Hôm nay,  

Gặp Bộ Ngoại Giao Na Uy Phản Đối Csvn Đàn Áp

2/24/200700:00:00(View: 6943)

Lên Gặp Bộ Ngoại Giao Na Uy Phản Đối CSVN Đàn Áp Tu Sĩ

 Phản đối trước thủ đoạn đàn áp các nhà đối kháng ở trong nước của nhà cầm quyền CSVN, một phái đoàn Việt Nam, gồm: Linh mục Nguyễn Duy Dương, cô Trần Diễm Kiều và cựu dân biểu Quốc Hội Na Uy, ông Lars Rise đã có cuộc tiếp kiến và điều trần tại Bộ Ngoại Giao Na Uy, vào ngày hôm qua, Thứ Năm 22-02-2007.

Tại buổi điều trần, cựu dân biểu Lars Rise tường thuật lại hồi năm 2001, khi ông và phái đoàn đến Việt Nam để thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, và cho biết "Điều gì đã xảy ra cho chúng tôi trong cuộc thăm viếng Linh mục Nguyễn Văn Lý"". Ông Lars Rise nói. "Có cả trăm công an bất thình lình bao vây nhà thờ, là nơi chúng tôi đang tiếp xúc với Cha Lý. Những công an này đột nhập vào ngay chỗ chúng tôi đang trò chuyện. Rồi tức khắc, bằng một cử chỉ thô bạo họ tống chúng tôi lên xe. Khi chúng tôi bị nhốt vào nhà giam, chúng tôi không có được một tiện nghi tối thiểu của một tù nhân, mà lúc bấy giờ chúng tôi không biết chúng tôi có phải là tù nhân hay không, vì chúng tôi không làm gì sai phạm đối với luật pháp Việt Nam. Trong nhà giam chúng tôi bị bỏ đói, cũng không được uống nước, thậm chí không được ngủ nghỉ, vì chúng tôi bị lấy cung suốt cả 3 ngày và 3 đêm liên tục...". Ông Lars nói tiếp: "Sở dĩ tôi phải nhắc lại tình trạng này là để nhấn mạnh với quý vị rằng, sự việc ngày 18 tháng 2 vừa qua đã xảy ra cho cha Lý không lạ gì đối với một chế độ độc tài như chế độ CSVN. Cũng từ ngày 18 tháng 2 này, đã có hàng trăm công an luôn túc trực chung quanh khu vực Nhà Chung, tọa lạc tại 69 Phan Đình Phùng, thành phố Huế, nơi các tu sĩ cư ngụ và cử hành Thánh lễ, trong đó có Lm. Nguyễn Văn Lý. Bên ngoài phòng của Cha Lý hiện nay luôn luôn có 2 công an túc trực canh chừng ngày đêm, và Cha Lý đang trong tình trạng tuyệt thực vô thời hạn....". Cuối cùng, ông Lars Rise kết luận là thỉnh cầu Bộ Ngoại Giao trong vai trò giao hảo giữa 2 quốc gia, khẩn có biện pháp can thiệp để không riêng gì Cha Lý, mà còn các nhà đối kháng khác cần phải được trả tự do ngay tức khắc trong chiến dịch đàn áp thô bạo này.

Ngoài ra, cựu dân biểu Lars Rise còn nói thêm, cách đây 2 tuần phái đoàn CSVN có đến Na Uy để trao đổi và học hỏi về lãnh vực Nhân Quyền. Như vậy, trên phương diện bang giao giữa hai nước, Na Uy đã có sự hợp tác về Nhân Quyền với Việt Nam. Vậy "Na Uy sẽ có thái độ như thế nào đối với Việt Nam trước sự kiện đã và đang xảy ra trong những ngày qua tại Việt Nam" Vụ việc của Cha Lý có được Bộ Ngoại Giao quan tâm hay không"" Ông Lars đặt câu hỏi cuối trong phần trình bày như vậy.

Tiếp đến là phần trình bày của cô Trần Diễm Kiều. Cô cho biết Cha Lý là một vị chân tu được thế giới kính nể, là một nhà đấu tranh ôn hòa được thế giới ngưỡng mộ, Ngài là một thành viên của Khối 8406, đòi hỏi các quyền tự do tối thiểu của con người, đại diện cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam. Ngoài những biểu tượng như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý được thế giới quan tâm, còn có những người bất đồng chính kiến khác đang bị nhà cầm quyền CSVN trù dập mà không ai biết đến, như đa số người sắc tộc vùng Cao nguyên, vốn là kẻ thù của chế độ, đang bị trù dập, đàn áp, cướp nhà, cướp đất v.v... Cuối phần trình bày, cô Trần Diễm Kiều cũng trao cho các chính giới những tài liệu mới nhất, ghi nhận cuộc trấn áp Lm Nguyễn Văn Lý cùng các chiến sĩ dân chủ tại Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán.

Để trả lời cho buổi hội kiến điều trần này, ông Tormod Endresen, Giám đốc Nhân Quyền và Dân Chủ thuộc Bộ Ngoại Giao, hứa sẽ theo dõi kỹ vấn đề này. Ông Tormod Endresen nhấn mạnh là trong thời gian sắp tới đây xem tình trạng của cha Lý như thế nào, Bộ Ngoại Giao sẽ lên tiếng kịp thời. Ngoài ra, ông Tormod Endresen nói sẽ trao đổi và tham khảo với các quốc gia khác để có sự can thiệp chung và đồng bộ.

Theo ghi nhận của Thông tín viên VNN tại Na Uy, buổi điều trần của phái đoàn Việt Nam với Bộ Ngoại Giao Na Uy về chiến dịch đàn áp các chiến sĩ dân chủ trong nước của nhà cầm quyền CSVN có sự chứng kiến của ông Tormod Endresen, Giám đốc văn phòng Nhân Quyền và Dân Chủ; bà Tanja Kristine Hegge, Phó Giám đốc văn phòng Đông Á Sự Vụ và Á Châu Thái Bình Dương; bà Elisabeth Salvesen, Cố vấn văn phòng Nhân Quyền và Dân Chủ; bà Gerd Lavik, Cố vấn văn phòng Đông Á Sự Vụ và Á Châu Thái Bình Dương. Buổi điều trần kết thúc vào lúc 15 giờ cùng ngày.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh trân trọng thông báo Lễ Tạ ơn Nghĩa Sinh năm 2019 sẽ được Phương đoàn Nghĩa Sinh Chicago tổ chức vào ngày 28/11/2019 tại Giáo xứ St. Henry Chicago
Nếu “quyền lực chánh trị” đã vượt khỏi phạm vi hoạt động, nếu “nền dân chủ” đã bị tướt đoạt bởi một nhóm người chánh trị toàn quyền, một hệ thống quan liêu, cửa quyền toàn trị hay những nhóm thế lực độc tài
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
Kính thưa quý độc giả, quý thân hữu và thân chủ, Trước hết, Việt Báo xin trân trọng nói lên lòng biết ơn tới quý văn hữu đã góp bài viết, quý thân chủ quảng cáo, quý thân hữu và độc giả đã ủng hộ cho Việt Báo nhiều năm qua.
Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Trung Quốc đang giữ và điều tra giáo sư Đài Loan Shih Cheng-ping với cáo buộc tham gia vào các hoạt động "nguy hiểm với an ninh quốc gia".
GENEVA - Cơ quan thông tin năng lượng IEA cho biết: tuy thế giới đề ra chỉ tiêu giảm khí thải carbonic, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thách còn tăng ít nhất 2 thập niên.
ROME - Nhà lãnh đạo Catholic toàn cầu hô hào kỹ nghệ cao loại bỏ thông tin, hình ảnh ấu dâm trên mạng toàn cầu để ngăn trẻ em tiêp cận.
ANKARA - Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách hồi hương 1 tình nghi ISIS là công dân Mỹ. Anh ta đang mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ từ 3 ngày.
Ba người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại khu vực Los Angeles vào sáng Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.