Hôm nay,  

Tại Sao Tôi Ủng Hộ Lời Kêu Gọi Của Ht Thích Quảng Độ?

19/09/200900:00:00(Xem: 4039)

Tại Sao Tôi Ủng Hộ Lời Kêu Gọi của HT Thích Quảng Độ"

Hòang Đạo Thế Kiệt

Ngày 29-3-2009 Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đưa ra Lời Kêu Gọi “Bất tuân Dân sự / Biểu tình tại gia” để hô hào đồng bào gây áp lực đòi Việt cộng phải ngưng cho Trung cộng khai thác quặng nhôm trên Cao Nguyên Trung Việt. Lời Kêu Gọi đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi suốt mấy tuần qua tại hải ngọai. Có người bênh, kẻ chống. Có bài viết đứng đắn, có lý luận. Có bài viết dông dài, chửi bới bẩn thỉu.
Mặc dầu chỉ có dăm bẩy người chống đối so với hàng mấy trăm đòan thể cùng mấy ngàn cá nhân ủng hộ Lời Kêu Gọi nhưng thiết nghĩ trong thời đại tin học và trong cuộc tranh đấu giành tự do dân chủ của dân ta, tuyên truyền chính trị là một lợi khí quyết định, nên các tổ chức và cá nhân liên hệ không nên coi thường mà cần tìm cách giải tỏa những ngụy luận thọat nghe có vẻ hợp lý nhưng xét kỹ thì rất nguy hại. Rất tiếc cho đến nay dường như chưa có ai minh danh làm việc đó, tuy đã có nhiều người khác lên tiếng phản bác.
Bài viết này không nhằm tranh cãi với ai (nên sẽ không nêu tên ai, dù phải có ít nhiều trích dẫn) mà chỉ để nói lên các lý lẽ tại sao người viết đã ủng hộ Lời Kêu Gọi nói trên, đồng thời cũng để góp phần soi sáng thêm vấn đề, để những ai thực tâm chống cộng mà vì nhẹ dạ, ít thì giờ tìm hiểu, nên có thể bị những suy diễn sai lạc làm cho hoang mang, có thêm dữ kiện để nhận định.
Để bắt đầu, trước hết chúng tôi xin nói sơ qua về Lời Kêu Gọi.
Lời Kêu Gọi được Hòa thượng Thích Quảng Độ, Quyền Viện Trưởng Viện Tăng Thống GHPGVNTN đưa ra để kêu gọi đồng bào tham gia vào một chiến dịch “bất tuân dân sự”, mà chủ điểm là cuộc “biểu tình tại gia”. Mục đích của Lời Kêu Gọi là để tẩy chay các sinh họat thừơng nhật trong 1 tháng để gây áp lực đòi bạo quyền Việt Cộng phải ngưng cho Trung cộng đem người vào Cao nguyên Trung Việt khai thác các mỏ quặng nhôm. Vì đây là một dự án bị mọi giới, từ các nhà khoa học đến các nhà văn hóa, chính trị, cựu quân nhân… coi là vô cùng tai hại, nhất là về các mặt môi sinh, văn hóa, quân sự, nhưng đã bị Việt Cộng bí mật giao dịch và độc đóan quyết định cho Trung cộng vào khai thác mà không bàn với ai, không cho ai biết, nên đã gây phẫn nộ lớn lao cho tòan dân. Cho nên mọi tầng lớp dân chúng đã hầu như đồng lọat lên tiếng phản đối mạnh mẽ, làm cho Vc phải bối rối tìm cách chống đỡ.
Có 3 điểm quan trọng nhất đã gây ra tranh luận gay gắt nhất và bị phỉ báng nặng nề nhất, phỉ báng cả Lời Kêu Gọi lẫn người đưa ra Lời Kêu Gọi. Người viết sẽ chỉ đề cập đến mấy điểm chính đó, bỏ qua những chi tiết rườm rà để khỏi làm mất thì giờ của người đọc.

Điểm thứ nhất: Đại hội đại biểu trong ngòai nước.

Đại hội này được nêu lên trong yêu sách thứ 3 của Lời Kêu Gọi, nguyên văn như sau: “Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam khẩn cấp triệu tập một Đại hội đại biểu toàn dân bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật cơ khí luyện kim, các chiến lược gia quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc bất phân chính kiến, tôn giáo trong và ngoài nước để cùng nhau thống nhất ý kiến chận đứng việc khai thác bô-xít ở Tây nguyên".
Lý do chống đối (trích nguyên văn 1 email): “Văn bản Lời Kêu Gọi là một trò điếm đàng, lưu manh, một cái bẫy rập của bọn giặc giăng ra để đánh lừa toàn dân trong và ngoài nước”, và: “Mục tiêu chính mà bọn việt gian cộng sản nhắm tới là triệu tập một "Hội Nghị Ziên Hồng", nhằm thâu tóm toàn bộ cộng đồng người Việt tại hải ngoại! Mục tiêu này được diễn tả qua Yêu Sách số 3 của hòa thượng Quảng Độ…” Nhóm chữ “trong và ngoài nước”: ý muốn nói đại biểu đủ mọi thành phần ở hải ngoại hãy về quỳ mọp dưới chân đảng cướp việt gian cộng sản để đầu hàng, để xin được gặm những khúc xương! Đối tượng chính của bọn giặc là cộng đồng người Việt tại hải ngoại vì đó là cái mỏ đô la vô tận! Những thành phần trong nước chỉ là mục tiêu phụ.” (hết trích)
Lý do ủng hộ. Người viết ủng hộ Lời Kêu Gọi vì 2 lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất. Ai cũng biết, cả những người tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước lẫn bạo quyền Việt Cộng đều cố vận động để được sự ủng hộ của khối người Việt tỵ nạn hải ngọai. Việt Cộng thì từ lâu đã ra sức dùng mọi thủ đọan để nắm lấy khối này hầu khai thác tiền bạc, chất xám, và để triệt tiêu nốt mầm mống chống cộng cuối cùng. Đó chính là mục đích của chiêu bài kêu gọi ‘xóa bỏ hận thù để về xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa’ của chúng. Còn các thành phần tranh đấu cho tự do dân chủ thì cũng luôn luôn kêu gọi người Việt hải ngọai ủng hộ để có thêm sức mạnh trong công cuộc tranh đấu giành lại tự do từ tay bạo quyền, như bấy lâu vẫn làm.
Như thế, tuy 2 bên Cộng sản và Quốc gia cùng vận động để giành sự hậu thuẫn của khối tỵ nạn, cuộc vận động của các thành phần tranh đấu cho tự do hòan tòan có chính nghĩa, chúng ta phải ủng hộ. Còn cuộc vận của bạo quyền và tay sai, dụ ta về ‘quỳ mọp’ dưới chân chúng để hòa hợp hòa giải với chúng là phi nghĩa, chúng ta chống đến cùng.
Đây là điều hiển nhiên không thể chối cãi được. Điều này có nghĩa là sự hợp tác trong ngòai tự nó không phải là điều tốt hay xấu mà còn tùy thuộc ở thành phần chủ xướng và ở mục đích nhằm tới. Không thể cứ thấy kêu gọi hợp tác trong / ngòai là tức thì lên án là phi nghĩa, phải chống lại ngay.
Vậy thì, trong trường hợp Lời Kêu Gọi này, thành phần chủ xướng là Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người từng được coi là tranh đấu tích cực nhất cho tự do nhân quyền, còn mục tiêu nhắm tới là kêu gọi đòan kết trong ngòai nước để cùng nhau chống lại việc Trung cộng khai thác quặng nhôm, là việc tòan dân đang đứng lên chống lại, thì ủng hộ là đương nhiên, tại sao lại chống" Chẳng lẽ chống Lời Kêu Gọi chống khai thác mỏ bauxite để ủng hộ việc Việt Cộng cho Trung Cộng tiếp tục khai thác các mỏ nhôm, cực kỳ có hại cho quốc gia dân tộc"
Rõ ràng là chúng ta đứng trước một sự chọn lựa: ủng hộ ‘bô xít’ hay chống bô xít" Là người Quốc gia, dĩ nhiên người viết phải chống bô-xít, tức là phải ủng hộ Lời Kêu Gọi chống bô-xít của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Thành ra nếu nông cạn, nghĩ không tới, mà cứ cho là mình giỏi lắm, đang nắm chân lý, rồi hành xử bừa bãi thì chẳng khác gì a tòng với giặc, phản bội chính nghĩa, chỉ làm hại cho công cuộc chung. Đó chính là ý nghĩa căn bản của yêu sách 3, đồng thời là lý do chính đáng nhất để ủng hộ Lời Kêu Gọi.
2/ Lý do thứ hai là về việc yêu cầu nhà cầm quyền khẩn cấp triệu tập một Đại hội đại biểu tòan dân. Khi đọc 3 yêu sách của Hòa thượng Quảng Độ người viết hiểu ngay rằng đây là 3 thách thức mà VC sẽ không thể thực hiện được, vì nếu làm thật thì sẽ đụng to với Trung cộng, còn làm giả hoặc không làm được thì sẽ để lộ rõ cái gian trá, khiếp nhược của mình.
– Yêu cầu thứ nhất là đòi “Nhà cầm quyền VN cấp tốc nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa của mình theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (UNCLOS) trước ngày quy định của Liên Hiệp Quốc, là ngày 13 tháng 5 năm 2009, để bảo vệ quyền lợi và lãnh hải tổ quốc…”
Thực tế nay cho thấy Việt Cộng tuy đã nộp đơn, nhưng chỉ nộp cho có lệ như vẫn làm từ trước tới giờ chứ không làm gì để thực sự bảo vệ chủ quyền thềm lục địa và các hải đảo của ta. Không những thế, trong họa đồ đệ nạp Liên Hiệp Quốc, Việt Cộng còn cố ý để trống một khỏang không xác định phần thềm lục địa của mình, để né tránh, sợ đụng với Trung Cộng. Như thế, thử hỏi yêu sách này có lợi hay có hại cho Việt Cộng" Việc đưa ra yêu sách đó tốt hay xấu, nên chống hay ủng hộ" Câu trả lời sẽ cho thấy đây là một điểm thắng cho Lời Kêu Gọi.
- Yêu cầu thứ hai là đòi “Nhà cầm quyền Việt Nam công bố toàn bộ nội dung hai bản Hiệp ước Biên giới trên đất liền và trên biển ký kết giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1999 và 2000, kèm theo các bản đồ là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước, để toàn dân được biết sự toàn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã đem xương máu gầy dựng”.
Yêu cầu này, cho đến nay Việt Cộng vẫn chưa dám làm, vì chắc chắn là có những khuất tất mà để lộ ra sẽ bị tòan dân nguyền rủa là bán đất của Tổ Quốc cho kẻ thù truyền kiếp. Như vậy có phải là đòi hỏi này đã lột trần tội ác bán nước của VC không, và điều đó có lợi cho ai" Đây lại là điểm thắng khác nữa của Lời Kêu Gọi.
- Yêu cầu thứ ba là đòi “Nhà cầm quyền Việt Nam khẩn cấp triệu tập một Đại hội đại biểu toàn dân bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật cơ khí luyện kim, các chiến lược gia quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc bất phân chính kiến, tôn giáo trong và ngoài nước để cùng nhau thống nhất ý kiến chận đứng việc khai thác quặng bô-xít ở Tây nguyên”.
Về điểm này, cho đến nay Việt Cộng cũng lại không làm được. Nhìn qua thì có người tưởng là Lời Kêu Gọi âm mưu đưa hết hải ngọai về dâng cho bạo quyền, như mấy nhà chống đối cáo buộc. Nhưng Việt Cộng không là con nít. Chúng thừa khôn ngoan để biết rằng hàng trăm tổ chức và hàng ngàn cá nhân ở hải ngọai ký tên ủng hộ Lời Kêu Gọi là để ủng hộ việc chống chúng cho Trung Cộng khai thác mỏ nhôm chứ đâu để ủng hộ “mưu đồ làm tay sai cho chúng của Hòa thượng Quảng Độ” để về ‘quỳ mọp’ dưới chân chúng! Gỉa dụ như chúng quá ngu, tin như những nhà chống cộng kịch liệt cáo buộc, rằng Hòa thượng Quảng Độ đã ‘bán đứng’ được bấy nhiêu hội đòan và cá nhân cho chúng, và “hồ hởi phấn khởi vồ lấy, triệu tập đại hội” thì sẽ thấy hố to như thế nào! Hẳn nhiên là chúng biết rằng, ngay đối với đồng bào quốc nội, kể cả cái quốc hội bù nhìn, mà chúng còn không dám đưa ra để hỏi ý kiến, nói gì đến triệu tập hải ngọai. Mà lấy quyền gì để triệu tập" Triệu tập ai ngòai bọn nằm vùng và mấy đòan thể ma, phản bội, bị tập thể tỵ nạn khinh rẻ vì đã bị mua chuộc và đi theo chúng từ hồi nào chứ đâu phải đợi đến bấy giờ mới bị “bán đứng”.
Kết quả là thách thức thứ ba của Lời Kêu Gọi, Việt Cộng cũng không đáp ứng được. Không những thế, thất bại này còn đánh một đòn nặng cho nghị quyết 36 và cho tham vọng thôn tính hải ngọai của chúng. Thành ra yêu sách số 3, diễn giải nôm na ra là: “các anh khoe là người Việt hải ngọai là của các anh, và đã chiêu dụ được bao nhiêu đòan thể và cá nhân rồi, thử triệu tập một đại hội để lấy ý kiến thống nhất ủng hộ các anh coi”, cũng thất bại ê chề, đem thêm một điểm thắng lớn nữa cho Lời Kêu Gọi, một điểm thua đau nữa cho bạo quyền.
Nói tóm lại thì thực tế đã chứng minh thật rõ 3 yêu cầu của thầy Quảng Độ chính là 3 thách thức đối với bạo quyền Việt Cộng. Ba yêu cầu đó đã đẩy VC vào thế kẹt, làm thì không được mà không làm được thì bị rơi mặt nạ gian manh cùng ý đồ bán nước của chúng.

Điểm thứ hai: Lời Kêu Gọi lừa bịp hải ngọai về hòa hợp hòa giải với VC

Lý do chống đối. (Trích dẫn): “Mục tiêu chính của ông ta nằm ở trang cuối, kêu gọi “hòa hợp hòa giải”. Cũng chỉ là một trò hề điếm đàng chính trị được lập lại dưới một hình thức khác (bô-xít): tất cả mọi tổ chức trong và ngoài nước phải tập hợp lại, đứng dưới lá cờ máu của việt gian cộng sản để “chống ngoại xâm”! Yêu Sách số 3 trong văn bản Lời Kêu Gọi. Nó quá trơ trẽn, quá sức lộ liễu. Ngoài sự lươn lẹo về từ ngữ, khỏa lấp dưới lớp áo bô-xít, Yêu Sách số 3 chỉ có nghĩa là: Cộng đồng người Việt tại hải ngoại hãy đầu hàng. Hãy về đây quỳ mọp dưới chân bác và đảng!” (hết trích)
(Trích dẫn khác)… “đây là cách nói của những kẻ kêu gọi ‘hòa hợp hòa giải’ với Việt gian cộng sản, lập lờ đánh lận gian dối với người nhẹ dạ nhiệt tình đấu tranh. “Nhà cầm quyền khẩn cấp triệu tập đại hội đại biểu trong và ngoài nước để cùng nhau thống nhất ý kiến” Có nghĩa là đừng chống việt gian Cộng Sản mà hãy “thống nhất” với việt gian Cộng Sản trong và ngoài nước, hãy lập đại biểu để ngồi với chúng, chấp nhận chúng là chính quyền, thống nhất với chúng v..v... Nghe được lời kêu gọi này bọn việt gian hải ngoại mừng quá, 108 hội đoàn của nhiều thành phố vội vàng họp báo đồng thanh ký tên hưởng ứng. Lướt nhìn qua danh sách những khuôn mặt có tên tuổi trong cộng đồng đấu tranh mặc 5-7 sắc áo, nắm giữ những chức vị quan trọng các hội đoàn, đảng phái chườn mặt ra ký tên yểm trợ: Câu hỏi được đặt ra là tại sao một việc hoàn toàn vô lý như vậy lại có nhiều người nổi danh trong cộng đồng đấu tranh ùa theo hưởng ứng" Và ít ai dám lên tiếng chống đối vì sợ bị chụp mũ" (hết trích).
Lý do ủng hộ. Điểm này có phần tương tự như điểm thứ nhất vừa nói ở trên: triệu tập đại hội đại biểu trong /ngòai, và cũng đã được giải thích phần nào ở trên. Tuy nhiên ‘hòa hợp hòa giải” là vấn đề tối quan trọng, rất nhiều người tỵ nạn triệt để chống đối nhưng cũng có lắm kẻ lợi dụng chiêu bài này để đánh phá người Quốc gia nên chúng tôi muốn trình bày thêm cho được minh bạch, hy vọng có thể góp ý để tránh đỡ hiểu lầm. Sau đây là mấy yếu tố khiến người viết biết Lời Kêu Gọi không phải là hòa hợp hòa giải (cuội).
- Một là người viết phân biệt rõ có 2 lọai hòa hợp hòa giải. Một lọai mà chúng ta thường nghe đến là lọai do Việt Cộng và tay sai chủ trương. Vì người Việt tỵ nạn đang sống tự do ở nước ngòai, không thuộc quyền cai trị của Việt Cộng, nhưng lại có nhiều tiền của và nhiều tài năng, hơn nữa lại chống chúng, nên Việt Cộng phải dùng mọi cách để nắm lấy. Đấy chính là lý do khiến Việt Cộng đưa ra sách lược ‘xóa bỏ hận thù, xây dựng quê hương’ mà chúng đã vận dụng từ lâu để quyến dụ những người nhẹ dạ, thiếu ý thức, đem tiền của, chất xám v.v. về phục vụ cho chế độ của chúng. Tuy nhãn hiệu là hhhg nhưng thực chất đây chỉ là một hình thức đầu hàng trá hình của một số người chỉ vì chút quyền lợi nhỏ nhen mà phản bội đồng bào đi làm tay sai, làm đẹp cho một chế độ độc đảng, độc tài, gian ác, tham nhũng, lạc hậu của cộng sản. Cho nên người Việt Quốc gia chân chính triệt để chống cái bẫy sập hòa hợp hòa gỉai đó.
Còn lọai kia là thứ “hòa hợp hòa giải ngược chiều”, đúng hơn là một sự sống chung miễn cưỡng, giữa người dân bị trị và Cộng sản thống trị. Vì đã bị bạo quyền nắm trong tay, dí súng vào đầu, tước đọat mọi quyền tự do, bóc lột bằng mọi cách, đồng bào không còn cách nào hơn là phải chấp nhận tạm sống dưới gông cùm Cộng sản. Dĩ nhiên là không phải gục đầu sống nhục nhã như nô lệ. Dưới hình thức này hay hình thức khác, người dân vẫn luôn tranh đấu để đòi lại tự do, nhân quyền. Họ đòi phải “dân chủ hóa” chế độ. Nhưng điều đó không dễ. Việt Cộng không bao giờ chịu chia xẻ quyền lực với ai, nên vẫn ra sức tránh né, chống lại bằng mọi thủ đọan. (Đây là lý do hải ngọai vẫn đòi Việt Cộng phải hòa hợp hòa giải với đồng bào trong nước đi đã rồi hãy đòi hòa hợp hòa gỉai với người Việt hải ngọai). Đòi quá thì chúng dùng dùi cui, roi sắt, và nhà tù để trấn áp. Còn nếu xuống đường biểu tình và bạo động thì chúng sẽ thẳng tay đàn áp, tàn sát. Thành ra người dân và Việt Cộng luôn ở trong thế giằng co: đối nghịch với nhau nhưng phải sống chung với nhau và trong khi chung sống với nhau vẫn phải đấu tranh chống nhau. Điều này đưa đến hậu quả là một sự hòa hợp hòa gỉai giả tạo, nhưng bắt buộc. Trong khi chưa lật đổ được bạo quyền thì đồng bào không còn chọn lựa nào hơn là phải chấp nhận thực tế đó, nhưng vẫn bền bỉ tranh đấu, giành lại được chừng nào hay chừng nấy.
Trong cuộc tranh đấu đầy khó khăn nguy hiểm này đồng bào rất cô đơn, không có một tấc sắt trong tay, nên rất cần được sự yểm trợ ít nhất là về mặt tinh thần của hải ngọai, nhất là của tập thể người Việt tự do. Nếu chúng ta không hiểu như thế để không những đã không yểm trợ mà còn chống phá thì vô hình trung đã phản lại đồng bào, tiếp tay cho giặc.
- Hai là về chính nghĩa của cuộc tranh đấu trong nước. Một khi đã thấy rõ có 2 lọai hòa hợp hòa gỉai đối nghịch nhau thì đương nhiên phải có vấn đề chọn lựa chứ không thể coi các cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước cũng giống như mưu đồ hòa hợp hòa gỉai ngòai nước của Việt Cộng. Trong quá khứ dường như ít ai vạch rõ sự khác nhau và đối nghịch nhau giữa 2 lọai đó, một đằng có chính nghĩa -phục vụ quốc gia dân tộc, một đằng phi nghĩa -phục vụ bạo quyền, nên đã có một số người vô tình hay cố ý nhầm lẫn, hễ thấy các nhà dân chủ trong nước có hành động hoặc giải pháp đấu tranh nào là vội hô hóan, chỉ trích, lăng mạ bừa bãi, bất kể ai chủ trương, nội dung tốt xấu thế nào.
Có 2 yếu tố chính để phân định thế nào là một hành động đấu tranh có chính nghĩa. (không phải là cuội, tay sai Cộng sản). Đó là yếu tố nhân sự: người hay tổ chức chủ xướng phải là người dân, đối lập với bạo quyền. Và yếu tố đường lối: mục đích của hành động phải minh bạch chống lại hay không có lợi cho bạo quyền. Khi 2 yếu tố đó tương hợp với nhau thì sự chọn lựa để yểm trợ có thể coi như đúng. Dĩ nhiên không thể đúng 100%, vì vấn đề vô cùng phức tạp, và còn tùy thuộc ở uy tín của người hay tổ chức khởi động, tính cách đa diện của vấn đề đưa ra, chưa nói đến bàn tay khuấy phá của Việt Cộng.
Để cho rõ nét hơn, người viết xin lấy một trường hợp điển hình xẩy ra cách đây vài tháng. Một bản Tuyên Bố do một đòan thể trong nước đã được đưa ra để đòi dân chủ hóa đất nước. Bản Tuyên Bố vạch ra những tội lỗi nặng nề của Việt Cộng từ suốt bao nhiêu năm nay và nói nay đã đến lúc phải thóat ra khỏi chế độ Cộng sản bạo tàn đó. Bản Tuyên Bố hô hào đồng bảo hãy đứng lên tranh đấu, tẩy chay, cô lập, đám lãnh tụ Việt Cộng để tạo áp lực buộc chúng phải trả lại tự do cho tòan dân, phải tổ chức một cuộc bàu cử tự do, có quốc tế kiểm sóat v.v.
Bản Tuyên Bố đã được một số khá đông đòan thể và cá nhân, cả trong lẫn ngòai nước ủng hộ. Tuy nhiên cũng có vài người chỉ trích gắt gao. Họ cho rằng thực chất của Bản Tuyên Bố là hòa hợp hòa giải với cộng sản. Họ bảo đòi tự do là một kiểu xin/cho, đòi đa nguyên đa đảng là chấp nhận sống chung với Cộng sản, và đòi bàu cử quốc hội là để hợp thức hóa ngụy quyền Hà-Nội!
Ở đây người viết không bàn sự đúng sai của các ý kiến đó mà chỉ muốn nói tỉ dụ trên cho thấy là đã có một sự lầm lẫn lớn lao về hòa hợp hòa giải, nếu không phải là có một hậu ý xấu. Những người chỉ trích đã không hiểu là các cuộc tranh đấu đòi đa đảng, đòi công lý, đòi bàu cử v.v. không nhằm để sống chung (hòa hợp hòa giải) với Việt Cộng mà để dần dần lọai chúng ra khỏi sân khấu chính trị. Họ muốn quốc nội phải làm đúng như họ nói, nghĩa là phải lật đổ bạo quyền đi, không đòi hỏi gì hết, vì đòi hỏi là hòa hợp hòa gỉai. (Nếu ai làm được như vậy thì cá nhân người viết xin hoan nghênh và ủng hộ hết mình. Nhưng ai làm việc đó, bao giờ làm, và trong khi chờ đợi thì đồng bào không được đòi hỏi gì hết") Họ cũng không ý thức đuợc rằng chỉ cần có tự do ngôn luận thôi là Việt Cộng sẽ sụp đổ. Và họ cũng không tin rằng nếu có bàu cử tự do một quốc hội mới thì Việt Cộng sẽ thua to (nên từ bao năm nay chúng vẫn không dám làm).
Tóm lại, họ không cho những đòi hỏi đó là đấu tranh, và không cần biết đòi được như thế là sẽ giết dần cộng sản. Nhưng Việt Cộng thì biết rõ lắm. Nên Nguyễn minh Triết đã phải nói với cán bộ đảng viên của y là bỏ điều 4 hiến pháp (tức chấp nhận đa đảng) là tự sát. Cho nên trước sau gì Việt Cộng vẫn phải triệt để chống lại các đòi hỏi đó. Và trước sau gì đồng bào vẫn xóay cuộc tranh đấu vào mấy điểm chủ chốt đó. Và, nếu giành được thắng lợi lớn bé nào từ tay ngụy bạo quyền cũng đều là qúy cả. Như đòi Việt Cộng phải đưa vụ Bô-xít ra quốc hội (bù nhìn) bàn cãi. Ít ra nó cũng là chỉ dấu của một sự nhượng bộ, sẽ tạo ảnh hưởng cho mai sau.
Nhưng cũng xin nói lại, nếu ai tự cho rằng mình có khả năng về nước để chỉ cho đồng bào biết thế nào mới là đấu tranh thật sự, không phải là cò mồi và hòa hợp hòa gỉai, hoặc có một phương thức tranh đấu siêu đẳng nào khác để diệt Việt Cộng, thì người viết đảm chắc là đồngbào sẽ nhiệt liệt hoan nghênh và tôn làm đại lãnh tụ!
- Ba là bản chất của sự hòa hợp hòa giải. Hòa hợp hòa giải từ bản chất đã có yếu tính ôn hòa, bất bạo động. Một người hay tổ chức chủ trương hòa hợp hòa g là đã hàm ngụ yếu tính đó bên trong. Một hành động hòa hợp hòa giải vì thế cũng mang tính ôn hòa, bất bạo động.
Nhưng điều cần ghi nhớ ở đây là, sự sống chung giữa người bị thống trị với bọn thống trị chỉ là bất đắc dĩ, và sự hòa hợp hòa gỉai trong thực chất chỉ hòan tòan là gỉa dối. Bởi vì cuộc tranh đấu của đồng bào vẫn không ngừng. Và tính cách ôn hòa bất bạo động của các cuộc tranh đấu vì thế cũng mang tính cách tích cực chứ không thụ động. Sự kiện hầu như tất cả mọi người trong nước, từ cá nhân đến tổ chức đều công khai tuyên bố chủ trương tranh đấu ôn hòa, cũng không phải là tuyệt đối như vậy. Nhu cầu thực tế đòi hỏi như vậy thôi. Đó là phương thức thích hợp nhất trong hiện tình.
Trong khi chờ đợi một thời cơ thuận tiện hơn, trong khi không có một tấc sắt trong tay, và trước một địch thủ vô cùng tàn bạo, đồng bào không làm gì hơn được là phải tranh đấu bằng một đường lối ôn hòa, thích nghi với hòan cảnh, nghĩa là sức tới đâu tranh đấu, đòi hỏi tới đó, phải thật khôn ngoan, bền bỉ, tùy theo tình hình mà tiến từng bước một, giành được phần nào hay phần ấy chứ không thể vọng ngôn vọng động. Có người đòi tự do tôn giáo. Có người đòi tự do nghiệp đòan. Có người đòi tự do ngôn luận. Có người đòi trả lại ruộng đất. Có người chống dâng đất hiến biển. Có người tập trung cầu nguyện cho công lý. Lại có người kêu gọi chống khai thác quặng nhôm. Nhưng tuyệt nhiên chưa thấy ai hô hào xuống đường bạo động để lật đổ ngụy quyền. (Xin nhấn mạnh lại là dù không chủ trương bạo động, bạo động vẫn có thể bất ngờ xẩy ra, do những yếu tố không kiểm sóat được. Nhưng dù bạo động có thể xẩy ra, không ai tuyên bố lấy bạo động làm chủ trương, vì nó không thích hợp và tốn xương máu).
Có kẻ chê tranh đấu ôn hòa là hèn nhát, nhưng thật ra họ can đảm gấp ngàn lần những người ngồi ở hải ngọai lớn tiếng đòi phải xuống đường trực diện đối chọi với bạo quyền và lật đổ chế độ bằng bạo lực. Sự can trường của đồng bào cũng như một số những nhà dân chủ chân chính đã được chứng tỏ qua những cuộc biểu tình từ năm mười người đến hàng chục ngàn người. Nhưng kết quả thế nào hay sau đó đã có bao nhiêu người bị trả thù bằng tù đầy tra tấn dã man thì ít ai nghĩ tới và càng ít ai ở hải ngọai làm được gì để làm vơi cái đau khổ của họ.
Người viết biết rất rõ cái nguyên tắc cố hữu của cộng sản là chỉ đi chiếm của người khác làm của mình chứ không bao giờ chịu nhượng bộ chia xẻ của mình cho người khác nên đồng ý với tin tưởng rằng bạo quyền phải bị lọai trừ bằng mọi cách. Nhưng trước tình thế vô cùng khó khăn hiện nay, và trong khi chờ đợi một thời cơ thuận tiện hơn, chúng ta cũng phải hiểu là đồng bào không làm gì được hơn là đòi bạo quyền phải hòa hợp hòa gỉai với người dân, thay vì coi người dân như nô lệ, như xúc vật. Các cuộc tập trung cầu nguyện đòi công lý của giáo dân Thiên Chúa giáo, các cuộc tập họp đòi lại đất của dân oan, và mới nhất là bất tuân dân sự và Lời Kêu Gọi của mấy ngàn dân chúng đủ mọi thành phần, chống lại vụ bô-xít, dù sao cũng phải công nhận là can đảm, và đã có tác dụng với bạo quyền. Đó là những bước tiến tới của công cuộc tranh đấu giành lại tự do dân chủ.
Tóm lại, theo thiển ý, nếu chúng ta hiểu được rằng có sự khác biệt lớn lao giữa hòa hợp hòa gỉai ngòai nước với sự sống chung miễn cưỡng của đồng bào trong nước với Cộng sản ; nếu chúng ta thông cảm được sự khó khăn vô cùng của đồng bào quốc nội khi đương đầu với Cộng sản ; và nếu chúng ta là người Quốc gia chân chính ; thì sẽ cần phải rất thận trọng trong sự phê phán. Hãy để cho đồng bào quốc nội đối phó với Việt Cộng. Nói cho cùng, dù chưa hay không đạt được kết quả mong muốn, các cuộc vận động, tranh đấu của đồng bào cũng vẫn có cái lợi là nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh.

Điểm thứ ba: Bất tuân dân sự, Biểu tình tại gia

Đã có nhiều người nói khá đầy đủ về sự hay dở của đề nghị này. Chính Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng đã giải thích tại sao Ngài phải chọn gỉai pháp Bất tuân dân sự / Biểu tình tại gia. Người viết xin chỉ tóm lược và góp thêm ít điều.
1/ Bất tuân dân sự nôm na là một sự tẩy chay một đối tượng để bày tỏ thái độ về một vấn đề nào đó... Phương thức này đã có từ lâu và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, như lịch sử đã ghi.
2/ Bãi công, bãi thị, bãi khóa v.v. là những phương thức bày tỏ của Bất tuân dân sự, không nhất thiết phải là một cuộc xuống đường biểu tình. Ra đường tẩy chay hay ngồi nhà tẩy chay, không bắt buộc, mà tùy theo hòan cảnh mỗi người hay tổ chức.
3/ Bất tuân dân sự là một hình thức tranh đấu ôn hòa, nặng về tinh thần, khơi mào cho một chiến dịch kế tiếp, hơn là tạo một kết quả cụ thể, tức thời. Dù vậy, đây là bước tiến rất quan trọng, mở rộng con đường tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của dân ta.
4/ Biểu tình tại gia cũng là một hình thức Bất tuân dân sự như bãi khóa, bãi thị, ngồi nhà để cùng nhau biểu tỏ thái độ với nhà cầm quyền. Phương thức này tuy nghe lạ tai, hơi gượng ép, nhưng thực chất không khác các phương thức bãi công, bãi thị, bãi khóa (ngồi nhà để phản đối). Cái nhược điểm lớn nhất của phương thức này là rất khó kiểm điểm kết quả. Dù sao nó dễ thực hiện, thích hợp với hòan cảnh, và vẫn có hiệu lực của một sự phản đối và vẫn có tiếng vang và có tác dụng lâu dài của một cuộc tranh đấu chính trị, có thể nói còn mạnh mẽ hơn cả những tuyên ngôn, tuyên cáo.
5/ Xưa nay, dường như chưa có ai dám nêu vấn đề, nói chắc, và làm được, là một lời kêu gọi Bất tuân dân sự, kể cả kêu gọi biểu tình, đình công, bãi thị… phải đạt được một kết quả nào đó. Điều này tùy thuộc ở nhiều yếu tố, nhất là ở hòan cảnh của những người được kêu gọi. Ai kêu gọi thì cũng mong đạt được kết quả tối đa nhưng nếu không được như ý thì cũng chẳng phải là một thất bại ghê gớm.
6/ Theo ước đóan của đài RFA thì số người dùng computer ở Việt -Nam hiện nay vào khỏang 21 triệu, chưa kể số phone tay và radio. Như vậy triển vọng để có đông đảo người dân biết đến Lời Kêu Gọi của Hòa thượng Thích Quảng Độ không phải là nhỏ. Nếu họ không tiết lộ thì chỉ vì sợ cộng sản trả thù, nhưng chắc chắn là trong lòng họ đã phải có một ghi nhận và tác động nào đó về Lời Kêu Gọi và về tội ác của Việt Cộng. Điều đó sẽ là nên tảng tốt cho cuộc tranh đấu giành tự do của đồng bào mai sau.


7/ Để có thêm dữ kiện lượng định ý nghĩa và tầm lợi hại của Bất tuân dân sự / Biểu tình tại gia, ta hãy nhớ lại các vụ Hà-sĩ- phu bị bắt giam và xử tù chỉ vì viết bài nhận định về chủ nghĩa xã hội và đảng Cộng sản Việt-Nam, Phạm hồng Sơn bị tù mấy năm chỉ vì in bài về dân chủ lấy từ website của tòa Đại sứ Mỹ, còn Lê thị Công Nhân và Nguyễn văn Đài đã bị tù tới 8 (") năm chỉ vì giảng cho mấy thanh niên trong văn phòng biết rõ ý nghĩa của tự do dân chủ… Như thế đâu phải cứ xuống đường biểu tình mới là tranh đấu, là chống, còn biểu tình tại gia là hèn nhát, là trò hề, là không có kết quả, và nhất là lừa bịp" (Luật sư Lê thị Công Nhân đã một lần đóng cửa ngồi nhà để phản đối nhà cầm quyền).
8/ Trong tình thế của Việt-Nam hiện nay, và trong vai trò một nhà tu, Hòa thượng Thích Quảng Độ không thể kêu gọi xuống đường biểu tình được, vì nó vừa có hơi hướng chính trị, vừa nguy hiểm cho đồng bào. (Nên nhớ mấy cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên chống Tàu cộng đều có tính cách tự phát, và ngay hàng ngàn trí thức, khoa hoc gia, cựu quân nhân tiếng tăm ký tên chống vụ Bô-xít cũng không kêu gọi xuống đường biểu tình, nói gì một nhà tu tay không"). Do đó chọn lựa phương thức Bất tuân dân sự / Biểu tình tại gia lúc này là đúng nhất, thích hợp nhất để đòi bạo quyền ngưng việc cho Tàu khai thác bô-xít.
9/ Trong đấu tranh cho tự do dân chủ, luôn luôn có nhiều ý kiến, nhiều giải pháp. Ai làm được gì để chống cộng đều tốt. Người này, giải pháp này không thành thì người khác, giải pháp khác sẽ thành. Nếu ai làm được hơn thì quá tốt, nhưng nếu chưa làm được thì không nên lộng ngôn, còn bây giờ thì người viết thấy Lời Kêu Gọi: Bất tuân dân sự/Biểu tình tại gia của HT Thích Quảng Độ là hợp lý và cần ủng hộ nhất.
Kết luận
Người viết tin rằng sự ủng hộ Lời Kêu Gọi của mình là đúng. Tuy bản văn Lời Kêu Gọi có hơi thiếu “chuyên nghiệp” và có một vài sơ xót, nhưng tinh thần yêu nước, tranh đấu cho tự do, và chống khai thác bô-xít rất rõ. Thêm nữa việc Việt Cộng và đám quốc doanh cố tình triệt hạ Hòa thượng Thích Quảng Độ không còn là một bí mật. Chúng quyết dùng mọi cách đê tiện nhất để cố đánh gục Gíao hội Phật giáo VN Thống nhất. Chúng rất quỷ quyệt nên đã đánh lừa được nhiều người nhưng không thể đánh lừa được tất cả mọi người.
Trước những khó khăn to lớn mà đồng bào cả ở trong lẫn ngòai nước đều gập phải, thiển nghĩ người Quốc gia chân chính nên cố góp phần làm giảm những khó khăn đó, đừng đào sâu thêm, đừng coi những người trong nước đấu tranh ôn hòa với cộng sản là hòa hợp hòa gỉai, là kẻ thù. Cũng đừng cáo buộc rằng, cứ yêu cầu, đòi hỏi Việt Cộng làm điều gì, như trả lại tự do cho đồng bào, bàu quốc hội mới v.v. là hàm ý công nhận sự hợp pháp của bạo quyền Việt Cộng. Nói thế chẳng hóa ra mọi người dân trong nước hễ ai đòi bạo quyền làm điều gì đều là công nhận chúng là một chính quyền hợp pháp hay sao" Mà nói cho cùng, không coi Việt Cộng là đối tượng tranh đấu, đòi hỏi, thì tranh đấu với ai, đòi hỏi ai bây giờ"!
Trong khi chưa lật đổ được bạo ngụy quyền Cộng sản thì hiển nhiên là phải “sống chung” với chúng. Nhưng sống chung (hòa hợp hòa giải bất đắc dĩ) mà vẫn không ngừng tranh đấu để giành lại tự do. Nên chủ trương tranh đấu ôn hòa của đồng bào là đường lối hòan tòan đúng. Nếu ai làm được gì hơn thì cứ làm, không ai tranh cản. Nhưng xin đừng làm những gì mà người Quốc gia chân chính không thể làm. Lẽ dĩ nhiên là vẫn phải đề phòng và vạch rõ những sai trái và phá họai của Cộng sản cùng tay sai, nhưng phải rất thận trọng, hãy cố nghĩ cho tới, khi nhận định và phê bình, nhục mạ, những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong và ngòai nước, trừ khi có bằng cớ thật chính xác cho biết họ là cuội, là tay sai của Việt cộng.


Tin Văn Nghệ – Nhụy Nhã

Bộ phim “Lebanon” đoạt giải Sư Tử Vàng

VENICE: Trái với dự đoán của đa số giới bình luận điện ảnh quốc tế, bộ phim “Lebanon” của đạo diễn người Do Thái Samuel Maoz đã vượt qua hai đối thủ lợi hại là “Capitalism: A Love Story” và “Survival Of The Dead”, bất ngờ đoạt giải “Sư Tử Vàng” (Gold Lion), tức danh hiệu cao quý nhất tại buổi công bố kết quả của “Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Venice Lần Thứ 66” (66th Venice International Film Festival) vào ngày 12/9 vừa qua.
Trong lần thứ 66 năm nay, “Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế Venice” quy tụ 23 tác phẩm được đề cử với sự chú mục đặc biệt về cuốn phim tài liệu miêu tả khung cảnh suy trầm kinh tế toàn cầu hiện nay là “Capitalism: A Love Story” của nhà đạo diễn trứ danh Hoa Kỳ Michael Moore (55 tuổi). Ông Moore, một nhà làm phim sở trường về thể loại tài liệu đã từng gây chấn động làng phim quốc tế qua tác phẩm “Fahrenheit 9/11” là bộ phim đoạt giải “Cành Cọ Vàng” (Palme d’Or ) tại “Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Cannes” của Pháp vào năm 2004. Ngoài ra, nằm trong danh sách đề cử lần này còn có cuốn phim “Survival Of The Dead” của nhà phù thủy chuyên thực hiện loại phim kinh dị (horror) nhưng luôn mang những thông điệp sâu sắc là ông George Andrew Romero (69 tuổi) của Hoa Kỳ, cũng là một niềm kỳ vọng lớn của giới điện ảnh Hollywood.
Trong khi đó, “Lebanon” là một tác phẩm miêu tả nội tâm và quan niệm về chiến tranh của 4 binh sĩ trẻ Do Thái tuy chưa từng có kinh nghiệm về chiến xa nhưng lại được xung quân vào tiểu đội xe thiết giáp ”Batton” với nhiệm vụ tấn công vào chiến trường Lebanon để tiêu diệt các phần tử khủng bố tàn ác của tổ chức giải phóng Palestine. Qua đó, 4 quân nhân này luôn trực diện với muôn ngàn tình huống nguy hiểm chẳng khác nào những cơn ác mộng đối với tâm hồn non trẻ của họ, đưa đến hoàn cảnh bắt buộc phải chọn lựa tiêu diệt đối phương hoặc bị đối phương tiêu diệt.
Đây là cuốn phim thuộc loại “điện ảnh kịch trường” (Drama) được ông Samuel Maoz chuyển thể từ quyển tiểu thuyết cùng tên với đặc tính sử dụng rất nhiều khung cảnh trong xe tăng để truyền đạt tâm lý nhân vật đến khán giả.
Ngoài giải “Sư Tử Vàng” là danh hiệu trao tặng cho bộ môn “phim xuất sắc”, kết quả các giải thưởng khác tại “Lễ Hội Điện Ảnh Venice 2009” được ghi nhận như sau:
-Giải Sư Tử Bạc (Silver Lion): phim “Women Without Men” (nguyên đề: Zanan- Ebedun- E Mardan) của đạo diễn người Iran Shirin Netshat.
- Giải thưởng đặc biệt của Ban Giám Khảo: phim “Soul Kitchen” của đạo diễn người Đức Fatih Akin.
- Nam diễn viên xuất sắc: Colin Firth trong phim “A Single Man” của đạo diễn Hoa Kỳ Tom Ford.
- Nữ diễn viên xuất sắc: Ksenia Rappoport trong phim “The Double Hour” (nguyên đề: LaDoppia Ora) của đạo diễn Ý Giuseppe Capotondi.

Katherine Heigl nhận con nuôi Đại Hàn

LOS ANGELES: Nữ tài tử Hoa Kỳ từng nổi tiếng qua bộ phim truyền hình “Grey’s Anatomy” là Katherine Heigl (30 tuổi) cùng người chồng là nam ca sĩ nhạc Rock Josh Kelley (29 tuổi) đã chính thức đón nhận một người con nuôi từ Đại Hàn. Tuy nhiên, Heigl cho biết người con nuôi này bị khuyết tật.
Phát biểu cảm tưởng trên chương trình talk show “the Ellen DeGeneres Show”, Katherine Heigl vui vẻ nói: “Khoảng nửa năm trước, chúng tôi đã nhận được hình một bé gái vừa mới chào đời. Do cháu bị khuyết tật nên hồ sơ bảo lãnh con nuôi được tiến hành nhanh hơn các trường hợp thông thường. Vợ chồng chúng tôi đã rất mong mỏi được đón nhận nuôi cháu càng sớm càng tốt”. Katherine Heigl còn cho biết cô gọi người con nuôi là “Special Needs Baby” nhưng không nói bé gái này bị khuyết tật về thân thể hay về tinh thần.
Được biết, bé gái này tên thật là Narei, sinh ngày 23/11/2008, tức trước một ngày trước ngày sinh nhật của Katherine. Về chi tiết này, Katherine cũng trình bày: “Thật không ngờ ngày sinh của bé gái này chỉ khác ngày sinh nhật của tôi một ngày. Tôi rất ngạc nhiên và cảm nhận được đó là duyên kỳ ngộ giữa tôi và cháu bé. Hơn nữa, từ đây về sau tôi nghĩ rằng có lẽ tôi không cần phải nhớ ngày sinh nhật của mình nữa”.
Katherine Heigl là một nữ diễn viên truyền hình lừng danh của Hoa Kỳ kể từ cuối thập niên 1990 đến nay. Cô mang hai dòng máu Đức và Ái Nhĩ Lan, sinh ra tại Washington DC nhưng trưởng thành tại tiểu bang Connecticut. Từ năm 9 tuổi, cô đã ký hợp đồng làm người mẫu “nhí” quảng cáo cho công ty thời trang “Wilhelmina”. Sau khi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông, cô cùng mẹ chuyển cư đến thành phố Los Angeles.
Cô chính thức bước vào thế giới diễn viên truyền hình Hoa Kỳ từ năm 1991 qua các vai phụ và từng diễn xuất một số phim điện ảnh thuộc hạng B nên không mấy nổi tiếng. Mãi đến năm 2005, sau khi xuất hiện trong tác phẩm TV Drama mang tựa đề “Grey’s Anatomy” thì tên tuổi của Katherine Heigl mới thực sự toả sáng. Vào năm 2007, cô nhận được danh hiệu “nữ diễn viên xuất sắc” của giải thưởng “Emmy Award” do Viện Hàn Lâm Khoa Học Nghệ Thuật Hoa Kỳ (The Academy of Television Arts & Sciences) trao tặng.

Hồng Kông vẫn ái mộ Trương Quốc Vinh

HỒNG KÔNG: Theo tờ “Thái Dương Báo” của Hồng Kông, khoảng 1000 fans hâm mộ đã tụ tập tại hội trường khách sạn Royal để tổ chức lễ mừng sinh nhật lần thứ 53 của cố nam tài tử Trương Quốc Vinh (hưởng dương 46 tuổi)
Cách đây hơn 6 năm, nguồn tin về cái chết đột ngôt của họ Trương đã khiến dư luận bàng hoàng và ngậm ngùi tiếc thương cho sự ra đi của một nam tài tử vốn đang trong thời kỳ thành công rực rỡ trên bước đường sự nghiệp. Trương Quốc Vinh đã tự tử bằng cách nhảy từ lầu cao của khách sạn “Mandarin Oriental” vào ngày 1/4/2003. “Giờ đây, tuy anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng trong lòng giới ái mộ phim ảnh Hồng Kông vẫn còn ghi đậm hình ảnh của nam tài tử xuất chúng này”, một người ái mộ họ Trương nói trong tiếng nấc nghẹn với đôi mắt nhắm nghiền như cố gắng tưởng nhớ người quá cố.
Tại hội trường của khách sạn Royal, người ta còn thấy có rất nhiều fans ái mộ đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa. Họ treo di ảnh của Trương Quốc Vinh giữa một vòng hoa to lớn. Trên tường cũng có dán nhiều poster quảng cáo phim ảnh và dĩa nhạc CD của cố nam tài tử này. Trong những tiếng reo hò vỗ tay cuồng nhiệt, các fans đã cùng cất tiếng hát theo ca khúc “Happy Birthday” làm vang dội khắp hội trường.
Điều này cho thấy dù đã tạ thế hơn 6 năm qua, nhưng Trương Quốc Vinh vẫn còn sống mãi trong lòng giới ái mộ. Ngoài ra, vào năm 2005 trong dịp tổ chức kỷ niệm 100 chu niên điện ảnh Trung Hoa, giới hâm mộ Hồng Kông đã tuyển chọn Trương Quốc Vinh đứng đầu danh sách “100 diễn viên được ái mộ nhất”.
Không những là một ca sĩ kiêm diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông, Trương Quốc còn được biết đến là một ngôi sao sáng trên thị trường văn nghệ Á Châu. Anh sinh ngày 12/9/1956 tại khu Cửu Long, Hồng Kông với tên thật là Trương Phát Tôn. Sớm gia nhập giới diễn viên vào giữa thập niên 1980, trong thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông, tên tuổi Trương Quốc Vinh đã gắn liền với các tác phẩm màn bạc ăn khách như: “Anh Hùng Bản Sắc” (A Better Tomorrow), “Thiện Nữ U Hồn” (A Chinese Ghost Story), “Đông Tà Tây Độc (Ashes Of Time), “Xuân Quang Xạ Tiết” (Happy Together), “Bá Vương Biệt Ngu Cơ” (Farewell My Concubine), “Bạch Phát Ma Nữ Truyện” (The Bride With White Hair), “Sắc Tình Nam Nữ” (Viva Erotica).
Về mặt tình cảm, Trương Quốc Vinh từng công khai với tờ “Times Asia” anh là người lưỡng tính và có hai người bạn gái. Thế nhưng, “người tình” thực sự của Trương Quốc Vinh mà dư luận mặc nhiên công nhận có tên Đường Hạc Đức (Daffy Dong Hok Tak), vốn là người đàn ông luôn xuất hiện bên cạnh họ Trương từ khi còn bé cho đến khi anh qua đời. Trước khi tự tử, Trương Quốc Vinh để lại di thư cho biết anh bị suy sụp tinh thần nặng nề.

Ca nhạc truy điệu Michael Jackson bị hoãn

VIENNE: Một buổi ca nhạc nhằm mục đích truy điệu ông vua nhạc Pop Michael Jackson, quy tụ nhiều danh ca thế giới do người anh của Michael là Jermaine Jackson đứng ra huy động và dự định tổ chức tại Vienne, Áo Quốc vào ngày 29/6, đã chính thức bị đình hoãn và được dời lại đến năm tới với địa điểm là Anh Quốc.
Đây là buổi ca nhạc nằm trong dự tính của Jermaine khi anh đưa ra kế hoạch mời các khuôn mặt gạo cội trong làng ca nhạc Hoa Kỳ tham dự như: Stevie Wonder, Nathalie Cole, Chris Brown, Mary Jane Blige v.v… Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, Jermaine đã lên tiếng đính chính trước báo chí rằng: “Do trong một thời gian ngắn không thể điều chỉnh lịch trình của những ca sĩ tham dự nên chúng tôi quyết định tạm hoãn buổi ca nhạc truy điệu Michael vốn được dự định tổ chức vào ngày 26/9 tại Vienne. Sau khi bản thảo kỹ lưỡng với những ca sĩ tham dự và thành phần ban tổ chức, chúng tôi xin được dời lịch trình của buổi ca nhạc này đến mùa hè năm tới tại London, Anh Quốc”.
Theo ban tổ chức buổi ca nhạc “World Award Media” thì chi tiết cụ thể về hội trường và lịch trình biểu diễn sẽ được công bố trong một ngày gần đây. Ngoài ra, Jermaine còn cho biết: “Theo ý kiến của đa số ca sĩ muốn tham dự buổi ca nhạc truy điệu Michael thì London là một địa điểm thích hợp và xứng đáng vì đã từng được Michael chọn là nơi để thực hiện tour diễn trước khi anh đột nhiên qua đời ngày 25/6”.

“Nữ Thần Sexy” muốn đóng phim tại Nhật

HỒNG KÔNG: Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần qua của tờ “Tinh Đảo Nhật Báo” ở Hồng Kông, người mẫu có thân hình bốc lửa được mệnh danh “Nữ Thần Sexy Hương Cảng” là Chu Tú Na đã cho biết cô rất muốn góp mặt trong những tác phẩm phim truyện truyền hình của Nhật Bản.
Ngay sau khi xuất hiện trong buổi triển lãm ngày 13/9 cho các loại xe “Sport Motor” với tư cách là người mẫu đại diện, Chu Tu Na đã dành cho tờ “Tinh Đảo Nhật Báo” một buổi phỏng vấn trong bầu không khí thân mật và cởi mở. Cô cho biết: “Vào ngày 5/9 vừa qua tôi có đến Đông Kinh để tham dự cuộc thi Tokyo Girls Collection và chỉ vừa về đến Hồng Kông là tiếp tục công việc quảng cáo này. Đây là lần đầu tiên tôi làm việc ở Đông Kinh, quả thật tôi rất vui và có được nhiều kinh nghiệm quý báu. Tôi đã cùng bạn trai đi dạo quanh thủ đô Đông Kinh trong vòng 2 tiếng đồng hồ ngắn ngủi”.
Gần đây, có nhiều tin đồn cho rằng Chu Tú Na đang có kế hoạch phát triển công việc tại Nhật Bản và trên thực tế công ty trực thuộc của cô cũng đã có nhiều liên lạc với phía đối tác Nhật Bản trong chuyến đi Đông Kinh vừa qua. Về chi tiết này, Chu Tú Na không ngần ngại tiết lộ rằng: “Đầu tiên, tôi muốn được hoạt động trong giới người mẫu tại Nhật và tôi không ngần ngại thử sức ở bất cứ lĩnh vực văn nghệ nào. Hơn nữa, tôi rất thích xem các phim TV Drama của xứ Phù Tang nên nếu có thể được góp mặt trong các bộ phim truyền hình Nhật Bản thì tôi rất vui mừng. Từ đây về sau tôi có dự định cố gắng học thêm Nhật ngữ”.
Được biết, Chu Tú Na là một khuôn mặt mới trong giới “model” Hồng Kông hiện rất được giới trẻ hâm mộ vì khả năng ăn nói hoạt bát và duyên dáng. Cô được dư luận văn nghệ dư đoán sẽ trở thành một ngôi sao sáng có nhiều tiềm năng nổi bật trong lĩnh vực phim ảnh.

“Rambo” nhận giải “Vạn Tuế Đạo Diễn”

VENICE: Tại buổi lễ tổng kết và trao giải thưởng ngày 12/9 của “Lễ Hội Điện Ảnh Quốc tế Venice Lần Thứ 66” (66th Venice International Film Festival) nam tài tử kiêm đạo diễn từng nổi tiếng qua các vai “Rambo” hoặc “Rocky” trong những bộ phim hành động là Sylvester Stallone (63 tuổi) đã trở thành nhà đạo diễn Hoa Kỳ đầu tiên nhận được giải thưởng “Vạn Tuế Đạo Diễn” (Glory To The Filmmaker Award).
Đây là một giải thưởng được sáng lập tại kỳ lễ hội lần thứ 64 vào năm 2007 nhân dịp Ban Tổ Chức trao tặng phần thưởng khuyến khích cho bộ phim mang tên “Vạn Tuế Đạo Diễn” (Kantoku Banzai) của đạo diễn Nhật Bản Kitano Takeshi, nên từ đó giải thưởng này được mang tên bằng Nhật ngữ và Anh ngữ. Giải thưởng được lập ra nhằm mục đích khuyến khích các đạo diễn có nhiều nỗ lực dựng phim và được Ban Giám Khảo kỳ vọng nâng cao thành tích trong tương lai. Giải thích về lý do giải thưởng “Vạn Tuế Đạo Diễn” lần này được trao cho Stallone, Ban Giám Khảo cho biết: “Qua tác phẩm Paradise Alley do Stallone viết kịch bản và làm đạo diễn, ông cho thấy được ấn tượng sâu sắc về những ý hướng cải tiến phong cách dựng phim đặc dị của mình. Đó là những bước nối tiếp của các tác phẩm nói về hình ảnh hào hùng theo nhãn quan của người Hoa Kỳ như Rocky hoặc Rambo trong quá khứ. Qua đó, chúng tôi không chỉ nhìn vào nhân vật được ông dàn dựng mà còn nghiên cứu những hình ảnh thần tượng, anh hùng trong nền điện ảnh Hoa Kỳ.
Cầm trong tay món quà lưu niệm là chiếc đồng hồ của thương hiệu lừng danh Thụy Sĩ “Jaeger- LeCoultre” khi nhận giải thưởng, chàng “Rambo” phát biểu: “Tôi lấy làm vinh dự vì nhận được giải thưởng này. Đó chính là điều kỳ vọng của tôi nay đã đạt được”.

Caster Semanya là người lưỡng tính"

SYDNEY: Nguồn tin về kết quả kiểm tra giới tính của nữ vận động viên Nam Phi từng đoạt huy chương vàng bộ môn chạy 800m tại giải “Điền Kinh Thế Giới 2009” tổ chức tại Berlin vào tháng 8 là Caster Semenya (18 tuổi) đã trở thành một sự kiện nổi bật, gây chấn động dư luận thể thao quốc tế trong tuần qua.
Theo tiết lộ của tờ “Sydney Morning Herald”, những kết quả kiểm tra y học của “Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế” (IAAF: International Association Athletics Federation) đã cho thấy Semenya có cả hai bộ phận sinh dục của nam lẫn nữ. Ngoài ra, Semenya không có noãn sào nhưng lại có tinh sào trong cơ thể, tuy nhiên kết quả này không ảnh hưởng đến thành tích thi đấu. Điều này có nghĩa Semanya không bị thu hồi huy chương vàng.
Trong thời gian thi đấu giải “Điền Kinh Thế Giới 2009”, có nhiều tuyển thủ nữ nghi ngờ về giới tính của Semenya và yêu cầu kiểm tra nhưng đã bị “Liên Đoàn Điền Kinh Nam Phi” phản đối kịch liệt. Vì vậy, sau khi giải đấu kết thúc, những cuộc kiểm tra nhiễm sắc thể, kiểm tra máu và những chi tiết liên quan của khoa sản phụ mới được thực hiện. Tờ “Sunday Morning Herald” cho biết tuy Semenya không có noãn sào nhưng chất kích thích tố của nam giới là “testosterone” lại tiết ra rất nhiều từ tinh sào trong cơ thể. Mặc khác, một tờ báo của Úc là “Daily Telegraph” cũng đưa tin rằng Semenya không có tử cung.
Tương tự như trường hợp bị nghi ngờ giới tính của Semenya, tại giải “Điền Kinh Châu Á” lần thứ 15 tổ chức ở Doha vào năm 2006 tuyển thủ Ấn Độ Santhi Soundarajan về Nhì trong cuộc đua 800m nữ đã bị tước đoạt huy chương đồng do kết quả kiểm tra giới tính sau đó. Trước khi thực hiện cuộc kiểm tra giới tính của Semenya, ông Pierre Weiss, Tổng Thư Ký Ban Điều Hành IAAF từng tuyên bố: “Nếu kết quả cho thấy cô ta không phải là nữ giới thì chúng tôi sẽ tước đoạt huy chương”. Thế nhưng, sau khi biết được kết quả kiểm tra thì Trưởng Ban Quảng Cáo của IAAF là ông Nick Davies đã trình bày ý kiến: “Tư cách tham dự giải đấu của Semenya không có gì gọi là bất chính. Đó chỉ là trường hợp bẩm sinh tự nhiên từ khi sinh ra. Do đó, rất khó khăn để đi đến quyết định tước đoạt huy chương”. Về chi tiết này, tờ “Herald” cũng cho hay có thể nữ tuyển thủ hạng Nhì là Janeth Jepkosgei của Kenya sẽ được trao tặng một huy chương vàng đặc biệt ở bộ môn chạy 800m nữ.
Trong lúc sự kiện còn đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận thì vào ngày 12/9, hãng thông tấn AFP cho biết Bộ Trưởng Bộ Thể Thao & Giải Trí Nam Phi là ông Makhenkesi Stofile rất phẫn nộ về những tin tức này và cho rằng nếu những tin liên quan về giới tính gây trở ngại cho hoạt động thể thao của Caster Semenya thì sẽ xảy ra một chiến tranh thế giới thứ Ba.
Theo AFP, đối với việc tờ báo Úc “Daily Telegraph” cho đăng nguồn tin của một người nặc danh có liên quan đến cuộc kiểm tra giới tính cho rằng Semenya có cả bộ phận sinh dục nam lẫn nữ và không có tử cung lẫn noãn sào, thì ông Makhenkesi Stofile đã tỏ ra rất giận dữ và tuyên bố: “Chúng tôi nghĩ rằng sẽ xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Ba. Về quyết định này chúng tôi sẽ kháng nghị đến những cơ quan cấp cao”. Ngoài ra, hãng thông tấn SAPA của Nam Phi cũng nói rằng trước khi IAAF đưa ra quyết định về trường hợp Semenya  thì vào tháng 11 năm nay Nam Phi sẽ tự mình thực hiện cuộc kiểm tra giới tính của Semenya. Ông Makhenkesi Stofile nhấn mạnh: “Chúng tôi không chờ đến tháng 11”.
Trong khi đó, Tổng Thống Nam Phi Jacob Zuma cũng chỉ trích rằng: “Giới truyền thông đã xâm phạm đời tư của Semenya và chúng ta đang đối đầu với tình trạng căng thẳng. Quốc gia Nam Phi luôn chủ trương tôn trọng nhân quyền và đời tư con người. Vì vậy, đối với những hành vi phản lại nguyên tắc và giá trị quan của chúng ta thì chúng ta có hành động.
Hiện IAAF vẫn chưa tuyên bố chính thức về trường hợp của Semenya và họ đang nhờ những chuyên gia đặc biệt để tái xác nhận kết quả kiểm tra. Sau hội nghị Ban Điều Hành vào ngày 20 và 21/11, IAAF sẽ có quyết định cụ thể.

Danh ca Trương Thiếu Hàm dứt tình mẫu tử

ĐÀI BẮC: Cuối tuần qua, dư luận văn nghệ Hoa ngữ lại một phen xôn xao vì những lời thổ lộ do chính nữ ca sĩ lừng danh Đài Loan Trương Thiếu Hàm (Angela Chang) bộc bạch trong một cuộc phỏng vấn của giới truyền thông về lý do thật sự đưa đến sự tan vỡ trong mối quan hệ của cô với gia đình.
Gầy đây có nhiều tin đồn nói Trương Thiếu Hàm đã bị cha mẹ cô lên tiếng nguyền rủa cô là một người con bất hiếu không làm tròn bổn phận phụng dưỡng song thân. Hơn nữa, vài ngày trước đó người chú của Trương Thiếu Hàm còn tuyên bố với báo chí rằng chẳng những cô đã xua đuổi người mẹ từng khuyến khích và an ủi cô trong suốt 10 năm qua kể từ khi thành danh trên sân khấu ca nhạc mà còn ngưng trợ cấp tiền sinh hoạt cho gia đình. Hơn nữa, người chú này của cô còn khẳng định sở dĩ cô thay đổi tánh tình, trở nên một người con bất hiếu là do ảnh hưởng xấu của một cô bạn thân mang quốc tịch Việt Nam.
ĐốI với những tin đồn và lời rêu rao của người chú, cuối cùng Trương Thiếu Hàm buộc phải lên tiếng trình bày vào cuối tuần qua. Đây cũng là lần đầu tiên, cô bộc lộ sự thật khi cho biết rằng sau khi đến Canada để chữa trị bệnh tim cô đã trở về Đài Loan vào năm ngoái. Tuy nhiên, khi về đến nhà thì mẹ cô đã dọn đi mà không để lại một lời nhắn nào. Ngoài ra, bà ta cũng mang theo toàn bộ số tiền mà Trương Thiếu Hàm để dành được từ khi cô trở thành một diễn viên ăn khách là khoảng 100 triệu đô la Đài Loan (khoảng 2 triệu 800 ngàn mỹ kim).
Trong những giọt nước mắt ràn rụa, nữ ca sĩ 27 tuổi Trương Thiếu Hàm nức nở: “Duyên phận mẹ con chúng tôi đã chấm dứt”.
Liên quan đến sự kiện này, công ty trực thuộc của Trương Thiếu Hàm là “Phúc Mậu Xướng Phiến” (Fu Mao Chiang Pian) cũng xác nhận rằng: “Tất cả những thu nhập của cô từ trước đến nay đều do bà mẹ cô quản lý. Sau khi mẹ Trương Thiếu Hàm rời khỏi nhà, cô mới mở trương mục ngân hàng thực sự đứng tên mình lần đầu tiên. Sau khi cha cô mắc bệnh tim không thể làm việc được, cô đã nuôi dưỡng gia đình gồm 4 người và luôn là một người con hiếu thảo. Hoàn toàn không có chuyện cô tỏ ra bất hiếu như tin đồn trong những ngày qua. Hơn nữa, với số tiền mẹ cô mang theo có lẽ cũng đủ cho bà ta sinh hoạt cả đời”.
Trương Thiếu Hàm sinh trưởng tại huyện Đào Viên (Taoyuan), thuộc dòng dõi người Uyghur (Ngô Duy Nhĩ) ở vùng Tân Cương. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, cô cùng gia đình di dân sang Vancouver, Canada nhưng sau đó vì có năng khiếu ca nhạc và muốn trở thành ca sĩ nên cô cùng mẹ trở về Đài Loan. Riêng cha cô vì mang bệnh tim nên phải ở lại Canada để điều trị. Do đó, từ năm 15 tuổi, Trương Thiếu Hàm trở thành trụ cột của gia đình và từng trải qua nhiều công việc nặng nhọc vất vả. Đến năm 19 tuổi, giọng ca ngọt ngào đậm đà âm chất thổ ngữ của dòng nhạc dân ca đã được phát hiện và từ đó cô bước vào lĩnh vực ca nhạc cũng như diễn xuất trong một bộ phim truyền hình. Tuy nhiên, mãi đến 3 năm sau tức năm 2004 tên tuổi của Trương Thiếu Hàm mới thực sự nổi bật qua album đầu tay “Over The Rainbow” và chính thức trở thành một giọng ca hàng đầu xứ Đài.

Vì già và đồng tính, Elton John không được nhận con nuôi ở Ukraine

LONDON: Nhân chuyến đi Ukraine hoạt động cho quỹ từ thiện AIDS và gặp một bé trai 14 tháng tuổi ở cô nhi viện, nam ca nhạc sĩ người Anh là Elton John nói đứa bé đã khiến ông rung động và ông có ý định nhận nó làm con nuôi.
Trong một cuộc họp báo sau đó với người bạn tình David Furnish 42 tuổi, khi được hỏi họ có ý định nhận con nuôi ở trại mồ côi hay không, Elton John cho biết ông muốn nhận bé Lev làm con nuôi. Ông nói:
“David và tôi luôn nói với nhau về việc tìm một đứa con nuôi. David luôn luôn muốn có một đứa con nuôi và tôi luôn luôn trả lời “Không” bởi vì tôi đã 62 tuổi rồi và cũng bởi vì tôi thường hay đi đây đó cộng với đời sống hiện tại của tôi, tôi cho rằng không công bằng đối với một đứa trẻ. Nhưng sau khi nhìn thấy Lev ngày hôm nay, phải nói là tôi rất muốn nhận nó làm con nuôi. Tôi không rõ chúng tôi sẽ phải làm sao nhưng đứa bé đã chiếm trọn tim tôi. Và nó cũng chiếm trọn trái tim của David và thật là tuyệt vời nếu như chúng tôi có được một mái gia đình. Tôi đã thay đổi ý kiến trước đây”.
Elton John cũng cho biết cái chết mới đây của Guy Babylon, người nhạc sĩ keyboard đệm nhạc cho ông cũng là yếu tố làm thay đổi suy nghĩ của ông. Ông nói “Cái chết của Guy khiến tôi đau khổ vô cùng vì anh ta là một thiên tài và còn quá trẻ, lại có hai đứa con hết sức tuyệt vời. Liệu còn có một cơ hội nào tốt hơn nữa không khi thay thế một người đã mất bằng một người mà tôi có thể đem đến cho họ một tương lai tốt đẹp”.
Hai năm trước người nhạc sĩ tài danh này đã cống hiến một chương trình nhạc miễn phí ở quảng trưởng Kiev, thủ đô Ukraine, cho hàng chục ngàn người trẻ tuổi đến thưởng thức nhằm quảng bá sự nhận thức về bịnh HIV/AIDS.
Elton John đã đưọc nữ hoàng Anh phong tước Sir và ông đã bán ra hơn 250 triệu dĩa trên toàn thế giới với 29 dĩa liên tục đứng Top 40 Hits, và có 35 album vàng, 25 album bạc.
Tuy nhiên, Bộ Trưởng Bộ Gia Đình, Thanh Thiếu Niên và Thể Thao của Ukraine là ông Yuriy Palenko đã tuyên bố với hãng thông tấn AP và ngày thứ hai 14/9 là Elton John không thể xin nhận bé trai 14 tháng tuổi này làm con nuôi vì Elton John quá già và chưa kết hôn chính thức. Theo luật pháp, Ukraine không công nhận quan hệ đồng tính và là hôn nhân chính thức, đồng thời còn đòi hỏi cha mẹ nuôi không được lớn hơn con nuôi quá 45 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.