Hôm nay,  

Đánh Hay Đàm? Ở Đâu?

29/04/200400:00:00(Xem: 4620)
Tình hình giao tranh mấy ngày qua tại Iraq làm dư luận phân vân không hiểu. Chuyện gì đang xảy ra".....
Sáng Thứ Tư, giờ Hoa Kỳ, dân Mỹ tỉnh giấc với hình ảnh giao tranh ác liệt tại thành phố Al Fallujah của Iraq: trực thăng Coba và máy bay AC-130 bay vần vũ trên trời, khói súng mù mịt bốc từ nhiều nơi. Trong khi đó, bộ chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ ở tại chỗ cho biết rằng đó là những đợt tấn công mang tính chất “phòng thủ” và việc đàm phán về ngưng bắn vẫn tiếp tục. Ngoài ra, dư luận không được biết gì thêm về tình hình An Najf, ở phía Nam, nơi định cư của dân Shia và có nhiều đền thờ được coi là biểu tượng thiêng liêng của người Hồi giáo.

Chuyện gì đang xảy ra"
Ngược với những nhận định phổ biến, là dường như Liên quân do Mỹ lãnh đạo đang gặp khó khăn tại Iraq, tình hình tại chỗ thực ra chỉ còn hai điểm nóng tiêu biểu cho những vấn đề Hoa Kỳ phải giải quyết với hai sắc dân Sunni và Shia trước khi chuyển giao quyền lực vào cuối tháng Sáu.
Tại Al Fallujah, Mỹ đã khoanh vùng và phong tỏa những ổ kháng cự cuối của các nhóm nổi loạn người Sunni. Các nhóm này có thể là tàn dư của chế độ Saddam Hussein hoặc khủng bố xâm nhập từ bên ngoài và cấp số của họ là bao nhiêu, người ta chưa rõ. Những ước lượng sau cùng là có khoảng hai ngàn. Họ còn ở đó hay đã rút lui từ nhiều ngày trước, ta cũng không rõ. Giao tranh bùng nổ từ hai ngày qua chính là để thanh toán các ổ kháng cự này, trong khi việc đàm phán và ngưng bắn lại nhắm vào mục tiêu sâu xa hơn: tương lai của dân Sunni trong cơ chế chính trị mới của Iraq.

Ở miền Nam, thành phố An Najaf lại thuộc trường hợp khác. Đây là đất của dân Shia và nơi tử thủ của giáo sĩ al-Sadr, một người trẻ, cực đoan và có lực lượng võ trang chừng 3.000 tay súng. Ông ta không chấp nhận sự đối thoại của Đại giáo chủ Ali al-Sistani và dùng bạo lực để trả giá cho tương lai chính trị của dân Shia, sắc tộc chiếm 60% dân số Iraq. Al-Sadr hiện đang trú ẩn trong ngôi đền Hồi giáo tại đây để thách thức Hoa Kỳ.

Dân Shia từng là nạn nhân của chế độ Saddam, đảng Baath và sắc dân Sunni. Lãnh tụ có uy tín và ảnh hưởng nhất của họ là al-Sistani thì muốn có bầu cử để đa số 60% của người Shia sẽ chiếm đa số tuyệt đối trong hệ thống chính trị mới, thay vì chấp nhận một cơ chế lãnh đạo đa nguyên mà họ phải chia sẻ quyền lực với hai sắc dân còn lại là Sunni và Kurd. Ông ta có thể là người giật giây cho al-Sadr chơi bạo hầu bảo vệ quan điểm của mình và theo dõi cục diện đối đầu tại An Najaf.

Ngược lại, dân Sunni cũng lo sợ sẽ bị người Shia trả thù vì mối liên hệ của họ với chế độ cũ và, được sự yểm trợ của khủng bố Hồi giáo xâm nhập từ bên ngoài, các thành phần cực đoan nhất đang phá hoại tiến trình ổn định tại Iraq. Trong khi đó, các lãnh tụ dân sự thì muốn được đảm bảo là họ sẽ không bị Mỹ hy sinh khi chiều lòng dân Shia. Địa điểm thư hùng của họ là Al-Fallujah.

Thành phần sắc tộc thứ ba là người Kurd thì vẫn án binh bất động. Lãnh tụ của họ đang là Chủ tịch luân phiên của Chính quyền lâm thời Iraq và ông ta vừa nhắc nhở Hoa Kỳ là người Kurd sẽ không chấp nhận giải pháp chính trị có hại cho họ.
Như vậy, ta đang chứng kiến những màn thương thảo bằng súng đạn về tương lai chính trị của Iraq ở hai điểm nóng là Al Fallujah và An Najaf.

Tại Fallujah, nơi mà bốn nhân viên dân sự Mỹ bị xé xác cách đây mấy tuần, binh lính Mỹ phải tiêu diệt các ổ kháng cự Sunni và khủng bố mà không gây quá nhiều tổn thất cho dân Sunni. Tại An Najaf, Mỹ phải nhổ được cái gai al-Sadr mà không làm dân Shia nổi giận, nghĩa là tránh không phá hủy ngôi đền Hồi giáo ở đây. Nói chung, ở cả hai nơi, Hoa Kỳ phải cân nhắc theo lối “ném chuột sợ vỡ đồ quý”. Các đơn vị Mỹ tận dụng khả năng tấn công chính xác - kể cả các xạ thủ bắn sẻ - để chứng minh là giải pháp cực đoan sẽ không thể thành công, trong khi Mỹ tiếp tục việc thương thảo, đàm phán.
Nếu nhìn ra cục diện như vậy, người ta dự đoán là sau hai tuần ngưng bắn để cứu trợ thường dân, Mỹ có khả năng biến al-Fallujah thành bình địa. Tại An Najaf, vì các ngôi đền Hồi giáo, Mỹ không thể dùng giải pháp thô bạo ấy nhưng vẫn phải kết thúc khả năng võ lực của al-Sadr. Hoa Kỳ có đúng hai tháng để đạt mục tiêu này nhưng vẫn phải tránh được một vụ khủng hoảng về cứu trợ có thể xảy ra cho thường dân.

Rủi ro về chính trị và cả sự tính toán chính xác về thực lực đối phương – bao nhiêu tay súng Sunni trong Al-Fallujah, bao nhiêu tay súng Shiite tại An Najaf – là yếu tố quyết định. Tính toán sai vì tình báo trật có thể làm các đơn vị Mỹ lãnh tổn thất nặng khi phải vào từng khu phố từng ngôi nhà để tiêu diệt các nhóm kháng cự, nhiều ít ra sao có lẽ chưa ai rõ. Tổn thất nhân mạng cho lính Mỹ có thể là tổn thất chính trị cho ông Bush ở nhà.

Có lẽ ngần ấy sự việc mới giải thích được vì sao mà giao tranh đã bùng nổ ác liệt tại Al-Fallujah mà Hoa Kỳ vẫn gọi đó là biện pháp phòng thủ và vẫn nói về việc đàm phán. Trong vài ngày tới, ta sẽ nghe nói đến tình hình cũng rắc rối như vậy tại An Najaf, trước sự phán xét và chọn lựa của người dân tại chỗ: Mỹ vào Iraq để “giải phóng” hay để tàn sát"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.