Hôm nay,  

Việt Nam: Hầm Chông Dưới Miễn Thị Thực - Nói Tiếng Việt Chưa Phải Là Người Việt?

31/08/200700:00:00(Xem: 11768)

Hoa Thịnh Đôn.-  Nhà nước Cộng sản Việt Nam thi hành Quy chế “miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài” từ ngày 1-9 (2007), nhưng có  ai biết  “hầm chông” nào núp dưới  “tấm thảm ” này không"

Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tuyên bố trên Báo Nhân Dân (29-8-07): “Quyết định miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-8-2007 vừa qua là sự khẳng định chủ trương trước sau như một của Ðảng và Nhà nước ta coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tạo điều kiện để bà con được hưởng những thuận tiện như công dân Việt Nam khi nhập, xuất cảnh Việt Nam.  Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước Việt Nam với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việt Nam là nước đi đầu trên thế giới khi thực hiện sự biệt đãi này.”

Nhưng trong cuộc phỏng vấn của Báo Hà Nội Mới (28-8-07), Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An lại nói những lời hận thù cường điệu: “Nội dung của Qui chế vừa là văn bản hướng dẫn thủ tục cho bà con Việt kiều, đồng thời cũng xác định chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về việc tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho bà con kiều bào về nước. Chính sách đó dành cho những người gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc, không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây.”

Thế  còn nói với nhiều Báo trong nước: “Quy chế miễn thị thực tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước và chính sách đó dành cho những người gắn bó với tình cảm đất nước, dân tộc; không dành cho những phần tử có hoạt động chống phá Nhà nước VN.”

Thế cũng nói thêm: “Những đối tượng thuộc diện không được miễn thị thực là những người không có hộ chiếu hoặc không có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Là những người thuộc diện "chưa được nhập cảnh VN" theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh; Vì lý do phòng chống dịch, bệnh; Vi phạm nghiêm trọng luật pháp VN trong lần nhập cảnh trước; Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.”

(Những người thuộc diện bị cấm  nhập cảnh VN theo khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Nhập cảnh là các thành phần:

a) Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;

b) Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;

c) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;

d) Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.)

Hai lý do “an ninh quốc gia” và “ddặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an” là những lý do không thể giải thích bằng luật pháp, nhưng lại cho phép Nhà nước có quyền  đối xử tùy ý đối với những người họ không muốn cho nhập cảnh.

Trước đó, ngày 22-8 (07) Lữ Phước Sơn thuộc  Vụ Công Tác Cộng Đồng Thuộc Ủy Ban Người Việt Nam ở Nước Ngoài  cũng nói với Đài BBC: “Việc chứng minh nguồn gốc Việt Nam không phải là điều khó khăn đối với kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng chủ yếu là có thật tâm với việc về thăm quê hương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, du lịch và về với thiện chí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập.” ti`m hiê"u cơ hô"i kinh doanh

CỞI MÀ KHÔNG MỞ

Ba lời tuyên bố của Bình, Thế và Sơn có trái ngược nhau không" Trên nguyên tắc là có vì một mặt có vẻ như Cộng sản muốn mở rộng vòng tay đón mọi người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng thực tế  không phải như vậy.

Xuyên qua lời họ thì Đảng và nhà nước CSVN vẫn nuôi hận thù với những người Việt Nam ở nước ngoài.  Họ vẫn nghi ngờ những người về thăm gia đình, quê hương không thật tâm, thiếu thiện chí trong mỗi  lần nhập cảnh  nên họ muốn dùng Quy chế miễn thị thực để phân loại xem ai là người sẵn sàng đứng về phía họ. 

Trước tiên, họ chỉ  bằng lòng cho vào nước những  ai  họ biết chắc có “gắn bó với tình cảm đất nước, dân tộc” hay “ có thật tâm với việc về  thăm quê hương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, du lịch và về với thiện chí, phù hợp với ý  nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay rong quá trình hội nhập.”

Nhưng “gắn bó” với đất nước, dân tộc có phải  là “gắn bó” với đảng và nhà nước không và về thăm quê hương, gia đình như thế nào mới không bị coi là “không thật tâm”, “thiếu thiện chí” hay “phù hợp với ý  nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay rong quá trình hội nhập”"

Đảng CSVN nên cho người Việt ở nước ngoài biết  rõ  “ý nguyện của nhân dân trong nước” bây giờ  là gì"   Đảng và Nhà nước CSVN đã hỏi nhân dân chưa, hay đó mới chỉ là “ý đảng” mà bảo là “ý dân” như đảng vẫn làm từ xưa đến nay"

Kể từ ngày  Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị  về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời (26-3-2004) đến nay người Việt Nam ở nước ngoài đã được Nhà nước đối xử ra sao và đảng CSVN đã làm gì để đoàn kết dân tộc"

Nhìn chung, đảng CSVN đã hòan tòan thất bại trong kế hoạch “ddỏ hóa” cộng đồng người Việt ờ nước ngoài, đặc biệt tại các nước có đông ngườ Việt như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Úc.  Hà Nội đã không được người Việt cộng tác tuyên truyền cho chế độ, không để cho  báo chí, truyền thông của Việt Nam nhiễm độc.  Đặc biệt không có cơ sở thương mại nào của người Việt chịu làm đại diện bán hàng cho Việt Nam.

Quan trọng hơn, chưa có mấy trong số trên 300 ngàn trí thức, chuyên viên  người Việt đã đáp lại lời kêu gọi của đảng CSVN về giúp nước.  Cũng chỉ có một số rất nhỏ trong số trên 3 triệu  người Việt ở nước ngoài đã về làm ăn hay sống ở Việt Nam.

NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO

Báo Điện tử VNNET ngày 2/3//07 trích lời Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học  Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều tại Bỉ, người đã về Việt Nam,  nói: “Vướng mắc cơ bản chính là rào cản tâm lý mà chưa có cơ chế phù hợp để xoá bỏ. Tôi có cảm tưởng là chưa có quyết tâm chính trị để thực thi Nghị quyết 36".

"Những tưởng sau Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, những vướng mắt trầm kha tồn đọng từ 30 năm nay sẽ được giải toả. Trên thực tế, từ hơn hai năm nay, việc huy động và sử dụng nguồn lực chất xám Việt kiều vẫn không được triển khai, dù chỉ một bước".  "Cái hố tách rời do lịch sử để lại vẫn còn chưa được bồi lấp với một tốc độ cần thiết". Và vấn đề chất xám Việt kiều còn là "vấn đề quá nhạy cảm", liên quan đến nhiều cơ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, chưa có cơ quan tổng diện điều động được nhiều bộ, đủ quyền lực, đủ tâm, đủ tầm, đủ ý chí đứng ra gánh vác.»

Ông  Hưng nói tiếp: "Hiện vẫn chưa thấy có những cơ chế hiệu quả, những hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện, kỳ vọng vẫn còn ở những khẩu hiệu, những trang giấy. Các cơ quan chức năng dường như đã ngừng lại, không quan tâm đúng mức cho vấn đề này nữa. VN vẫn chưa có được một "quyết tâm chính trị đủ lớn" để đề ra những cơ chế mới mang tính đột phá, đẩy lùi những rào cản tâm lý còn tồn đọng cũng như những quan niệm cũ kỹ có thể do hậu quả của lịch sử để lại".

Đó là lời của người trong cuộc hồi tháng 3.  Nhưng 5 tháng sau, ngày 20/8, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Bộ Ngoại giao và  Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW.

Theo Báo điện tử  của Trung ương đảng, tham dự có  các đại diện của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số lãnh đạo các cơ quan ban ngành có liên quan ở Trung ương và đại biểu là lãnh đạo Đảng, chính quyền và những người làm công tác ngoại vụ của 14 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Báo này viết: “Hội nghị cũng đánh giá công tác tuyên truyền trên lĩnh vực này còn nhiều yếu kém, nhiều địa phương thực hiện thiếu nhất quán, chưa thực sự coi trọng công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài, chưa quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của họ, có lúc, có nơi còn gây nhiều khó khăn phiền hà hoặc thành kiến, hẹp hòi đối với một số bà con việt kiều; có nơi lại quá dễ dãi, mất cảnh giác chưa đấu tranh, ngăn chăn kịp thời với những phần tử phản động lợi dùng danh nghĩa Việt kiều chống đối nhà nước ta.”

Như vậy thì có gì để  bảo đảm người Việt ở nước ngoài không hòai nghi về “sự thật thà” của đảng CSVN trong “Quyết định miễn thị thực”"

Theo Quyết định 135/2007/QDD-TTg, ngày 17-8-2007, giấy miễn thị thực có giá trị 5 năm và mỗi lần về Việt Nam, người có giấy này được “tạm trú tại Việt Nam không quá 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.”

Bộ Công an cho biết: “Người nhập cảnh theo quy chế phải thực hiện việc khai báo tạm trú với Công an phường, xã nếu tạm trú tại nhà riêng thân nhân hoặc thông qua chủ cơ sở chứa trọ để thực hiện trình báo tạm trú nếu tạm trú tại khách sạn.”

Trong khi đó, Điều 4 của Quyết định buộc người xin  cấp Giấy miễn thị thực phải có:

1. Hộ chiếu nước ngoài hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ).

2. Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các giấy tờ được cấp trước đây dùng để suy đoán về Quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An giải thích với  báo chí trong nước: “DDiều quan trọng bà con phải chứng minh là người Việt Nam thông qua một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam; giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu Việt Nam (kể cả đã hết giá trị); sổ hộ khẩu; giấy chứng minh nhân dân; giấy khai sinh; thẻ cử tri mới nhất; giấy tờ khác chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả giấy tờ do chế độ cũ cấp như hộ chiếu, thẻ căn cước, bộ giấy khai sinh) hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

“DDặc biệt, Cục QLXNC lưu ý, trong trường hợp không có một trong các loại giấy tờ nêu trên, nhất là với những người đã mất hết các loại giấy tờ, xa quê hương lâu năm thì bà con chỉ cần giấy bảo lãnh của hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú hoặc bảo lãnh của công dân Việt Nam đảm bảo đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”

“Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi đương sự là người có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam cũng được xem là giấy tờ tham khảo để xét cấp giấy miễn thị thực.”

Thế nói thêm: “DDối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam phải có giấy kết hôn, giấy khai sinh. Có thể khẳng định, thủ tục cấp giấy miễn thị thực cho bà con đã đơn giản ở mức tối đa.”

(Điều 4 của Quyết định Miễn thị thực viết : Trường hợp không có giấy tờ chứng minh  là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì đương sự có thể xuất trình giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú hoặc công dân Việt Nam bảo đảm đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.)

Tại sao lại nhiều chuyện như thế" Chẳng nhẽ một người  “nói tiếng Việt, da vàng, mũi tẹt, viết được chữ Việt” mà vẫn cần phải có giấy “chứng minh  là người Việt Nam” thì còn chuyện nào khôi hài hơn không"

Hơn nữa, nếu người này phải cần đến “Giấy bảo lãnh” của một “Hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú”  hoặc “công dân Việt Nam”  bảo đảm  thì cái Hội đoàn này, nếu không phải  thuộc loại “Việt kiều yêu nước” thì cũng phải thân CSVN. Và người Công dân kia cũng không ai khác là thứ “Công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” có đầy đủ nghĩa vụ phải tuận lệnh nhà nước.

Trong Giấy bảo lãnh, người đứng tên phải khai đầy đủ lý lịch cá nhân và “số giấy chứng minh nhân dân Việt Nam/ số hộ chiếu”.  Đối với Hội đòan,  người đại diện của tổ chức phải khai thêm: “Tên Hội đoàn” và “Chức vụ của bản thân trong Hội đoàn”.

Trong khi Giấy  Đề nghị Cấp Miễn Thị Thực cũng không khỏi gây thắc mắc cho người xin. Ngoài lý lịch chi tiết, người xin giấy còn phải khai “DDịa chỉ thường trú  trước khi ra nước ngoài (nếu có)” và Địa chỉ, điện thoại  nơi tạm trú khi về Việt Nam để “cho nhà chức trách liên hệ khi cần thiết.”

Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) - Bộ Công an  giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài  phải cần Giấy Miễn Thị thực : “ Sở dĩ phải cấp giấy miễn thị thực là để giúp bà con đi lại được thuận lợi, có giấy này mới lên được máy bay về VN, có giấy này nhà chức trách mới biết người nhập cảnh thuộc diện miễn thị thực để giải quyết các thủ tục nhập cảnh ở cửa khẩu, thủ tục tạm trú ở trong nước.”

Cũng nên biết rằng, Việt Nam Cộng sản hiện chưa nhìn nhận người có song tịch, cũng chưa nhìn nhận người Việt Nam có hộ tịch nước ngoài, nhưng “chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam” là người “nước ngoài”.

Do đó, chừng nào một người còn là “người Việt Nam” thì khi nhập vào “không phận Việt Nam” hay “nhập cảnh vào Việt Nam”  phải bị chi phối bởi Luật pháp Việt Nam.

Như vậy liệu những tài liệu “Chứng minh  là người Việt Nam” có  sẽ là sợi giây thòng lọng treo trên đầu người Việt ở nước ngoài không" -/-

(08/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.