Hôm nay,  

Có Thể Nào Làm Khá Hơn?

15/08/200800:00:00(Xem: 4751)
Tin Thông Tấn Xã Pháp AFP, Đài RFA, VOA Mỹ, Đài RFI Pháp, đã có hơn 150 người chết và mất tích cùng 31 người bị thương vì cơn bão lụt số 4 tại các tỉnh miền Bắc VN. Hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái bị thiệt hại nặng nhất. Tài sản thiệt hại nặng nề, 300 căn nhà sập hoàn toàn, 3.800 ngập nước và 5.000 mẩu lúa, hoa màu hư hại nặng. Hệ thống thủy lợi và giao thông hư hại, nhiều nơi gián đoạn lưu thông. Cẩm Khê, Phú Thọ bị vỡ để một khỏang dài 20 mét. Hàng mấy trăm du khách ngoại quốc đang bị cầm chân ở mạn thượng du Bắc Việt nơi có nhiều sắc tộc thiểu số nhưng theo tin tức chính thức tất cả đều vô sự. Phó Giám Đốc Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương là bà Nguyễn Lan Châu, cho biết mực nước sông Thao, sông Lô và sông Cầu tiếp tục lên cao rất nhanh. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cho hay tình hình mưa lũ tiếp tục phức tạp, và cảnh báo rằng sẽ có thêm lũ và đất chuồi."

Trước một cái tin như vậy, người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại hẳn không khỏi đau lòng xót da.  Nếu ở Mỹ với chế độ tự do, dân chủ, tổng thống hay phó tổng thống, các bộ trưởng có liên quan hay đã phải bay xuống  hiện trướng để thị sát, phối họp đối phó và đốc thúc. Chậm một chút là tổng thống sẽ bị báo chí và Quốc Hội phê bình chỉ trích chánh quyền thiếu chuẩn bị, chậm trễ như  chánh quyền như  TT Bush  bị chỉ trích te tua trong cơn bảo lụt Katrina.

Còn ở VN, người ta chỉ nghe Thủ Tưóng chỉ thị các địa phương, mà không thấy bóng dáng những người lãnh đạo Đảng Nhà Nước. ai cả. Đồng ý Chủ Tịch Nước đang kẹt dư Thế Vận Hội Bắc Kinh, còn Ô Tổng Bí Thư ở đâu" Thủ Tướng Chánh phủ Ô Nguyễn tấn Dũng ở Hà nội mà tiếc gì một buổi, một chiếc trực thăng đi thị sát hiện trường, huy động nỗ lực cứu nguy và cứu trợ. Vị thế của Ong Thủ Tướng Dũng là người Nam mà dễ bị chê trách trước một thiên tai lớn ở Miền Bắc.

Phải công tâm mà nói, kỳ cứu bão lụt này Trung Ương có  tiến bộ. Có điều Quân Đội đến, nhưng tin cho biết, điều đến "sau khi nước rút." Cơ khổ Quân Đội VN cũng như Quân Đội Trung Quốc trong trận động đất, làm việc băng tay là chánh, thiếu máy móc dụng cụ, cần cẩu, chứng tỏ thiếu chẩn bị để đối phó với thiên tai và không quen làm công tác dân sự vụ. Giờ chót mời diều trực thăng lên cứu nguy những ngưởi bị kẹt không tự di tản đưọc. Cứu nguy, cứu cấp đòi hỏi thời gian, mạng sống con người tính từng giờ từng phút.

Nên một câu hỏi đặt ra, là nhà cầm quyền CS Hà nội có có thể làm gì khá hơn để hạn chế tối đa thiệt hại nhân tài vật lực cho đồng bào trước nạn  bão lụt ở Miền Trung, Miền Bắc, có tính mùa màn và thường lệ đến đổi đã đi vào ca dao, "Trời hành mưa bão mỗi năm" không"

Đảng Nhà Nước CS Hà nội đang toàn quyền làm chủ một dân số tương đối đồng nhứt, với con số thích hợp cho việc phát triễn là non 100 triệu dân.  VN là nước xuất cảng gạo đứng hạng nhì, xuất cảng dầu lửa hạng ba, mỗi năm đồng bào hải ngoại gời về số ngoại tệ 8 tỷ tức 8 ngàn triệu Đô la. Nói thiếu phương tiện lo cho đồng bào, nhứt là đông bào trong cơn hoạn nạn, là điều không thể hiểu được.

Công tâm mà nói,  nhà cầm quyền CS Hà nội đã có định chế "phòng chống" bão lụt, có cơ quan dự báo, có hệ thống cứu trợ, có cơ chế phối họp, và nhứt định có kinh phí dự trù ở ngân sách quốc gia và đô tỉnh thị. Nhưng việc phòng chống không có nghĩa  chỉ có cơ quan, có cơ chế. Điều quan trọng là cơ quan và cơ chế ấy phản ứng có kịp thời, làm việc có hữu hiệu hay không, có đáng được trả lương bằng tiền thuế của dân và tài nguyên của đất nước. Chớ có để lấy có, chớ làm như kiểu làm công tác phong trào. Người ta đánh giá một nhà cầm quyền, một chương trình qua hiệu năng, chớ không phải qua số người công chức, những tuyên bố đọc trên đài, in trên báo, những chỉ thị của trung ương qua công điện vì chỉ huy là ra lịnh 1 kiểm soát 9. Cơ quan lớn nhỏ trung ương, địa phương đều có mà không ai trực, không ai làm, núp dưới trách nhiệm tập thể, heo kiểu "cha chung không ai khóc" - là vô ích.

Phòng chống thiên tai cần cũng như cứu nguy, cứu trợ. Phòng chống là chuẩn bị, ở thế sẵn sàng, là hạn chế thiệt hại người và của. Phòng chống quan trọng ở chỗ dự báo kịp thời, càng chính xác càng tốt. Thử xem ý kiến một giáo sư chuyên về hải dương học đang giảng dạy tại Đại Học Bách khoa Hà nội, là Ô Đinh văn Ưu, nhận xét ra sao về chươg trình dư báo và phòng chống của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. "Ở Việt Nam mình thì trong mấy năm gần đây việc dự báo có những bước khá hơn, tức là định hướng có vẻ là rõ ràng hơn. Và theo tôi thì cái việc để tuyên truyền cho người dân hiểu được khả năng tác hại khi xảy ra cơn bão thì cũng là một trong những biện pháp đề phòng." Ong nói tiếp, "Tuy nhiên cũng khó mà có thể đánh giá xem thử cái khả năng dự báo như vậy là thật chính xác, thì cơ sở vật chất rồi thì đội ngũ cán bộ của mình nói thực ra là cũng chưa thể tăng cường lên được và đặc biệt là hiện nay cũng có vẻ là, còn cuộc sống thì lực lượng cán bộ có thái độ về chất lượng trong một vài năm thì có vẻ cũng đang thấy khó đấy. Chỉ có một điều tức là cái đề phòng của dân đấy thì có vẻ là nó tăng lên". Thực tế khả năng dự phòng của VN chỉ  "Hiện nay chúng ta chủ yếu là 48 tiếng đồng hồ, ... theo tôi cũng trong vòng vài ba năm tới may ra người ta triển khai để mở rộng thêm đến 72 tiếng.."

Sau cùng đề kết luận, nhà cầm quyền không thể làm khá hơn mọi chương trình nếu không lắng nghe, không chấp nhận sự giám sát của Quốc Hội, lời phê bình của báo chí, ý kiến của điạ phương. Và Quốc Hội phải đủ can đảm chất vấn, báo chí đủ can đảm đặt vấn đề và địa phương mạnh dạn đưa ý kiến và "tranh thủ" y kiến của mình phải được xem xét. Ngân sách quốc gia VN không đến nổi thiếu phương tiện để kiện toàn máy móc, chuyên viên theo dỏi và dự báo. Nhà cầm quyền có quyền tuyên bố tình trạng khẩn trương, và rót kinh phí đặc biệt từ du di hay xin Quốc Hội bỗ sung để tái thiết. Nếu người dân vì tiếc của, vì sợ  xa nhà, nhà cầm quyền và quân đội có quyền cưỡng chế di tản tránh bảo lụt, đất chùi. Quân Đội phải có đủ phương tiện và có nhiệm vụ xông vào trong việc cấp cứu và làm công tác dân sự vụ tái lập an ninh trật tự trong vùng bị thiên tai tàn phá. Tối thiều Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, và các bộ trưởng liên quan phải có mặt một người để đốc thúc, giải quyết công việc tại chỗ, thì địa phương dù có tà tà cũng phải chạy đi cứu dân của mình. Không tự ái dân tộc và tự ái chế độ, nếu cần kêu gọi thế giới tiếp tay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.