Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 93)

03/03/200800:00:00(Xem: 3009)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Nghe tiếng thét, tôi giật mình hoảng hốt vô cùng. Nếu tôi chấp nhận đứng im, dơ tay, tôi sẽ bị tụi VC bắt sống và cầm chắc cái chết. Còn nếu tôi liều mạng bỏ chạy, tôi sẽ bị chúng bắn, nhưng tôi vẫn còn hy vọng thoát chết. Điều tôi lo ngại là trong tình huống như thế này, nếu bỏ chạy tôi sẽ phải chạy bán sống bán chết, làm sao tôi có thể tránh được mìn bẫy" Nhưng bây giờ tôi không còn cách nào chọn lựa ngoài cách bỏ chạy. Thôi thì chỉ biết cầu nguyện Đấng Tối Cao cùng vong linh thầy tôi và vong linh chị Phúc, người chị ruột sinh trước tôi khoảng 2 năm, mất khi tôi mới lên 2 tuổi, mà suốt cuộc đời tôi luôn luôn tin tưởng chị rất linh thiêng phù hộ cho tôi.... Nghĩ vậy, tôi đột nhiên xoay người chạy thục mạng xuống triền đồi, thẳng về phía sông Ka Long...
Vừa chạy được vài bước thì tôi bị vấp, té lộn nhiều vòng dọc theo triền đồi. Nhưng tôi chẳng hề thấy đau đớn, vội đứng dậy chạy tiếp... Ngay khi đó từ loa phóng thanh vang lên tiếng hét gay gắt: "Đứng lại! Đứng lại!" Kèm theo là một tràng đạn súng AK nổ vang. Tôi biết đó là tràng đạn bắn chỉ thiên. Tôi vẫn chạy. Khoảng cách từ chỗ tôi đứng lúc đó đến bờ sông Ka Long không đầy 200 thước. Người chạy nhanh nhất thế giới chạy mất khoảng 22 giây. Tôi không biết chạy nhanh như thế nào, nhưng vì từ trên đồi chạy xuống, nên tôi chạy nhanh lắm... Ngay khi đó, tràng đạn thứ hai lại nổ vang, và lần này tôi nghe thấy tiếng đạn xé gió ngay bên cạnh. Nhưng tôi bất chấp, tôi liều mạng, và tôi cũng chẳng còn thì giờ để ẩn nấp, né tránh hay chạy theo hình chữ chi để tránh đạn như sách vở đã dậy... Tiếp theo, mấy tràng đạn nữa nổ vang, nhưng thật may mắn và cũng thật kỳ lạ, không một viên đạn nào bắn trúng tôi...
Chạy được khoảng vài chục thước, bỗng dưng tôi giật mình khi thấy trước mặt có mấy cụm chông thép ló lên khỏi mặt đất, mỗi cụm khoảng 2, 3 mũi chông, cụm nọ cách cụm kia khoảng nửa thước... Tôi sợ quá, vội đứng ngay lại nhìn xuống chung quanh chỗ mình đứng thì thấy thật may mắn, cả hai bàn chân của tôi đều cách những cụm chông thép có hơn một gang tay...  Tôi vội ngoái nhìn lại phía sau... và những gì nhìn thấy khiến tôi rùng mình sợ hãi thật sự. Dưới ánh nắng chiều sắp tắt, cả một bãi chông thép mênh mông trải dài suốt cả bãi cát... Những mũi chông thép phản chiếu ánh mặt trời, lấp lánh ánh sáng, trông thật là ghê rợn. Thì ra, dưới làn đạn truy đuổi, tôi đã chạy thục mạng, chạy bán sống bán chết, chạy vào giữa một bãi chông thép mà không hề dẵm phải một mũi chông nào!!! Nhìn những mũi chông đó tôi biết, đế của chúng làm bằng xin măng, có đường kính khoảng 20 phân, trên có cắm ba mũi chông thép có cựa, dài ngắn khác nhau. Tôi chỉ cần dẵm phải một mũi là đủ bị ghim cứng tại chỗ, chờ cho cộng sản đến bắt sống... Nhìn bãi chông trải ra mênh mông đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải, tôi đứng chết lặng cả người vì sợ hãi, hú hồn vì thoát chết, và cũng vô cùng mừng rỡ vì may mắn... Ngay giây phút đó, vượt lên trên tất cả mọi chuyện, tôi chợt thức ngộ được một điều vô cùng thiêng liêng: Phép lạ của Đức Tin!!! Phép lạ của sự Nguyện Cầu!!!... Quý bạn đọc thử nghĩ coi, lúc đó làm sao tôi không tin có Phép lạ được khi tôi cắm đầu cắm cổ chạy vào giữa một bãi chông mà không hề dẵm phải một mũi chông nào"""
Tôi cũng ngạc nhiên, khi thấy lúc này tiếng súng, tiếng loa phóng thanh không hiểu sao bỗng cùng im bặt. Nhìn về phía đồn biên phòng trên cầu sông Ka Long, tôi chợt hiểu. Thì ra, tôi đã chạy khuất vào một chân đồi, nên lính canh gác trên đồn biên phòng không còn nhìn thấy tôi. Điều may mắn nữa, vì khu vực tôi chạy vô đã được gài đầy chông và mìn, nên bộ đội biên phòng và công an VC chẳng thể truy đuổi tôi. Trái lại, họ chỉ có thể bắn chết tôi hoặc chờ đợi tôi bị giết bằng chông mìn. Thì ra tôi đã chạy vô chỗ chết để được may mắn tìm ra đường sống. Tuy nhiên, tôi phải nhanh chóng chạy xuống dòng sông Ka Long, phải bơi nhanh sang bờ bên kia... Lúc đó tôi chỉ còn cách bờ sông có vài chục thước. Tôi vội cẩn thận quan sát và rón rén đặt chân xuống những chỗ không có chông. Tới sát bờ sông, sợ đụng phải mìn gài ở ven bờ, tôi vội bám vào một cây tre, đu người ra tới gần ngọn, rồi thả người xuống dòng sông và bơi vội sang bờ bên kia...
Sông Ka Long không rộng. Bề ngang chỉ khoảng 200 thước, nước trong xanh và không chảy xiết. Tuy đầu mùa đông nhưng nước lại ấm. Trái với sự lo sợ của tôi, không hiểu vì sao bộ đội biên phòng trên cầu sông Ka Long không bắn đuổi theo tôi khi tôi bơi qua sông" Có thể VC sợ không muốn có những hành động để Trung Cộng hiểu lầm là gây hấn chăng" Tuy vậy, tôi vẫn cắm đầu cắm đầu cắm cổ bơi. Không đầy 5 phút sau, tôi sang được bờ sông Ka Long phía Trung Quốc.
Khi ấy mặt trời đã gần lặn, nắng đã gần tắt, nên vẫn còn nhìn rõ mặt người. Dọc theo bờ sông vẫn còn rất đông người tắm giặt, gánh nước, trẻ em nô đùa, và trên bờ người qua lại vẫn tấp nập. Bỗng dưng khi thấy tôi bơi từ bên bờ Việt Nam bơi sang, nhiều người ngạc nhiên, chỉ trỏ. Khi tôi từ dưới nước đi lên, họ la hét bằng tiếng Hoa nhưng tôi không hiểu họ nói gì. Trong chốc lát, một đám đông bu quanh tôi, tiếng la hét, cười đùa trêu chọc ầm ĩ...
Giữa lúc tôi đang run rẩy, không biết nói gì, làm gì, đi về đâu... thì bỗng có tiếng hét lanh lảnh, rồi đám đông bỗng rẽ ra hai bên. Bước vô là một nữ dân quân, mặc quần áo dân sự nhưng đeo súng AK, cánh tay có đeo băng đỏ, gương mặt tròn trĩnh, trẻ măng, hai má phúng phính nhưng nghiêm nghị. Cô chĩa khẩu súng AK vào người tôi rồi lanh lảnh nói một hồi. Tôi nghe nhưng lắc đầu không hiểu. Cô lại nói một hồi nữa, tôi cũng lắc đầu, rồi tôi nói thật chậm rãi bằng tiếng Việt: "Tôi tỵ nạn". Nghe tôi nói, cả đám đông cười ồ lên rồi la hét "Vziệt nàm nhần" (người Việt Nam), nhưng người nữ dân quân mím môi nhất định không cười. Cô thúc mũi súng vào người tôi, rồi chỉ tay về phía dòng sông Ka Long ra hiệu, miệng kêu "pằng pằng". Tôi hiểu ý cô bảo tôi phải bơi trở về phía bên kia bờ, nếu không sẽ bị cô bắn. Tôi lắc đầu cương quyết không chịu. Cô tức giận lên đạn rồi hét lên "pằng pằng" giọng tức giận. Tôi hiểu ý cô muốn nói, nếu tôi không chịu bơi trở lại Việt Nam, cô sẽ bắn chết. Nhưng tôi hiểu đó chỉ là sự hăm dọa. Trước mặt bao nhiêu người Hoa, tôi chỉ có hai bàn tay trắng, lại chẳng gây nên tội lỗi gì trên đất nước Trung Hoa, tôi chẳng đe dọa một ai, làm sao cô dám tự dưng bắn tôi" Hiểu vậy, tôi vẫn cương quyết lắc đầu, không chịu nhúc nhích...


Ngay lúc đó có một người đàn ông cao to, rẽ đám đông bước vô. Ông khoảng 40 tuổi, râu quai nón xồm xoàm, tiếng nói sang sảng. Câu nói đầu tiên của ông là câu ông hỏi tôi, bằng tiếng Việt:
- Anh người Việt"
Tôi mừng rỡ:
- Vâng, tôi người Việt.
- Không phải người Việt gốc Hoa"
- Không, tôi người Việt thuần tuý.
Người đàn ông quay sang người nữ dân quân nói líu lô một hồi rồi quay sang hỏi tôi:
- Anh không phải người Việt gốc Hoa thì bơi sang Trung Quốc này làm gì"
Tôi nói ngắn gọn:
- Tôi xin được tỵ nạn chính trị.
Người đàn ông ngạc nhiên không hiểu:
- Anh nói gì" Tỵ nạn chính trị là thế nào"
Tôi nghĩ ngay, có lẽ người đàn ông chỉ là một người thông ngôn bình thường, không hiểu gì về luật pháp. Vì vậy tôi nói một cách dễ hiểu hơn:
- Tôi bị cộng sản Việt Nam truy sát, nên tôi phải chạy sang đây ẩn tránh.
Người đàn ông ồ lên một tiếng, gật gù ra vẻ hiểu, rồi quay sang người nữ dân quân líu lô một hồi bằng tiếng Hoa. Cả đám đông nghe ông nói xong đều ồ lên tỏ vẻ reo vui, đồng cảm. Mũi súng AK chĩa vào người tôi bây giờ cũng được chúc xuống dưới. Thái độ của người nữ dân quân không còn gay gắt như trước. Nhưng người nữ dân quân vẫn líu lô nói với người thông ngôn, tay chỉ về phía bên kia sông. Người đàn ông gật đầu, quay sang tôi nói tiếp:
- Đảng và nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đóng cửa biên giới từ ngày.... tháng... năm. Kể từ ngày đó không một người Việt gốc Hoa nào được phép đặt chân lên lãnh thổ Trung Hoa. Vì vậy, cô này ra lệnh cho anh anh phải bơi trở lại Việt Nam ngay, nếu không anh sẽ bị xử lý tại chỗ.
Tôi lắc đầu, cương quyết:
- Tôi không phải là người Việt gốc Hoa. Tôi là người Việt chạy trốn cộng sản Việt Nam.
Người thông ngôn líu lô nói với cô dân quân một hồi. Trời lúc này đã tối, gió lạnh thổi, người tôi lạnh run cầm cập... May mắn ngay lúc đó, một người đàn bà từ trong đám đông quẳng cho tôi một chiếc áo. Tôi cảm động cầm chiếc áo khoác vội lên người, định nói hai chữ "tố chề" (cảm ơn), thì người đàn bà đã biến mất trong bóng tối...
Thấy người nữ dân quân Trung Cộng tuổi còn trẻ măng, người thông ngôn có vẻ thiếu hiểu biết, mà tình thế có vẻ bế tắc, tôi liền đánh nước liều. Tôi lên tiếng, giọng dõng dạc, rõ ràng:
- Tôi có thù không đội trời chung với cộng sản Việt Nam. Vì vậy tôi phải vượt qua không biết bao nhiêu nguy hiểm, phải bơi qua sông Ka Long, để sang đây gặp lãnh tụ Hoa Quốc Phong, "chủ tịch quốc vụ viện, chủ tịch hội đồng quân uỷ và chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa"....
Nghe tôi nói một hơi dài, người thông ngôn nhìn tôi, ngạc nhiên không nói gì. Tôi dục ông:
- Ông nói với cô ấy, cho tôi gặp cán bộ, công an cao cấp ở đây để giải quyết nguyện vọng quan trọng của tôi. Còn cô ấy bảo tôi bơi về bên Việt Nam, tôi cương quyết không. Ông nói cho cô ấy biết, thà tôi bị cô ấy bắn chết trên đất nước Trung Hoa còn hơn tôi phải bơi về để bị cộng sản Việt Nam cầm tù.
Người thông ngôn quay sang người nữ dân quân nói một hồi. Cả đám đông nghe xong vỗ tay hoan hô ầm ĩ. Tôi đoán có lẽ họ đã hoan hô câu tôi nói, "Thà tôi bị cô ấy bắn chết trên đất nước Trung Hoa còn hơn tôi phải bơi về để bị cộng sản Việt Nam cầm tù".
Nghe người thông ngôn nói xong, và thấy đám đông hoan hô ủng hộ tôi, người nữ dân quân ngúng nguẩy không nói gì, quay đầu bước đi. Người thông ngôn bảo tôi đi theo cô về đồn công an, rồi ông ta đi sau tôi. Cả đám đông người Hoa cũng ồn ào và lũ lượt đi theo...
Tôi bước theo người nữ dân quân, lòng mừng khôn tả. Tôi không biết chính quyền Trung Cộng sẽ đối xử với tôi như thế nào, tin tưởng câu chuyện của tôi đến mức độ nào, nhưng tôi biết chắc một điều, nếu tôi một lòng cương quyết không chịu trở lại Việt Nam, cuộc sống của tôi trên đất Trung Quốc cũng sẽ không nguy hiểm. Dĩ nhiên, lúc đầu, công an, tình báo của Trung Cộng sẽ nghi ngờ những lời khai của tôi. Nhưng cùng với thời gian, sự thật sẽ được chứng minh, họ sẽ hiểu tấm lòng ngay thật của tôi. Hơn nữa, cùng với sự giúp đỡ của các thân nhân và bè bạn ở ngoại quốc, chính quyền Trung Cộng sẽ hiểu rõ tôi hơn. Vả lại, tôi không hề có ý định ở lại Trung Quốc, mà chỉ muốn xin tỵ nạn tạm thời ở Trung Quốc một thời gian trước khi lên đường đoàn tụ với gia đình ở Úc, hoặc ở Mỹ. Như vậy, mọi giả thuyết họ cho rằng tôi là gián điệp của cộng sản Việt Nam muốn xâm nhập vào Trung Quốc sẽ không đứng vững.
Đi được khoảng 15 phút qua những con đường lát đá ngoằn nghèo và nhỏ hẹp, thì đến một đồn công an sau này tôi biết đó là đồn công biên phòng Tống Hếnh (Đông Hưng). Ngay ở cổng đồn có một trạm gác, trong có một ngọn đèn điện tù mù tỏa sáng. Người nữ dân quân bước tới nói với người công an trong trạm gác một lúc. Sau đó, có hai người công an từ trong đồn bước ra, dẫn chúng tôi vô trong sân đồn. Riêng tôi, khi vào tới sân đồn, người thông ngôn dẫn tôi vô một phòng nhỏ, mỗi chiều khoảng 3 thước, trong có duy nhất chiếc bàn gỗ, mấy chiếc ghế và một ngọn đèn điện. Sau khi bảo tôi ngồi chờ, người thông ngôn đóng cửa, khóa trái.
Tôi rất ngạc nhiên trước thái độ lơ là, thiếu cảnh giác của công an, bộ đội biên phòng Trung Cộng. Tôi nhớ khi giải tôi từ bờ sông về đồn công an, người nữ dân quân đeo súng AK lại đi trước, để tôi đi sau, trong khi hay tay tôi không hề bị còng, bị trói gì. Cho đến khi tôi về đến đồn công an, cũng chẳng có ai còng tay trói chân tôi. Thái độ của mọi người công an khi thấy tôi cũng dửng dưng, chẳng thấy ai có thái độ thù nghịch, cảnh giác, trông chừng...
Đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng dưng cửa bật mở. Bước vô là một người đàn ông cao to, trắng trẻo, đẹp trai, mặc đồ công an 4 túi, nhưng không đeo quân hàm. Người đàn ông niềm nở bắt tay tôi và tự giới thiệu bằng tiếng Việt rất lưu loát:
- Tôi là Ngô, đặc trách công tác chăm lo đời sống cho Hoa kiều hồi hương. Còn "đồng chí" tên gì"
Tôi trả lời ngay:
- Thưa, tôi là Phạm Thái Lai...
Cán bộ Ngô gật gù, nói tiếp, giọng vui vẻ, bặt thiệp:
- Tôi tin là "đồng chí" hiện đang rất đói... Vì vậy, trước khi chúng ta có thể làm việc với nhau, tôi nghĩ "đồng chí" nên làm một tô mì cho ấm bụng đã nghe.
Tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên. Mừng vì quả thực lúc đó tôi đang đói đến bủn rủn chân tay, mà chưa  tiện mở miệng xin ăn. Ngạc nhiên, vì không ngờ một cán bộ Trung Cộng lại nói tiếng Việt rất sõi, lại xưng hô "đồng chí" với tôi, một người Việt mới chân ướt chân ráo đặt chân lên đất Trung Hoa, trên người chỉ có một chiếc quần đùi và chiếc áo vá chằng vá đụp của một người Hoa tốt bụng vừa cho. Mặc dù chẳng ưa gì hai chữ "đồng chí" trên miệng của những người cộng sản, nhưng trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ thái độ của cán bộ Ngô quả là điềm lành cho tôi.
Tôi chưa kịp lên tiếng, cán bộ Ngô lại tiếp:
- Bây giờ "đồng chí" ngồi đây chờ một chút. Tôi cho người mang vô một bộ đồ "đồng chí" mặc tạm. Sau đó, sẽ có người mang vô cho đồng chí một tô mì. Đồng chí ăn xong, chúng ta sẽ nói chuyện vui vẻ...
Dứt lời, cán bộ Ngô đứng dậy bắt tay tôi rất chặt rồi bước ra. Cánh cửa duy nhất vẫn để nguyên không khóa.
Vài phút sau, một người công an bước vô, đưa cho tôi một bộ đồ và một đôi dép. Mở bộ đồ ra coi, thì thấy đó là một bộ đồ công an hơi cũ. Thay đồ xong, thì cũng vừa lúc một người đàn bà luống tuổi bước vô, tay bưng tô mì nóng hổi, khói bốc nghi ngút... Tối hôm đó tôi ngồi ăn ngấu nghiến tô mì mà không hề biết, hôm đó là ngày 1 tháng 10, ngày quốc khánh của nước "cộng hòa nhân dân Trung Hoa"... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.