Hôm nay,  

Hà Nội Trong Cơn Lũ

11/8/200800:00:00(View: 6712)
Hà Nội Trong Cơn Lũ
Trần Hùng (VNN)
Trong mấy ngày cuối tuần vừa qua, Hà Nội hứng chịu một trận mưa lớn. Cơn mưa lớn xối xả kéo dài hơn một ngày đêm đã làm nhiều khu phố bị ngập nước. Tất cả mọi đường xá giao thông chính đều bị gián đoạn. Tất cả mọi sinh hoạt bình thường đều bị ảnh hưởng. Cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội bỗng chốc bị đảo lộn. Báo chí nói rằng đây là "cơn mưa lớn nhất từ hơn 20 năm nay". Có người còn bảo "đây là trận mưa của thế kỷ". Tình trạng ngập lụt nặng đến nỗi sau khi mưa đã ngớt hột mà mấy ngày sau thành phố vẫn còn lềnh bềnh trên sóng nước. Sông ngòi quanh Hà Nội nước dâng cao. Nhiều đoạn đê bị sạt lở, có nguy cơ bị vỡ. Người ta chưa kịp hoàn hồn về trận mưa lũ lịch sử thì đã phải lo âu nghĩ đến việc chống chỏi với một trận lụt khác có thể xẩy ra nếu đê sông Hồng, sông Nhuệ bị vỡ, hoặc dịch bệnh ập đến khi nước rút. Và cũng qua những tình cảnh này mà người ta nhìn thấy rõ hơn sự bất lực cũng như thái độ vô trách nhiệm của nhà nước cộng sản.
Bất lực trước tiên trong lãnh vực thông tin. Người dân Hà Nội ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông quốc doanh với báo, với đài, với truyền hình và với các bộ loa tràn đầy mọi góc phố hoàn toàn im tiếng, khác hẳn với thời gian nhà nước đàn áp cuộc đấu tranh đòi công lý của giáo dân Thái Hà, cả một hệ thống báo, đài hùng hậu đã được huy động để xuyên tạc, đả kích hàng giáo phẩm tại đây. Sau một đêm mưa to, khi mực nước đã dâng cao ở nhiều khu phố, đài truyền hình quốc gia vẫn còn dự đoán "sẽ có mưa rải rác", hoàn toàn không đề cập đến nguy cơ trước mặt. Sự thông tin thiếu sót và sai lầm này đã khiến phần lớn người dân không biết được thiên tai đang xẩy đến, mà vẫn sinh hoạt như bình thường. Vì thế mới xẩy ra cảnh tắc nghẽn giao thông, hàng triệu người lội bì bõm cả ngày trời trên các đoạn đường ngập nước. Và cũng vì thế mà hơn hai chục em học sinh đã bị chết đuối trên đường đến trường. Chính Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng phải kêu ca: "Hà Nội chậm chạp trong giúp dân". Báo điện tử VietnamNet của nhà nước cũng kêu rằng phản ứng của nhà nước quá chậm, người dân không được thông báo tình hình úng ngập trên đài phát thanh hay truyền hình. Một người dân Hà Nội nói rằng: "Thật là mỉa mai, loa đài nhà nước thường ngày vẫn ồn ào, nay lại im lặng đúng vào giờ phút duy nhất mà nó cần phải lên tiếng, để thông tin về tình hình lũ lụt cho người dân". Qua cơn mưa lũ, người ta thấy rõ thêm là hệ thống báo đài nhà nước chỉ là công cụ phục vụ cho chế độ, chứ không phải phục vụ cho nhân dân.
Bất lực kế tiếp là trong việc đối phó với mưa lũ. Không có khả năng dự báo trước khi cơn mưa đến, ngay cả khi nước lụt đã dâng cao ở nhiều nơi, cơ quan khí tượng vẫn không nắm vững được tình hình, vẫn không dự liệu được là thời tiết vẫn tiếp tục xấu đi. Người dân không hề được cảnh báo trước thiên tai, cũng không được hướng dẫn để biết phải làm gì trong cảnh lũ lụt. Các phương tiện của nhà nước không hề được điều động để giúp người dân khi có nhu cầu di chuyển khẩn cấp, bệnh tật cần cấp cứu, để cứu giúp xe cộ bị hư, bị nạn, để giải quyết cây đổ ngổn ngang, giây điện rơi rớt khắp nơi... Người dân cũng không hề được cung cấp nước uống, thực phẩm cần thiết trong cơn nguy khó... Phương tiện cơ giới của nhà nước cũng không được xử dụng vào việc bơm nước để hạ mức lũ, mà hoàn toàn phó thác cho trạm bơm duy nhất của thành phố là trạm bơm Yên Sở. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rằng "nếu trạm bơm này cũng bị ngập nước, thì đành để nước tiêu thoát tự nhiên". Lời phát biểu tiêu cực của ông Thảo khác hẳn với lối ăn nói xuẩn ngốc và đầy ngạo mạn "nghiêng đồng đổ nước ra sông" thời trước kia, nhưng nó lại phản ảnh thái độ "sống chết mặc bây", mọi chuyện phó mặc cho ông trời, người dân có gặp nạn thì ráng chịu!.

Để chạy trốn trách nhiệm trước dư luận đả kích về việc nhà nước không quan tâm trợ giúp người dân, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh tìm cách đổ thừa cho quan chức cấp dưới. Bà Thanh nói rằng: "Trong đợt mưa ngập, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các địa phương lên thành phố cũng còn hạn chế. Hiện vẫn còn nhiều điểm dân cư bị cô lập, nhưng nếu chính quyền địa phương không báo cáo đầy đủ thì thành phố không thể biết được nơi nào cần trợ giúp". Đùn đẩy trách nhiệm vốn là "văn hoá ứng xử" của lãnh đạo cộng sản, nhưng trong khi bà Thanh đẩy trách nhiệm xuống cho cấp dưới thì bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị lại đẩy nó sang phía người dân. Đề cập đến dư luận chỉ trích thái độ vô trách nhiệm của nhà nước, ông Nghị bào chữa rằng "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm".
Lời phát biểu của ông Nghị khiến nhiều người ngạc nhiên về trình độ nhận thức của ông ta. Dưới một chế độ dân chủ, việc người dân ỷ lại vào nhà nước chính là điều mà chính quyền vừa mong mỏi vừa tự hào vì nó thể hiện niềm tin của người dân đối với thành phần lãnh đạo. Đáp lại sự tin tưởng của người dân, chính quyền chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thực hiện với tất cả mọi cố gắng của mình, chứ không phải là trách cứ.
Trường hợp ở Việt Nam lại hoàn toàn khác. Ông Phạm Quang Nghị vốn là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, từng giữ chức bộ trưởng bộ Văn Hoá - Thông Tin, lời phát biểu vô ý thức của ông Nghị được coi như thể hiện não trạng làm vua làm chúa của những người lãnh đạo cộng sản, không hề có bổn phận, trách nhiệm gì đối với người dân, mà chỉ coi dân như là công cụ phục vụ cho chế độ. Não trạng này xuất phát từ lối tuyên truyền ngu xuẩn của hơn nửa thế kỷ trước, buộc người dân phải "cám ơn bác, cám ơn đảng" trong mọi sinh hoạt của đời sống. Ngày nay, CSVN vẫn còn duy trì quan điểm sai lầm đó.
Tuy nhiên, người dân Việt Nam biết rõ hơn ai hết là họ không thể trông chờ gì ở chế độ này.
Làm sao họ có thể tin tưởng rằng chế độ này trong sạch, khi tình trạng tham nhũng càng ngày càng tràn lan và ở mức độ to lớn hơn. Nhìn cách thức nhà nước giải quyết vụ PMU18 hay vụ Xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn thì rõ. Hay là việc kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến vừa qua. Nó chỉ cho thấy việc cấu kết và bao che cho tham nhũng của chế độ mà thôi.
Làm sao người ta có thể tin tưởng rằng chế độ này quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, khi đất đai và biển cả bị lấn chiếm mà nhà nước không dám có thái độ thích ứng với bá quyền Trung cộng, lại đi đàn áp những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên yêu nước. Vụ xử án nhà báo Hoàng Hải vừa qua cũng cho thấy thủ đoạn tồi tệ của nhà nước, dựng chuyện trốn thuế để triệt hạ một tiếng nói bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa.
Làm sao người ta có thể tin tưởng rằng chế độ này có khả năng xây dựng kinh tế để mang lại đời sống ấm no cho người dân, khi nước Việt Nam đi từ thời đại quota cho đến thời đại a còng, mà vẫn không thoát ra khỏi được thời đại móc ngoặc, để quảng đại quần chúng vẫn chật vật với miếng cơm manh áo, và Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo đói trên thế giới.
Và làm sao người ta có thể tin rằng chế độ này có một nền văn hoá ứng xử đầy tính nhân bản, khi thấy công an xử dụng bạo lực, xử dụng thành phần xã hội đen đàn áp những giáo dân cầu nguyện ôn hoà để đòi hỏi công lý, khi thấy nhà nước xử dụng thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc để triệt hạ uy tín của vị tổng giám mục giáo phận Hà Nội...
Với tất cả những chuyện "làm sao" đó, người dân Việt Nam chẳng hề "ỷ lại" vào nhà nước như ông Phạm Quang Nghị trách cứ. Trong những ngày mưa lũ, người dân Hà Nội đã tự kết bè, làm phao nổi để di chuyển. Đã tự thông tin cho nhau qua các phương tiện cá nhân. Đã tự cứu giúp lẫn nhau qua các đoàn thể dân sự. Ngoài ra, người dân còn nhiều cái nữa để lo toan, kể cả việc chống đỡ với dịch bệnh có thể xẩy đến mà chính quyền cộng sản không hề quan tâm. Cái mà người dân tin tưởng và "ỷ lại" phải là một chính quyền thực sự do người dân chọn lựa, có khả năng và biết lo cho đời sống của người dân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Trước khi điều trần công khai tại ủy ban Hạ Viện, 1 nhà ngoại giao chuyên nghiệp làm phụ tá của PTT Pence, bị TT Trump tấn công.
WASHINGTON - Nghị sĩ DC Chuck Schumer tuyên bố vào hôm Chủ Nhật 17/11: TT Trump nên điều trần trong cuộc điều tra luận tội với lãnh đạo hành pháp, thay vì phát biểu các lo ngại của mình về cuộc điều trần bằng twitter.
Trung Cộng ngày càng phô trương thanh thế quân sự ở Biển Đông để đe dọa các quốc gia trong vùng mà hành động cụ thể nhất là việc nước này đang đưa hàng không mẫu hạm tự đóng vào Biển Đông
Một người Việt bị tòa án ở Bỉ kết án 3 năm tù vì tội buôn người, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 19 tháng 11.
Sau đây là Thông Cáo Báo Chí/Thư Mời của Hội Đồng Quản Trị Chùa Bảo Quang. Hội đồng quản trị Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Chùa Bảo Quang (Vietnamese - American Buddhist Center For Charitable Services Bao Quang) trân trọng thông báo và kính mời quí Chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình đến tham dự phiên họp bất thường năm 2019 của Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Chùa Bảo Quang.
SANTA ANA (Bình Sa) -- Tại Chánh Điện Chùa Bát Nhã, Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK (4717 W. First Street, Santa Ana, CA 92703) vào lúc 02 giờ chiều, thứ Bảy, ngày 16 tháng 11 năm 2019, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng Tổ chức Lễ Truy Tán Công Hạnh của Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Mặt trăng tròn vành vạnh treo trên đỉnh tháp, từ bốn phương nhìn lên đồi cứ ngỡ một đài gương khổng lồ vậy. Ánh trăng bàng bạc như sữa loang khằp sơn hà, laị như tơ óng ả giăng mắc khắp đất trời. Làng Lộc Thọ dường như đã chìm sâu trong giấc ngủ, tiếng côn trùng rả rích như khúc hoà tấu của giàn giao hưởng tự nhiên.
Hiện nay China xem như là làm ‘bá chủ võ lâm’ trên thế giới về việc sở hữu đất hiếm, ta thử xem chất nầy là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào.
Người ta nói Xing An là thành phố Tần Thủy Hoàng. Nó là tên của một quận lỵ rất cổ xưa, nằm ở phía Đông Bắc của khu tự trị người Choang Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Xing An là một phần của thành phố Quế Lâm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.