Mỹ, EU Đòi CSVN Mở Quyền Tự Do Cá Nhân
IMF: Kinh Tế VN Sẽ Chậm, Xuất Khẩu Giảm, Vốn Đầu Tư Sẽ Ít Hơn
IMF: Phát triển kinh tế của VN sẽ giảm xuống mức 5% năm 2009... theo bản tin đàì VOA hôm 4-12-2008.
Một bản tin khác cùng ngaỳ trên đài VOA cho biết rằng các chính phủ Hoa Kỳ, Liên Âu chính thức kêu gọi Việt Nam bảo đảm quyền tự do của người dân.
Trong bản tin cuả VOA về Hội Nghị của nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ cho Việt Nam, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hôm thứ Năm dự đoán là mức phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 sẽ giảm tới mức 5%, tức là thấp hơn chỉ tiêu 6,5% chính phủ Việt Nam đề ra trước đây.
Bản tin ghi theo tin của AP và AFP cho hay năm ngoái, tỷ lệ phát triển kinh tế của Việt Nam là 8,5%, và trong vòng một thập niên, tỷ lệ phát triển này đã đạt được mức trung bình 7%, một trong những mức cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Shogo Ishii, đại diện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tại Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm tới sẽ xuống còn 5%, và chỉ đạt được mức 6,5% trong năm nay.
Và như thế, đài VOA nói, "Ông Ishii và các nhà tài trợ khác cảnh cáo rằng vì tình trạng kinh tế trên thế giới mỗi ngày một suy thoái, Việt Nam nên biết trước rằng công cuộc xuất khẩu, các khoản đầu tư của nước ngoài và các nguồn vốn sẽ giảm đi."
Đặc biệt, bản tin VOA về Hội Nghị của nhóm Tư Vấn Các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm thứ Năm, Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam bảo đảm các quyền tự do của người dân, tiếp theo sau vụ bắt giam một nhà báo giúp phát giác một vụ tham nhũng lớn.
Bản tin viết rằng, Liên Hiệp Âu Châu nói với Việt Nam rằng Âu Châu muốn nhấn mạnh tới sự kiện là quyền chính trị và quyền dân sự quan trọng như nhau và không nên bị tách biệt.
Trong bản tuyên bố, Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ tin tưởng rằng chuyện không tôn trọng quyền chính trị và quyền dân sự sẽ gây phương hại trầm trọng tới đường hướng phát triển tại Việt Nam.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết là đang chia sẻ với những lo ngại của quốc tế về bản án tù 2 năm dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, người giúp phanh phui một vụ tai tiếng tham nhũng lớn trong một đơn vị của Bộ Giao Thông Vận Tải 3 năm trước đây.
Bên cạnh đòi hỏi CSVN ngăn chận tham nhũng, bản tin đaì VOA còn cho biết quốc tế yêu cầu phải mở rộng các quyền cá nhân và phaỉ cho bất đồng chánh kiến.
Bản tin viết: "Trong bản tuyên bố đưa ra trước hội nghị của nhóm tư vấn, Hoa Kỳ nói rằng thành tích kinh tế và uy tín của Việt Nam trước quốc tế đã bị phương hại vì những hạn chế áp đặt lên các quyền tự do cá nhân của người dân.
Bản tuyên bố của phía Hoa Kỳ nói rằng thái độ cởi mở hơn đối với những quan điểm bất đồng và khác biệt là điều rất quan trọng để Việt Nam phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
Một nhóm 4 nước tây phương - gồm Canada, Na Uy, Thụy Sỹ và New Zealand - hối thúc Việt Nam cho người dân trên vùng cao nguyên trung phần được dễ dàng hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động tôn giáo. Vùng cao nguyên trung phần là nơi xảy ra những vụ rối loạn trong hai năm 2001 và 2004, bắt nguồn từ những vụ tranh chấp đất đai.
Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nói rằng chính phủ đã đàn áp những người sắc tộc thiểu số theo đạo Tin lành trên vùng này, vì chính phủ coi tôn giáo vừa kể là những lực lượng thù nghịch xuất phát từ Hoa Kỳ.
Nhóm 4 nước Tây phương kể trên cho hay trong chuyến viếng thăm 3 tỉnh Tây Nguyên tháng trước, họ ghi nhận có vài khuynh hướng tích cực trong quyền tự do tôn giáo, nhưng người sắc dân thiểu số, gọi chung là người Thượng, vẫn không được đại diện đầy đủ trong chính quyền địa phương và tỉ lệ người nghèo trong nhóm người này vẫn tiếp tục gia tăng."
IMF: Kinh Tế VN Sẽ Chậm, Xuất Khẩu Giảm, Vốn Đầu Tư Sẽ Ít Hơn
IMF: Phát triển kinh tế của VN sẽ giảm xuống mức 5% năm 2009... theo bản tin đàì VOA hôm 4-12-2008.
Một bản tin khác cùng ngaỳ trên đài VOA cho biết rằng các chính phủ Hoa Kỳ, Liên Âu chính thức kêu gọi Việt Nam bảo đảm quyền tự do của người dân.
Trong bản tin cuả VOA về Hội Nghị của nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ cho Việt Nam, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hôm thứ Năm dự đoán là mức phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 sẽ giảm tới mức 5%, tức là thấp hơn chỉ tiêu 6,5% chính phủ Việt Nam đề ra trước đây.
Bản tin ghi theo tin của AP và AFP cho hay năm ngoái, tỷ lệ phát triển kinh tế của Việt Nam là 8,5%, và trong vòng một thập niên, tỷ lệ phát triển này đã đạt được mức trung bình 7%, một trong những mức cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Shogo Ishii, đại diện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tại Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm tới sẽ xuống còn 5%, và chỉ đạt được mức 6,5% trong năm nay.
Và như thế, đài VOA nói, "Ông Ishii và các nhà tài trợ khác cảnh cáo rằng vì tình trạng kinh tế trên thế giới mỗi ngày một suy thoái, Việt Nam nên biết trước rằng công cuộc xuất khẩu, các khoản đầu tư của nước ngoài và các nguồn vốn sẽ giảm đi."
Đặc biệt, bản tin VOA về Hội Nghị của nhóm Tư Vấn Các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm thứ Năm, Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam bảo đảm các quyền tự do của người dân, tiếp theo sau vụ bắt giam một nhà báo giúp phát giác một vụ tham nhũng lớn.
Bản tin viết rằng, Liên Hiệp Âu Châu nói với Việt Nam rằng Âu Châu muốn nhấn mạnh tới sự kiện là quyền chính trị và quyền dân sự quan trọng như nhau và không nên bị tách biệt.
Trong bản tuyên bố, Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ tin tưởng rằng chuyện không tôn trọng quyền chính trị và quyền dân sự sẽ gây phương hại trầm trọng tới đường hướng phát triển tại Việt Nam.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết là đang chia sẻ với những lo ngại của quốc tế về bản án tù 2 năm dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, người giúp phanh phui một vụ tai tiếng tham nhũng lớn trong một đơn vị của Bộ Giao Thông Vận Tải 3 năm trước đây.
Bên cạnh đòi hỏi CSVN ngăn chận tham nhũng, bản tin đaì VOA còn cho biết quốc tế yêu cầu phải mở rộng các quyền cá nhân và phaỉ cho bất đồng chánh kiến.
Bản tin viết: "Trong bản tuyên bố đưa ra trước hội nghị của nhóm tư vấn, Hoa Kỳ nói rằng thành tích kinh tế và uy tín của Việt Nam trước quốc tế đã bị phương hại vì những hạn chế áp đặt lên các quyền tự do cá nhân của người dân.
Bản tuyên bố của phía Hoa Kỳ nói rằng thái độ cởi mở hơn đối với những quan điểm bất đồng và khác biệt là điều rất quan trọng để Việt Nam phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
Một nhóm 4 nước tây phương - gồm Canada, Na Uy, Thụy Sỹ và New Zealand - hối thúc Việt Nam cho người dân trên vùng cao nguyên trung phần được dễ dàng hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động tôn giáo. Vùng cao nguyên trung phần là nơi xảy ra những vụ rối loạn trong hai năm 2001 và 2004, bắt nguồn từ những vụ tranh chấp đất đai.
Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nói rằng chính phủ đã đàn áp những người sắc tộc thiểu số theo đạo Tin lành trên vùng này, vì chính phủ coi tôn giáo vừa kể là những lực lượng thù nghịch xuất phát từ Hoa Kỳ.
Nhóm 4 nước Tây phương kể trên cho hay trong chuyến viếng thăm 3 tỉnh Tây Nguyên tháng trước, họ ghi nhận có vài khuynh hướng tích cực trong quyền tự do tôn giáo, nhưng người sắc dân thiểu số, gọi chung là người Thượng, vẫn không được đại diện đầy đủ trong chính quyền địa phương và tỉ lệ người nghèo trong nhóm người này vẫn tiếp tục gia tăng."
Gửi ý kiến của bạn