Hôm nay,  

Nhà Ra Tro, Nhưng Có Là Phân Bón Cho Kinh Tế Không?

25/10/200700:00:00(Xem: 5346)

Khi biển lửa tràn qua bảy quận miền Nam tiểu bang California, một số nhà kinh tế lập tức trấn an chúng ta rằng sự hủy diệt cũng đã gieo mầm phục sinh. Lý do là người ta phải dựng lại nhà, nhờ đó tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực gia cư đang bị sa sút.

Sự thật có đúng như vậy hay không"

Xin hãy nói về những tổn thất trước.

Cho đến ngày thứ tư của vụ hoả hoạn kinh hoàng này thì có khoảng 1.600 căn nhà đã bị thần hỏa thiêu rụi, đến ba phần tư là trong quận San Diego. Phần còn lại là tại các khu vực khác, từ quận Cam lên tới quận Santa Barbara, kể cả vùng Malibu của giới triệu phú.

Tin tức sơ khởi cho thấy các ngôi nhà bị cháy đều tập trung trong các vùng tiếp giáp với núi rừng, là nơi xây dựng loại nhà sang trọng đắt tiền, chứ không ở những nơi thị tứ đông dân. Đây là lý do mà ta có tổn thất nhân mạng tương đối thấp (sáu người chết và 41 bị thương). Ngược lại, tổn thất vật chất có thể lại rất cao vì các ngôi nhà bị cháy lại là loại đắt tiền, từ ngoài vào trong.

Theo thống kê tháng Chín, giá trung vị của các căn nhà đủ loại ở sáu quận miền Nam California, từ quận Los Angeles xuống San Diego là 481 ngàn, đắt nhất là tại quận Cam, nơi bị thiệt hại tương đối nhẹ nhất trong trận bão lửa. Nếu cứ lấy trung bình cho dễ tính và dễ nhớ là giá một căn nhà tại miền Nam bị hỏa hoạn là khoảng nửa triệu thì 1.600 căn nhà bị cháy đã đốt sạch một khoản tài sản gia cư là 800 triệu Mỹ kim.

Điều này dễ nhớ và dễ hiểu.

Ngôi nhà đẹp trong biển lửa

Tuy nhiên, trong nhà còn xe cộ, đồ đạc và nhiều vật quý khác, chưa kể giá trị về tinh thần hay tình cảm. Nhà càng sang thì đồ đạc xe cộ càng thuộc loại đắt tiền. Hãy cứ tạm cho rằng khoản tài sản bên trong như vậy trị giá bèo nhất thì cũng bằng một phần ba trị giá ngôi nhà (ba xe hơi, hai tủ lạnh, đồ đạc, tranh ảnh, áo quần, v.v... cho ba bốn phòng ngủ) thì mỗi căn bị cháy coi như đã gây thiệt hại mất 500 ngàn cộng thêm 160 ngàn tiền đồ đạc, vị chi là 660 ngàn, tính tròn là 700.000 đồng.

Khi 1.600 ngôi nhà bị cháy, dân chúng miền Nam coi như mất hơn một tỷ bạc. Dù chẳng là nhà kinh tế hay công ty bảo hiểm, ta cũng tính ra số tổn thất rất sơ khởi như vậy. Cho nên, khi báo chí ước lượng là tổn thất có thể vượt bạc tỷ thì cũng chẳng cho ta một thông tin nào mới lạ!

Điều cần theo dõi là gió có giảm và lửa có lui trong những ngày tới hay không" Và có đạt kỷ lục tàn phá hay không vì năm 2003, California đã bị trận bão lửa gọi là Cedar Fires thiêu mất một lượng tài sản kinh tế cao gấp ba số tiền ấy với 2.820 ngôi nhà bị cháy.

Một số người vô tâm thì cho rằng dân Mỹ vẫn nhơn nhơn khi nhà bị cháy như vậy vì đã có bảo hiểm. Không một hãng bảo hiểm nào lại bồi thường cho nạn nhân một bức tranh cổ hay một báu vật gia truyền có giá trị kỷ niệm rất lớn. Không ai vui khi thấy tổ ấm bị biến thành than. Và bảo hiểm mà bị mất vài tỷ là bảo phí sẽ tăng trong tương lai.

Bây giờ, ta nói về triển vọng tái thiết.

Vì cháy nhà mà người ta phải xây nhà mới và kinh tế sẽ phát đạt nhờ vậy. Kinh tế của thị trường gia cư thật ra sẽ chẳng thể khởi sắc nhờ xây dựng lại - thí dụ như - hai ngàn căn nhà mới, một con số thật ra rất nhỏ so với số lượng nhà cửa được xây dựng hay rao bán trên bảy quận của miền Nam. Sức kéo của việc tái thiết sẽ chưa đủ mạnh để hàn gắn những tổn thất.

Chưa kể một hiện tượng khác thường lọt qua mắt của các nhà kinh tế cận thị.

Họ chỉ thấy những gì được - như nhà được xây lại - mà không nhìn ra những gì đã mất. Nếu lý luận cho rốt ráo, rằng kinh tế sẽ hồi phục nhờ hoả hoạn thì người ta có thể nói thêm rằng cách hay nhất để kích thích sinh hoạt kinh tế là đốt nhà, một điều phi lý và vô ý thức. Xin hãy nói về những cái "mất" ở đây:

Khi nhà bị cháy, xe bị nát vì cây đổ, nạn nhân đã mất tiền và sẽ còn mất tiền để xây nhà mới, mua xe mới, trang bị lại bàn ghế, giường tủ máy móc và cả quần áo trong nhà. Bảo hiểm không bồi thường tất cả và khoản chi tiêu mới này sẽ ảnh hưởng đến lợi tức gia đình, nghĩa là người ta sẽ phải bớt chi tiêu, bớt du lịch hay ăn nhà hàng, bớt giải trí, v.v...

Những khoản "bớt" ấy là cái "mất" của nhiều lãnh vực khác (khách sạn, nhà hàng, v.v...) Khi hãng bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại, họ sẽ bớt tiền đầu tư vào các lãnh vực khác - bảo hiểm là công ty đầu tư, xin đừng quên như vậy - cho nên phần đầu tư phụ trội cho việc tái thiết phải được gia giảm bởi phần thất thâu về đầu tư cho lãnh vực khác.

Thiên đàng Malibu không còn nữa.

Và mình còn phải tính thêm là trong mấy ngày bão lửa như vậy, người ta không có tâm địa nào mà giải trí, ăn hàng hay dẫn con trẻ đi chơi. Một số dịch vụ thực tế đã bị mất lời vì bão lửa và sẽ còn mất lời vì nạn nhân phải thu vén chi tiêu để xây lại tổ ấm. Chưa kể là nhiều khu vực trồng tỉa của tiểu bang cũng bị thiêu hủy, hoa cỏ cây trái gì cũng biến thành than và nhân viên hái lượm mất lương, nông gia bị mất lợi tức. Nhiều cơ sở cũng đã phải gián đoạn sản xuất vì bị mất điện, v.v... Thống đốc tiểu bang còn báo động từ hôm kia là 68 ngàn căn khác có thể bị đe dọa. Trong hoàn cảnh ấy, sinh hoạt kinh tế trong khu vực rủi ro tất nhiên cũng bị gián đoạn, và thiệt hại.

Tổng kết lại thì trong giả thuyết bi quan nhất là nhà cửa có thể bị tàn phá nhiều hơn nên mất toi hai tỷ, kinh tế tiểu bang có khi bị mất thêm một tỷ Mỹ kim vì những lý do gián tiếp liên hệ đến trận bão lửa. Hoá đơn cuối cùng có thể là mất ba tỷ đô la, tức là tai hại bằng trận hoả hoạn năm 2003.

Rồi sao"

Sản lượng kinh tế hàng năm của California đã vượt quá 1.600 tỷ đô la, cho nên nhìn trên đại thể thì trận hoả hoạn lan rộng tại miền Nam chưa đủ mạnh để làm kinh tế Cali bị suy sụp trong thời gian tới vì đã đốt cháy ba tỷ (tương đương với 0,18%, chưa bằng một phần ba tốc độ tăng trưởng của năm ngoái). Tiểu bang này đã từng bị động đất và cháy rừng nhưng chẳng vì vậy mà bị khủng hoảng kinh tế. Ngược lại, cũng chẳng vì nhà cháy mà kinh tế sẽ lại khởi sắc nhờ bơm thêm ba tỷ đầu tư để tái thiết: ai đó ở đâu đó cũng sẽ mất ba tỷ - đáng lẽ được xài cho việc khác. Chúng ta không nên quên những gì đã mất vì chỉ nhìn thấy những gì sắp được!

Tro than trên ruộng nương bị cháy có thể sẽ là phân bón cho các mùa gặt về sau, nhưng chẳng nên vì vậy mà ngợi ca hoả hoạn! (Tác giả viết bài này để tặng cho người cộng sự Tường Dung đang tất bật trở về nhà trong khu vực đã bị bà Hoả đe doạ!)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.