Hôm nay,  

Nghĩ Gì Về Phim Journey From The Fall?

23/04/200700:00:00(Xem: 5424)

Bích chương phim Journey From The Fall

 Anh bạn tôi, Nam Lộc, hỏi tôi câu hỏi trên, tôi bảo anh cho tôi trả lời bằng bài viết này. Khi ngày 30 tháng 4 đến tôi hồi tưởng lại kỷ niệm xưa trong xót xa, đau buồn lắm, khi mà ngày 1 tây tháng 4 năm 75, chúng ta đã mất vùng I và phần lớn vùng II, Quân đoàn II chỉ còn lại Ninh Thuận, Binh Thuận, nên được sát nhập vào Quân đoàn III. Phan Rang và Xuân Lộc trở thành 2 cửa ngỏ để Cộng Sản Bắc Việt đưa quân tiến vào Sài Gòn bằng quốc lộ 1 và 20. Dân Sài Gòn lo lắng thêm. Rồi đúng vào lúc đồng hồ chỉ 11 giờ 30' ngày 30-4-1975, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, sau khi xe tăng Bắc Việt ủi sập cánh cửa Dinh Độc Lập. Quân dân miền Nam chịu đựng bao tai ương trả thù, đọa đầy, người tù tội "học tập", kẻ vượt biên. Khúc phim cũ đó đã rướm máu tim tôi và tôi sẽ chẳng bao giờ quên.

Sang đến Mỹ tôi nhớ nhà, nhớ quê hương, thích đọc tin tức Việt Nam, những báo chí Việt ngữ vào thuở 75 không nhiều, báo chí Mỹ và các đài TV chỉ cho tin tức buồn về Việt Nam, vì cái mặc cảm hội chứng Việt Nam (Vietnam's syndrome) của phe phản chiến chủ hòa thời ấy. Cái hội chứng này lan vào điện ảnh Hoa Kỳ bởi những tay như Ron Kovic, Jane Fonda hoặc Oliver Stone,... Phim ảnh về Việt Nam chỉ khai thác sự hiếu kỳ của người dân Mỹ, nhiều người làm phim chẳng màn đến sự thực đã xảy ra ở Việt Nam, có những phim đã mạ lỵ và xúc phạm đến người dân miền Nam, vốn là một người bạn đồng minh của Hoa Kỳ. Người lính Việt Nam Cộng Hòa chỉ có bóng dáng phụ họa, rất hời hợt trong phim của giới điện ảnh Hollywood. Từ Coming Home (1978, Jane Fonda, Jon Voight, Bruce Dern, Robert Carradine, loại phim phản chiến qua Jane Fonda trong vai Sally Hyde), Uncommon Valor (năm 1983, với Gene Hackman, Robert Stack). Purple Hearts (1984, Ken Wahl, Cheryl Ladd), Good Morning Vietnam (1987, Robin Williams, Forest Whitaker), Hamburger Hill (1987, Anthony Barrile, Michael Patrick Boatman, nói về cuộc hành quân của quân đội Mỹ mang tên Apache Snow vào năm 1969, đánh tại Đồi 937 trong thung lủng A Shau, gần biên giới Lào Việt), Hanoi Hilton (1987, trại tù Hỏa Lò), Missing In Action (1984, với Chuck Norris trong vai đại tá Braddock; Action II, 1985), Rambo: First Blood (1982, với Sylvester Stallone trong người hùng John J. Rambo; Part II, 1985), Platoon (1986, đạo diễn Oliver Stone, các diễn viên Tom Berenger, Willem Dafoe, Charlie Sheen, Forest Whitaker, phim kể về một trung đội bộ binh Mỹ trong khi hành quân bê tha hút cần sa, ma túy, vô kỷ luật, ngôn ngữ  tục tằng, tàn sát người dân vô tội), Born on the Fourth of July (1989, Tom Cruise, Raymond J. Barry, phim phản chiến, chống chính phủ Mỹ gửi quân sang Việt Nam), Casualties Of War (1989, Michael J. Fox, Sean Penn, Don Harvey, John C. Reilly và John Leguizamo, tương tự như film Platoon, 5 người lính trẻ có những hành động dã man với dân làng vô tội, hãm hiếp phụ nữ Việt Nam, phim khai thác khía cạnh xấu xa của lính Mỹ vô kỷ luật), và tệ nhất là Heaven and Earth kể xấu những tội ác của lính Việt Nam Cộng Hòa (1993, cũng của tay phản chiến Oliver Stone, với "nhà văn" kiêm tài tử Lệ Lý, Haing Ngor, Dustin Nguyen),... Phim Mỹ là thế, đi cứu bồ chỉ cần một đại tá Braddock, hay một John J. Rambo là kẻ thù gặp ổ kiến lửa, lãnh hậu quả từ chết đến bị thương. Tôi tự hỏi ngay từ cuộc chiến tại sao ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert S. McNamara không cử hai kiến lửa Chuck Norris và Sylvester Stallone sang tham chiến thì nước Mỹ đâu phải vất vã tại Việt Nam.

Những ngày buồn tủi đó tôi đã ước ao phải chi có một phim Việt Nam do người QG tự do thực hiện để rửa mặt mũi cho quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Ước mơ xưa nay đã đến... năm 2007.

Năm nay nhân đánh dấu ngày 30-04, một cuốn phim của người Việt Nam sản xuất tại Mỹ đã đoạt 13 giải thưởng quốc tế. Phim mang tựa đề “Vượt Sóng”, do đạo diễn trẻ Trần Hàm thực hiện, Nguyễn Lâm sản xuất, với các diễn viên Kiều Chinh, Diễm Liên, Long Nguyễn thủ diễn các vai chính, vừa được phát hành ở California, Texas, Virginia, New York mà rất nhiều được biết. Nội dung phim được ông bạn vàng của tôi, nhà văn Đào Vũ Anh Hùng diễn dịch ra Việt ngữ khá đầy đủ đăng trong website Thiên Lý Bửu Tòa:

http://www.thienlybuutoa.org/Misc/VuotSong.htm

Đại để phim nói đến một thảm cảnh về cuộc đổi đời của một gia đình Việt Nam sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Phim chiếu cảnh tượng Sài Gòn trong hoang mang, Sài Gòn trong sợ hãi, và Sài Gòn trong hỗn loạn của những cơn hấp hối 29, 30 tháng tư vào mùa Xuân năm cũ, lòng tôi bùi ngùi trong tâm tư xúc động. “Vượt Sóng” kể về người chiến binh Việt Nam Cộng Hoà tên Long trong khí phách bất khuất dù tình thế đã tuyệt vọng chỉ vì sự kiện "khi đồng minh tháo chạy", anh nhất quyết quyết ở lại chiến đấu, từ chối ra đi. Hậu quả gia đình bị ở loại, Long phải theo lệnh kẻ chiến thắng vào trại tập trung tù lao động khổ sai, chịu đọa đầy thân xác và tinh thần trong loại tù mà nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn gọi là "gulag", dưới sự cai quản chặc chẻ của các tên cai ngục cú vọ, những tù nhân chịu đói rét, cô đơn tủi nhục trong cuộc sống xa gia đình. Tôi khen đạo diễn Trần Hàm và nhóm thực hiện chịu tốn kém dựng nên ngoại cảnh rất gần với thực tế, nhiều chi tiết rất phù hợp với chuyện thật ngoài đời, chỉ có ông bạn láng giềng tôi vốn là HO chính hiệu “bà lang trọc" đã nhận xét: "Có vài tù nhân cần cho ốm thêm nữa", tôi trả lời anh bạn là ở Mỹ mà bắt họ ốm quá tôi e Trần Hàm không nỡ.

Những cảnh tượng vượt biên đem chúng ta về những ngậm ngùi biển Đông, chính những thước phim này đã nói lên những nỗi đoạn trường của người tị nạn liều mạng đi tìm tự do ở một chân trời vô định ngoài đại dương bao la. Cảnh tượng gặp cướp biển cho ta cảm giác chua xót cho thân phận người phụ nữ Việt Nam qua câu hát mà tôi còn nhớ khi Việt Dzũng cất tiếng hát:

"...Biển khơi sâu hiu hắt lạnh giá

biển bao la tối tâm tuyệt vọng...

Biển sóng đừng xô nhau chìm sâu đáy

đừng xé em tôi từng mảnh tả tơi

Em chỉ là cánh hoa mong manh thánh thiện

em hồn nhiên trinh trắng thơ ngây dịu hiền

Tiếng Mẹ khóc gào to hơn sóng thét

cuộc chia ly bi thảm ngút trời cao

Biển ơi hãy dừng cơn thịnh nộ

đưa ta đến bến bờ ước mơ..."

(“Lời Nguyện Giữa Biển Đông”,

nhạc Vĩnh Điện, thơ Thái Tú Hạp)

Hay bi thương như “Xin Đời Một Nụ Cười” qua tiếng ca u buồn của tác giả bài hát:

“… Tự Do ơi Tự Do

Tôi trả bằng nước mắt

Tự Do hỡi Tự Do

Anh trao bằng máu xương

Tự Do ơi Tự Do

Em đổi bằng thân xác

Vì hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong.”

(nhạc & lời Nam Lộc)

Cuối cùng miền đất hứa đã đón chào họ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó là phim "Vượt Sóng" hay Journey From The Fall. Và theo nhạc sĩ Nam Lộc nhận xét cuốn phim có những “nỗi buồn tháng Tư” không thể thiếu được trong tâm hồn cuả những người tỵ nạn Việt Nam, dù sinh ra ở thế hệ nào đi nữa. "Vượt Sóng" cũng là một bi hùng ca của người tị nạn chúng ta. Là người tị nạn Cộng Sản Việt Nam, xin hãy giữ lấy nguồn gốc tị nạn thuở ban đầu, và  xin đừng chối bỏ nó. Đi xem "Vượt Sóng", nếu phải ngậm ngùi, rơi lệ, cứ để lệ rơi vì phim đã nhắc nhỡ cái thẻ căn cước của tập thể tị nạn Việt Nam của chúng ta, những nạn nhân của chủ thuyết Cộng Sản, những nạn nhân của biển khơi, những nạn nhân của máu và nước mắt vì chính trị của ích kỷ và thủ đoạn đã nhuốm buồn lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Sau 32 năm rồi, chúng ta hãy cùng rủ nhau đi xem Journey From The Fall để hãnh diện từ những phút giây Sài Gòn trong hoang mang, Sài Gòn trong sợ hãi, và Sài Gòn trong hỗn loạn ngày xưa, để ngày hôm nay con cháu chúng ta thành công, đã vươn lên khắp các xứ sở bao dung người tị nạn Việt Nam, mà trong đó có các người trẻ như Trần Hàm, Nguyễn Lâm. Họ đã hoàn tất một sứ mạng mở đường hay một thông điệp đầu tiên để hàng chục Trần Hàm, Nguyễn Lâm khác, nối gót theo thực hiện những khúc phim khác, của hảnh diện Việt Nam ngày mới, của Việt Nam không mặc cảm cho những cố gắng vươn cao.

 Los Angeles

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.