Hôm nay,  

Một Thời Để Nhớ

22/11/200700:00:00(Xem: 3916)

Biến cố hiện tại là lịch sử của tương lai. Người phóng viên tại chỗ nhìn sự việc xẩy ra, viết lịch sử bằng tốc ký (ngày nay là máy thu âm, chụp hình và video). Khi bản tin đưa về tòa soạn, người phụ trách biên tập trình bày bản tin thường không sửa đổi, nhưng vô hình chung đã có ý kiến về tầm quan trọng của tin khi quyết định cho in vào trang nhất hay trang trong. Đặc biệt biên tập viên còn có thể kín đáo mách cho người đọc tin có điểm nào cần chú ý, khi lựa chọn tựa đề cho bản tin. Vì thế những biên tập viên kỳ cựu khi về già thường hay viết bình luận.

Tháng 11 vẫn có hai ngày lễ truyền thống ở Mỹ. Ngày 11 là ngày Chiến sĩ Trận vong để tưởng nhớ đến những người vị quốc vong thân, ngày 22 là ngày lễ Tạ Ơn, đã có từ khi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vào dịp mùa gặt để biết ơn Chúa đã ban cho cuộc sống an lành và sự hợp tác của những sắc dân bản xứ, bước đầu để xây dựng một quốc gia mới từ hơn hai thế kỷ trước đây. Hai ngày lễ đó là dịp để nhớ lại hình ảnh của quá khứ. Một thời để nhớ, nhưng nhớ như thế nào"

Tạp chí Newsweek tuần này, số ra ngày 19-11-07, trang bìa in một tấm hình có số năm 1968 in lớn, dưới có hàng chữ nhỏ: "Năm đã làm chúng ta thành những người như ngày nay". Đây là hình ảnh giới thiệu bài viết của ký giả Jonathan Darman trong số báo này. Bài viết có tựa đề nói lên dụng ý của tác giả: "Cuộc tuyển cử 1968, đã 40 năm trôi qua. Vậy mà chúng ta đang diễn lại đúng tình hình thời đại đó cho cuộc tranh cử sắp tới năm 2008". Cũng số báo này ban chủ biên còn trích nhiều đoạn trong cuốn sách mới xuất bản của Tom Brokaw, một ký giả TV kỳ cựu nhiều nguời biết mặt biết tên. Cuốn sách phản ảnh những gì Brokaw đã thấy trong suốt cuộc đời làm báo của ông.

Vậy năm 1968 có gì lạ ở Mỹ" Có hai vụ ám sát và cuộc bầu cử Tổng Thống, Hình bìa ngoài đã cho thấy hai nhân vật bị giết là Robert Kennedy, em trai cố Tổng Thống J.F. Kennedy cũng đã bị ám sát 5 năm trước đó, và Mục sư Martin Luther King Jr. Nhưng giữa trang bìa là một hình lớn hơn, hình của Tổng Thống Richard Nixon cười rạng rỡ, hai cánh tay giơ lên cao theo hình chữ V (chữ đầu của từ Anh ngữ Chiến Thắng). Đó là hình chụp khi Nixon vừa đắc cử Tổng Thống. Những ký giả về già ngày nay đều là những người trung niên vào thập niên 60. Nếu nói đến cả 10 năm đó, những biến cố đáng chú ý còn có nhiều, chẳng hạn cuộc khủng hoảng về phi đạn Cuba, những vụ bạo động ở các thành phố lớn, và cuộc chiến tranh Việt Nam khiến 58,193 quân nhân Mỹ tử trận.

Tôi là người dân gốc Việt, nên đã nghĩ đến tình hình Việt Nam vào những thời điểm đó của quá khứ. Ngày 1-11-63, cuộc chiến ở Việt Nam giữa lúc gay go, các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa đảo chính, một ngày sau đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị bắn chết. Và 3 tuần sau, ngày 22-11-93, Tổng Thống J.F. Kennedy bị ám sát. Nhìn bức hình giơ hai tay chiến thắng của Nixon sau khi thắng cử Tổng Thống năm 1968, lòng tôi thấy bùi ngùi. Năm 1968 ở Việt Nam xẩy ra cuộc tấn công Tết Mậu Thân của quân Cộng sản Việt Nam, và cũng năm đó ở Mỹ phong trào phản chiến đã lên đến cao độ chưa từng thấy. Richard Nixon ra tranh cử Tổng Thống năm đó với chủ đề lớn: Chấm dứt chiến tranh Việt Nam để rút quân Mỹ về. Kế hoạch của Nixon có điểm căn bản là "Việt Nam hóa chiến tranh", từ ngữ này vừa ra đời đã bị Cộng Sản Hà Nội bôi lọ, đặt tên là kế hoạch "đổi mầu da xác chết".

Năm 1972, Nixon được tái đắc cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2 với đa số phiếu nhiều hơn so với nhiệm kỳ đầu. Cũng năm đó cuộc mật đàm (gọi là đi đêm) giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ bắt đầu, và Hiệp định đình chiến được ký kết ở Paris tháng 1-1973. Nếu bài báo của Newsweek có tựa đề "Năm 1968 là năm đã làm thành những người Mỹ như chúng ta ngày nay", tôi nghĩ câu nói đó cũng có thể đổi lại: "Năm 1973 là năm đã làm chúng tôi thành người Việt ở Mỹ như ngày nay". Mỉa mai hơn nữa, ngày 9-8-74, Nixon bị bắt buộc phải từ chức vì vụ bê bối Watergate. Ông là vị Tổng Thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ phải từ chức.

Tất cả đã là lịch sử, đã là quá khứ. Và quá khứ là gì, nếu không phải là những kinh nghiệm đã có. Một thời để nhớ. Nhớ cách nào" Không phải bằng cách vỗ tay khen hay chê, và cũng không phải chỉ có một ngày hay một phút tưởng niệm cho thật long trọng, rồi sau đó quên đi để làm việc khác. Nhớ để học những bài học kinh nghiệm của quá khứ. Tôi chỉ xin thuật lại một câu trong bài báo của Newsweek: "Nếu vấn đề Việt Nam đã dạy chúng ta, một siêu cường, phải biết khiêm nhường như thế nào, tại sao đến nay chúng ta vẫn còn bị kẹt ở Iraq"" Cố nhiên câu này chỉ nhằm liên hệ đến cuộc vận động tranh cử vào lúc đã trở thành gay go với nhiều màn đấu đá cho cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008, để tìm người thay thế đương kim Tổng Thống George W.Bush. Vì cuộc chiến tranh Iraq, ông Bush đã mất nhiều phiếu điểm trong các poll thăm dò dư luận, chỉ còn khoảng 1/3 tán thành chính sách của ông.

Vậy thế nào là bài học của quá khứ" Bài học của quá khứ là bài học suốt đời con người. Hôm nay sẽ trở thành quá khứ của ngày mai, bởi vậy ngay giờ đây chúng ta cũng phải học. Chúng ta không chỉ học qua các biến cố do kỹ thuật truyền thông hiện đại đem đến từng giờ từng phút, mà còn phải học qua sự giao tiếp của cuộc sống xã hội phức tạp thời nay. Bất cứ thuộc ngành nghề nào, chúng ta cũng phải trau giồi kiến thức đa nguyên đa dạng để khỏi bị đào thải bởi sự bùng nổ kiến thức như ngọn trào đang ào đến chúng ta. Báo chí là môi trường dễ cho ký giả trau giồi kiến thức. Có kiến thức nhiều lương tri sẽ mở rộng. Một ký giả thu hình, thu băng video là đã nhìn bằng mắt, đó là vai trò của một người thợ. Một họa sĩ nhìn hình để vẽ, đó là đã nhìn bằng trái tim, vai trò của một nghệ sĩ. Một hình chụp có thể phai mờ với thời gian, nhưng một danh họa có thể lưu truyền mãi mãi trong tâm tư các thế hệ đến sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.