Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Đạo Lý Và Quyền Lợi Quanh Vấn Đề Du Sinh

12/07/200900:00:00(Xem: 3689)

Thời sự nước Úc: Đạo lý và quyền lợi quanh vấn đề du sinh - Hoàng Đ.Thư

Những vụ hành hung, tấn công, trấn lột sinh viên ngoại quốc - đa số là gốc Ấn Độ - trong thời gian gần đây, cùng với những cuộc biểu tình của các sinh viên này ở Sydney và Melbourne để đòi được chính phủ Úc bảo vệ, đã tạo ra một ấn tượng xấu về Úc Đại Lợi trong lòng người dân Ấn, đặc biệt là khi giới truyền thông ở Ấn liên tục miêu tả những vụ tấn công này như những cuộc tấn công của bọn kỳ thị chủng tộc. Thậm chí, trang mạng “The Times Now” còn có cả một mạng nối đặc biệt tựa đề “Racism Beyond Shame” – Sự Kỳ Thị Chủng Tộc Trên Cả Sỉ Nhục – để tường thuật chi tiết về những vụ tấn công mới nhất.
Giáo sư Robin Jeffrey, một chuyên gia về Ấn Độ và giới truyền thông Ấn, cho biết rằng đối với đại đa số người dân Ấn thì những vụ việc này được xem như là một điều nhắc nhở mọi người nhớ tới chính sách White Australia Policy vốn đã được hủy bỏ từ năm 1973. Ông nói: “Chắc chắn có cơ sở cho sự nghi ngờ của Ấn Độ đối với Úc trong vấn đề này”.
Sự ồn ào của giới truyền thông Ấn về những vụ tấn công sinh viên này đã phủ một bóng đen ảm đạm lên những nỗ lực gần đây nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia Úc và Ấn Độ.
Cao ủy của Úc ở Ấn Độ, ông John McCarthy, thừa nhận rằng những vụ tấn công vừa qua quả thật là “một sự kiện quan trọng ảnh hưởng tiêu cực” vào việc củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia, nhưng ông vững tin rằng vấn đề này sẽ không có một ảnh hưởng lâu dài đến mối quan hệ chính trị và kinh tế của hai nước. Ông nói: “Cả hai chính phủ đã cố gắng hết sức để giữ cho mối quan hệ được xuôi buồm thuận gió và cho đến bây giờ thì tình hữu nghị giữa hai nước vẫn tiến triển tốt đẹp”.
Việc một phái đoàn cao cấp về giáo dục của Úc đã đến Ấn Độ hôm thứ Bảy 4/7/09 vừa qua là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chính phủ Lao động của ông Rudd thực tâm đặt nặng tầm quan trọng vào vấn đề này. Trong vòng vài tháng tới đây cũng sẽ có những cuộc công du của các tổng trưởng thâm niên cao cấp hầu đưa ra một thông điệp là mối giao hảo giữa hai quốc gia vẫn bền vững như thuở nào. Tuy nhiên, ông McCarthy cũng lên tiếng cảnh báo rằng, Úc cần phải dồn thêm nhiều công sức nữa mới có thể khôi phục lại uy tín cùng tiếng tăm của Úc đối với người dân Ấn sau những chuyện tiêu cực vừa qua. Ông nói: “Ấn tượng của công chúng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ 6 tuần lễ liên tục mà màn ảnh truyền hình cho đăng tải đến mức tràn ngập  những tin tức xấu. Chuyện này chắc chắn sẽ khiến cho không ít người Ấn bắt đầu đặt câu hỏi về nước Úc, về thứ loại của đất nước này trong một thời gian không ngắn trong tương lai”.
Nhưng, vì sao mà chính phủ Úc lại quá sức quan tâm về sự suy nghĩ của người dân Ấn như thế" Nguồn gốc của vấn nạn hiện nay phát xuất từ đâu, ở thời điểm nào" Vì sao sinh viên Ấn Độ, cũng như ngoại quốc lại đổ dồn đến ghi danh theo học nghề và học đại học tại Úc" Có phải vì nền giáo dục của Úc quả thật xuất chúng, trên hẳn những quốc gia nói tiếng Anh khác như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Gia Nã Đại hay những quốc gia Âu Châu tiên tiến như Đức và Pháp" Hay vì lý do nào khác" Để hiểu thêm vấn đề này, xin mời quý độc giả theo dõi bản phỏng dịch bài bình luận của ký giả Hamish McDonald tựa đề “The Racket No One Dares Name” – Cái Mánh Không Ai Dám Nói - được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald ngày 4/7/09 vừa qua.

*

Thành thực mà nói, mọi người chúng ta đều quan tâm đến sự an nguy của học sinh, sinh viên Ấn tại Úc. Đương kim thủ tướng Úc cùng tất cả quý vị thủ hiến của các tiểu bang cũng đều thề sống thề chết, rất quan tâm đến vấn đề này. Và một phái đoàn bao gồm công chức, các chuyên gia giáo dục và cảnh sát sẽ trực tiếp tới Tân Đề Li để khẳng định với chính phủ Ấn sự quan tâm sâu xa của chúng ta.
Đúng, chúng ta quan tâm về những gì mà các sinh viên Ấn cũng như các sinh viên ngoại quốc phải trải qua ở Úc. Nhưng phải chăng, chúng ta cũng quan tâm không kém, về số bạc $15 tỷ Úc Kim mà họ mang đến cho nền kinh tế Úc mỗi năm, một nguồn lợi khổng lồ đang có nguy cơ bị dập tắt hậu quả từ một loạt những vụ tấn công sinh viên ngoại quốc"
Cuộc họp đặc biệt của các vị lãnh đạo liên bang và tiểu bang ở Darwin hôm thứ Năm 2/7/09 vừa qua, và cả phái bộ Úc đang trực chỉ Ấn Độ nữa, đều hứa hẹn sẽ giúp cho sinh viên ngoại quốc tại Úc thấy đời sống an toàn hơn và thân thiện hơn.
Trong số những lời cam kết rất mơ hồ về việc “điều hợp tốt hơn” những chính sách về giáo dục và di trú, về việc giúp đỡ sinh viên hội nhập vào xã hội cũng như về việc quan sát, theo dõi thật kỹ càng chất lượng của các khóa học, bà phó thủ tướng Úc Julia Gillard sẽ chủ tọa một hội nghị ở Canberra mà qua đó, sinh viên ngoại quốc có thể phát biểu những ý kiến của họ. Bà Gillard tuyên bố: “Sinh viên ngoại quốc sẽ có thể thảo luận về những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến kinh nghiệm học tập của họ - chẳng hạn như vấn đề gia cư, an sinh và an toàn, cũng như đưa ra những đề nghị về giải pháp cho những vần đề nói trên”.
Vì chúng ta đang nói về Ấn Độ, nên cái sáo ngữ “con voi sờ sờ giữa phòng” có thể được tha thứ khi sử dụng. (LND: Khi nói về một vấn đề quá hiển nhiên rõ rệt mà không ai trong một cuộc thảo luận muốn nhắc đến, người ta thường dùng thành ngữ này). Chuyện dường như khó thể nào được nhắc đến ở cấp chính phủ là thực ra chúng ta không còn thảo luận về vấn đề giáo dục nữa mà là cái mánh khóe di trú (immigration racket) vốn chẳng ai thèm che giấu cả.


Theo cái mánh khóe di trú bán hợp pháp này thì cả chục ngàn gia đình, phần lớn là Á Châu (bao gồm luôn cả Ấn Độ) bỏ ra từ $30,000 đến $50,000 Úc Kim để đưa các cô cậu Amit hoặc Mukesh đến Melbourne hoặc Sydney để theo học một khóa nấu nướng, hoặc khóa tay nghề điện toán căn bản (mà các cô các cậu có lẽ đã rất rành sáu câu rồi) hoặc bất kỳ một ngành nghề nào khác mà Canberra đưa vào danh sách ngành nghề chuyên môn thiếu hụt cho nền kinh tế Úc. Sau khi hoàn tất đủ số giờ hiện diện trong lớp học cùng số giờ thực tập tay nghề và giữ không để bị rắc rối với cảnh sát hoặc các cơ quan công quyền khác thì các cô cậu sinh viên này có thể xin chiếu khán “nối cầu” (bridging visa) và sau đó họ sẽ có tư cách thường trú nhân.
Ngày xưa chuyện giáo dục ở ngoại quốc chủ yếu xoay quanh việc các sinh viên có thể được giảng dạy và thâu nhận được kiến thức về những khóa học mà ở quê hương họ không có hoặc có rất giới hạn, rồi sau đó, mang những kiến thức và bằng cấp này trở về phục vụ cho đất nước và quê hương của họ.
Trong trường hợp của Ấn Độ thì đấy là một lý tưởng vốn đã lạc quẻ với thực tế từ rất lâu. Mạng lưới Cao Học Kỹ Thuật Ấn Độ (Indian Institutes of Technology – IIT) mà cố thủ tướng Jawaharlal Nehru thiết lập ngay sau khi giành được độc lập đã nhanh chóng làm quen với thực thể phũ phàng là 70% sinh viên tốt nghiệp bị các công ty Hoa Kỳ và ngoại quốc chộp mất. Tuy nhiên, việc rò thủng chất xám từ những trường IIT này đã bị cắt giảm xuống còn vỏn vẹn 30% kể từ khi nền kinh tế của chính Ấn Độ bắt đầu mở rộng cửa trong thập niên 1990.
Dưới chương trình Colombo rồi sau này là chương trình tự túc (fee-paying options) mà chính phủ Hawke đề ra, lý tưởng nêu trên – giúp sinh viên các quốc gia đang phát triển thâu thập kiến thứ để họ quay về xây dựng đất nước họ - cũng là kim chỉ nam của chính sách của Úc đối với sinh viên ngoại quốc. Sinh viên không thể nào xin ở lại Úc sau khi tốt nghiệp. Họ phải quay trở về nước và nếu họ muốn di dân sang Úc thì họ phải nộp đơn từ quê nhà của họ.
Vào năm 2001, chính phủ Howard thay đổi luật trú để các sinh viên tốt nghiệp được quyền xin tư cách thường trú nhân trong lúc vẫn còn đang ở Úc. Hơn thế nữa, một số bằng cấp nhất định sẽ được nhiều điểm hơn trong quá trình cứu xét đơn. Đến năm 2005 thì những khóa học nghề (trade courses) cũng được gồm chung vào chương trình này.
Đến bây giờ thì người ta vẫn không rõ động cơ chủ yếu đàng sau việc thay đổi luật lệ này là gì. Chỉ biết rằng chuyện này xảy ra trong thời kỳ kinh tế bộc phát từ việc khai thác quặng mỏ bán cho Trung Hoa (China-fuelled resources boom) khi mà sự thiếu hụt nhân công quả thật rất trầm trọng trong một vài kỹ nghệ. Và song song với chuyện tháo lỏng luật lệ di trú cho sinh viên thì loại chiếu khán 457 cho chương trình di dân tạm thời cho người có tay nghề cũng được nới rộng.
Lẽ tất nhiên, việc xin tư cách thường trú nhân sau một khóa học nghề không hóc búa khó khăn gì trong vòng vỏn vẹn có một năm, thay vì một khóa học ba hoặc bốn năm để lấy bằng cử nhân tại đại học, đã mở rộng cửa tạo cơ hội hốt bạc cho những tay buôn giáo dục tư nhân và giới trung gian mối lái của họ ở Ấn Độ, Nepal và những nơi khác, chẳng hạn như Việt Nam, Thái Lan.v.v.
Trong vòng vỏn vẹn 3 năm - từ 2005 đến 2008 - sĩ số học viên ngoại quốc ghi danh vào các khóa học nghề tăng lên gấp ba lần, đến 173,000 người, với nhóm lớn nhất là Ấn Độ.
Như chương trình viện trợ ngoại quốc mà ông Nehru dành cho Hoa Kỳ qua mạng lưới IIT thuở xưa, ngày nay, chương trình giúp nước Úc hái ra bạc được tài trợ phần lớn bởi chính phủ Ấn Độ qua những món tiền cho sinh viên vay mượn qua các ngân hàng quốc gia như Bank of Baroda.
Đấy là một kỹ nghệ mà cuối cùng sẽ mang đến nhiều sự tổn thất cho tất cả. Những cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như những khách hàng gồm các học viên của họ đều chẳng hề quan tâm đến chất lượng của các chương trình huấn nghệ, đào tạo, miễn sao tất cả giấy tờ đều ổn thỏa cho đơn xin tư cách thường trú nhân và vượt qua được sự khám xét lấy lệ qua loa của Úc.
Có lẽ phần lớn các sinh viên này, sau nhiều năm sinh sống chen chúc, chia phòng với nhiều người trong những căn chung cư chật hẹp, làm lụng cực nhọc nhiều giờ, thậm chí làm lậu và phải lệ thuộc vào sự hỉ nộ của chủ nhân, sẽ kiếm được một tương lai phát đạt, và qua đó, biện minh được việc gia đình họ đã phải cầm thế của cải gia đình để mượn nợ cho họ ở quê nhà. Cho dù những áp lực tâm lý cũng như các nguy cơ về thể xác có thể khiến vài người ngã quỵ.
Trong quá trình này, nước Úc đã củng cố cái xú danh về chuyện làm ăn bê bối, về việc chỉ chú tâm kiếm tiền nhanh chóng hơn là đầu tư vào sự phát triển và về việc không thực lòng quan tâm đến Ấn Độ ngoại trừ việc mõi tiền dân Ấn mà thôi.
Những đề nghị mới của bà Gillard thậm chí không thèm để ý gì đến những đề nghị từ những nhà lãnh đạo cộng đồng vốn đã từng cố gắng giải quyết những phiền muộn bực tức của sinh viên, như đề nghị bổ nhiệm một “ombudsman” để sinh viên có thể đạo đạt những lời than phiền của họ mà không e ngại phải bị trục xuất về nước hoặc bị điểm xấu với giới thẩm quyền trong bộ di trú. Rõ ràng là không một cấp chính phủ nào muốn chi tiền vào những vấn đề như gia cư hoặc giấy giảm giá vé giao thông công cộng cho sinh viên ngoại quốc.
Cho dù có dụng ý tốt đến mấy trong việc xiết chặt tiêu chuẩn, nhưng hệ thống hiện nay vẫn còn những phần thưởng béo bở quyến rũ về số lượng trên chất lượng, và thậm chí cho cả việc phi pháp nữa.
Cắt đứt mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục huấn nghệ và di trú, khôi phục lại luật lệ rằng tất cả mọi sinh viên đều phải trở về quê nhà sau khi hoàn tất khóa học, sẽ dẹp bỏ được rất nhiều những cám dỗ tiêu cực này.
Khi đó, các sinh viên sẽ được khuyến khích để chọn những khóa học thực sự giúp cho sự phát triển cá nhân của họ và sẽ thiết lập những mối quan hệ địa phương nếu di trú là một mục đích lâu dài của họ. Các trường tư sẽ vì thế nâng cao trình độ và chất lượng của các khóa huấn luyện và vô số gia đình sẽ không phải bị đặt vào nguy cơ mất nhà cửa ruộng vườn đất đai của họ chỉ vì một giấc mơ hão huyền ở ngoại quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.