Hôm nay,  

Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang – Nguyễn Xuân Phong (dịch Thuật: Phan Quân)

28/02/201000:00:00(Xem: 2475)

Hy vọng & Thực Tế Tan Hoang – Nguyễn Xuân Phong (Dịch thuật: Phan Quân)

LGT: Từ năm 1965 đến 1975, ông Nguyễn Xuân Phong đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ VNCH và biết nhiều bí mật dẫn đến việc mất Miền Nam. Trong thời gian hòa đàm Ba Lê về Việt Nam, từ địa vị thành viên phái đoàn lúc ban đầu, ông đã trở thành Trưởng Phái Đoàn vào giai đoạn cuối cùng, với chức vụ Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm trong chính phủ. Đặc biệt, ông cũng là nhân vật quan trọng trong Hội Nghị Thượng Đỉnh của nguyên thủ 7 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương tại Manila vào 2 ngày 24 & 25 tháng 10, 1966, nhằm thẩm định về cuộc chiến ở Nam Việt Nam với sự tham dự của Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand E. Marcos; Tổng thống Đại Hàn, Park Chung Hee; Tổng thống Hoa Kỳ, Lyndon B. Johnson; Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo VNCH, Nguyễn Văn Thiệu; Thủ tướng Úc Châu, Harold Holt; Thủ tướng Tân Tây Lan, Keith Holyoake; Thủ tướng Thái Lan, Thanom Kittikachorn; và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương VNCH, Nguyễn Cao Kỳ. Tại Hội Nghị, ông là người Việt Nam duy nhất được trực tiếp nghe trưởng phái đoàn Nam Hàn cho biết: Tổng thống Nam Hàn đã cảnh giác, [qua kinh nghiệm cuộc chiến tranh Cao Ly] nếu như hòa đàm [với VC] có xảy ra, chính phủ Sài Gòn sẽ thấy Mỹ thương thuyết thẳng với phía bên kia [VC], còn Sài Gòn chẳng nói năng gì được trong khi thương thuyết, và cuối cùng sẽ phải chấp nhận và tuân hành những gì Mỹ và VC ký kết. Quả nhiên, 6 năm sau, lời tiên đoán này đã trở thành sự thật tại Hội Nghị Ba Lê, dẫn đến bản Hiệp Định đầy phi lý, khi Mỹ toa rập với VC cho phép quân đội xâm lăng VC được tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ VNCH, dẫn đến thảm kịch 30-4-75. Trong những số trước, Sàigòn Times đã giới thiệu một số chương trong tác phẩm  "Hope and Vanquished Reality", được ông viết theo yêu cầu của "The Center for A Science of Hope" ở New York. Nay do yêu cầu của đông đảo độc giả, chúng tôi xin giới thiệu tiếp một số chương quan trọng trong tác phẩm.

*

(Tiếp theo...)

Mãi cho đến giờ phút cuối cùng, ông Thiệu thực sự tin tưởng rằng ngoài ông ra không một người Sài Gòn nào có thể thuyết phục được Hoa Kỳ cứu vớt Nam Việt Nam. Như thế, ông đã tạo ra một mối hy vọng cho chính ông. Không phải ông ở trong thế bất lực, và không phải ông từ chức vì thất vọng. Nhưng, cuối cùng ông chấp thuận làm thế bởi vì người đồng minh duy nhất và lâu đời của ông, siêu cường số một trên thế giới, bảo ông nên ra đi. Bằng cách từ chức, ông nghĩ rằng may ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự sống còn của Nam Việt Nam qua giải pháp thương thuyết giữa "Minh Lớn" và Hà Nội. Nhưng, đối với ông Thiệu, đó chỉ là trò khôi hài.
Ông Thiệu từ chức, có vẻ như với một tâm trạng mà người Pháp thường nói "après moi le déluge" (Nôm na có nghĩa là "sau ta thì đại hồng thủy"), sau ta chẳng còn gì nữa đâu! Thế nhưng dưới nhãn quan của các chuyên viên tâm thần thì như vậy có phải là một "hành động cho không, biếu không" chăng" Xét theo tình thế thì hẳn là không phải rồi. Tổng thống không bao giờ làm một điều gì vô lối, và nếu thiên hạ ở Hoa Thạnh Đốn nghĩ như thế về ông Thiệu thì thật đáng tiếc. Chính Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin cũng còn nhớ là ngày 20 tháng Tư, ông đã nhắc ông Thiệu nên quyết định vì lợi ích của nhân dân Việt Nam. Ông Martin nói như vậy trong tinh thần bằng hữu, không phải với tư cách một ông đại sứ. Ông cũng nhớ là Tổng Thống Ford đã tuyên bố nhiều lần với báo chí rằng chính phủ Hoa Kỳ không thể yêu cầu tổng thống dân cử của một quốc gia đồng minh từ chức, lại càng không thể truất phế ông bằng một cuộc đảo chính. Cuối cùng, ông Thiệu phải mất hai mươi bốn giờ suy nghĩ để đi đến quyết định đau khổ cuối cùng là từ chức, nhưng chắc chắn là phải có một dấu hiệu dành cho Đại Sứ Martin và những thân hữu của ông ở Hoa Thạnh Đốn.
Cho đến ngày 20 tháng Tư năm 1975, làm thế nào mà ông Thiệu không chịu nghĩ rằng tình hình chưa thực sự tuyệt vọng" Làm thế nào ông có thể tuyệt vọng khi Nam Việt Nam có một quân đội to lớn hàng thứ tư trên thế giới, một không lực to lớn hàng thứ tư với gần hai nghìn phi cơ, một hải quân đứng hàng thứ bảy, và hàng tỷ Mỹ kim chiến cụ và thiết bị tinh vi"
Nhưng, dù cho có một quả bom nguyên tử để tiêu diệt toàn bộ Bắc Việt thì cũng chẳng thay đổi gì được tình hình, vì vấn đề không phải ở đó. Cuối cùng, ông Thiệu phải hiểu ra và chấp nhận rằng vấn đề cấp bách là không còn tiếp tục chiến đấu được nữa và không thể tiếp tục cuộc chiến để tìm cách làm cho nhân dân Nam Việt Nam tồn tại và tránh cái thảm họa khủng khiếp là hai quân đội Việt Nam của hai miền Nam Bắc giết hại nhau nữa. Người ta nói cho ông biết rằng tình trạng của chế độ chống cộng Nam Việt Nam đã tuyệt vọng và chính ông, Nguyễn Văn Thiệu, là nguyên do của tình trạng tuyệt vọng đó. Ông liên tục bị thiên hạ nhồi nhét vào đầu óc cái viễn ảnh, theo đó ông là người gây khó khăn cho nỗ lực nhằm cứu vớt và đem lại hy vọng cho người Việt ở miền Nam, muốn có một chính phủ "không chống cộng". Thật là hết chỗ nói! Cứ một điệu nhảy "rock'n roll" đó, người ta dượt đi dượt lại với ông Thiệu từ 1967 đến 1975, mà nhộn nhịp nhất là do Hoa Thạnh Đốn cùng với các đại sứ Ellsworth Bunker và Graham Martin.


Với Hiệp Định Ba Lê và tác dụng đảo ngược về cán cân lực lượng, do Mỹ chấm dứt viện trợ và ngưng can thiệp, trong khi các sư đoàn chính quy Bắc Việt cứ tiếp tục hiện diện ở phía Nam, và vũ khí cùng đạn dược của Liên Xô và của Trung Quốc cứ tự do tràn vào Hà Nội thì làm sao Nam Việt Nam sinh tồn được với tư cách là một quốc gia" Ấy thế mà ai ai cũng ngây thơ tiếp tục nuôi dưỡng đủ mọi cách để hy vọng. Vì không thể tìm đâu ra một giải pháp nào tốt hơn, thiên hạ đành phải chấp nhận sự gợi ý của Hà Nội là ông Thiệu nên từ chức.
Nên chi, hồi mùa xuân 1975, nhật lệnh cho quân lính VNCH là ngưng chiến đấu, và hy vọng có một giải pháp ôn hòa để thoát khỏi tình trạng hổn độn. Ba Lê hợp lực với Hoa Thạnh Đốn nhằm thuyết phục ông Thiệu nhanh chóng trao quyền cho Phó Tổng Thống, cụ Trần Văn Hương già nua và bệnh hoạn. Dĩ nhiên là ông Hương cũng chẳng có nhiệm vụ gì khác hơn là diễn lại kịch bản đó bảy ngày sau, khi "Minh Lớn" được dịp khoác lên mình chiếc "long bào" và trở thành hiện thân duy nhất cho niềm hy vọng có một không hai. Thất vọng tạm thời tan biến và hy vọng bắt đầu xuất hiện trong lòng dân chúng ở Nam Việt Nam.
Thực tế mà nói, việc Tổng Thống Thiệu từ chức ngày 21 tháng Tư năm 1975 đúng là một thông điệp rõ ràng cho một triệu quân sĩ Việt Nam Cộng Hòa biết rằng chẳng còn cuộc chiến đấu nào đáng để tiến hành nữa cả. Ngày 22 tháng Tư, Tổng thống Pháp Giscard d'Estaing cũng phụ họa thêm bằng cách kêu gọi mọi người ngưng bắn và cùng nhau ngồi vào bàn thương thuyết (chiếc bàn tròn rộng lớn nổi danh ở Ba Lê lại sẵn sàng để có thể sử dụng ngay).
Sau khi từ chức ngày 21 tháng Tư, ông Thiệu vẫn còn quyết liệt ôm lấy một mối "hy vọng khơi khơi" là vào phút chót Mỹ sẽ ồ ạt can thiệp bằng quân sự để ngăn ngừa Nam Việt Nam có nguy cơ sụp đổ, lọt vào tay quân lính Bắc Việt. Dù cho ngày 23 tháng Tư, tại trường đại học Tulane ở New Orleans, Tổng Thống Ford đã "mặt dạn mày dày" lên tiếng kêu gọi dân chúng Mỹ hãy đưa Chiến Tranh Việt Nam lui vào dĩ vãng, hãy quên đi quá khứ và nhìn về tương lai (nói dễ hơn làm), ông Thiệu vẫn cứ chờ, cứ đợi, nhưng vô ích, nên chỉ chịu rời bỏ xứ sở ra đi tối ngày 25 tháng Tư, sau khi được Đại Sứ Graham Martin gọi tới gọi lui, yêu cầu lên chiếc phi cơ đặc biệt C118 của không lực Hoa Kỳ để đi Đài Loan cùng với cựu thủ tướng, đại tướng Trần Thiện Khiêm. Ngay trước khi lên máy bay, ông Thiệu còn bỏ ra nửa phút gọi điện thoại cho tôi để từ giả, bảo tôi nên thận trọng và hãy lo cho những bạn bè còn ở lại Sài Gòn.
Cụ thể mà nói, chương trình, hành động và hy vọng của ông Thiệu có ba mặt. Thứ nhứt, ông tìm cách gắn liền danh dự của Mỹ với sự sống còn của chế độ chính trị chống cộng ở Nam Việt Nam. Kế đến, ông cố tình để cho tình hình quân sự suy đồi đến độ Hoa Thạnh Đốn cảm thấy vô cùng xấu hổ, phải can thiệp mạnh bạo bằng quân sự. Thứ ba, nếu như Hoa Kỳ quyết định không ngăn chận đà tiến quân của lực lượng Bắc Việt thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không bị đưa vào một cái thế phải chạm trán với cộng quân. Nói cách khác là sẽ không có vấn đề Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục kéo dài chiến tranh mà không có sự hiện diện và trợ lực của Hoa Kỳ để hậu thuẩn cho ông Thiệu. Nếu Hoa Kỳ không chi viện thêm nữa và không muốn chống lại việc Bắc Việt có thể sẽ nắm quyền ở Nam Việt Nam thì không có lý gì để cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kéo dài cuộc chiến đấu và giết hại nhau đôi ba tháng nữa, chỉ vì "Minh Lớn". Ông Thiệu cho thực thi những ý kiến đó hồi tháng Giêng năm 1975. Khi ra đi hồi tháng Tư trong năm, ông để cho Cụ Hương và "Minh Lớn" lãnh đủ những hậu quả đó. Thế là, hai ông này tùy nghi có những quyết định lịch sử, hân hoan vẫy chào hay cúi đầu nhượng bộ, tùy theo Hoa Thạnh Đốn có hạ màn hay không, và hạ theo kiểu cách nào đó.
Hơn nữa, khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không chấp nhận chiến đấu với lực lượng Bắc Việt thì nguy cơ tắm máu ở Sài Gòn và ở nhiều thành phố lớn khác của Nam Việt Nam sẽ giảm thiểu khá nhiều và chắc chắn sẽ tránh đổ máu cho thường dân vô tội.
Trong những ngày cuối cùng của chế độ chính trị Sài Gòn, Tổng Thống Hương và nhiều người Sài Gòn chắc chắn sẽ tự hỏi mãi là tại sao Mỹ chẳng làm gì nữa để giúp đỡ họ. Hai mươi năm trước đó, người Mỹ đã đem lại hy vọng cho họ và làm cho họ tin tưởng vào tự do dân chủ. Điều đó đã trở thành nếp sống của nhiều người ở Nam Việt Nam. Ông Hương đã lớn lên trong thời kỳ thực dân Pháp, nói rành rẽ tiếng Pháp, và đã đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa thực dân Pháp lẫn chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông không biết tiếng Anh nhiều và đặc biệt là không ưa Mỹ. Hoa Kỳ là đồng minh duy nhất khả dĩ hậu thuẫn cho cuộc tranh chấp với người anh em thù nghịch cộng sản nên ông đành chấp nhận thực tế. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.