Hôm nay,  

Đau Lòng Dân Tộc

05/08/200500:00:00(Xem: 5554)
Tin Việt Nam nổi bật trong mấy ngày cuối tuần lễ đầu của tháng 8 năm 2005, trên các đài phát thanh quốc tế có chương trình tiếng Việt, là tin gần 70 người Việt gốc Miên biểu tình xin tỵ nạn chánh trị ở thủ đô nước Miên là Nam Vang. Tin này bất giác làm nhiều người ngoái nhìn lại quá khứ, nghĩ đến tương lai mà cảm thấy đau lòng dân tộc Việt.

Một, về đồng bào Việt gốc Miên vượt biên tỵ nạn CS. Đài phát thanh Pháp Quốc Hải Ngoại RFI, Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, Á châu Tự do RFA, và BBC của Anh đều đồng loạt loan tin. 67 người Việt gốc Miên, trong đó có 24 vị sư sãi, số còn lại gồm có đàn ông có, đàn ba và trẻ em có, đủ loại, biểu tình bất bạo động trước trụ sở đại diện Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để xin tỵ nạn. Theo lời của một vị đại diện, số người này bị ngược đãi, bị tước đoạt quyền tự do tu hành, tự do đi lại, tự do học hành, tự do nghiên cứu và thường xuyên bị làm khó dễ và bị đàn áp ở nước nhà VN. Đa số những người Việt gốc Miên này là những người Miên ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long còn nhiều người Miên cư ngụ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc liêu.

Cuộc biểu tình này xảy ra sau khi nhà cầm quyền Miên-- Thủ Tướng vốn là một sĩ quan của Bộ Đội VC-- đuổi số người Việt gốc Miên vượt biên ra khỏi chùa đã tá túc và không cho ở trên đất Miên nữa. Và trước đó CS Hà Nội có tố cáo một tổ chức người Miên ở Nam Cali Mỹ sách động đồng bào Việt gốc Miên chống CS Hà Nội. Chớ số người biểu tình này đã thực sự đã vượt biên qua Miên trước đây và tạm trú ở một ngôi chùa Miên. Cao Ủy đã thanh lọc xong 59 người, số còn lại chờ cứu xét.

Cuộc biểu tình này cũng xảy ra chỉ sau vài tuần lễ khi nhà cầm quyền Miên dùng hàng trăm cảnh sát cưỡng bức 100 đồng bào Thượng hồi hương VN. Điều đó khiến cho số đồng bào Việt gốc Miên vượt biên này lo ngại cho số phận của mình cũng sẽ giống như đồng bào Thương.

Theo phỏng vấn trực tiếp và phân tích các sự kiện của những đài quốc tế trên thì lý do chánh số đồng bào Việt gốc biên phải trốn chạy CS Hà Nội cũng tương tự như đối với đồng bào Thượng. Tức là bị tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng và đất đai.

Hai, nhìn lại quá khứ. Nhớ lại các cuộc vượt biên trong vòng 30 năm của người Việt sau khi CS Hà Nội thống trị nước VN. Bất giác những câu hỏi được nêu lên trong tim óc. Chế độ CS Hà Nội là chế độ gì mà trong vòng 30 năm hơn 3 triệu người Việt bỏ nước ra đi. Các sắc tộc Kinh (Việt), Miên, Hoa, Thượng sống chung nhau suốt bề dày lịch sử đã thành đồng bào Việt, đồng bào Thượng, đồng bào Việt gốc Hoa, gốc Miên, lại chào chế độ bằng chân. Một chế độ hầu như toàn dân ai cũng chịu không nổi -- dù yêu nước, gắn bó với quê cha đất tổ, tiếc nuối mồ mả ông bà cha me thế nào đi nữa đại đa số ai cũng muốn ra đi - trừ đảng viên CS có chức, có quyền, có tiền. Đến đổi Quái Kiệt Trần văn Trạch phải dí dỏm cười ra nước mắt, "ở VN nếu cái cột đèn đi được cũng ra đi".

Một cuộc ra đi hàng triệu người bằng thuyền nan vượt đại dương. Phân nửa đến được bến bờ tự do và khoảng phân nửa chết dưới đáy biển hay trong tay hải tặc. Một cuộc vượt biên vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt, đánh động lương tâm Nhân Loại, bàng hoàng thế giới lúc bấy giờ. Tiếng Anh thêm một chữ ghép 'boatpeople', và tiếng Việt, ' thuyền nhân'. Để bớt nguy hiểm cho thuyền nhân, Liên Hiệp Quốc và các nước phải đưa ra chương trình ra đi trong vòng trật tự, bảo lãnh gia đình, HO, buộc hồi hương rồi đi định cư lại, an toàn hơn. Cuộc vượt biên bằng thuyền của người Việt trốn lánh chế độ CS Hà Nội và sự sụp đổ của đế quốc CS Liên xô có thể coi là hai sự kiện lớn của thế giới sử. Sự kiện vẫn còn kéo dài với việc người Thượng vượt biên đợt một trước đây, Mỹ phải dang tay ra đón gần 1.000 người. Và mới đây hàng trăm người Việt gốc Miên lại vượt như tin đã nói trên.

Ba, nghĩ đến tương lai. Nếu hồi CS mới tóm thu được cả nước, chế độ tù cải tạo, đánh tư sản, tống đi kinh tế mới, phân biệt đối xử với người Việt trong chế độ VN Cộng Hòa là đông lực thúc đẩy người Việt vượt biên tìm tự do, thì bây giờ vượt biên là để tránh đàn áp tôn giáo và cưỡng chiếm đất đai do chánh sách trộn dân Xã Hội Chủ Nghĩa với dân Quốc Gia của thời chiến tranh ý thực hệ mà CS Hà Nội cho chủ nghĩa Cộng sản của mình đã thắng. Thâm tâm CS Hà Nội lúc nào vẫn muốn cộng sản hóa đất nước và nhân dân VN, nhuộm màu máu lên Tổ Quốc VN mà họ luôn gọi là Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Những lời hay ý đẹp, hòa giải dân tộc, đại đoàn kết quốc gia, kiều bào là bộ phận của dân tộc chỉ là những khẩu hiệu dụng danh đạt quả, có tính đầu môi chót lưởi mà thôi. Chuyển sang kinh tế thị trường, đổi mới kinh tế nhưng không đổi mới chánh tri. Xanh vỏ nhưng không cho đỏ lòng. Đổi màu theo xu thế thời đại để ngụy trang như con cắt kè hầu củng cố chế độ độc tài đảng trị và độc chiếm quyền hành cho Đảng CS.
Nhưng chính thâm ý độc tài đảng trị toàn diện ấy là hủy thể của đảng. Nó nhỏ như mũi kim, tận trong sau nhưng là mầm mống của bịnh ung thư giết toàn tế bào, cơ thể, và con người CS. Cái khôn dân gian của người Việt nói chung trong nước, kinh nghiệm phát triển của các tôn giáo VN trong nước thấy điều đó nhờ sống trong chăn thâm niên biết chăn có rận. Nên phong trào đòi tự do tôn giáo, phong trào đồng bào thiểu số, phong trào ly khai đảng, chống đảng, phong trào trí thức, biến điểm thành diện, biến phẩm thành lượng, tạo chất xúc tác cho hóa trình hủy thể CS. Vấn đề nhân quyền và quốc kỳ VN, không còn là một "trở ngại trung tâm" là một "xúc phạm" trong bang giao Hà Nội với Mỹ. Vấn đề nhân quyền đã thành một hủy thể đối với CS Hà Nội. Việc vượt biên tìm tư do còn dài dài. Cuộc đấu tranh chống CS còn dài dài. Đến khi sạch bóng Cộng sản ở nước nhà VN mới thôi.

Bốn và sau cùng, CS Hà Nội thông nhứt giang sơn 30 năm mà không làm lòng dân xích lại gần Đảng một ly nào. Trái lại CS Hà Nội đã chia rẽ dân tộc để trị trên nhiều phương diện, địa phương, nguồn gốc, chánh kiến. Trầm trọng nhứt là chánh sách trộn dân, lấn đất, đối với các sắc tộc thiểu số của CS Hà Nội đã khơi lại thù hằn dân tộc đối với đồng bào Việt gốc Hoa, gốc Miên và gốc Thượng. Điều mà suốt lịch sử, nước VN muốn hàn gắn dù tiến trình lịch sử, cuộc Nam Tiến tất yếu đòi hỏi phải có đụng chạm giữa các sắc dân. Nhưng bao nhà lãnh đạo quốc đã cố gắng hóa giải. Thí dụ như có vị vua Việt phải hy sinh công chúa, "Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm; Một Gái Thuyền quyên đáng mấy mươi." Nhờ thế sau này người Việt nói chung gọi nhau là đồng bào gốc Hoa, gốc Miên v.v. Nhưng CS Hà nội lạiø phá vỡ mối tình đổng bào ấy với người Hoa trong thời CS mới vào mà người Hoa gọi là "Nạn Kiều" và với đồng bào Thượng và Miên gần và mới đây. Ôi đau lòng dân tộc Việt nói chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.