Hôm nay,  

Ra Lệnh Động Viên

01/05/200400:00:00(Xem: 5108)
Động viên quân sự" Ngay trong năm tuyển cử sao" Tình hình áp dụng chế độ quân dịch trong lúc tranh cử là điều chính khách nào cũng muốn tránh né, nhưng có vẻ như Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho hồi phục lại chế độ quân dịch rồi, cho dù nhiều lãnh tụ đã bác bỏ khả năng này.
Người đầu tiên kêu gọi hồi phục chế độ quân dịch là Dân Biểu Charles B. Rangel (Dân Chủ, New York). Ông nêu lên nhu cầu công bằng, vì những thanh niên nghèo và gốc thiểu số đang chiếm đa số trong quân đội toàn tình nguyện của Hoa Kỳ hiện nay.
Bên Cộng Hòa cũng có vị dân cử lớn tiếng kêu gọi quân dịch: Thượng Nghĩ sĩ Chuck Hegel (Cộng Hòa, Nebraska) nói rằng chiến tranh nên là một gánh nặng cần chia đồng đều, vì không lẽ cứu “tiếp tục dồn gánh nặng lên giai cấp trung lưu những người chiếm đại đa số thành phần chiến binh Mỹ, và giai cấp dưới trung lưu.”
Điều ghi nhận: DB Rangel là người Dân Chủ phản chiến, chống Cuộc Chiến Iraq ngay từ đầu, và tin rằng khi áp dụng chế độ quân dịch thì dân Mỹ sẽ không ủng hộ gì cho mặt trận Iraq nữa. Ông tin dân Mỹ ủng hộ Cuộc Chiến Iraq chỉ vì lính Mỹ chết là con người khác chết, không phải con mình. Nhưng TNS Hegel lại là Cộng Hòa diều hâu, và nhìn theo cách khác, rằng sự chia đều gánh nặng mới nêu cao chính nghĩa cho cuộc chiến mà đất nước Hoa Kỳ lựa chọn.
Hiện thời Mỹ không có chế độ quân dịch, nhưng chỉ là thủ tục đăng bộ cho các thanh niên 18 tới 25 tuổi, để biết tình hình cho các kế hoạch “cư an tư nguy.” Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld tuần trước nói rằng không ai trong chính phủ nghĩ rằng bắt quân dịch là “thích nghi hay cần thiết.” Ông chỉ nói là “tất cả những gì chúng ta cố gắng làm là sao cho đủ 135,000 quân đóng ở Iraq,” một điều có thể làm được bằng cách xoay vòng lực lượng 1.4 triệu lính Mỹ hiện dịch và 900,000 lính Trừ Bị và Vệ Binh. Chính ngay như John Kerry cũng nói chưa cần gì bắt quân dịch.
Vấn đề là, nhiều phân tích gia nói là 135,000 lính Mỹ ở Iraq không đủ. Như Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa, Arizona) nói là phải cần thêm 1 sư đoàn 10,000 lính Mỹ. Lại còn những điểm nóng để rải quân Mỹ ở khắp nơi, như Nam Hàn, Kosovo, Haiti và Liberia. Và nếu trải quá mỏng, vơới cuộc chiến chống khủng bố mà dai dẳüng, thì khó mà có đủ lính cung ứng.
Nhưng đếm số không hẳn đã đúng tình hình, vì không phải lính nào cũng là lính tác chiến. Hiện thời, 21 trong 33 trung đoàn tác chiến thường trực của Bộ Binh Mỹ đang trị an ở Iraq, A Phú Hãn, Nam Hàn và vùng Balkan. Nghĩa là tới 63% lực lượng tác chiến của Lục Quân. Đó là chưa kể tới các đơn vị khác phải đóng ở Saudi Arabia, Đức, Anh, Ý, Nhật, Phi, Puerto Rico và các nơi khác. Nghĩa là quá mỏng. Theo chiến lược thì số lính đang chờ phải cần gấp đôi số lính đang ở tuyến đầu, nghĩa là Mỹ hiện thời đang thiếu tới 125,000 lính -- một khoảng cách mà Bạch Ốc đang tạm thời động viên tới 150,000 lính Trừ bị và Vệ Binh.
Tai hại nữa: tốc độ đăng lính vào các đơn vị Lục Quân và Vệ Binh Quốc Gia lại giảm đột ngột, và theo cuộc thăm dò trên tờ báo quân đội Stars and Stripes thì tới 49% chiến binh đang đóng ở Iraq nói là họ không có ý định tái đăng lính -- cho dù Quân Đội ưu đãi bằng cách thưởng 10,000 đô la cho người tái ngũ.

Mới tháng trước, có mấy bản tin nói rằng chính phủ lặng lẽ “bắt quân dịch” các chuyên gia cần thiết cho quân đội, nhất là những người giỏi về điện toán và giỏi các ngoại ngữ [trong các vùng dẽã bùng nổ chiến tranh]. Sau đó thì Sở Tuyển Binh Hoa Kỳ (The Selective Service System) đính chánh liền, nói là không có chuyện đó, dù là bắt lính chuyên môn, “[Nhưng] Sở Tuyển Binh lúc nào cũng sẵn sàng để áp dụng chế độ quân dịch nếu và khi nào Tổng Thống và Quốc Hội chỉ thị như thế. Trách nhiệm này đã thực hiện kể từ 1980 và không có gì mới lạ.”
Nghĩa là lúc nào cũng sẵn sàng, là theo nhiệm vụ “cư an tư nguy” thôi, chứ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, các bản văn về năm 2004 của Sở Tuyển Binh cho thấy một cách lặng lẽ, sự chuẩn bị ráo riết hơn.
Thực tế, điều này cũng dễ hiểu. Vì như một chuyên gia Pentagon ngờ vực, nếu Hoa Kỳ kẹt chân ở 2 mặt trận A Phú hãn và Iraq, thì Hoa Lục có thể tấn công liền Đài Loan. Chiến tranh cũng có thể bùng nổ ở chỗ khác, thí dụ Hoa Lục đánh chiếm cùng lúc Trường Sa và Đài Loan, thì một hàng không mẫu hạm của Mỹ không kịp xoay trở.
Sở Tuyển Binh Hoa Kỳ đã tính sẵn cho những trường hợp tệ hại nhất: bản văn Kế Hoạch Tài Khóa 2004 (The Annual Performance Plan for Fiscal Year 2004 của Selective Service System) có sẵn những dòng chữ cụ thể nằm giữa hàng xấp chữ bí hiểm kiểu bàn giấy thư lại.
Phần Mục Tiêu Chiến Lược 1.2 (The Strategic Objective 1.2) của kế hoạch nói rằng Sở sẵn sàng hoạt động xả ga trong vòng 75 ngày khi “có lệnh hồi phục chế độ quân dịch.”
Phần Mục Tiêu Chiến Lược 1.3 nói cụ thể thêm, rằng “[Sở] đã sẵn sàng hoạt động để cung cấp các nhân lực chưa huấn luyện vào đúng lịch thời hạn của Bộ Quốc Phòng.”
Vào năm tới, tức 2005, chính phủ Mỹ dự định thiết lập xong 56 Tổng Hành Dinh [quân dịch] tiểu bang, 442 Văn Phòng Khu Vực và 1,980 Ty Quân Dịch Địa Phương.
Phần Mục Tiêu Chiến Lược 2.2 là về Chương Trình Ghi Danh bậc Trung Học. Kế họach này sẽ đặt phòng tuyển lính tình nguyện ở ít nhất 85% các trường trung học toàn quốc, nghĩa là tăng từ con số 65% trong năm 1998.
Kế hoạch 2004 nêu trên buộc Sở Tuyển Binh phải tường trình lên tổng thống vào ngày 31-3-2005, rằng hệ thống sẵn sàng hoạt động trong vòng 75 ngày. Nghĩa là, khi mà “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây...” thì lệnh tuyển binh đầu tiên sẽ là ngày 15-6-2005, sau khi Tổng Thống và Quốc Hội “chín tầng gươm báu trao tay, nửa đêm truyền hịch....” là mọi chuyện trên dàn phóng ngay. Vì theo luật, phải cần Tổng Thống và Quốc Hội ra lệnh động viên. Điều này, thông qua luật động viên, không khó gì. Vì quốc hội đa số là Cộng Hòa, và TT Bush nhiều phần sẽ thắng cử nũâ. Thêm nữa, các vị dân cử Dân Chủ cũng không mấy ai chống luật động viên. Thí dụ như DB Rangel nói trên. Hay như Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton cũng đã nói mấp mé rằng “ủng hộ khả năng một vài hình thức quân dịch.” Một vài hình thức" Chữ thật khó hiểu. Nhưng rồi ai cũng hiểu. Vấn đề là gánh nặng chiến tranh sẽ san sẻ đều. Và rồi quốc hội sẽ đắn đo hơn khi tuyên chiến. Tất nhiên, khi một cú đánh trực tiếp như 9-11 trên đất Mỹ, thì không ai đắn đo hay tranh luận nữa. Nhưng còn để tự động đánh Iraq, hay Bắc Hàn, hay Iran, thì chưa chắc dân Mỹ sẵn sàng đưa con trai của mình ra trận. Ai cũng biết, đưa con hàng xóm ra trận dễ hơn nhiều. Chỉ trừ trường hợp Iraq sớm trị an được, và việc tái phối trí quân ở các điểm nóng ngang mức độ quân Mỹ có thể đánh trả ở 2 mặt trận liền cùng lúc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.