Hôm nay,  

Chiến Tranh Lạnh II

21/08/200800:00:00(Xem: 7906)
Nếu đã có Thế chiến II, tại sao không có Chiến tranh lạnh II" Nhưng cũng không nên có nhiều hoang tưởng, Chiến tranh lạnh II sẽ khác hẳn Chiến tranh lạnh I. Chiến tranh lạnh khởi sự ngay sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, Hồng quân Sô viết chiếm Đông Âu và một nửa nước Đức. Nhân cơ hội chiến thắng đó, Cộng sản Đệ tam quốc tế từ Nga cho cán bộ đi khắp thế giới, lợi dụng các phong trào tranh đấu dành độc lập của các dân tộc bị thực dân Tây phương cai trị ở Đông Nam Á, Nam Á, Phi châu, gây ra các cuộc chiến tranh nóng cục bộ, dưới hình thức "chiến tranh ủy thác" (proxy war).

Chiến tranh lạnh I chấm dứt với sự tan rã của Liên Sô năm 1991, nhưng nó vẫn còn để lại những di sản của nó, tiềm ẩn trong con người những tay quán quân của chiến tranh lạnh năm xưa. Ở thời đại hiện nay, những người đó cũng giống như những vật dụng làm bằng chất nhựa dẻo bị phế thải đem nấu lại (recycle) để chế biến thành vật dụng mới. Về phía Nga tay quán quân chiến tranh lạnh "tự nấu lại" là Vladimir Putin, trùm mật vụ khét tiếng KGB thời xưa. Từ năm 2000 Putin làm Tổng Thống Nga và gần đây đã từ chức để làm Thủ Tướng, nhường chức Tổng Thống cho đàn em là Dmitri Dedvedev. Nhưng chiến tranh ạnh ngày nay lại đặt trên một bối cảnh quốc tế khác hẳn thời xưa. Kiến thức và suy tư của con người đầu thế kỷ 21 đã tiến bộ, chiến lược chiến thuật cũ thành lạc hậu. Tuyên truyền theo kiểu tâm lý chiến thời xưa như chụp mũ bừa bãi, nay cũng giống như trò chơi của con nít chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Vì thế khi Putin rút súng bắn Georgia để hăm không được vào NATO, súng đã nổ hậu. Vì nó nhắc nhở cho các nước trước thuộc khối Sô viết biết rằng nếu muốn được yên thân, cần mau mau núp dưới cái dù của khối NATO. Tình thế này có thể thúc đẩy nước Ukraine sát bên nách Nga tăng thêm nỗ lực để tìm sự che chở của NATO. Còn những nước cựu chư hầu của Liên Sô ở Đông Âu đã nhập NATO rồi, nay cũng muốn cho Mỹ đặt các dàn phi đạn phòng thủ và các tiện nghi quân sự khác ở nước họ. Thứ tư 20-8, hai Ngoại trưởng Mỹ và Ba Lan đã ký kết thỏa ước đặt một dàn lá chắn chống phi đạn, Quốc hội Ba Lan sẽ phê chuẩn thỏa ước này. Đồng thời Tiệp Quốc ở sát bên cũng đồng ý cho thiết lập một bộ phận của dàn lá chắn đó. Bà Angela Merkel, nữ Thủ tướng Đức, tuyên bố ủng hộ Georgia gia nhập NATO. Bà đã bay đến Tbilisi, thủ đô Georgia, sau 2 ngày hội kiến với Tổng Thống Nga Medvedev ở Sochi, thành phố nghỉ mát lớn nhất của Nga trên bờ Hắc Hải, kế cận Georgia. Rút cuộc bài "toán vi tích phân" của Putin đã sai, nước cờ tích lũy để nuốt dần các các nước nhỏ lân cận đã thất bại.

Vậy trong cuộc chiến tranh lạnh II này, Mỹ dùng sức mạnh nào khiến súng của Putin nổ hậu" Mỹ không dùng súng, mà dùng hai chữ "tiền" và "lợi". Nước Nga nay là một nước dân chủ, có bầu cử tự do theo chế độ tư bản, bởi vậy chính quyền không phải chỉ có những người trườn mặt ra bên ngoài như Putin hay Medvedev mà quan trọng nhất vẫn là những đại tài chủ đứng phía sau giật dây. Đó là chủ nhân các đại công ty hay các tổ chức công nghiệp, kinh doanh lớn. Tất cả bọn này cũng như Putin và thuộc hạ hiện có hàng trăm tỷ đô-la Mỹ ký thác tại các ngân hàng Tây phương. Nếu tình thế gay go, Tây phương sẽ làm đông lạnh các trương mục ngân hàng đó, các tài chủ Nga sẽ khốn đốn. Đó là "tiền". Còn về "quyền", nước Nga hiện đã trở thành nước thứ 8 trong khối đại tư bản G8, nếu Mỹ loại trừ Nga ra ngoài G8 hoặc vận động Ngân hàng Thế giới và cả khối WTO (Tổ chức Thương mại Thế Giới) loại bỏ Nga, nền kinh doanh Nga đang phát triển sẽ lâm nguy. Trò chơi tư bản là thế đó.

Tôi chợt nhớ đến thời còn bị nhốt trong tù cải tạo ở Việt Nam. Khoảng năm 1985 khi Việt Nam đã đổi mới, các cán bộ ăn uống no đủ hơn dân thường. Một hôm tù cải tạo được cho xem TV trong trại và cán bộ tự đắc khoe: "Các anh xem, chúng tôi ăn như tư bản, làm như Cộng sản." Đúng rồi, nhậu ba-xi-đế, ăn thịt chó, là làm như Cộng sản. Bây giờ nhậu Hennessy, ăn bí-tết, nhá hamburger, gậm "fried chicken" thì làm như tư bản chớ còn cộng sản ở chỗ nào được nữa. Bây giờ Hà Nội đang sáp lại gần Mỹ hơn trước. Thép tư bản đã tôi như thế đó.

Vậy ở Georgia, tình hình hiện nay như thế nào" Theo thỏa ước hòa bình do Liên Âu soạn thảo và được Tổng Thống Nga Medvedev và Tổng Thống Georgia Saakashvili ký kết, hôm thứ hai tuần này Nga loan báo sẽ bắt đầu rút quân khỏi Georgia, nhưng đến thứ ba chỉ thấy một đoàn nhỏ gồm chiến xa và quân xa rút khỏi thành phố chiến lược Gori. Đến sáng thứ tư 20-8, bọn chủ trương ly khai ở tỉnh thứ hai của Georgia là Abkhazia đã lên tiếng yêu cầu Nga công nhận tỉnh này là độc lập để tách rời khỏi lãnh thổ Georgia. Sự kiện này và trước việc Nga lần lữa trì hoãn việc rút hết quân ra khỏi Georgia đã khiến khối NATO quyết định làm đông lạnh mọi sự tiếp xúc bình thường với Nga, nhưng không nói gì đến việc gia tăng nỗ lực để đón Georgia vào NATO. Phía Nga tố cáo việc Mỹ đặt dàn 10 phi đạn chống hỏa tiễn ở Ba Lan cách biên giới Nga có 115 dậm. Một tướng lãnh cao cấp Nga hăm dọa Ba Lan làm như vậy sẽ hứng lấy một cuộc tấn công, có thể là phi đạn nguyên tử.

Tình thế thật gay go, nhưng có một sự thật cần phải ghi cho rõ. Nếu Putin có kế hoạch toán vi tích bất thành, TT Bush cũng có bài toán phức tạp với chủ đề: "Bảo vệ an ninh cho Mỹ và thế giới". Trong hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đánh khủng bố, TT Bush đã nêu ra một mục tiêu đầy lý tưởng cao đẹp nhưng thiếu thực tế: phát triển dân chủ ở hai nước này để lan ra Trung Đông và khắp thế giới. Chiến lược chống khủng bố cần phải có một cái nhìn thực tiễn hơn: kẻ thù của kẻ thù là bạn ta. Các nước trên thế giới, kể cả những nước chống Mỹ như Nga hay Iran đều sợ khủng bố vì nếu mất an ninh, không nước nào có thể phát triển kinh tế. Bởi thế bài toán của TT Bush cần phải sửa lại chủ đề: an ninh là ưu tiên hàng đầu, dân chủ là thứ yếu. Có an ninh mới có phát triển kinh tế tự do, đó là gốc của tư bản. Một khi kinh tế phát triển mọi mặt, dân chủ sẽ là diễn biến tự nhiên của dân trong một nước chớ không phải từ bên ngoài đem tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.