Hôm nay,  

Truyện Dài: Lửa Thù

20/12/200900:00:00(Xem: 5095)

Truyện dài: Lửa Thù – Giang Châu Tư Mã

Truyện hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng. Bất cứ sự trùng hợp hào nếu có, đều là NGẪU NHIÊN, ngoài ý muốn của tác giả

Một người lính can đảm, dũng cảm, từng lập nhiều chiến công hiển hách trong chiến tranh Việt Nam, khiến các chiến hữu ai ai cũng tự hào, kẻ thù VC phải kinh hoàng, và những người lính Mỹ đồng minh phải kiêng nể, quý trọng, trong đó có nhiều người lính Mỹ đã mang ơn cứu tử... Vậy mà khi đến Mỹ tỵ nạn, con gái 12 tuổi của anh chẳng may bị hai tên Mỹ da trắng - từng trốn lính ngày xưa và từng cưỡng hiếp nhiều người con gái vị thành niên khác nhưng vẫn được trắng án - cưỡng hiếp một cách dã man... Sau nhiều đêm đau đớn bên giường bệnh, nghe tiếng con gái mê sảng gọi "Cha... Cha... ơi cứu con!!!", anh quyết định xách súng bắn chết cả hai tên thủ phạm, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, trong khuôn viên của toà án. Vụ án mạng đã khiến cả thế giới rúng động, cả nước Mỹ kinh hoàng, và những thế lực kỳ thị chủng tộc KKK cùng cấu kết với thành phần phản chiến Mỹ, với sự đồng lõa và toa rập của Việt cộng, quyết dùng tiền bạc, sức mạnh chính trị và luật pháp, để đưa anh lên ghế điện... May mắn, anh còn có 3 triệu người Việt hải ngoại hết lòng hậu thuẫn; và đặc biệt, anh còn có Anthony Nguyễn, một trong 3 luật sư tốt nghiệp tối ưu tại Harvard và là trạng sư tài giỏi đệ nhất nước Mỹ, quyết tâm dùng luật pháp để cứu anh bằng mọi giá, cho dù "cả nước Mỹ có chìm trong lửa đỏ"...

*

Tóm tắt kỳ trước: Vũ, được mọi người trong giới giang hồ kính cẩn gọi Đại Ca, là một người lính dũng cảm, tài ba, nổi tiếng lập nhiều chiến công hiển hách trong chiến tranh Việt Nam. Chẳng may khi tỵ nạn tại Bellingham thuộc tiểu bang Washington, tây bắc của nước Mỹ, con gái của Vũ mới có 12 tuổi, bị hai tên da trắng cưỡng hiếp, khiến Vũ quá đau đớn tính chuyện ra tay trả thù. Anh Hai, Tuấn, Gia Minh và Quang, là những người Việt tỵ nạn cộng sản tại Mỹ, và đều cùng một lòng ngưỡng mộ Vũ, nên hiểu được những toan tính của anh, bèn quyết định đến vấn kế Anthony Nguyễn, luật sư nổi tiếng tại thủ đô Washington, con của Hoàng, bạn chiến đấu thân thiết của Vũ từ thời Điện Biên Phủ. Trong khi đó, tại Bellingham, cảnh sát trưởng Nelson, cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, sau khi điều tra chớp nhoáng đã xin án lệnh khẩn cấp của chánh án Roy O'Connor, bắt giữ Jay Carter và Billy Vault. Ngay đêm đó, Nelson cùng với Adam Barrasso, phó đồn cảnh sát Bellingham, thám tử điều tra hình sự Colby Gregg, chuyên viên giảo nghiệm hình sự Perlie Hatch, lấy khẩu cung và Jay Carter đã ngoan ngoãn thú nhận mọi tội lỗi. Chỉ có một điều khiến cảnh sát lo ngại là khả năng Jay và Billy có thể bị thanh toán trước khi ra tòa. Cũng cùng chung nỗi lo đó có John Vault, cựu chủ tịch đảng KKK tại tiểu bang Alabama và là thân phụ của Bill. Vì thế, John cùng với em là Dean Vault, bí mật gặp gỡ 4 ông trùm tại thành phố Seattle để nhờ giúp đỡ, ngăn chặn không cho ai thanh toán Bill. Trong khi đó, Vũ lên đường đi San Francisco để gặp Kampong, một ông trùm có thế lực, trước từng tham chiến tại Việt Nam, và đã được Vũ cứu sống tại Khe Sanh, để nhờ vả...

*

(Tiếp theo...)

Tại San Francisco, thế giới giang hồ không ai không biết đến trùm Kampong. Ngay từ những năm giữa của thập niên 1960, Kampong đã khét tiếng là một tên du thử du thực chịu chơi ở San Bruno, thủ phủ 40 ngàn dân của miền San Mateo County, California. Nhưng chỉ một năm sau, nhận ra San Bruno không phải là vùng đất đủ rộng đủ đông để cho y tung hoành thỏa chí bình sinh, nên Kampong một mình tìm đến San Francisco, và một sớm một chiều nổi tiếng trong giới tội phạm tại thành phố đông dân đứng hàng thứ 12 Hoa Kỳ. Khác hẳn những tên giang hồ cắc ké chỉ biết đến tiền, gái và ma tuý, Kampong là tay giang hồ hành hiệp, thích làm những chuyện động trời để giúp đỡ những kẻ khốn khổ hoặc mang công lý cho những kẻ thấp cổ bé họng. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, Kampong đã lọt mắt xanh James Lanza, trùm Mafia tại San Francisco vào thập niên 1960 và được y trực tiếp nâng đỡ. Giữa lúc tên tuổi và sự nghiệp trong giới giang hồ đang lẫy lừng, bỗng dưng Kampong tình nguyện vô thuỷ quân lục chiến sang Việt Nam chiến đấu, chỉ vì y “không chịu nổi khi nhìn thấy những cặp mắt đen nháy đầy tuyệt vọng của trẻ em Việt Nam trong ngọn lửa chiến tranh do tụi Việt cộng gây nên”, như lời y tâm sự với mẹ già trước khi lên đường sang Việt Nam.
Sau hai tháng đặt chân đến Việt Nam, Kampong được điều động về tiểu đoàn 1 thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, lúc đó đang đồn trú tại Khe Sanh. Khi 3 sư đoàn VC bao vây Khe Sanh, một trận chiến khốc liệt đã diễn ra kéo dài 77 ngày, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1968, khiến hàng ngàn lính VC bị xoá sổ và hơn 200 lính Mỹ hy sinh. Trong số những người lính Mỹ hy sinh đó, đáng lẽ có cả Kampong, nếu không có Vũ Đại Ca, thuộc tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân cứu thoát. Ơn cứu tử thiêng liêng đó, Kampong mãi mãi ghi trong lòng như y mãi mãi ghi nhớ nỗi hận bị mất một con mắt tại Khe Sanh và trở thành kẻ có biệt danh Độc Nhãn.
Đầu năm 1969, được trở lại Mỹ, với bản lãnh của một tay giang hồ khét tiếng khi chưa đầy 20 tuổi, cộng với kinh nghiệm xông pha trận mạc, vào sinh ra tử lập nhiều chiến công hiển hách tại chiến trường Việt Nam, Độc Nhãn Kampong nhanh chóng trở thành một ông trùm trong kỹ nghệ đánh cá kéo dài suốt một miền duyên hải phía tây Hoa Kỳ, từ Alaska ở cực bắc nước Mỹ cho đến thị trấn El Cajon tiếp giáp với Mễ Tây Cơ ở phía nam. Sau khi bán rẻ bán đắt toàn bộ sự nghiệp đánh cá, quay trở lại San Francisco, Kampong trở thành chủ nhân ông hàng chục vũ trường khoả thân, nhà tắm hơi, sòng bạc và mấy khu phố cho thuê. Tất cả đều hợp pháp đóng thuế đàng hoàng, mặc dù Kampong vẫn có những dịch vụ phi pháp và mối giao hảo chặt chẽ với mạng lưới tội ác chìm nổi của thành phố. Nói đến tội ác chìm là nói đến những tên tội phạm sống ngoài vòng pháp luật, làm những việc phi pháp, kể cả buôn bán ma tuý, giết người. Chúng là những tên bố già, những kẻ tội phạm, đang ngồi trong nhà đá bóc lịch, hay sống tự do tạm ở ngoài đời, chờ ngày vô nhà đá. Nổi là những tên tội phạm mũ cao áo rộng, sống ung dung trong vòng pháp luật, nhưng tội ác không kém phần ghê tởm. Đó là những tên chính trị gia mất nết, những chánh án không tư cách, những cảnh sát viên chuyên ăn mảnh.
Giống như những ông trùm thành công và may mắn sống sót sau nhiều chục năm tung hoành, Kampong trở thành ân nhân của nhiều hội từ thiện tên tuổi, nhiều bệnh viện lớn, nhiều đảng phái chính trị và nhiều tôn giáo trong thành phố. Cũng vì biết tung tiền bạc đầu tư nhân tâm, nên mỗi khi Kampong bị truy tố ra tòa là một lần y được trắng án. Tại San Francisco, hầu hết cảnh sát, công tố viện, chánh án... đều biết Kampong là nhân vật có quyền lực đáng kiêng nể nhưng cũng là một tên tội phạm khét tiếng. Có điều không một ai nghĩ đến chuyện truy tố y thành công về những tội trạng y đã phạm. Bất cứ lúc nào đụng đến y, cũng có những quyền lực bí mật giúp y thoát tội. Một cú điện thoại, một bữa ăn trưa thịnh soạn, một lời thì thầm của người đẹp bên gối, hay một cái bắt tay,... đều giúp Kampong thảnh thơi thoát khoải tù ngục. Gặp trường hợp tội trạng quá hiển nhiên, đã có đàn em của Kampong sẵn sàng đứng ra nhận lãnh hết mọi tội trạng để vô tù thay cho đàn anh. Và một khi đàn em đã vô tù vì đàn anh thì đàn anh Kampong ở ngoại cũng bằng mọi khả năng tìm cách cho đàn em giảm án hoặc được hưởng đặc ân từ đủ những nhân vật tiếng tăm, quyền lực, kể cả thống đốc.
Văn phòng làm việc của Kampong ở lầu 12 của toà cao ốc Kampong Co. trông xuống China Beach. Từ đây nhìn thấy rõ cây cầu Kim Môn nổi tiếng thế giới. Cả toà cao ốc là của Kampong, lầu nào cũng bận rộn với hàng trăm nhân viên hái ra tiền ra bạc. Riêng lầu 12 Kampong dành riêng làm chỗ ăn chơi du hý và làm việc. Độc Nhãn Kampong vẫn có thói quen vừa say sưa làm việc điều khiển cả đại đế quốc của y vừa đớp hít, ôm ấp em út, và khi hứng lên sẵn sàng ngả bàn đèn bất cứ em nào trong vòng tay để quất dù là trên sàn nhà, trên bàn làm việc, hay trên chiếc giường nước mênh mông rộng gần 16 thước vuông...
Bốn tầng dưới cùng của cao ốc là vũ trường, nhà tắm hơi, sòng bạc và 20 phòng du hý loại thượng hạng dành cho khách muốn thưởng thức những món ăn chơi nổi tiếng nhất dạ đế vương.
Chiều hôm đó thứ bảy nên trời vừa chập choạng tối, khách khứa đã tấp nập ra vô vũ trường. Tiếng nhạc ầm ĩ nơi sàn nhảy, tiếng khách khứa trò chuyện hò hét, huyên náo cả một vùng. Hàng chục nhân viên an ninh của nhà hàng bận rộn đi lại giữ trật tự bên trong và bên ngoài nhà hàng.
Từ ngoài cửa, một người đàn ông thong thả bước vô. Bề ngoài y có vẻ người Á Châu, ăn mặc phong trần, nhưng với bộ râu quai nón rậm rì cộng chiều cao trên thước tám, và nhất là dáng điệu thong thả tự tin, khí vũ hiên ngang, khiến y mang dáng dấp của một tay giang hồ da miền tây trong những phim cao bồi của Mỹ thời thập niên 1960. Kỳ lạ hơn, trong khi thời tiết bên ngoài lạnh lẽo, tuyết rơi dầy đặc, khách khứa trong quán ai cũng áo trong áo ngoài, nhưng người đàn ông vẫn ung dung trong bộ quần áo phong phanh với chiếc áo thun để phanh ngực và chiếc quần jean bạc màu.


Thản nhiên trước sự ngạc nhiên của những người trong quán, người đàn ông bước tới chiếc bàn nhỏ trong góc nhà hàng và ngồi xuống chiếc ghế duy nhất, gọi một chai Bud.
Khi hầu bàn bước tới đặt chai Bud trên bàn, người đàn ông hỏi nhỏ: “Ông Kampong còn ở đây không"”
Tên hầu bàn nhíu mày, nhìn người đàn ông từ đầu đến chân: “Ông là gì của ông Kampong"”
Người đàn ông ngắn gọn: “Bạn.”
Hầu bàn ngạc nhiên: “Ông là bạn của Kampong"”
Người đàn ông gật đầu. Nhìn dáng vẻ ngạc nhiên của tên hầu bàn, người đàn ông nói thêm: “Bạn chiến đấu tại Việt Nam.”
Nghe hai tiếng “Việt Nam”, người hầu bàn gật đầu hiểu ngay. Nhưng nhìn người đàn ông, y vẫn nghi ngờ: “Ông không phải là người Việt Nam"”
Người đàn ông gật đầu, nói giọng chậm rãi: “Tôi là người Việt Nam. Tôi tên là Vũ Nguyễn”.
Tên hầu bàn toét miệng cười, dơ ngón tay cái: “Nguyễn... Nguyễn! Số dzách! Ông là dòng dõi vua chúa...”
Biết tên này đã hiểu lầm, tưởng bất cứ người Việt Nam nào họ “Nguyễn” cũng đều là dòng dõi vua chúa nhà Nguyễn. Nhưng không muốn mất thì giờ giải thích lôi thôi, Vũ gật đầu, hỏi lại: “Sao, bây giờ thì ông trả lời câu hỏi của tôi được rồi chứ" Ông Kampong có còn ở đây không"”
Tên hầu bàn trả lời, giọng kính cẩn: “Tôi không rõ lắm. Nhưng xin ông vui lòng chờ một chút.”
Dứt lời, tên hầu bàn chạy lại quầy rượu, thì thầm với một gã da đen cao to. Hai người vừa nói vừa nhìn về phía bàn Vũ ngồi. Lát sau, tên da đen nhấc phôn nói líu lô một hồi. Rồi y cầm phôn chờ một lát. Lúc sau, y lại líu lô, rồi vừa nhìn về phía Vũ, y vừa gật đầu lia lịa, vừa nói. Vài phút sau, y buông phôn, đi lại phía Vũ ngồi, cúi đầu nói giọng kính cẩn: “Ngài muốn gặp ông tổng Kampong"” Không chờ Vũ trả lời, y nói tiếp ngay: “Mời ngài theo tôi.”
Vũ không nói gì, đứng dậy đi theo y. Qua một hành lang rộng, hai người bước vào một đại sảnh, được ngăn đôi bằng một bức tường bê tông và hai cánh cửa sắt nặng nề nằm án ngữ ngay phía cuối. Bên cạnh cửa là một tên da đen cao to đứng bất động như một pho tượng đồng đen. Tên da đen đi cùng với Vũ, đưa tay bấm một hồi các mã số, lập tức hai cánh cửa nặng nề chuyển động mở ra một tiểu sảnh trống trải. Trong tiểu sảnh, không hề trang trí bất cứ thứ đồ đạc hay tranh ảnh nào, ngoại trừ tấm thảm nhung Ba Tư đắt tiền và một tấm bảng nhỏ ghi dòng chữ mạ vàng “J. Kampong” phía trên hai cánh cửa của thang máy. Đưa tay bấm nút, tên da đen giải thích: “Đây là thang máy dành riêng cho ông Tổng Kampong.”
Không đây một phút sau, thang máy dừng lại. Hai cánh cửa thang máy vừa mở, đã nghe tiếng Kampong sang sảng: “Vũ, Vũ... Trời ơi, cơn gió lành nào đưa đại ca tới đây thế này" Đúng là rồng ghé nhà tôm...”
Vũ chưa kịp bước ra khỏi thang máy, anh đã thấy hai vòng tay cứng như thép nguội xiết chặt lấy mình và một nụ hôn thật kêu đặt ngay trên trán.
Kampong vẫn không thay đổi, dù đã gần 10 năm trời hai người không gặp lại nhau. Vẫn dáng người cao to, nước da trắng hồng, béo tốt, bộ mặt phương phi và con mắt duy nhất sáng rực, cùng miếng băng đen che kín con mắt bị mất tại Khe Sanh. Nhìn Kampong, ai cũng dễ nghĩ đến hình ảnh những tên tướng cướp tung hoành trên biển cả vào thế kỷ 16, 17, chứ ít ai nghĩ đó là một ông trùm kiểu bố già thời hiện đại.
Phòng làm việc của Kampong cũng thuộc loại quái gở. Một chiếc bàn bằng gỗ sến rộng mênh mông đủ chỗ cho 5 người nằm ngang hay dọc đều rộng rãi. Ngay phía trước bàn là ba bộ sa lông to nhỏ khác nhau. Một tủ rượu thật lớn sát tường với cả dẫy đèn rọi vào các chai rượu quý đủ loại. Nằm về phía bên trái bàn làm việc là chiếc giường nước thiệt rộng, trên giường chăn gối còn bề bộn. Chung quanh căn phòng toàn bằng kiếng và cẩm thạch nên đầy vẻ sang trọng và đắt tiền. Phía sau bàn làm việc là hai tên vệ sĩ da đen cao to như hai con đười ươi, đứng bất động.
Kampong nói giọng rổn rảng: “Sao, dạo này đại ca thế nào" Vợ con có thêm đứa nào chưa, hay vẫn một vợ một con" Còn cháu Linda bây giờ phải 12 tuổi rồi phải không" Lúc đại ca ghé tôi cách đây 10 năm, nó mới 2 tuổi, tôi còn nhớ đại ca nói với tôi như vậy, đúng không nào"”
“Hừ, như vậy là thằng này chẳng hề biết tin con mình bị hiếp”, Vũ nghĩ bụng.
Kampong bước về phía quầy rượu: “Sao, đại ca uống gì" Vẫn scotch whiskey như cũ chứ"”
Vũ lắc đầu: “Cho chai Budweiser Beer...”
Kampong ngạc nhiên: “Cha chả, Bloody Bud! Đại ca đi tu hồi nào vậy"” Hỏi vậy, nhưng Kampong vẫn đi lấy một chai Bud, khui nắp rồi đưa cho Vũ, khịt khịt mũi: “Sao, khi nào thì đại ca lên đây giúp đàn em một tay" Ở đây có đầy đủ nhà cửa, xe cộ, em út cung phụng suốt ngày đêm...”
Vũ nói chậm rãi nhưng nghiêm: “Dẹp chuyện đó đi Kamp. Lần nào gặp tao mày cũng bổn cũ soạn lại ngần đó chuyện, mà đâu có giải quyết được cái gì. Mày biết tính tao rồi mà.”
Kampong gật gù: “Cung kính không bằng tuân lệnh. Như vậy hôm nay đại ca đến đây chắc có chuyện trọng đại"”
Vũ gật đầu: “Tao muốn nhờ mày một việc...”
Kampong giang hai tay, phưỡn ngực, nói lớn, giọng khoái chí: “Đại ca cứ nói. Bất cứ việc gì đại ca nói là tôi làm. Bất cứ cái gì đại ca cần là tôi có... Tôi đã nói nhiều lần, đại ca đã có ơn cứu được mạng sống của tôi, thì tất cả của cải, sự nghiệp và ngay cả tính mạng của tôi cũng đều thuộc về đại ca...”
Vũ dơ tay ngăn lại: “Mày khỏi nhắc lại chuyện ơn nghĩa. Bất cứ thằng lính nào trong cương vị của tao chả làm như tao, mà tao có gặp bất cứ ai như mày tao cũng sẽ phải cứu... Lính mà mày.”
Kampong gật đầu: “Rồi, khỏi nhắc chuyện ơn nghĩa. Vậy đại ca cần gì"”
Vũ nói: “Tao muốn nói chuyện riêng với mày.”
Kampong quay qua hai tên vệ sĩ, búng ngón tay đánh chóc. Lập tức hai tên vệ sĩ cô hồn không nói một tiếng đi ra khỏi phòng.
Chờ cánh cửa phòng đóng lại, Vũ hỏi: “Mày còn nhớ khẩu M-16 tụi mình dùng tại chiến trường VN"”
“Làm sao mà quên được. Tôi vẫn còn mấy khẩu treo trong phòng ngủ ở San Bruno. Sao, đại ca muốn có mấy khẩu"”
Vũ gật đầu: “Tao muốn có một khẩu như vậy nhưng thật clean. Tao nhắc lại, nó phải clean. Mày hiểu ý tao chứ"”
Kampong ngạc nhiên: “Đại ca muốn tái xuất giang hồ"”
Vũ lắc đầu: “Không phải vậy. Nhưng tao có việc phải dùng đến nó.”
Kampong gật gù: “Tôi sẽ kiếm cho đại ca một khẩu M-16 mới tinh, không có quá khứ, không có tiền án, không có người sở hữu. Nhưng loại M-16A1, tôi với đại ca từng sài ở chiến trường Việt Nam, thì nay không còn chế tạo nữa. Vì vậy kiếm được loại đó mới ra lò là chuyện không tưởng. Từ thập niên 1980 đến giờ, quân đội Mỹ dùng toàn loại mới M-16A2. Thứ này bắn đạn trung liên do Bỉ chế tạo, có thể bắn từng viên hay bắn từng loạt 3 viên...”
Vũ mỉm cười, nụ cười thật hiền, nhưng trong một thoáng rất nhanh, mắt anh ánh lên màu xanh sắc lạnh của ánh thép: “Chuyện đó không sao. Quan trọng là nó phải clean, để không một ai bị liên luỵ”.
Kampong lo lắng: “Nhưng đại ca có thể cho tôi biết đại ca sẽ dùng nó để làm gì không" Đại ca cũng biết tôi, có dư khả năng giúp đại ca giải quyết mọi việc...”
Vũ thở dài: “Chuyện này nói ra thì dài, nhưng vắn tắt tao cho mày biết, Linda con gái duy nhất của tao đã bị hai thằng chó đẻ cưỡng hiếp, nên tao muốn bắn chết hai thằng đó.”
Kampong sửng sốt, đứng bật dậy: “Lậy Chúa! Có chuyện đó thật sao" Chuyện xảy ra khi nào" Sao đại ca không nói cho tôi biết ngay từ đầu" Mà hai thằng chó đẻ đó là thằng nào vậy"” Nói đến đó, Kampong nghiến răng, con mắt độc nhất trợn trừng đầy căm giận.
Vũ gạt đi: “Hai thằng chó đẻ đó là ai không quan trọng. Có nói ra, chú mày cũng không thể làm thay cho tao được. Tao biết, chú mày có dư khả năng để thanh toán hai thằng đó, nhưng như vậy thì danh dự của tao để đâu" Kẻ thù của tao mà lại để cho mấy thằng đàn em của mày thanh toán hộ thì tao đâu có sung sướng gì. Vả lại, mày phải hiểu, bất cứ ai trên trái đất này ra tay thanh toán hai thằng cho đẻ đó cũng sẽ lãnh 2 cái án tử hình. Chỉ có riêng tao, vì là cha của Linda, nếu tao ra tay giết hai thằng đó, tao sẽ có cơ may không những thoát án tử hình, mà còn có thể được trắng án. Chắc mày hiểu được tại sao lại như vậy"”
Kampong thộn mặt trong chốc lát rồi hét to: “Hay, hay. Tuyệt vời! Đại ca nói rất đúng. Chỉ có đại ca ra tay mới có thể được trắng án. Như vậy đại ca cứ ra làm điều đại ca tin tưởng là đúng. Sau đó, mọi chuyện lo lót cho đại ca trắng án đã có tôi. Vậy khi nào đại ca cần súng"”
“Ngay bây giờ.”
“Chuyện đó không khó. Đại ca sẽ có ngay bây giờ một khẩu M-16 loại mới nhất, vừa ra lò, hoàn toàn clean chưa có dấu tay của bất cứ ai. Nhưng đại ca đâu có thể khơi khơi mang nó từ đây về Bellingham ngay tối nay được"”
“Tao muốn chú mày lo súng ống thật ngon lành, đạn dược thật đầy đủ, rồi thằng Tuấn xồm sẽ đến lấy trong vòng 24 giờ đồng hồ nữa.”
Kampong nghiêng mình, dơ ngón tay cái nói lớn: “Chuyện đó coi như xong, đại ca khỏi lo. Được thằng Tuấn xồm đến đây thì tôi yên chí lớn”. Nói đến đó, Kampong rút trong túi tờ giấy, cây viết, viết vội mấy chữ, trao cho Vũ, rồi y nói tiếp: “Đây là số điện thoại riêng của tôi. Đại ca nói thằng Vũ điện thoại cho tôi bất cứ khi nào, tôi sẽ có hàng trao cho nó ngay”... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.