì vậy, trên thực tế, Bộ Chính trị gần như trở thành cấp trên của BCH Trung ương, như vậy là không phù hợp với Điều lệ Đảng. Hệ quả là BCH Trung ương không phát huy được hết khả năng và trách nhiệm là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành công việc giữa hai kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.”

Vì một số ngừơi có “quyền lực” nhất trong BCT đã coi thường Điều lệ đảng cho nên họ đã tìm mọi cách vô hiệu hoá vai trò và nhiệm vụ của BCHTU, nếu một khi thấy bất lợi cho quyền lợi của nhóm có “quyền lực” và “quyền uy”. Ông Kiệt dẫn chứng là, “quyền phê bình, chất vấn” của các đảng viên đối với những hoạt động của các cơ quan của đảng và của đảng viên đang bị BCT coi thường, cho nên BCTTU không dám đả động gì tới những khiếu nại, tố cáo và phê bình của các đảng viên , kể cả những “cách mạng lão thành”:

“Căn cứ vào quy định ở mục 3, điều 3 của chương này, đảng viên có quyền "Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời", thì hiện nay, Ban chấp hành Trung ương đã vi phạm điều lệ Đảng khi không trả lời những kiến nghị của đảng viên, trong đó có nhiều đồng chí đảng viên lão thành đã có 60, 70 tuổi Đảng, từng giữ các trách nhiệm là Uỷ viên Bộ chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Trung ương... Những ý kiến, kiến nghị của đảng viên gửi đến cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội đã không được phổ biến, nhiều Uỷ viên Trung ương không hề hay biết. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc ghi trong Điều lệ.“

Các phê bình trên đây của ông Kiệt phản ánh những tố cáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cựu UV BCT Nguyễn Đức Tâm và nhiều cách mạng lão thành khác. Cụ thể nhất là việc BCT trong nhiều năm qua đã cố tìm cách dìm vụ Tổng cục 2 của Bộ Quốc phòng dàn dựng ra vụ T4 do Lê Đức Anh điều khiển và với sự tiếp tay của Đỗ Mười. Mặc dù các nhân vật này trong những năm qua đã nhiều lần gởi thư cho BCHTU và BCT yêu cầu đưa ra xử lí rõ ràng vụ lộng quyền nghiêm trọng và chà đạp Điều lệ đảng của hai người trên!

Tình trạng vi phạm Điều lệ đảng diễn ra như thế nào"
Một khi nhà đã dột từ nóc thì mọi nơi trong nhà đều bị ướt cả. Đấy là sự xác nhận nữa trong thư của ông Kiệt. Ông cho biết, các hành vi coi thường Điều lệ đảng đã trở thành một sinh hoạt bình thường của các cấp:

“Hiện tượng xa rời nguyên tắc tổ chức của Đảng lặp đi lặp lại, dần dần gần như trở thành một "nếp nghĩ", "nếp làm" quen thuộc. Nhiều quy định của Đảng mang tính nguyên tắc đã bị biến dạng, mất thực chất, chỉ còn mang tính hình thức phô trương.

Ở cấp trên như thế nào thì ở cấp dưới lặp lại cũng gần như thế, ngày càng thoát ly những quy định đã ghi trong Điều lệ Đảng.”

Rõ ràng nhất trong việc này là cách tuyển chọn cán bộ từ trung ương tới cơ sở không minh bạch và công khai mà chỉ theo vây cánh nên -theo lời ông Kiệt- đang gây ra sự biến chất và sa sút ý chí của đảng viên:
“Việc không thực hiện hoặc thực hiện sai Điều lệ như vừa qua là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến một bộ phận không ít đảng viên sa sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, thoái hoá biến chất làm giảm sút lòng tin của dân đối với Đảng. Đây là một vấn đề cần nghiêm khắc kiểm điểm, không chỉ ở cấp cơ sở mà cả ở cấp Trung ương.”

Vẫn theo lời ông Kiệt, tình trạng này “khuyến khích thái độ thiếu thẳng thắn phát biểu quan điểm chính kiến của Đảng viên, làm suy giảm, thậm chí có thể triệt tiêu thái độ trung thực dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm…”

Ngay cả Uỷ ban kiểm tra trung ương là cơ quan kiểm soát các hoạt động của các UV BCT, UV TUĐ, nhưng trong thực tế cơ quan này cũng đã trở thành dưới quyền của BCT. Nghĩa là trở thành một bộ phận sai bảo của BCT. Cho nên hiện nay không có cơ quan nào kiểm soát các hoạt động của BCT cả, những ngừơi lộng quyền được tiếp tục tự do hoạt động:

“ Uỷ ban Kiểm tra trở thành cấp dưới của cấp ủy. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là cấp dưới của BCH Trung ương cấp dưới của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đã là cấp dưới thì làm sao thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ mà điều lệ quy định " Và như vậy, thì ai kiểm tra BCH Trung ương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư khi mà Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng chỉ họp theo định kỳ "”

Cựu TT Võ Văn Kiệt còn nêu ra các tệ trạng khác của chế độ, như tình trạng “đảng cử dân bầu” phổ biến trong các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc trước sau vẫn chỉ là cánh tay của những người có “quyền lực” mà thôi. Ông đã nói thẳng: “ Nếu chỉ muốn người ta nói theo ý mình thì thành lập Mặt trận làm gì"” Và khẩu hiệu “nhân dân làm chủ” qua cái nhìn của ông Kiệt chỉ là bức tranh vẽ:

“Một số cán bộ của các đoàn thể quần chúng bị "nhà nước hóa" đã không còn là đại biểu của quần chúng nữa, họ xa rời quần chúng, vì thế, ở nhiều nơi các tổ chức này trở nên "hữu danh vô thực". Nhiều cán bộ tuy về hình thức là "dân cử" song khi đã là "chuyên trách" thì trở thành công chức Nhà nước, ăn lương Nhà nước tiếng nói của họ không còn đại diện cho những người đã cử ra họ.”

Kết luận cho phần đóng góp, trong thư cựu TT Kiệt đã cảnh cáo:
“Khi đã là Đảng cầm quyền trong hòa bình xây dựng, thì xa rời dân, đứng trên dân là nguy cơ lớn nhất của Đảng. Xa dân, đứng trên dân dẫn đến độc tài, độc đoán, mất lòng dân. Đã mất lòng dân là mất chỗ dựa của Đảng, đó là nguy cơ mất Đảng.”

Liệu các đề nghị của ông Võ Văn Kiệt có được nghe không"
Trong lá thư 7 trang, bên cạnh những phê bình thẳng thắn, cựu TT Võ Văn Kiệt cũng đưa ra các đề nghị để cải thiện ĐCSVN, nhất là trong Đại hội 10 sắp tới. Điểm đề nghị căn bản nhất là ông đã yêu cầu thay nguyên tắc tổ chức “tập trung dân chủ” hiện nay thành “dân chủ tập trung”. Để triển khai nguyên tắc này trong sinh hoạt chính trị, ông Kiệt đã đòi phải để Đại hội đảng các cấp phải được tự do quyết định về đường lối và nhân sự, thay vì theo sự chỉ định của cấp trên như hiện nay. Đặc biệt trong Đại hội đảng toàn quốc, ông yêu cầu phải để cho các đại biểu được quyền tự do ứng cử, bầu cử theo những nguyên tắc dân chủ vào các chức vụ quan trọng như Tổng bí thư, UV TUĐ và UV BCT…, thay vì sắp xếp trước như hiện nay. Ông cũng đòi hỏi là Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần phải để cho ĐH đảng bầu và nên chấm dứt ngay tình trạng vừa thổi còi vừa đá banh!

Đối với bộ máy nhà nước và các tổ chức quần chúng, cựu TT Kiệt đề nghị cần phải giới hạn vai trò của ĐCS. Theo ông, không nhất thiết các chức trong chính phủ, trong quốc hội đều phải do đảng viên nắm giữ như tình trạng hiện nay. Đối với các cơ quan dân cử, các tổ chức quần chúng thì đảng nên trả lại cho nhân dân quyền tự do quyết định.

Nói chung, các đề nghị cải thiện đảng và xã hội của ông Kiệt phỏng theo mô hình của các đảng dân chủ xã hội ở nhiều nước Tây phương. Mô hình này cũng đã được nhiều trí thức tiến bộ và đảng viên cấp tiến đề nghị trong thời gian qua. Ở đây chỉ cần nêu ra những lời kêu gọi của TS Phan Đình Diệu và ông Đặng Quốc Bảo, nguyên UVTUĐ.

Câu hỏi chính được nêu ra ở đây là, nhóm bảo thủ gồm những ngừơi “quyền uy” và “quyền lực” có nghe lời khuyên của ông Kiệt không để thực hiện trong ĐH 10 sắp tới không" Trong hai thư tháng 4 và tháng 7 ông Kiệt đã nhận xét là, trước sau hai nhóm người này vẫn tìm đủ mọi cách để duy trì quyền hành nhằm bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi cho họ. Để nhắm mục tiêu này, họ đã coi thường cả Điều lệ đảng. Ngay trong các dự thảo văn kiện cho ĐH 10 sắp tới nhóm này vẫn lập đi lập lại những hù doạ “chệch hướng”, “diễn biến hoà bình”, và “tập trung dân chủ”…. Nghĩa là họ cố tình tiếp tục duy trì tình hình hiện nay mong sao kéo dài thời gian nắm quyền và tham nhũng. Cụ thể nhất là nhóm này vừa dùng tiền của nhân dân đóng góp để xuất bản quyển sách “Đại tướng Lê Đức Anh” trên 300 trang, do Đỗ Mười viết lời giới thiệu, mặc dầu nhiều nhân vật đã tố cáo hai người đang lộng quyền!

Trong hai thư trên chưa bao giờ cựu TT Võ Văn Kiệt muốn ĐCS chấm dứt cầm quyền. Ông chỉ đề nghị đảng đổi cách hành xử quyền hành cho thích hợp với thời đại dân chủ, chấm dứt ngay sự lộng quyền và bè phái của một vài người và trả lại cho dân những quyền căn bản. Nhưng nếu căn cứ vào nội dung các bản dự thảo văn kiện ĐH 10 và việc cho xuất bản sách “Đại tướng Lê Đức Anh” với lời giới thiệu của Đỗ Mười thì rõ ràng, những ngừơi đang có “quyền uy” và “quyền lực” chẳng những không nghe lời can dán phải chăng của cựu TT Võ Văn Kiệt, mà họ còn công khai thách đố các tướng lãnh, các “cách mạng lão thành” có uy tín và những cán bộ đảng viên cấp tiến còn có lòng và biết tự trọng!"

(Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.