Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

22/02/200900:00:00(Xem: 1779)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết môn “Đại Côn Cầu”, tức “Lacrosse”. “Đại Côn Cầu” là môn thể thao thi đấu giữa hai đội bóng qua hình thức các tuyển thủ dùng loại gậy có gắn lưới ở phần đầu, tranh nhau quả bóng bằng nhựa có đường kính 5cm nặng 150g và đưa vào gôn đối phương để tính điểm. “Đại Côn Cầu” còn nổi tiếng là một môn thể thao mang tính cách quốc hồn quốc túy của Canada với những luật lệ và dụng cụ khác biệt quy định cho đội nam và đội nữ.
Môn Lacrosse được bắt nguồn từ trò chơi tranh bóng đưa vào gôn của phần sân đối phương, vốn là một hình thức giải trí trong những dịp lễ hội mang tính cách nghi thức tôn giáo của những thổ dân vùng Bắc Mỹ (Native American) vào thế kỷ thứ 17. Lúc đó, các bộ tộc thổ dân chia làm hai đội, mỗi đội có nhân số lên đến cả ngàn người cùng tranh nhau quả bóng làm bằng da nai, đất sét hoặc được chế tạo bằng gỗ. Những trận đấu này thường kéo dài trong nhiều ngày và được diễn ra trên các bãi đất rộng không giới hạn đường biên nhưng lại có khoảng cách giữa hai gôn rất ngắn khoảng 500 yards hoặc đôi khi được nới rộng hơn khoảng từ 5 miles đến 6 miles.
Vì mang đặc tính tôn giáo thiêng liêng nên trong trận tranh bóng được tổ chức sau những nghi thức tế thần, các thổ dân Bắc Mỹ tin rằng họ sẽ được Thượng Đế ban cho sức mạnh tinh thần để chíến đấu một cách dũng cảm và trở thành những chiến sĩ thi đấu với sứ mạng đem vinh quang về cho bộ tộc mình. Do đó, hình thức tranh bóng này còn được gọi là “The Game For The Creator” (Trận đấu Vì Đấng Sáng Tạo). Hơn nữa, từ giá trị tinh thần của tín ngưỡng, thổ dân Bắc Mỹ quan niệm rằng qua môn tranh bóng họ còn được rèn luyện dũng khí và sự nhẫn nại để giúp ích cho nghề săn bắn vốn là hình thức sinh hoạt căn bản của những bộ tộc Bắc Mỹ thời bấy giờ
Trải qua những năm tháng dài kế tiếp, môn tranh bóng đã trở thành một tập tục gắn bó sâu đậm với những sinh hoạt tín ngưỡng của các bộ tộc trong dãy lục địa Bắc Mỹ. Sau đó, những người di dân gốc Pháp đầu tiên đến Bắc Mỹ rất thích thú môn tranh bóng này nên đã cải biến thành một môn thể thao có hình thức thi đấu toàn đội. Do thổ dân Bắc Mỹ sử dụng dụng cụ tranh bóng có hình dáng khá tương tự như cây gậy của các nhà sư (Crosse) nên môn “Đại Côn Cầu” được gọi bằng Pháp ngữ là “La Crosse” và đến thời cận đại được ghép chung là “Lacrosse”. Từ đặc tính lịch sử này, môn “Lacrosse” còn được xem là môn thể thao thi đấu toàn đội cổ xưa nhất của vùng Bắc Mỹ.
Theo luật quy định của môn “Lacrosse” hiện nay, một đội bóng nam có 10 người và đội nữ có 12 người. Đội nam tranh tài trên một sân đấu hình chữ nhật dài 100m, rộng 55m có khung gôn là khoảng đất hình vuông mỗi cạnh dài 183cm. Phần sân phía sau của khung gôn cũng được sử dụng là nơi tranh bóng giống như môn “Băng Cầu” (Ice Hockey). Vai trò của tuyển thủ trên sân gồm có: Attack (tiền đạo), Defense (hậu vệ), Midfielder (tiếp ứng) và Goalie (thủ môn).
Xét về hình thức thi đấu, môn Lacrosse” có đặc tính chuyên sử dụng gậy có gắn lưới ở phần đầu để giữ bóng và ứng dụng lực ly tâm khi cầm gậy xoay vòng trên tay chuẩn bị cho những cú tạt hoặc quật vào gôn đối phương rất nhanh nhẹn và ngoạn mục. Ngoài ra, khi mang bóng di động trên sân hoặc chuyền cho đồng đội, các tuyển thủ cũng gặp phải sự truy cản và bám sát của đối phương nên thường đưa đến những pha va chạm cứng rắn, càng làm nổi bật tính cạnh tranh quyết liệt tăng thêm phần hào hứng cho khán giả thưởng ngoạn.
Về chi tiết của đội bóng nam thì một trận đấu có 4 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Khi ra sân, các tuyển thủ phải cầm gậy quật bằng kim loại và sử dụng các dụng cụ an toàn và trang phục giống như môn “Bóng Bầu Dục” của Hoa Kỳ gồm: mũ đội, lớp vải bao bọc phần vai, lưng và cánh tay. Vì những tuyển thủ ở đẳng cấp cao có tốc độ quật bóng vượt quá 160km/h nên mức độ an toàn đối với cầu thủ được nâng cao tối đa phòng khi bị bóng quật trúng người và cũng chính vì vậy mà môn “Lacrosse” còn có biệt danh là “Môn thể thao tranh bóng trên mặt đất có tốc độ nhanh nhất”
Trong một đội bóng nam có 3 tuyển thủ tiền đạo, 3 tuyển thủ tiếp ứng, 3 tuyển thủ hậu vệ và thủ môn. Đội hình này được vận hành theo chiến thuật căn bản là khi tấn công có 6 tuyển thủ gồm 3 tiền đạo 3 tiếp ứng và khi phòng thủ gồm 7 tuyển thủ gồm 3 tiếp ứng 3 hậu vệ và thủ môn. Vì vậy, khi tấn công các hậu vệ và thủ môn không được vượt qua lằn biên giữa sân và ngược lại khi phòng thủ các tiền đạo cũng không thể lui về sân nhà.
Vị trí khung gôn được đặt ở cuối hai phần sân và được bao bọc chung quanh bằng một vòng tròn có bán kính 2.74m gọi là vòng “crease”. Khi tấn công các tuyển thủ không được tiến vào khu vực vòng “crease”.
Trong lúc tranh bóng, các tuyển thủ đôi bên được quyền vừa cầm gậy vừa cản trở đối phương và cũng có thể chạm vào gậy đối phương để phá bóng hoặc đoạt bóng. Khi có một bên chuyền bóng văng ra ngoài thì thông thường trận đấu sẽ tạm dừng và sau đó được tiếp diễn bằng hình thức trao quyền kiểm soát bóng cho đối phương. Nhưng trong trường hợp quật bóng văng ra ngoài thì bóng được giao quyền kiểm soát cho đội nào có tuyển thủ ở vị trí gần quả bóng nhất. Vì vậy, sau khi quật bóng văng ra ngoài các tuyển thủ của đôi bên vẫn đuổi theo quả bóng để tranh đoạt vị trí gần nhất


Kế đến, trong một trận đấu “Lacrosse” khi thay đổi cầu thủ được gọi là “Fly” và không giới hạn số lần đổi người. Trên thực tế, các tuyển thủ tiếp ứng thường luân phiên thay thế cho đồng đội với mức độ cách khoảng 2, 3 phút đổi người một lần vì họ là những cầu thủ phải ứng chiến trong suốt trận đấu ở thế tấn công lẫn phòng thủ.
Tùy theo vai trò các tuyển thủ trên sân, loại gậy sử dụng khi thi đấu cũng có sự khác biệt. Những tuyển thủ tiền đạo và tiếp ứng thì sử dụng loại gậy ngắn để chuyển động và chú trọng vào tốc độ quật bóng, gọi là “Short Crosse” có chiều dài 1m. Mặt khác, các tuyển thủ hậu vệ dùng loại gậy dài “Long Crosse” khoảng 1.8m, còn thủ môn thì sử dụng loại gậy riêng biệt có phần gắn lưới to hơn để chận bắt bóng một cách dễ dàng. Ngoài ra, để tăng cường mức phòng thủ nghiêm ngặt, một vài tuyển thủ tiếp ứng trong đội hình cũng thường dùng gậy dài gọi là “Long Midfielder. Theo luật lệ hiện hành, một trận đấu “Lacrosse” chỉ nhìn nhận mỗi đội có 4 tuyển thủ sử dụng gậy dài trên sân.
Khi phạm lỗi, tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử phạt bằng hình thức tạm ngưng tư cách thi đấu, tức đuổi ra sân trong một thời gian nhất định. Trường hợp này, đội hưởng phạt có lợi thế về nhân số cầu thủ được gọi là “man up” và ngược lại đội bị phạt gọi là “man down”. Trên căn bản, có hai hình thức phạm lỗi là “phạm lỗi nhẹ” (technical foul) và “phạm lỗi nặng” (personal foul). Trọng tài sẽ căn cứ vào hình thức phạm lỗi để quyết định lượng thời gian tạm ngưng thi đấu của tuyển thủ phạm lỗi. Trường hợp phạm lỗi nhẹ thì quyền kiểm soát bóng sẽ giao cho đối phương và nếu đối phương đang kiểm soát bóng thì tuyển thủ phạm lỗi nhẹ bị đuổi ra sân từ 30 giây đến 1 phút. Trường hợp phạm lỗi nặng thì thời gian bị đuổi ra sân tăng lên từ 1 phút đến 3 phút.
Riêng về đội nữ thì sử dụng gậy bằng gổ hoặc bằng sắt, mặc áo thun và váy có quần bó sát (trước đây đồng phục quy định cho đội nữ là áo Polo và váy ngắn). Ngoài thủ môn, các tuyển thủ khác đều không đeo các dụng cụ an toàn nên trước trận đấu không có thủ tục kiểm tra đồng phục như trường hợp các đội nam. Tuy không đội mũ an toàn, nhưng các tuyển thủ nữ phải đeo dụng cụ bảo vệ rang “mouthpiece.
Một đội bóng nữ có 12 tuyển thủ gồm 3 tiền đạo, 5 tiếp ứng, 3 hậu vệ và thủ môn và cũng áp dụng luật quy định nhân số khi tấn công hoặc phòng thủ giống như đội nam. Tức là khi tấn công chỉ có 8 tuyển thủ hiện diện trên phần sân địch gồm 3 tiền đạo và 5 tiếp ứng. Ngược lại, khi phòng thủ có 9 tuyển thủ gồm 5 tiếp ứng, 3 hậu vệ và thủ môn. Tuy các đội nữ thi đấu trên sân có chiều dài 110m rộng 60m nhưng một trận đấu chỉ có 2 hiệp, mỗi hiệp 25 phút. Ngoài ra, đường kính của vòng “crease” bao bọc khung gôn có đường kính 3m và ngay cả những tuyển thủ hậu vệ đồng đội của thủ môn cũng không được tiến vào khu vực này.
So với các luật lệ thống nhất của đội nam trên toàn thế giới, những quy định dành cho đội nữ vẫn có một số khác biệt tùy theo các quốc gia. Chẳng hạn như tại Úc Đại Lợi, một đội bóng nữ “Lacrosse” có 10 tuyển thủ, thi đấu 30 phút một hiệp đấu và cho phép các nữ tuyển thủ đội mũ an toàn.
Trên phương diện quốc tế, trước đây có hai tổ chức vận hành môn “Lacrosse” dành cho các đội nam và đội nữ là “Hiệp Hội Đại Côn Cầu Nam Quốc Tế” (International Federation Of Men’s Lacrosse Association) và “Hiệp Hội Đại Côn Cầu Nữ Quốc Tế” (International Federation Of Women’s Lacrosse Association). Thế nhưng, từ tháng 8/2008, hai tổ chức đã hợp nhất thành cơ chế “Liên Đoàn Đại Côn Cầu Quốc Tế” (FIL: Federation Of Interna- tional Lacrosse). Vì vậy, hiện nay FIL là cơ chế chính thức đứng ra tổ chức các giải đấu quốc tế từng thu hút khán giả hâm mộ trước đây như “Vô Địch Đội Nam Đại Côn Cầu Thế Giới”, “Vô Địch Đội Nữ Đại Côn Cầu Thế Giới”, “Vô Địch Đội Trẻ Đại Côn Cầu Thế Giới” (dành cho các đội nam lẫn nữ và các tuyển thủ dưới 19 tuổi). Trong quá khứ, các giải đấu này đều được tổ chức theo định kỳ 4 năm 1 lần.
Đặc biệt, từ khi tổ chức lần đầu tiên vào năm 1967, giải “Vô Địch Đội Nam Đại Côn Cầu Thế Giới” đã hầu như do đội tuyển Hoa Kỳ chế ngự với thành tích 8 lần vô địch tại các giải 1967, 1974, 1982, 1986, 1990, 1994, 1998, 2002. Còn lại là đội Canada đoạt cúp vô địch 2 lần tại giải 1998 và 2006. Đồng thời, đội tuyển Úc cũng là một khuôn mặt lợi hại từng tiến vào trận chung kết ở 3 lần tại giải 1976, 1982 và 1994. Giải đấu 2010 sắp tới sẽ được tổ chức tại Manchester, Anh Quốc.
Trong khi đó, giải “Vô Địch Đội Nữ Đại Côn Cầu Thế Giới” được diễn ra lần đầu tiên vào năm 1982 với thành tích vô địch của đội Úc. Sau đó, đội tuyển Úc còn đăng quang tại 2 giải liên tiếp, 1997 và 2001. Kế đến là thành tích vô địch 2 lần của Hoa Kỳ (giải 1986, 2005) và Anh Quốc (giải 1989, 1993). Giải đấu 2009 năm nay được tổ chức tại Prague, thủ đô Cộng Hòa Tiệp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.