Hôm nay,  

Trao Đổi Tâm Tình/bạn Không Chỉ Một Mình:cơm Sôi Nhỏ Lửa, Đời Nào Khê

11/21/200900:00:00(View: 7363)

Trao Đổi Tâm Tình/Bạn Không Chỉ Một Mình:Cơm Sôi Nhỏ Lửa, Đời Nào Khê

Minh Nga
Trong đời sống tình cảm, đời sống gia đình, khi nào bạn "đụng" phải chuyện không vui hay rắc rối, hay muốn tâm sự hoặc chia xẻ kinh nghiệm, xin hãy nhớ là bạn không chỉ một mình. Trang Gia Đình/Chàng & Nàng sẳn sàng lắng nghe tâm sự của bạn, góp ý với bạn, giúp cho bạn tự giúp mình (help you to help yourself).
*** 
"Hôn nhân là cuộc nói chuyện dài, thỉnh thoảng giải lao bằng một chút cãi nhau". Do đó sự cãi nhau có thể được hóa giải nếu biết cách làm lành để giữ cho hôn nhân được tốt đẹp.
Thông thường, sau các cuộc cãi cọ bao giờ cũng là giai đoạn giận dỗi, tiếp đó là làm lành. Đây chính là thời điểm khó khăn nhất với các cặp vợ chồng bởi không ai muốn mình là người đầu tiên trong công cuộc "tái tạo hòa bình". Muốn làm lành cần phải biết cách thu phục đối phương bằng lời nói. Xin giới thiệu bí quyết thành công của nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Danniel Johnson.
Quy tắc thứ nhất: Nói chuyện vui vẻ và an toàn
Đa số chúng ta vì ít nhiều tự ái, coi việc phải làm lành rất là nặng nề, bởi vì sợ những cố gắng làm lành không đi đến đâu hay là "thương tích đầy mình". Cho nên trước khi làm lành, bạn phải nắm chắc quy tắc đầu tiên là cả hai cùng vui vẻ. Hãy cất ngay bộ mặt đưa đám của bạn đi và hãy nở nụ cười. Muốn thế cần 3 điều:
- Duy trì bầu không khí cởi mở trong suốt thời gian làm lành. Hãy thoải mái nêu vấn đề với tâm trạng vui vẻ. Nếu thấy tình hình không sáng sủa, bầu không khí không sẵn sàng thì dừng lại ngay.
- An toàn là trên hết. Mục đích của làm lành là để cứu vãn hôn nhân, bởi thế phải bình tĩnh ngay cả khi người kia tỏ ra nóng nảy. Khi cảm thấy mình bị xúc phạm, bản năng tự vệ bắt đầu thức dậy, lúc này tâm lý thông thường là bạn muốn trả đũa. Nên nhớ rằng cuộc đấu khẩu sẽ không đi đến đâu.
- Nếu bạn thấy buổi nói chuyện  bế tắc thì cách hay nhất là rút lui. Bạn không thể giải quyết vấn đề khi tình thế bất lợi. Hãy kiên nhẫn chờ đợi một cơ hội khác trong tương lai. Rút lui không có nghĩa là bỏ đi mà là chuyển đề tài và đợi cơ hội khác. Không nên cứng nhắc theo kiểu đã định "hôm nay nói là phải thanh toán hết, rồi muốn ra sao thì ra". Đó là sự phá hủy hôn nhân chứ không phải cứu vãn nó.


Quy tắc thứ hai: Tìm ra điều mà người ấy quan tâm
Nhiều người hoàn toàn không hiểu nguyên nhân chính của sự xung đột và cũng không biết ngưòi ấy quan tâm tới cái gì. Có khi chính họ cũng không biết thật ra mình muốn gì" Đến khi những vấn đề riêng tư của mỗi người sáng tỏ, họ ngạc nhiên nhận ra rằng: "Tưởng gì, có vậy  mà cũng cãi nhau". Và khi đó họ mới hiểu mâu thuẫn không nghiêm trọng như họ tưởng. Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi ta nói chuyện với ai mà biết rõ họ muốn gì. Còn không, ta sẽ gạt phăng yêu cầu của họ khiến họ cảm thấy bị coi thường và thế là bùng nổ giận dữ lần nữa.
Quy tắc thứ ba: Tháo gỡ mâu thuẫn một cách tự nhiên
Không nhất thiết hai người phải ngồi lại nói chuyện một cách cứng ngắt. Có thể khi cả hai đang cùng đi dạo hay bạn làm bộ nhờ người ấy giúp một việc gì đó rồi vừa làm vừa trao đổi. Biết đâu chính lúc đó, cuộc hòa giải được giải quyết một cách hoàn hảo.
Thử nhớ lại thời gian yêu nhau trước khi cưới, chắc hẳn chúng ta cũng có những phen lục đục nhưng hồi ấy sao chúng ta làm lành mau lẹ thế. Còn bây giờ tại sao chúng ta chỉ nghĩ đến một cuộc nói chuyện tay đôi đằng đàng sát khí!. Nếu nghĩ đến nhau, yêu thương nhau, chắc chắn sẽ có những cách làm cả hai hài lòng.
Quy tắc thứ tư: tìm hiểu nguồn cơn
Không ít trường hợp sau khi cãi nhau kịch liệt người ta không nhớ nổi cuộc cãi vã đã bắt đầu từ cái gì. Có thể nguyên nhân cãi nhau lúc đầu chỉ bằng con kiến nhưng khi kết thúc lại to bằng con voi. Rồi có khi, cả hai còn lôi cả những chuyện từ đời thuở nào ra để nói cho bỏ tức khiến cho mâu thuẫn không những không được giải quyết mà càng thêm trầm trọng. Cho nên khi làm lành không nên nhằm vào cái đuôi của mâu thuẫn mà cố nhớ lại lúc đầu cãi nhau vì cái gì rồi đặt chú tâm vào chuyện đó mà thôi. Không nên để ngọn lửa chiến tranh lan rộng trong gia đình.
Người xưa họ dạy :
Chồng giận thì vợ làm lành
Cơm sôi nhỏ lửa đời nào mà khê
Ngày nay, chồng, hay vợ cũng đều nên "nhỏ lửa."
Chúc bạn thành công.
MN (Theo Danniel Johnson)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.