Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

07/08/200500:00:00(Xem: 5832)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

BÀI SỐ 6: PHỎNG VẤN CÔ TRẦN HƯƠNG THỦY – CHỦ TỊCH CĐNVTDUC- WOLLONGONG 3 NHIỆM KỲ

Tóm Tắt Tiểu Sử Cô Trần Hương Thuỷ

Là chị cả trong một gia đình gồm bốn chị em. Trước năm 1975, Ba của cô là một cựu quân nhân QLVNCH. Sau khi được ra tù, ông đã tìm cách đưa gia đình vượt biên, nhưng đã thất bại trong chuyến vượt thoát đầu tiên vào năm 1982.
Tháng 6/1983 vượt biên thành công trên một chiếc ghe gồm 118 người, được tàu Singapore vớt và được đưa vào trại tỵ nạn Singapore. Sau đó gia đình được định cư tại Pháp. Cô đã hoàn tất bậc trung học tại Pháp.

Năm 1991, cô lập gia đình tại Úc với anh Lê Hồng Phong, có một bé trai năm nay 12 tuổi, và sinh sống tại thành phố Wollongong từ đó đến nay.

Năm 1993, tốt nghiệp Cử Nhân Thương Mãi;

Năm 1995, tốt nghiệp Cao Học Thương Mại (hạng Danh Dự) tại Đại học Wollongong.

Hiện mở văn phòng khai thuế và kế toán tại thành phố Wollongong.

Từ năm 1999, giữ chức vụ Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong;

Từ năm 2000, Thủ Quỹ của CĐNVTD/Liên Bang Úc châu;

Thành viên của Ủy Ban Liên Lạc Cố Vấn Cộng Đồng từ năm 2000.

*

LTS: Wollongong là một thành phố công nghiệp nặng về kỹ nghệ sắt thép, với dân số khoảng 300,000 người, trong đó có hơn 65 sắc tộc khác nhau, di dân từ những nước không nói tiếng Anh sau Đệ I & Đệ II thế chiến. Tất cả đã định cư và lập nghiệp qua nhiều đời, hình thành nên những cộng đồng sắc tộc đặc thù trong tinh thần hội nhập và hoà đồng như Ý, Hy lạp, Đức, Thổ, Nam Tư, Bồ Đào Nha…. Với những lợi điểm thích nghi của một thành phố di dân, Cộng Đồng Người Việt nói riêng và Cộng Đồng Đông Dương nói chung được định cư tại đây từ tháng 6/1978. Mặc dù số lượng người Việt tại Wollong chỉ từ 2000 người khi đông nhất, đến 1000 người ở thời điểm hiện nay, nhưng trong suốt thời gian ngót ba thập niên qua, cộng đồng người Việt tại Wollongong luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính nghĩa và lập trường của người Việt tỵ nạn CS tại Úc, đồng thời bền bỉ và thuỷ chung góp phần đáng kể trong các cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. Không những thế, trong suốt ba thập niên qua, cộng đồng người Việt tại Wollongong còn đặc biệt thành công trong việc bảo tồn, phát triển và đóng góp những tinh tuý của văn hoá Việt vào xã hội đa văn hoá tại Wollongong. Hiển nhiên, có được những thành công quan trọng đó là nhờ ở tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau của đông đảo người Việt tại Wollongong, và tinh thần dấn thân vì việc chung của rất nhiều cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tại Wollongong, trong đó cô Trần Hương Thuỷ. Sau đây, Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài phỏng vấn cô Trần Hương Thuỷ, Chủ tịch CĐNVTD Wollongong liên tục 3 nhiệm kỳ từ 1999 cho đến nay, trong đó có câu mở đầu: "Vào tháng 4/1975, cô đang làm gì, ở đâu, và đã đến Úc trong hoàn cảnh nào""

CÂU MỞ ĐẦU

Vào tháng 4 năm 1975, chỉ còn vài tháng nữa là tôi được bảy tuổi! Lúc đó má tôi vừa mới sinh người em trai út được 11 ngày. Vì nhà tôi nằm trên đường Thủ Khoa Huân, cạnh dinh Độc Lập, nên sau vụ ném bom của Nguyễn Thành Trung, gia đình chúng tôi rất lấy làm lo sợ không biết còn có những tai họa nào nữa sẽ xảy đến trong những ngày sắp tới hay không" Ba của tôi, một sĩ quan QLVNCH tòng sự tại Pleiku, lúc đó ông đã theo đoàn người di tản về đến Sàigòn nhưng suốt ngày cứ phải chạy ra chạy vào doanh trại ở Tổng Tham Mưu để chờ lệnh nên ở nhà chỉ còn má, tôi và ba cậu em nhỏ. Gia đình chúng tôi cư ngụ tại đất Sàigòn từ bao đời, lại không có bà con ở nơi nào khác nên đành… “tử thủ”! Biết đi đâu bây giờ"


Ngày đó tôi cứ nắm áo quanh quẩn bên chân má tôi đi ra đi vào, phần nghe em khóc, phần tiếng súng ngoài đường vang lên từng chập mà hãi hùng ngơ ngác. Cái hình ảnh mà tôi không bao giờ quên là người ta đổ xô nhau chạy tán loạn, người bị trúng đạn gào thét, các bà mẹ bồng con chạy quanh tìm người thân trông thật thảm thương….. Thật đúng là lúc đó, người ta đi trên con đường chết để tìm sự sống.
Rồi chuyện đến đã đến.
Sau cái ngày lịch sử đau buồn đó, ba tôi lại một lần nữa biền biệt theo cái lệnh "học tập mươi hôm" của lũ người tự nhận mình là khỉ vượn về từ rừng rú ban ra. Má tôi bương chải bôn ba ngoài phố chợ kiếm dăm chục bạc đong gạo nuôi gia đình sống lây lất qua ngày. Tôi với tuổi lên bảy đã trở thành bà vú bất đắc dĩ lo cho hai thằng em mủi chảy lòng thòng và một trự nữa còn nằm ngửa khóc oe oe. Hằng đêm qua ngọn đèn hiu hắt, nhìn lũ em ngủ la liệt giữa nhà, má thì nước mắt ướt mặt, ngồi đếm từng đồng kiếm được trong ngày, lâu lâu lại nhìn lên ảnh chồng thở dài làm tim tôi thấy thắt lại.
Tôi yêu ba má tôi, yêu các em của tôi, và tôi cảm thấy ghét những người đã làm cho họ khổ sở. Từ đó tôi cảm thấy là tôi không thể nào sống được với cái đám người mặt lúc nào cũng hung hãn đó và tôi biết tôi cũng sẽ chẳng yêu được cái "bác râu dài, tóc bạc" mà mấy ông ấy bắt gia đình chúng tôi phải trưng hình ngoài phòng khách. Anh biết không, cũng nhờ cái hình của ông ấy mà tôi hù được mấy thằng em phá phách của tôi mỗi lần chúng nổi chướng!"!
Năm 1982, tôi cùng cha mẹ và các em trai vượt biên lần đầu tiên nhưng đã thất bại. Giá phải trả cho chuyến đi này là gia đình tôi bị ly tán trong hơn sáu năm trời và tôi đã phải nếm mùi tù ngục của chế độ cộng sản dù tuổi tôi lúc đó còn rất nhỏ. Sau khi ba và một người em của tôi vượt thoát được đến Nhật, mẹ tôi tiếp tục tìm cách đưa tôi và hai em trai vượt biên nhiều lần nữa.
Tháng 6/1983, trên một chiếc ghe gồm 118 người trong đó có gia đình tôi, đã lênh đênh trên biển hơn hai tuần, rồi được tàu Singapore vớt và được đưa vào trại tỵ nạn Singapore. Sau đó gia đình tôi được nước Pháp nhận. Tại Pháp gia đình của tôi bảo lãnh Ba và em trai từ Nhật sang Pháp định cư. Tôi cũng đã hoàn tất bậc trung học tại Pháp.
Đến năm 1991, tôi lập gia đình tại Úc với anh Lê Hồng Phong. Chúng tôi quen nhau tại trại tỵ nạn Singapore và cùng sinh hoạt trong ca đoàn công giáo VN. Hiện chúng tôi có một bé trai năm nay 12 tuổi, và gia đình tôi đã sinh sống tại TP Wollongong từ đó đến nay.

CÂU MỘT

Để trả lời câu hỏi này thì phải trở lại hơn mười năm về trước, lúc đó ông xã của tôi là thành viên trong BCH/CĐNVTD/Wollongong và anh ấy dạy tiếng Việt thiện nguyện vào sáng thứ bảy cho các em, thời bấy giờ tôi đang đi học . Vì rảnh rỗi và chưa có “cục nợ” để bồng bế nên tôi hay đi theo phụ anh ấy một tay trong các công tác cộng đồng. Có nhiều công việc mà mình và các thân hữu đã bỏ tâm sức ra gầy dựng, lại chưa hoàn thành nên tiếc nuối không muốn bỏ dở, riết rồi được bà con đồng hương thương mến giao cho việc điều hợp chung này mà thôi.
Chúng tôi nhận chức vụ chủ tịch CĐNVTD/Wollongong từ năm 1999, đến nay đã được sáu năm và trải qua ba nhiệm kỳ. Thời gian phục vụ cộng đồng của tôi và nhà tôi tính chung lại đã gần hai mươi năm nay.
Ban chấp hành nhiệm kỳ 2003-2005 của cộng đồng Wollongong chúng tôi gồm có: Chị Nguyễn- Batenburg Thanh Bình, giữ chức vụ PCT/ngoại vụ; anh Phạm Minh Tấn- PCT/nội vụ; chị Nguyễn Thị Kim Dung- Tổng Thư Ký và chị Hoàng Thị Bạch Loan- giữ chức vụ Thủ Quỹ. Cá nhân tôi giữ phần việc điều hợp chung và đây là nhiệm kỳ thứ ba của tôi.

CÂU HAI

Câu này, tôi xin được phép trả lời từng điểm một như sau.

2.a. Những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất
Khi chúng tôi được sự tín nhiệm của bà con đồng hương ở đây trong công việc điều hành CĐ, điều may mắn và thuận lợi nhất của chúng tôi là được thừa hưởng những nề nếp đã vào quy củ do BCH tiền nhiệm để lại, nên công việc cũng không lấy làm khó khăn và không bị bỡ ngỡ trong những bước đầu tiên. Vả lại, có lẽ cảm thông cho… phận gái thuyền quyên, nên chúng tôi đã được các hội đoàn, đoàn thể cũng như bà con hỗ trợ và nâng đỡ rất nhiều.
Một danh nhân nào đó đã nói rằng: “Công việc đầu tiên cần phải làm khi ra nhận một nhiệm vụ là tìm người thay thế mình.” Và đây là nỗi băn khoăn của chúng tôi từ nhiều năm qua. Như các anh đã biết, cộng đồng chúng tôi rất nhỏ, lại sinh sống ở một thành phố chuyên về công nghiệp luyện thép. Vì thế, dân số ở đây tăng cao hay xuống thấp tùy thuộc vào nhu cầu sắt thép trên thị trường quốc nội cũng như trên thế giới. Đã vậy, với trình độ khoa học ngày càng cao, hãng thép ở đây đã cơ giới hóa hầu hết các phân xưởng, vì thế người dân ở thành phố này lần lần đã phải đi nơi khác tìm kiếm công việc và cộng đồng chúng ta cũng không tránh được tình trạng này. Hầu hết giới trẻ VN ở đây khi ra trường đều đi Sydney làm việc, do đó việc tìm người thay thế chúng tôi trong tương lai quả là một vấn nạn.

2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất

Thành quả tốt đẹp mà chúng tôi lấy làm tâm đắc nhất trong suốt ba nhiệm kỳ vừa qua là đã tạo được sự cảm thông, đoàn kết giữa các hội đoàn và đoàn thể người Việt trong vùng để tiến tới thống nhất trong mọi công tác, và vì thế, hiện nay mặc dù dân số cộng đồng VN chúng ta tại đây rất khiêm nhường, tuy nhiên, chúng ta rất được sự nể phục của chính quyền sở tại cũng như các cộng đồng bạn. Xin được khoe cùng anh và quý độc giả rằng những giải thưởng lớn của hầu hết các lễ hội tại Wollongong, cộng đồng chúng ta đều được xướng danh. Ngoài ra, chúng tôi đã thành công trong việc đưa Children Festival (hình thức tết Nhi Đồng), một nét văn hóa Á châu của chúng ta vào thành một phần của của lễ hội Viva La’Gong, lễ hội lớn nhất của thành phố Wollongong chúng tôi được tổ chức hàng năm vào dịp đầu mùa xuân.
Còn về tồn đọng, thì như đã thưa ở trên, dân số người Việt trong vùng càng ngày càng xuống thấp. Từ con số hơn 2000 trong cuối thập niên 70, nay chỉ còn trên dưới 1000, nên vấn đề nhân sự nối tiếp luôn là mối lo âu hàng đầu của chúng tôi. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.