Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy: Bài Học Cho Tiểu Nhược Quốc Georgia - Sàigòn Times

25/08/200800:00:00(Xem: 2446)
Trong thời gian cộng sản Nga còn hiện hữu, Georgia là một nước cộng hòa thuộc "Liên Bang Sô Viết" (LBSV). Khi đó, South Ossetia là một khu tự trị nhưng thuộc Georgia. Khi cộng sản Nga sụp đổ, Georgia tuyên bố độc lập, thì South Ossetia, với sự hậu thuẫn của Nga, cũng đòi ly khai khỏi Georgia, tuyên bố độc lập và duy trì một cơ cấu hành chánh riêng ngay từ năm 1991-92. Thêm vào đó, South Ossetia đòi thống nhất trên phương diện cùng chủng tộc với North Ossetia, một quốc gia cộng hòa tự trị thuộc cộng hoà Nga. Tuy nhiên, nền độc lập của South Ossetia không được quốc gia nào công nhận. Trong khi đó, tổng thống của Georgia là Mikhail Saakashvili, với sự hậu thuẫn của Mỹ, thề sẽ buộc South Ossetia phải trở lại quốc gia Georgia. Ngày 7 tháng 8, Georgia dùng không quân và lục quân tấn công và chiếm đóng thủ phủ của South Ossetia, khiến Nga mang quân vô South Ossetia phản công, với danh nghĩa là bảo vệ gần 40 ngàn kiều dân Nga, nhưng thực sự thì có nhiều nguyên nhân và mục tiêu quan trọng khác.

Trước hết, cuộc tấn công South Ossetia một cách thiếu tính toán của Georgia, đứng đầu là tổng thống Saakash, quả thật đã tạo cho Nga có cớ để can thiệp bằng quân sự vào Georgia. Làm như vậy, Nga thực hiện được 5 mục tiêu then chốt mà Nga cố gắng theo đuổi sau khi cộng sản Nga (mệnh danh là Liên Bang Sô Viết) bị sụp đổ.

Mục tiêu thứ nhất là Nga muốn khôi phục vai trò bá quyền của Nga trong khu vực Đông Âu, một vai trò đã được khẳng định suốt nửa thế kỷ, từ sau Đệ Nhị Thế Chiến 1945, nhưng vai trò này đã bị hóa giải sau khi cộng sản Nga sụp đổ vào đầu thập niên 1990. Trong thời gian ngót 2 thập niên qua, Nga rất muốn khôi phục lại vai trò này. Thì nay là cơ hội để Nga thực hiện.

 Mục tiêu thứ hai là qua việc can thiệp bằng quân sự vào Georgia, Nga muốn ngăn chặn những ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng như khả năng bành trướng của khối NATO và Liên Minh Châu Âu (EU) trong vùng Đông Âu, vốn là những quốc gia thuộc LBSV, hoặc là chư hầu của Nga thời cộng sản.

Mục tiêu thứ ba, tấn công Georgia, Nga muốn cảnh cáo các quốc gia thuộc "Liên Bang Sô Viết" cũ không nên quá gần gũi với Tây Phương, làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế và chính trị của Nga. Thực tế cho thấy cho đến nay, ngoại trừ cộng hòa  Ukraine, không một quốc gia nào thuộc LBSV cũ dám lên tiếng phản đối cuộc xâm lăng của Nga và hậu thuẫn cho Georgia.

Mục tiêu thứ tư, Nga muốn chứng minh cho các quốc gia trong vùng, cũng như Tây Phương thấy được quyết tâm sẵn sàng trừng phạt, trả đũa kịp thời bằng võ lực của Nga một khi quyền lợi của Nga ở ngay "sân sau" bị đe doạ. Qua đó, Nga muốn nhắn nhủ, Tây Phương nên tránh xa "sân sau" của Nga.

Mục tiêu thứ năm, bằng việc can thiệp quân sự gây tổn thất cho Georgia, Nga muốn làm cho uy tín của tổng thống Saakash và những lực lượng thân Tây Phương bị khủng hoảng, tạo điều kiện thuận lợi cho phe nhóm thân Nga tại Georgia có cơ hội ngóc đầu. Ngoài ra, qua việc can thiệp quân sự có giới hạn và chớp nhoáng, cùng với đường lối ngoại giao đi đêm mềm mỏng, Nga đã khiến Tây Phương, trong đó có Hoa Kỳ, không kịp hoặc không dám can thiệp. Điều này khiến Hoa Kỳ và Tây Phương phần nào bị mất uy tín.

Thực ra, cả 5 mục tiêu trên đây, Nga đều ấp ủ từ lâu. Nhưng chính việc Georgia dùng biện pháp quân sự tấn công South Ossetia đã tạo cho Nga cái cớ thực hiện những tham vọng của mình. Báo chí Tây Phương trong những tuần qua, đã mô tả xung đột giữa Georgia và Nga như là cuộc chiến giữa cậu bé tí hon khôn ngoan với thằng khổng lồ cù lần. Nhưng qua những gì xảy ra, ta đã thấy thằng khổng lồ Nga không những có sức mạnh mà còn rất khôn ngoan, thủ đoạn. Trái lại Georgia thì vừa thiếu khôn ngoan lại vừa không có sức. Nước Georgia với dân số chưa đầy 5 triệu phải hiểu rõ sở đoản cuả mình để không khi nào dùng sức đấu với sức. Khi dùng quân đội tấn công South Ossetia, Georgia đã sai lầm khi dùng cái sở đoản đấu với cái sở trường của đối thủ. Đáng lẽ với dân số và sức mạnh quân sự như vậy, Georgia phải khôn khéo đóng vai trò một quốc gia hiếu hòa, để trước mắt đạt được mục tiêu là thành viên của NATO; sau đó, đi đến mục tiêu toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất South Ossetia bằng biện pháp ôn hòa và dân chủ. Đó là đặc tính của một quốc gia theo thể chế tự do, dân chủ. Mặc dù trên danh nghĩa, Georgia theo thể chế tự do dân chủ, nhưng ai cũng hiểu, Georgia vốn là một quốc gia trong LBSV suốt nửa thế kỷ, nên tư tưởng độc tài, hiếu chiến, của những người cộng sản vẫn còn tiềm ẩn trong đầu óc tổng thống và hàng ngũ lãnh đạo Georgia. Vì vậy, trong tiềm thức, họ vẫn khó có thể gột rửa được những sai lầm về bản chất của những người cộng sản. Đây cũng là bài học quan trọng giúp người Việt nhìn rõ những nan giải cho Việt Nam trong tương lai, một khi những người cộng sản cũng như thế hệ hậu duệ CSVN, ồn ào gõ trống khua chiêng, kêu gọi "dân chủ, đa đảng".

Phản ứng của Hoa Kỳ và Tây Phương sẽ như thế nào" Liệu việc Nga xâm lăng Georgia có khiến thế giới rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh như mấy thập niên trước" Câu trả lời chắc chắn là không. Nên nhớ hiện nay, Nga là một đối tác quan trọng và vô cùng cần thiết cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Vì vậy, nếu việc hậu thuẫn Georgia mà ảnh hưởng đến quyền lợi của Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ làm. Đồng ý, về bản chất, Hoa Kỳ và Tây Phương rất phẫn nộ trước việc Nga mang quân xâm lăng Georgia. Nhưng đường lối ngoại giao và chính trị quốc tế xưa nay không đặt trên nền tảng cảm tính và luân lý, mà đặt trên nền tảng quyền lợi và tính khả thi. Mà nói đến quyền lợi thì phải hiểu có khi phải hy sinh quyền lợi trước mắt, để đạt được quyền lợi lâu dài; phải hy sinh quyền lợi khu vực, để đạt được quyền lợi toàn cầu.

Nói như vậy không có nghĩa, Hoa Kỳ sẽ nhắm mắt chấp nhận để Nga xâm lăng Georgia. Nhưng thay vì có những biện pháp mạnh, trực tiếp và nhanh chóng như can thiệp bằng quân sự, viện trợ vũ khí cho Georgia, tẩy chay hay bao vây kinh tế Nga, lên án Nga tại LHQ... thì Hoa Kỳ chỉ có thể chỉ phản đối Nga một cách chiếu lệ, chung chung như tuyên bố loại Nga khỏi phiên họp thượng đỉnh G-8 sắp tới, hoặc đòi huỷ bỏ cuộc tập trận trên biển với Nga chẳng hạn. Còn Hoa Kỳ phản ứng có giới hạn như vậy sẽ giành được quyền lợi gì lâu dài và toàn cầu, thì ta thấy, trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, Hoa Kỳ đang phải đối phó với nhiều vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải duy trì sự hợp tác chặt chẽ với Nga trên bình diện quốc tế tại LHQ, cũng như tại từng khu vực. Thí dụ như Hoa Kỳ đang phải cố gắng để giải giới hoặc ngăn chặn tham vọng sở đắc vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, Ba Tư; Hoa Kỳ phải bình định Iraq, A Phú Hãn; Hoa Kỳ phải theo đuổi cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu... Tất cả những mục tiêu quan trọng này, Hoa Kỳ chỉ có thể làm một cách thuận lợi nếu không có sự phá bĩnh của Nga.

Như vậy có nghĩa, vì quyền lợi quốc gia, Hoa Kỳ sẽ nhắm mắt làm ngơ để cho Nga bành trướng thế lực" Nói như vậy cũng không đúng. Vì nếu đã vì quyền lợi quốc gia thì chắc chắn Hoa Kỳ không thể nào nhắm mắt làm ngơ để cho Nga bành trướng thế lực. Sự thực, nhìn vào bang giao quốc tế, ta phải hiểu rõ tương quan quyền lực giữa các quốc gia như thế nào, rồi từ đó mới có những biện pháp khả thi. Theo dõi tình hình thế giới trong những năm gần đây, ta sẽ thấy Hoa Kỳ, vì quyền lợi của quốc gia và đồng minh, đã có những chính sách kìm hãm sự bành trướng của Nga, khiến Nga chịu lép vế rất nhiều. Thí dụ như Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho sự độc lập của Kosovo, cho thiện chí muốn gia nhập NATO của Georgia, và đặc biệt là việc Hoa Kỳ ký kết hiệp ước phòng thủ hỏa tiễn chiến lược với Ba Lan mới đây, đã khiến Nga phải chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, trong mối quan hệ quốc tế, Hoa Kỳ phải song song duy trì, một mặt kìm hãm sự bành trướng của Nga, nếu cần trừng phạt Nga có giới hạn khi có thể, một mặt phải duy trì sự hợp tác với Nga để Hoa Kỳ có thể giải quyết những mục tiêu quan trọng khác trên thế giới.

Còn thái độ của Nga" Thái độ Nga cũng khôn ngoan như Hoa Kỳ. Nghĩa là cũng vì quyền lợi quốc gia, Nga sẽ một mặt bành trướng thế lực trong khuôn khổ có giới hạn, khiến cho quyền lợi của Hoa Kỳ và Tây Phương bị thiệt thòi, nhưng ở mức độ không nghiêm trọng, để mặt khác Nga vẫn duy trì sự hợp tác với Hoa Kỳ và Tây Phương, cùng giải quyết những mục tiêu chiến lược của Nga trong vùng và thế giới. Cụ thể, Nga xua quân xâm lăng Georgia chớp nhoáng, khiến Hoa Kỳ và Tây Phương không kịp trở tay. Nhưng Nga hiểu nếu Nga duy trì đội quân xâm lăng của mình tại Georgia thì Hoa Kỳ và Tây Phương sẽ can thiệp mạnh, nên Nga đã tuyên bố rút quân khỏi Georgia. Có điều một khi Nga rút quân thì Nga cũng đã phần nào đạt được những chiến thắng về quân sự, chính trị tại Georgia cũng như trong vùng. Ngoài ra, Nga cũng đã tạo được một hàng ngũ thân Nga tại Georgia, sẵn sàng lập nên một chính phủ đi theo quỹ đạo của Nga trong tương lai không xa.

Trong khi các cường quốc như Nga, Hoa Kỳ, Trung Cộng, đều khôn ngoan, thủ đoạn, theo đuổi quyền lợi quốc gia, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của các quốc gia nhược tiểu, thì nhiều người Việt hải ngoại lại ảo tưởng vào một thế liên minh Việt Mỹ cùng chống Trung Cộng. Sự thực, ảo tưởng này chẳng qua là sản phẩm do cơ quan tình báo Việt Cộng nặn ra, nhằm đánh lạc hướng đấu tranh của người Việt trong và ngoài nước, để mọi người thay vì nhận ra chánh phạm của mọi thảm họa cho dân tộc VN là CSVN, thì lại ngây thơ và ảo tưởng, sẵn sàng chạy theo VC để chống lại Trung Cộng.

Nên nhớ, khi nào CSVN còn tồn tại, khi đó, CSVN còn mãi mãi cam phẫn khuyển mã cho Trung Cộng; và dân tộc VN không những không đòi lại được Bản Giốc, Ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa,... mà còn tiếp tục mất thêm đất, thêm biển, cùng nhiều thứ vô giá khác cho Trung Cộng.

Chỉ khi nào, dân tộc VN lật đổ được CSVN, khi đó, dân tộc VN, với một chính phủ thực sự do dân, của dân và vì dân, cùng sức mạnh của hơn 80 triệu người đoàn kết trên dưới một lòng, sẽ giành lại được những gì đã mất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.